1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo vì sự phát triển của thủ đô. Chung kết 01/11/2004. Có rất nhiều vé, ai đi

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi thuyduongnsx, 23/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo vì sự phát triển của thủ đô. Chung kết 01/11/2004. Có rất nhiều vé, ai đi không nào?

    Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo vì sự phát triển của thủ đô
    Các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội 2004.​
    Do Thành đoàn - Hội sinh viên - Hội doanh nghiệp trẻ - Đài phát thanh truyền hình Hà Nội phối hợp tổ chức
    Tài trợ có mấy tổ chức (Để Dương post logo của họ lên sau vì ko biết hết)

    Thể lệ

    Cuộc thi ?oý tưởng sáng tạo vì sự phát triển Thủ đô?
    Các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội 2004.

    Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2004) hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, căn cứ kế hoạch liên tịch số 06 KHLT/TNSVHN của Thành đoàn, Hội sinh viên Thành phố, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội về tổ chức cuộc thi ?oý tưởng sáng tạo vì sự phát triển Thủ đô Hà Nội -2004? trong Đoàn viên - Sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội. Ban tổ chức cuộc thi ban hành thể lệ cuộc thi như sau:
    I. Tên gọi: ?oý tưởng sáng tạo vì sự phát triển Thủ đô - 2004?
    Tập trung vào 4 nội dung sau:
    1 Quản lý đô thị Hà Nội .
    - Vấn đề phát triển giao thông đô thị: (Quy hoạch giao thông đô thị; Các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông; giải pháp nâng cao ý thức của thanh thiếu nhi về an toàn giao thông...).
    - Vấn đề phát triển đô thị: (Quy hoạch xây dựng đô thị, Giải pháp phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng ký túc xá cho sinh viên và công nhân các khu công nghiệp; khu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi; Bảo tồn phố cổ, các di tích lịch sử - văn hoá...).
    - Vấn đề môi trường đô thị:] (Các giải pháp cải thiện môi trường sống, xử lý thu gom chất thải; các biện pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và thanh thiếu nhi về vệ sinh môi trường...)
    2 Văn hoá xã hội Hà Nội.
    - Vấn đề văn hoá ứng xử.
    - Vấn đề bảo tồn và khai thác các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
    - Vấn đề khôi phục và phát triển các sinh hoạt văn hoá truyền thống.
    - Vấn đề lễ hội trong sinh hoạt đô thị hiện đại.
    - Vấn đề bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống và kết hợp phát triển kinh tế, du lịch...
    - Vấn đề đời sống, sinh hoạt văn hoá của thanh niên, sinh viên, thiếu nhi Thủ đô; Thanh niên tham gia giải quyết các tệ nạn xã hội.
    - Vấn đề giáo dục lối sống cho thanh thiếu nhi Thủ đô.
    3 Phát triển kinh tế Hà Nội.
    - Vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    - Vấn đề phát triển các ngành dịch vụ.
    - Vấn đề phát triển các ngành công nghiệp.
    - Vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp.
    - Vấn đề hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.
    4 Khoa học Công nghệ Hà Nội.- Vấn đề công nghệ Môi trường
    - Vấn đề Công nghệ sinh học thực phẩm
    - Vấn đề Điện tử viễn thông và Công nghệ thông tin.

    II. Đối tượng tham gia và thủ tục đăng ký:
    1. Đối tượng dự thi:
    Là sinh viên hoặc nhóm sinh viên (có thẻ sinh viên) đang theo học hệ chính quy tại các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Hà Nội.

    2. Các yêu cầu về ý tưởng sáng tạo
    - ý tưởng dự thi phải là ý tưởng mới, chưa tham gia dự thi hoặc đã được công bố dưới bất kỳ hình thức gì.
    - ý tưởng cần xác định những nội dung cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề của Thủ đô Hà Nội.
    - ý tưởng sáng tạo cần thể hiện được ý nghĩa khoa học và tính khả thi.
    - Một ý tưởng có thể được thực hiện do 1 sinh viên hoặc một nhóm sinh viên (không quá 3 người) đều được tham dự cuộc thi.
    - Mỗi ý tưởng sáng tạo được trình bày tóm tắt không quá 5.000 từ, trình bày trên giấy A4 (trái 3,5cm; phải 2cm; trên 2cm; dưới 2cm), font chữ Vntime 14.
    - Một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên có dự thi nhiều ý tưởng

    3. Hình thức dự thi và tiêu chí đánh giá:
    * Vòng 1 (cấp trường): Sinh viên trình bày sáng kiến, giải pháp bằng văn bản theo mẫu của Ban Tổ chức (kèm theo) về một trong những vấn đề của cuộc thi. Các trường tổ chức đánh giá, xếp loại và lựa chọn các ý tưởng sáng tạo có chất lượng tốt nhất để tham gia vòng 2.
    Tiêu chí đánh giá:
    Bài dự thi phải thể hiện rõ nội dung, tính sáng tạo và tập trung giải quyết những vấn đề mà người dự thi lựa chọn. Sáng kiến giải pháp phải có cơ sở khoa học, căn cứ thực tiễn, có sức thuyết phục và mang tính khả thi.
    Thời gian hoàn thành của các trường: Trước ngày 15 tháng 6 năm 2004.
    Từ ngày 15/6 đến ngày 15/8/2004: Các ý tưởng đạt giải cấp trường tiếp tục hoàn thiện ý tưởng. (Nhóm ý tưởng nào không hoàn thiện thêm thì coi như ý tưởng đó sẽ chính thức tham gia tuyển chọn).
    * Vòng 2 (Cấp nhóm ngành): Những ý tưởng của sinh viên được lựa chọn từ vòng 1 sẽ được Ban Tổ chức vòng 2 tiến hành chấm điểm và lựa chọn các ý tưởng tham gia phỏng vấn để tuyển chọn 05 ý tưởng của mỗi nhóm ngành đạt kết quả cao nhất tham gia dự thi cấp Thành phố.
    Tiêu chí đánh giá: Người dự thi phải làm rõ được tính ưu trội của sáng kiến, giải pháp đưa ra so với những sáng kiến, giải pháp khác về cùng vấn đề. Người dự thi phải thể hiện tốt khả năng lập luận, thuyết phục người nghe về sáng kiến, giải pháp của mình.
    Thời gian hoàn thành: Trước ngày 20/9/2004
    * Vòng 3 (Cấp Thành phố): Thành lập Hội đồng cấp Thành phố tổ chức chấm bài viết và phỏng vấn trực tiếp, chọn 12 ý tưởng xuất sắc nhất ở các lĩnh vực tham gia dự thi chung kết cấp Thành phố.
    Thời gian tổ chức Chung khảo cấp Thành phố: Ngày 8/10/2004.

    III. Vấn đề bản quyền:
    - Ban tổ chức đảm bảo giữ bí mật các ý tưởng sáng tạo dự vòng I, chỉ Ban giám khảo mới có quyền biết nội dung ý tưởng dự thi.
    - Các ý tưởng sáng tạo lọt vào vòng II, Vòng III sẽ được thông báo rộng rãi vì vậy Ban tổ chức không bảo hộ bản quyền ý tưởng.

    IV. Địa chỉ đăng ký và gửi bài dự thi
    1. Cấp trường (Vòng 1): Đăng ký và nộp bài dự thi qua văn phòng Đoàn trường hoặc văn phòng Hội sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng.
    2. Cấp nhóm chuyên ngành (Vòng 2):
    + Quản lý đô thị Hà Nội : Nộp bài dự thi tại Văn phòng Đoàn Trường Đại học Giao thông Vận tải, Tel: 7.664.530.
    + Văn hoá xã hội Hà Nội: Nộp bài dự thi tại Văn phòng Đoàn Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG), Tel: Điện thoại: 5588052, Fax: 8583821, E-mail: khamtv@vnu.edu.vn
    + Phát triển kinh tế Hà Nội: Nộp bài dự thi tại Văn phòng Đoàn Trường Đại học Ngoại Thương Tel/Fax: 7.751.024
    + Khoa học Công nghệ Hà Nội: Nộp bài dự thi tại Văn phòng Đoàn Trường Đại học Bách khoa. Tel: 8.692.751

    V. Giải thưởng
    Ban tổ chức cuộc thi trao các giải:
    1. Giải thưởng cho đơn vị có nhiều ý tưởng sáng tạo nhất.
    2. Giải thưởng cho đơn vị có nhiều ý tưởng chất lượng nhất.
    3. Các giải: 01 Cúp vàng; 05 giải vàng; 05 giải bạc; 9 giải khuyến khích.
    Ngoài ra, Ban tổ chức trao các giải thưởng quà tặng lưu niệm cho các thí sinh đạt kết quả tốt.

    VI. Quy định về sửa đổi, bổ sung thể lệ:
    Trong quá trình tổ chức, nếu thấy cần thiết điều chỉnh hoặc bổ sung thì Ban tổ chức cuộc thi ý tưởng có quyền sửa đổi và bổ sung thể lệ này với các thông báo cụ thể bằng văn bản.

    Nơi nhận:- TW Đoàn, TW Hội.
    - TT Thành uỷ, UBND Thành phố HN.
    - Đ/c Bí thư Thành đoàn Hà nội.
    - BTC, Ban thư ký Giải.
    - Đảng uỷ - BGH các trường ĐH - CĐ.
    - ĐTN - HSV các trường ĐH - CĐ. T/m ban tổ chức cuộc thi
    ý tưởng sáng tạo vì sự phát triển Thủ đô - 2004
    Trưởng ban: Nguyễn Văn Phong
    Phó bí thư thường trực Thành đoàn
    Chủ tịch Hội sinh viên TP Hà Nội.
    ----------------------------------------------

    Vì sao có chương trình thi này?
    Hà Nội nghìn năm văn hiến với Hồ Gươm, Tháp Bút ?oTả Thanh Thiên?. Tuổi trẻ Thủ đô hôm nay tại sao lại không tiếp bước cha ông ?oViết lên trời xanh? bát ngát, thả trí tuệ mình viết tiếp trang sử Thăng Long? Hãy hiện thực hoá tâm sức, trí tuệ của mình vì Thủ đô thân yêu qua những ý tưởng khoa học dù là nhỏ nhất.

    Bởi mỗi thời khắc của tuổi sinh viên và thậm chí ngay ở trong...mơ bạn sẽ có những ý tưởng thật độc đáo. Nhưng bạn sẽ chia sẻ với ai và liệu có nhận được sự ủng hộ? Bạn hãy đến với cuộc thi này, nơi dành cho bạn - những nhà khoa học, những chuyên gia, những nhà phát minh hiện tại và tương lai - một không gian thoải mái, một môi trường lý tưởng để bạn trình bày và cả ...hiện thực hoá ý tưởng của mình. Ban tổ chức cuộc thi sẽ là người cùng bạn "Biến những giấc mơ thành hiện thực". Hãy tham gia hết mình từ những ý tưởng dù là .... ?oviễn tưởng? nhất. Và các bạn chắc cũng đồng ý rằng:
    Chỉ khi con người mơ ước được bay như chim thì khi ấy máy bay mới ra đời!

    Những ai có thể tham gia dự thi?
    Tất cả đoàn viên, sinh viên thuộc khối các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội không phân biệt khoá học cũng như kết quả học tập. Có thể tham gia một mình hoặc một nhóm bạn cùng dự thi .

    Chủ đề cuộc thi như thế nào?
    Hãy quan tâm đến các vấn đề Phát triển Thủ đô Hà Nội tập trung vào các vấn đề sau:
    1 Quản lý đô thị Hà Nội .
    2 Văn hoá xã hội Hà Nội.
    3 Phát triển kinh tế Hà Nội.
    4 Khoa học Công nghệ Hà Nội.
    Hình thức dự thi như thế nào?
    ý tưởng dự thi phải là ý tưởng mới, chưa tham gia dự thi ở các cuộc thi tương tự và do chính cá nhân hoặc nhóm thực hiện. Mỗi thí sinh hoặc nhóm thí sinh tham dự 01 bài viết và trực tiếp trình bày ý tưởng sáng tạo (nếu được tuyển vào vòng sau).
    - Mỗi ý tưởng sáng tạo được trình bày tóm tắt không quá 5.000 từ, trình bày trên trang giấy A4, font chữ .Vntime, cỡ chữ 14, cách dòng đơn, căn lề trên - dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm, không giới hạn số trang.
    Đối với vòng thi chung kết: Các ý tưởng được trình bày dưới dạng thuyết trình trên sân khấu và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

    Bạn sẽ trình bày những gì trong bài dự thi?
    Bạn hãy nêu rõ ý tưởng khoa học của bạn là gì? Xuất phát từ đâu mà bạn lại có ý tưởng này? Nếu thành công thì nó có ý nghĩa gì? Bạn có thể trình bày thêm về hướng triển khai ý tưởng đó nếu bạn có đủ điều kiện để thực hiện. Kinh phí và thời gian cho thực hiện như thế nào? Nếu là ý tưởng về kiến trúc, các chi tiết máy kĩ thuật, đồ dùng dạy học. Bạn có thể gửi thêm bản vẽ chi tiết trên khổ giấy lớn hơn...
    Ngoài bài dự thi, bạn hãy gửi kèm theo một trang A4 trên đó ghi rõ họ tên người dự thi hoặc nhóm người dự thi, ngày tháng năm sinh, giới tính, sinh viên khoa nào, khoá bao nhiêu, tên trường. Điện thoại liên hệ nếu có.

    Nếu ý tưởng của bạn bị cho là quá ?oviển vông? thì sao?
    Bạn cũng đừng lo lắng về tính khả thi của ý tưởng, đây không phải là một tiêu chí chấm điểm chính, bởi ý tưởng của bạn có thể không thực hiện được nhưng có khả năng đó là một ý tưởng độc đáo và vẫn được trao giải .

    Bao giờ thì bạn có thể gửi bài dự thi?
    Bắt đầu kể từ ngày bạn nhận được thông báo này cho tới ngày 15/6/2004 Chương trình thi sẽ được chia làm các giai đoạn: Thi tại trường (Từ ngày 1/3 đến ngày 15/6/2004), thi cấp cụm với các nhóm chuyên ngành (Từ ngày 15/8 đến ngày 20/9)và thi cấp Thành phố Dịp 10/10/2004.

    Bài dự thi sẽ gửi cho ai?
    Cấp trường: Bạn gửi bài dự thi về Văn phòng Đoàn trường hoặc văn phòng Hội sinh viên trường.
    Các nhóm chuyên ngành nộp bài dự thi theo địa chỉ như sau:
    + Quản lý đô thị Hà Nội : Trường Đại học Giao thông Vận tải.
    + Văn hoá xã hội Hà Nội: Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHQG).
    + Phát triển kinh tế Hà Nội: Trường Đại học Ngoại Thương.
    + Khoa học Công nghệ Hà Nội: Trường Đại học Bách khoa.

    Ai sẽ chấm bài dự thi?
    Cấp trường thành lập Ban giám khảo chấm các bài dự thi.
    Cấp nhóm chuyên ngành và cấp Thành phố: Ban tổ chức sẽ mời các giáo sư, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành chấm các bài dự thi .

    Quyền lợi của người dự thi như thế nào?
    Nếu ý tưởng của bạn khả thi, bạn sẽ được giới thiệu tới các nhà khoa học chuyên ngành để được hướng dẫn và nhận được bảo trợ của các thành viên Hội doanh nghiệp trẻ để triển khai biến những ý tưởng trở thành hiện thực.

    Công việc của bạn bây giờ là gì?
    Hãy tham gia chương trình ngay với tất cả mơ ước của mình và như vậy bạn đang thật sự bắt tay vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước thân yêu của chúng ta.

    Chúc các bạn thành công!
  2. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Hôm này vào phòng thông tin của trường thấy có thay đổi đó là: Hạn cuối nộp bài được dời tới cuối tháng 8, cụ thể là: 30/8/2004. Chúng ta tha hồ có thời gian đi tìm ý tưởng, khảo sát và viết, và clb của chúng ta có nhiều việc để tham gia đây!
  3. generous_true

    generous_true Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    0
    ô hô hay quá ,cảm ơn chị nhé , cảm ơn mình luôn tự nhiên có hứng mò vào đây xem , không thì cứ tưởng là 15/6
  4. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Hi, báo để mọi người đến giúp sức và cổ vũ. Nagỳ 20 tháng 9 năm 2004 (thứ 2) vào tối 19h00 tại tầng 8 nhà E, Trường ĐHKHXH&NVHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN, sẽ diễn ra chung khảo (Cấp nhóm ngành văn hoá xã hội) của cuộc thi. Và mời cả nhà đi cổ vũ Phan PhươngHảo và Nguyễn Thuỳ Dương (Dương ăn theo thôi, hì) đã được vào tham dự đêm hôm đó nhé.
    Vé mời Dương để ở Cafe Amor, đối diện trung tâm thể thao quận Cầu Giấy, Ngõ 370 Đường Cầu Giấy, HN (chỗ offline lần trước). Không có vé mời hình như cũng vào được nhưng nên đến sớm để ổn định chỗ ngồi.
    Dự án của chúng mình là "Cải tạo chợ đêm Đồng Xuân" cùng duẹ thi với 4 dự án khác!
  5. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Chia mừng cùng bồ tèo! Khi nào lãnh giải thì báo tin cho tui biết để mà lên ... giật!
  6. doimatmaunang

    doimatmaunang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Đi lấy vé mời thôi .... nhanh lên kẻo hết !
  7. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Có giấy mời , có xe ...cần người đi cổ vũ cùng ...liên hệ để cụ thể hoá giờ đi ....
  8. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Chẳng thấy anh loakèn đâu cả, thấy có ninaloanthi và businessman_tuan thôi à.
    Cuộc thi này chủ yếu toàn các dự án ngắn xíu vì có 5000 chữ nhưng khi trình bày thì cái gỉ cái gì đều phải đưa ra hết,
    Kết quả vòng chung khảo chuyên ngành văn hoá xã hội như sau:
    Giải 1. Phát triển city tour thông qua khai thác mạng lưới xe buýt. Sẽ làm thí điểm ở tuyến xe số 2. Đại khái là cứ 30 phút có một chuyến xe đi qua các địa điểm du lịch trên tuyến của số 2, có các loại băng hình hướng dẫn, đọc giới thiệu về hà nội. Có bán một loại thẻ hình như 25.000đ thì phải. Dự án của bạn Hường khoa du lịch trường khoa học xã hội và nhân văn.
    Giải 2. Cải tạo chợ đêm Hà Nội của Hảo và Dương. BGK cho rằng vẫn còn vướng mắc nhiều thứ như là không gian chợ thì hẹp liệu có thể tiến hành tất cả những hoạt động văn hoá như đã nói hay không? Rồi chợ đêm đến sáng thì dọn hàng đi đâu. Dương trả lời là chúng tôi chỉ hỗ trợ kho để hàng cho họ, còn hàng hoá của họ họ phải có trách nhiệm bảo vệ lấy.
    Chút nữa mời mọi người đọc qua, bản này chưa sửa, bản đọc hôm chung khảo ko biết để đâu (thực ra là chưa đánh lại, hì hì, cứ lên sân khấu và nói thôi). Để góp ý hộ, và làm ban giám khảo đưa ra những câu hỏi ha. Cám ơn rất nhiều
    Đồng giải 2. Công viên văn hoá, xây dựng các địa danh du lịch văn hoá trên đất nước ở khu đường Láng Hoà Lạc dưới dạng mô hình thu nhỏ. Tổng vốn bị kêu là hơi cao (nhưng Dương nghĩ nếu xây được tất cả như vậy thì chắc may ra có khả năng đủ) 265 tỷ. Dự án của bạn Thảo - Học viện Hành chính Quốc gia.
    Hai giải khuyến khích là của hai bạn học trường Ngoại ngữ với dự án "xây dựng trung tâm dịch vụ văn hoá cho sinh viên" và "Phát triển du lịch qua các làng nghề truyền thống".
    Ba dự án đầu sẽ tham gia vòng chung kết cùng 9 dự án thuộc ba nhóm ngành khác vào dịp kỷ niệm 10-10. Hiện nay chưa có thời gian và địa điểm cụ thể, có người thì bảo hình như mùng 7.
    Các bạn có biết dự án các nhóm ngành khác gồm những dự án nào không. Mách nước với. Đang tìm hiểu đối thủ để cạnh tranh mà!
    ----------------------------------------
    Xin mời các bạn dọc nội dung ở đây
    Dự án
    Cải tạo chợ đêm Đồng Xuân
    I - Lý do chọn đề tài
    Chợ Đồng Xuân cùng với chợ Long Biên được coi là những đầu mối thương mại lớn nhất Hà Nội. Song với sự ra đời của chợ đêm Đồng Xuân, chợ không chỉ là đầu mối trung chuyển hàng hoá, mà còn là nơi giới thiệu, quảng bá cho phát triển du lịch.
    Theo như dự án ban đầu, khu chợ đêm rộng gần 600 m2, được chia thành ba khu:
    - khu vực biểu diễn nghệ thuật,
    - gian ẩm thực
    - gian hàng thương mại.
    Tuy nhiên, thực trạng chợ đêm Đồng Xuân hiện nay lại khác xa so với dự án đề ra. Chợ đêm Đồng Xuân hiện cũng chia làm hai khu: gian ẩm thực và gian bán hàng thương mại, nhưng tổ chức và cơ cấu của từng khu trong chợ còn rất nhiều vấn đề cần bàn.
    Trước hết, phải nói đến gian hàng ẩm thực. Trước đó, chúng ta đã có phố ẩm thực Tống Duy Tân, song khu phố này lại nằm về phía gần quảng trường Ba Đình, trong khi khách du lịch lại tập trung đông ở khu vực Hoàn Kiếm, nên việc phải tổ chức một gian hàng ẩm thực ở chợ đêm là rất cần thiết. Nhưng bày bán các món ăn trong gian ẩm thực của chợ đêm Đồng Xuân không chỉ để phục vụ nhu cầu của các thực khách, mà còn phải thể hiện được nét đặc sắc của những món ?oquà Hà Nội? đã làm say mê bao người qua trang viết của Thạch Lam, Băng Sơn, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân. Hơn nữa, khách du lịch đến chợ đêm, phần lớn là khách vãn bộ trong khu phố cổ, thưởng thức một món ăn nhẹ là thích hợp hơn cả. Tuy nhiên, cả hai điều đó chúng ta đều không thể tìm thấy trong gian ẩm thực của chợ đêm Đồng Xuân, với một loạt các món miền Nam, và chỉ thích hợp với một bữa tiệc gia đình như : lẩu, hủ tiếu, các món xào?
    Thứ hai là nói đến gian hàng thương mại của khu chợ đêm. Các mặt hàng chính được bày bán ở đây là: quần áo, giầy dép và băng đĩa, không rõ xuất xứ và chất lượng. Loại hình chợ như vậy có thể bắt gặp trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, đặc biệt là khu vực tập trung đông sinh viên như: Nguyễn Chí Thanh, Đê La Thành, Nguyễn Quý Đức. Vậy thì tại sao người tiêu dùng lại phải lên tận chợ đêm để tìm mua một mặt hàng không rõ nguồn gốc mà họ có thể tìm mua ở bất cứ đường phố nào của Hà Nội? Một khi chợ đêm không thể đáp ứng được ngay cả nhu cầu trao đổi hàng hóa của khách hàng, tức là, khả năng quảng bá cho du lịch Hà Nội cũng không còn.
    Vì vậy đề tài này của tôi muốn đưa ra những giải pháp để đưa chợ đêm Đồng Xuân hoạt động theo đúng nghĩa của nó, tức là quảng bá tích cực cho phát triển du lịch, cũng như thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội vào năm 2010 sắp tới.
    II - Phương hướng giải quyết
    Cần phải thấy rằng, trong điều kiện không thể thường xuyên tổ chức những ngày du lịch Hà Nội như hai ngày du lịch cuối tháng 11/2003 vừa qua, thì hoạt động của chợ đêm phải được coi như một mô hình thu nhỏ của ngày du lịch Hà Nội. Như vậy, việc tổ chức các gian hàng và hoạt động trong chợ đêm phải phản ánh được những nét văn hoá Hà Nội từ văn hoá ẩm thực, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống cho đến các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian.
    1. Cổng vào chợ Đồng Xuân
    Để tạo ấn tượng cho du khách đến với chợ đêm, việc thiết kế một cổng chào thể hiện được bản sắc riêng của Hà Nội là đặc biệt quan trọng. Cổng chào được đặt ở hai vị trí, một là trên đường dẫn vào chợ đêm (đường Hàng Ngang) và hai là ngay tại cổng vào khu chợ. ý tưởng thiết kế cổng chào có thể lựa chọn một trong hai biểu tượng văn hóa truyền thống của Hà Nội là Khuê Văn Các hoặc Tháp Rùa.

    2. Gian hàng ẩm thực
    Muốn tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch đến thăm gian hàng ẩm thực, chúng ta nên sắp xếp lại khu ẩm thực của chợ đêm theo ba hướng chính:
    - Một là, giảm số lượng của các quán bán đồ ăn miền Nam xuống còn khoảng 1-2 quán và bố trí vào một gian hàng chuyên các món ăn không phải của Hà Nội.
    - Hai là, mời một số chủ cửa hàng đồ ăn nhẹ tham gia gian hàng ẩm thực, đặc biệt ưu tiên những tên tuổi đ? tạo nên sắc thái riêng của ẩm thực Hà thành như : bánh đúc thịt Lê Ngọc Hân, chả cá họ Đoàn, phở Bát Đàn? Ngoài ra, còn dành một số gian hàng giới thiệu sản vật của các làng ven đô như: bánh cuốn Thanh Trì, chả nhái và bún ốc Khương Thượng, cốm làng Vòng?(tuỳ theo mùa)
    - Ba là, thay đổi cách bài trí giữa các gian hàng ẩm thực sao cho gần gũi và sinh động hơn. Những quán hàng Hà Nội chủ yếu được bày bán trong những con ngõ nhỏ hoặc bên hè phố cổ, nên có thể tận dụng đặc trưng đó để thiết kế không gian khu ẩm thực. Gây ấn tượng nhất là, sử dụng những loại bàn ghế từ chất liệu thiên nhiên, thấp, kê sát nhau, đồ ăn được bày trên các quang gánh hoặc bàn mây? Không gian ẩm thực không nên đặt tách biệt với tổng thể của khu chợ, bởi tâm lý của khách hàng khi thưởng thức các món ăn là muốn ngắm nhìn các mặt hàng xung quanh. Trưng bày một số mặt hàng thủ công đẹp, bắt mắt ở gần khu vực ẩm thực sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ và tâm lý tốt.
    Một điểm cần lưu ý nhất trong gian ẩm thực là phải đảm bảo yếu tố vệ sinh, văn minh đô thị, và cung cách phục vụ du khách của người bán hàng. Trang phục thích hợp, phong cách hoà nhã, và nhiệt tình khi giới thiệu những nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực Hà Nội chính là những điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đến với chợ đêm Đồng Xuân.
    3. Gian hàng thương mại
    Với gian hàng thương mại tự do của khu chợ đêm, chúng ta nên tập trung giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như các sản phẩm thêu ren, tơ tằm Hàng Bông, Hàng Gai, đồ cói Hàng Chiếu?Đây là mặt hàng lưu niệm thế mạnh của Hà Nội, nhưng lại được bày bán thành những khu riêng biệt trong phố cổ, nên rất khó tìm mua đối với những khách du lịch lần đầu đến thủ đô. Việc khuyến khích các hộ kinh doanh tư nhân trong phố cổ tham gia chợ đêm sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến mua hàng và tìm hiểu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Trong gian hàng thương mại, nên dành một không gian trưng bày theo chủ điểm để giới thiệu với du khách không khí của Hà Nội trong những dịp Lễ tết hay hội hè.
    Bên cạnh đó, một hay hai lần trong tháng, sự có mặt của một số nghệ nhân làng nghề truyền thống như Gốm Bát Tràng, đồ gỗ Đồng Kỵ với phần thực hiện sản phẩm ngay tại chỗ sẽ giúp người tham quan được tận mắt chứng kiến bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đất kinh kỳ và mở ra hướng đi mới cho du lịch Hà Nội ?" ?oDu lịch làng nghề?.
    4. Khu vực hoạt động nghệ thuật
    Vào các ngày cuối tuần, lượng khách đến với chợ đêm sẽ nhiều hơn,vì vậy, bổ sung thêm một số hoạt động văn hoá dân gian là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khách tham quan. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật này sẽ được tiến hành trong khuôn viên của một quán trà với phong cách bài trí đậm tính dân tộc và nằm tách biệt với khu ẩm thực ở phía trong. Có thể xem đây là một địa điểm dừng chân thưởng thức nghệ thuật của du khách, bởi họ có thể vừa nghe hát, vừa tham quan ?oGóc thư pháp?, vừa thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật tranh gốm về đề tài phố cổ?Một số hoạt động nghệ thuật dự kiến : hát ca trù của Bích Câu Đạo quán, múa rối nước của nhà hát Thăng Long,?Đây là những hình thức nghệ thuật có thể thu hút sự chú ý của phần đông du khách muốn tìm hiểu về nghệ thuật diễn xướng truyền thống Việt Nam.
    III - Phân tích điểm mạnh của dự án
    Việc cải tạo chợ đêm là một vấn đề đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, song chịu trách nhiệm chính vẫn là Ban quản lý dự án xây dựng chợ đêm trước đây. Để khu chợ đêm hiện tại hoạt động theo đúng nghĩa, Ban quản lý phải có những chính sách khuyến khích những cửa hàng, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội tham gia như : cho thuê kiốt với giá ưu đãi, giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến với các đoàn du lịch,...Qua chợ đêm, các doanh nghiệp Hà Nội có thể được người tiêu dùng biết đến bằng việc tài trợ cho từng gian hàng thương mại để quảng bá cho sản phẩm của mình nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và không gây ảnh hưởng đến hình ảnh của chợ đêm, ngoài ra doanh nghiệp còn có cơ hội quảng cáo trong khu vực nghệ thuật bằng việc thiết kế sân khấu?. Điều đó sẽ giải quyết kế hoạch tài chính cho dự án.
    Về kế hoạch marketing, hình ảnh ?ochợ đêm Đồng Xuân? có thể được quảng bá trên báo chí, truyền hình, trên các Website về du lịch và thương mại Hà Nội để đến được với người tiêu dùng và khách du lịch.
    Như vậy, tính khả thi của dự án cải tạo chợ đêm khá cao, do đã có sẵn cơ sở hạ tầng của khu chợ đêm cũ, nguồn vốn có thể huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và việc mời các cửa hàng kinh doanh đến với chợ đêm cũng rất thuận lợi bằng những chính sách ưu đãi của Ban quản lý. Dự án thành công cũng sẽ đem lại sức sống mới cho du lịch Hà Nội, trong bối cảnh khu phố cổ xung quanh chợ đêm đang được đưa vào diện Di sản Quốc gia phải bảo tồn. Mặt khác, việc khai trương tuyến phố đi bộ vào đầu tháng 10/2004 cũng sẽ tạo ra không gian du lịch đồng bộ cho việc triển khai dự án ?ocải tạo chợ đêm Đồng Xuân? này. Mối quan hệ hai chiều đó là yếu tố quan trọng nhất để khẳng định tính khả thi của dự án. Đó cũng là ý nghĩa kinh tế-x? hội lớn lao mà dự án ?ocải tạo chợ đêm? này hướng tới. Từ mục tiêu ban đầu là thu hút khách du lịch bằng những nét văn hoá rất Hà Nội, dự án ?oCải tạo chợ đêm Đồng Xuân? sẽ góp mặt vào một trong những hạng mục xây dựng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
    Trên đây là dự án ?o Cải tạo khu chợ đêm Đồng Xuân, Hà Nội? của chúng tôi, tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo vì sự phát triển thủ đô. Với những ý nghĩa to lớn mà dự án đem lại, rất mong dự án sẽ được lưu tâm xem xét và triển khai thực hiện, để người dân thủ đô và cả nước có thể tự hào giới thiệu khu chợ đêm Đồng Xuân với du khách quốc tế.
    Cám ơn các bạn đã theo dõi!!!
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Ối ối ...anh đã đưa hẳn lên đây là muốn hợp tác với ai đi cổ vũ ...ấy vậy mà chẳng ai quan tâm cả ...anh sợ đến đấy chẳng có ai nên ngại ...với lại anh ở nhà cổ vũ vọng cũng đuợc mừ ...lại còn chưa kể nam mô bồ tát phù hộ cho em dự thi đạt kết quả ngon lành thế lại còn....
  10. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Nói chung về chuyên môn chưa đọc kĩ nhưng có ý kiến sau ...duy chỉ có cái cổng đọc nghe thấy chướng lắm ...
    Cái KVC nó liên hệ đến cái tri thức sự học hành ...ấy mà mặc dù vẫn biết có thực mới vực đc đạo dưng mà đặt vào đây hình như ko hạp .
    Tháp rùa cũng vây .... Nó liên tưởng đến vẻ thướt tha gì đó lãng mạn ...có dạo ai đó nói là đi Vespa mà lượn quanh ao hoàn kiếm ngắm tháp rùa có cảm giác như đang đi ở Vơni ...dơ ..

    Phải là anh anh cứ làm cái cổng như cái cổng chợ quê ấy ...hoặc ko cách điệu 2 cái thúng quang và đòn gính của mấy mợ đi chợ quẩy quẩy ấy ...Hạp hơn !

Chia sẻ trang này