1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi t, 27/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haintvcb

    haintvcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    4
    Cuộc tấn công và nổi dậy xuân 1968 là một chủ trương đúng. Đã được BCT xem xét cân nhắc kỹ và nhằm những mục tiêu chiến lược chính:
    - Khe Sanh: dùng nghi binh chiến lược để nghi binh và giam chân lực lượng chủ lực Mỹ. Tại các căn cứ khác cũng thực hiện cách đánh bất ngờ giành thế chủ động khi quân Mỹ chưa kịp phản ứng.
    - Kết hợp tấn công và nội dậy để làm tê liệt, bóc và xoá xổ chính quyền cơ sở của Nguỵ Sài gòn để cho Mỹ hiểu rằng Mỹ sẽ không có lực lượng tại chỗ và có thể đứng chân lâu dài.
    - Gây tiếng vang và tạo áp lực để Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, đồng thời thể hiện rõ sức mạnh về chiến tranh nhân dân cho cộng đồng Quốc tế, dặc biệt là dân Mỹ để đáp trả những luận điệu giảm uy tín của lực lượng cách mạng miền Nam.
    Tuy nhiên chưa hề đề cập đến mục tiêu giải phóng miền Nam, mặc dù lúc này đã có những dấu hiệu không tốt về sức khoẻ của Hồ Chủ tịch. Có một lần người đã thể hiện mong muốn được trở lại thăm đồng bào Miền Nam ruột thịt, chính vì lý do này đã tạo ra một phong trào thi đua tuy ngầm nhưng mãnh liệt là đẩy nhanh tiến trình chiến tranh giải phóng, đáp lại lòng mong mỏi của Bác.
    Chiến lược này do tướng Nguyễn Chí Thanh, Tướng Võ Nguyên Giáp và TBT Lê Duẩn đề xuất, thống nhất, giao cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trực tiếp thực hiện. Điều không may nhất là ngay trong đêm chia tay, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị bệnh nặng đột ngột qua đời, gây một tổn thất lớn cho chúng ta. Việc thay người cầm quân có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc TTC.
    Giai đoạn một: kéo dài khoảng 30 ngày đầu là một chiến thắng tuyệt vời. tất cả các mục tiêu dự kiến đều đạt được một cách nhanh chóng đến...không ngờ. Theo chủ trương ban đầu khi Mỹ bắt đầu phản ứng thì nhanh chóng thu hồi lực lượng để bảo toàn củng cố. Nhưng do chiến thắng quá dễ dàng dẫn đến những tư tưởng nóng vội và chủ quan khinh địch, nên đã trụ lại và định làm luôn cả gói. Tuy nhiên kết quả thế nào thì mọi người đã biết.
    Dù thế nào, cuộc TTC và ND Xuân 1968 cũng đã đóng góp một công sức, một bài học quý giá cho công cuộc giải phóng miền Nam. Nó càng làm cho chúng ta hiểu bài học của Bác: Mỹ có cút thì nguỵ mới nhào.
  2. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Vụ ở Huế mà mọi người nói ở đây sai trật hết, để đánh bật quân GP ra khỏi thành phố, Mĩ và bọn chó săn ngụy ra sức dùng bom đạn với sức tàn phá lớn đánh phá thành phố rất ác liệt, bất chấp có dân cư ở trong đó. Dùng thủ đoạn hết sức tàn bạo, thô bỉ là giết dân để đẩy quân đối phương ra khỏi thành phố. Sau khi chiếm lại Huế, Mĩ và chó săn ngụy đã cấm không cho nhà báo lai vãng đến trong vòng 1- 2 tuần để dàn dựng kịch bản đổ lỗi cho Cách mạng. Nếu không có vấn đề gì thì sao lại phải cấm nhà báo đến quan sát. Tôi sẽ đưa cac link chứng minh vụ ở Huế cho bà con xem trong thời gian nhanh nhất.
  3. Wandering

    Wandering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ nên nói thêm một chút để mọi người hiểu. Hiện thời mạng TTVNOL đang ở giai đoạn rất nhậy cảm (theo tôi được biết là đang xin giấy phép của bộ văn hoá???), vì vậy cách tốt nhất là ko động đến VN 45-nay, bàn bạc chuyện khác.
    Nhưng như vậy thì cũng rất khó. Lịch sử giai đoạn này gần gũi, gắn bó và còn nóng hổi với rất nhiều người. Nếu làm găng quá thành viên tâm huyết bỏ đi thì cùng phí lắm vì vậy tôi đánh giá rất cao mod chitto. Ko phải dễ dàng và sung sướng gì khi làm mod nhất là làm mod cái box khó khăn này. Mong các bác hiểu điều đó.
    Đáng nhẽ tôi ko viết vào vì sợ loãng chủ đề nhưng thấy bác chitto viết "các bạn gọi tôi là cái gì cũng được..., tôi xin nhận" nên thấy bất nhẫn quá. Tôi ủng hộ bác vì tôi biết bác làm việc công tâm và khách quan. Mong mọi người cũng nên hiểu như vậy.
    Xin lỗi lần nữa vì làm loãng chủ đề của bác t.

    Lang thang tìm dĩ vãng
    Giật mình nhớ cố nhân
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.199
    Đã được thích:
    5.433
    hu hu hu, chán quá chán quá, xoá khoá tùm lum, hu hu hu hu!!! Đang hay cụt cả hứng ! Có nhiều chuyện cần cho giới trẻ Vn biết nữa chứ, dù sao Ls vẫn là Ls, để tránh hiểu nhầm càng nên nói chư !
    hu hu, bác Quake3game nhớ post link lên nhé, đang nóng lòng đợi đây, nếu chủ để này bị tên độc tài chitto(Nếu ai nghĩ và gọi tôi là cái gì cũng được, tôi xin nhận-chitto ,, lợi dụng tí)
    đàn áp thành viên khoá thì bác PM cho tôi nhé!!
  5. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Nam Việt Nam đã hoàn toàn kiệt quệ về mặt quân sự vào 1975. Các đơn vị địa phương bị giàn mỏng ra và các lực lượng trừ bị cấp quân đoàn không còn. Tiêu biểu là trận ta vây Phước Long năm 1974, đám ngụy đã hoàn toàn không có khả năng tiếp viện và đành bỏ rơi tỉnh này, điều này hoàn toàn khác với trận Xuân Lộc trước đó vài năm khi cả mỹ và ngụy có thể đem quân vào giải vây cho tướng Nguyễn Khoa Nam (hay Nguyễn Văn Hưng?). Ngay cả sư đoàn 18 bộ binh của tướng Lê Minh Ðảo mặc dù chống cự ta rất ngoan cố tại Xuân Lộc hồi 1975 (hình như 1 chống 6 sư của ta) để cũng rồi bị thất thủ sau đó và Lê Minh Ðảo phải lén trốn về SG cùng với 1 cận vệ. Cả 2 đều bị bắt trong khi đào tẩu.
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 18/07/2003
  6. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Quá khứ rồi.Chúng ta là những người chiến thắng và chúng ta ngẩng cao đầu.Mỹ là kẻ thua trận và Mỹ phải cúi đầu xuống.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Lấy đâu ra chuyện sư 18 chống 6 sư ta ở Xuân Lộc. Đánh Xuân Lộc có toàn bộ QĐ4, gồm các sư 6, 7, 341. Ngay QĐ4 không hoàn toàn sung sức vì sư 7 vừa trải qua hơn 100km đánh vận động lên Đà Lạt chưa kịp bổ sung quân.
    Tóm tắt trận Xuân Lộc (tài liệu ta, các bác đừng chửi nhá) :
    5h40 ngày 9-4-1975, QĐ4 (tư lệnh Hoàng Cầm) bắt đầu tấn công TX, chiếm được một số mục tiêu và cắm cờ lên dinh tỉnh trưởng. Tuy nhiên các đơn vị đều thiệt hại nhiều do sức phản kích của sư 18 ngụy.
    Ngày 10-4, lực lượng dự bị gồm 1 TĐ bộ binh và 2 tiểu đoàn cao xạ được tung vào trận nhưng không cải thiện được tình hình. QĐ4 thương vong 1.500 chiến sĩ, 2/3 xe tăng bị cháy, hỏng, pháo 85mm và cao xạ 57mm hỏng gần hết.
    Sau 3 ngày bị tấn công, QĐ3 ngụy tăng cường 1 lữ dù, 2 lữ thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn tăng thiết giáp, cộng với 8 tiểu đoàn pháo và không quân phản kích. Nhiều vị trí do QĐ4 chiếm phải rút bỏ hoặc thay đổi chủ nhiều lần.
    Sau khi được tăng cường TĐ95 và pháo, đạn của QĐ2. Sư 7 QĐ4 chuyển sang đánh chiếm ngã ba Dầu Dây, 2 sư còn lại đồng loạt nổ súng ở TX. Trên thực tế, với việc mất ngã ba Dầu Dây, TX Xuân Lộc bị cô lập và không còn ý nghĩa phòng thủ. Ngày 21-4, sư đoàn 18 ngụy rút chạy khỏi TX.
    Sau khi được tăng cường, Xuân Lộc có khoảng 25.000 quân tương đương 2 sư đoàn, không có chuyện 1 chống 6 đâu nhá các bác.
    Còn vụ Mậu Thân ta thiệt hại nặng thật, nhưng thử nghĩ xem chỉ 1 năm sau gần 500.000 quân Mĩ-Thái-Nam Hàn đã rút sạch trơn, không có ý nghĩa gì sao ? Giônxơn ngừng ném bom miền Bắc, không có ý nghĩa gì sao ? Hội nghị Paris được mở, không có ý nghĩa gì sao ?
    Sai sót về mặt chiến thuật dẫn đến thiệt hại nặng nề. Cụ thể là gì, đánh giá sai tổng khởi nghĩa quần chúng khi quân Mĩ ngụy còn rất mạnh, cố sức tấn công các đô thị mà không nhanh chóng chuyển về củng cố nông thôn, dẫn đến chủ lực nhiều đơn vị chỉ còn 30%, vùng GP mất đến gần 70%... Những điều này đã được tướng lĩnh ta thừa nhận cả rồi. Gần 10 vạn bộ đội hi sinh, cơ sở , biệt động bung gần hết, nhưng có phải vô ích không ?
    Nhân đây cũng xin nói về sử dụng biệt động ở SG, nhiều bác bảo ta liều lĩnh, phiêu lưu khi dùng vài người đánh vào những vị trí đầu não. Đúng như vậy, nhưng không hoàn toàn. Theo kế hoạch, các tổ biệt động (khoảng 20 người) sẽ chớp nhoáng tấn công vào các vị trí đó, gây bắt ngờ, sau đó khoảng 2, 3 tiếng sẽ có chủ lực từ ngoài đánh vào phối hợp với biệt động làm chủ vị trí (mỗi hướng sẽ có từ 1-2 tiểu đoàn chủ lực đánh vào). Ngoài ra mỗi vị trí sẽ huy động từ 1.000-2.000 thanh niên, sinh viên phối hợp nổi dậy. Nếu các bác đọc mô tả trận chiếm ĐSQ Mĩ của người đội trưởng biệt động-người duy nhất trong trận đó sống sót sẽ có đoạn nói về sự sốt ruột của đ/c khi đã chiếm giữ 3 tiếng mà không thấy lực lượng phối hợp đến. Đó là do khi thực hiện, tất cả các tiểu đoàn này đều không vượt qua được phòng tuyến của địch, hoặc bị chậm trễ, vì vậy không thực hiện được kế hoạch. Đương nhiên chuyện này do nhiều sai lầm, thiếu sót.
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 18/07/2003
  8. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Trận Xuân Lộc
    Thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh, được Ngô Đình Diệm thành lập vào năm 1957 bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên Hòa. Là ngã ba của hai quốc lộ 1 và 20, do vậy với vị trí chiến lược này, nơi đây được coi là một trong hai cửa ngõ để tiến vào Sài Gòn (cùng với Phan Rang).
    Xuân Lộc nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của ********* với các mật khu Mây Tầm, Cù Mị, Xuyên Mộc, Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy, con đường mạch máu mà bộ đội Bắc Việt dùng để nhận tiếp tế bổ sung quân và tiếp liệu bằng đường biển. Tại đây có sư đoàn 18 Bộ Binh nguỵ chiếm giữ nhằm ngăn chặn bộ đội Bắc Việt.
    Để tấn công Long Khánh, Bắc Việt xử dụng Quân Ðoàn 4 với 3 sư đoàn 6, 7, và 341 cùng các đơn vị có sẵn của Quân Khu 7. Thiếu Tướng Hoàng Cầm là tư lệnh mặt trận, Chính Ủy là Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiệp. Còn phía Quân Lực VNCH có Sư Ðoàn 18 Bộ Binh (với các Trung Ðoàn 43, 48, và 52), lực lượng Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân ở tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm Trung Ðoàn 8 (thuộc Sư Ðoàn 5 Bộ Binh), Lữ Ðoàn 3 Thiết Kỵ, Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân, hai tiểu đoàn Pháo Binh, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, toàn bộ Lữ Ðoàn 1 Dù (với các tiểu Ðoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù. Sư Ðoàn 4 Không Quân VNCH từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo (Tư Lệnh Sư Ðoàn 18) và hai viên sĩ quan phụ tá: Đại Tá (tư lệnh phó) Lê Xuân Mai và Đại Tá Phạm Văn Phúc (Tỉnh Trưởng Long Khánh) của Biệt Ðộng Quân mới về thay Trung Tá Lê Ánh Nguyệt hồi tháng 3/1975.
    Chiến trường Long Khánh gồm 3 mặt trận chính: Mặt trận ngã ba Dầu Giây do Trung Ðoàn 52 Bộ Binh và một thiết đoàn chiến xa trấn giữ. Mặt trận núi Chứa Chan, Gia Rai được phòng thủ bởi Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân và Trung Ðoàn 43 Bộ Binh. Thị xã Xuân Lộc do Trung Ðoàn 43 Bộ Binh và các tiểu đoàn Ðịa Phương Quân bảo vệ. Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Tướng Lê Minh Đảo đặt tại quận đường Xuân Lộc ngã ba Tân Phong - Long Giao do các đơn vị trừ bị của sư đoàn, các đơn vị pháo binh và một thiết đoàn chiến xa chiếm giữ.
    Cuộc tấn công của Bộ đội Bắc Việt bắt đầu vào lúc 5h30 sáng ngày 9/4/1975 sau đợt pháo kích kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ.
    8h, bộ đội Bắc Việt bắt đầu tấn công vào thị xã nhưng gặp phải sức chống cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 43 Bộ Binh nguỵ và Tiểu Ðoàn 3/4 Ðịa Phương Quân Long Khánh. Ta phải rút lui. Nhiều xe tăng T-54 và thiết vận xa PT-76 bị hạ bởi các hỏa tiễn M-72 và các phản lực cơ A-37 cùng F-5 của Không Quân VNCH.
    Ngày 10/4/1975, bộ đội Bắc Việt trở lại tấn công Xuân Lộc với 2 Sư Ðoàn 6 và 7, cùng các trung đoàn thiết giáp trên khắp các mặt trận Đông, Tây, Nam, Bắc thành phố từ tòa thị chính Long Khánh đến sân bay. Cuộc chiến kéo dài trong nhiều ngày, cả hai phía giành giật từng ngôi nhà, phòng tuyến để sống. Trung Ðoàn 43 Bộ Binh nguỵ bị bộ đội Bắc Việt cắt ra thành từng đơn vị nhỏ.
    Qua đến ngày thứ tư của cuộc chiến, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù nguỵ gồm các tiểu Ðoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù mới từ miền Trung về, được lệnh tăng cường cho Xuân Lộc. Tất cả trực thăng của hai trung Ðoàn 3 và 4 Không Quân với hàng trăm trực thăng UH-1 đã thả hơn 2000 binh sĩ Nhảy Dù từ Trảng Bom vào trận địa. Các pháo đội cũng được trực thăng Chinook chuyển vận đến Bộ Chỉ Huy Hành Quân Nhảy Dù đóng cạnh bên Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.
    Tại ngã ba Dầu Giây, bộ đội Bắc Việt đã đồng loạt tấn công Chiến Ðoàn 52 Bộ Binh từ ngày 12 tháng 4/1975 bằng các trận đánh kèm theo xe tăng và pháo. Lần lượt các tiền đồn của Trung Ðoàn 52 Bộ Binh từ Kiệm Tân về tới ấp Phan Bội Châu trên Quốc Lộ 20 đã bị ta chiếm được. Một trận chiến ác liệt đã xảy ra chiều ngày 15 /4/1975 ngay tại xã Dầu Giây giữa Chiến Ðoàn 52 Bộ Binh nguỵ (gồm Trung Ðoàn 52, Lữ Ðoàn 3 Thiết Kỵ, các lực lượng Ðịa Phương Quân ở Kiệm Tân, tổng cộng khoảng 2,000 người) và Binh Ðoàn 4 bộ đội Bắc Việt (trong đó có Sư Ðoàn 341, một sư đoàn tổng trừ bị của Hà Nội vừa từ Thanh Hóa vào), do tướng Trần Văn Trà thay thế tướng Hoàng Cầm chỉ huy. Chiến Ðoàn 52 Bộ Binh nguỵ cuối cùng đã ra hàng vào đêm 15/4/1975. Phía ngụy chỉ còn 200 binh sĩ cùng viên đại tá chỉ huy Chiến Đoàn 52 tháo chạy khỏi thị xã.
    Xuân Lộc thất thủ.

    t@

  9. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Thật ra có 6 sư của ta tại Xuân Lộc. Lúc đầu, sư 6,7 và 341 tham chiến. Sau khi 25,000 quân của ta tràn ngập 2000 quân của chiến đoàn 52 ngụy (chỉ có 200 lính của chiến đoàn này sống sót) trong 3 ngày từ 12/4 -15/4 thì ta có tăng viện cho mặt trận thêm sư 325, 304 và sư 10. Hình như tướng Hoàng Cầm bị thay trong trận này vì nướng quân nhiều quá. Sau đó, 2 trung đoàn kia của sư 18BB ngụy (43 và 48) cùng lính dù tăng viện vẫn còn cầm cự tới 17/4. Lực lượng còn lại này của sư 18BB về sau rút về Long Bình và tan rã ở đây vào ngày30/4. Tướng ngụy Lê Minh Ðảo bị bắt vào mùng 9/5. Hiện nay, tay này vẫn còn máu lắm, đang sắp sửa chủ tọa đại hội toàn quân của đám tàn binh ngụy tại mỹ trong vài tháng tới.
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 06/07/2003
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Mộ Dung tiên sinh bình tĩnh, không phải em cố khen ta chê ngụy đâu.
    Trận Xuân Lộc phía ta có QĐ4, gồm sư 6 QK7, sư 7, sư 341 (biên chế QĐ gồm 3 sư 5, 7, 9 nhưng sư 5, 9 được chuyển vào Đoàn 232, để bù lại sư 6 QK7 và sư 341 từ ngoài bắc được lắp vào QĐ). Vì vậy lực lượng tấn công XL hoàn toàn chỉ có 3 sư đoàn đã nêu ở trên. Sau khi QĐ4 đánh vào TX không thành, đích thân tướng Văn tiến Dũng đã trao nhiệm vụ trên hướng dầu Giây. Đánh trên hướng này có sư 7 và TĐ95, sư 6 và 341 nổ súng phối hợp ở TX.
    Sư 10 của QĐ3, khi trận Xuân Lộc mở màn, sư đoàn này vừa giải phóng Cam Ranh xong. Sư 10 không hề có mặt ở XL.
    QĐ2 với 3 sư đoàn 304, 325, sư 3 QK5 (thay thế sư đoàn 324 ở lại Huế) tới XL trong dự định cùng QĐ4 tiêu diệt XL nếu địch ngoan cố. Tuy nhiên sau đó 2 sư này không hề tham chiến ở XL. QĐ4 chỉ được tăng cường thêm trung đoàn 95 và đạn pháo-dĩ nhiên không thấm vào đâu so với số quân mà VNCH đã tăng cường cho XL.
    Tướng Hoàng Cầm không bị thay thế. Tướng Trần Văn Trà lúc đó đang ở SCH chiến dịch HCM.
    Lí do trận XL ta thiệt hại nặng được tướng Hoàng Cầm nêu ra như sau :
    - Lỡ thời cơ. Trước đó QĐ4 đề nghị tấn công XL từ 19-3 (sau khi chiếm Định Quán) nhưng được lệnh tiếp tục tiến lên Di Linh, Đà Lạt. Sau trận vận động 100km này, QĐ4 chưa kịp bổ sung quân số, vũ khí đã phải lập tức tấn công XL. Trong khi tại đây quân ngụy đã có chuẩn bị.
    - Xác định hướng đột kích chủ yếu không chính xác (do chuẩn bị quá vội). Kết quả là ta phải từ dưới thấp đánh lên sườn đồi, qua 8, 9 lớp rào kẽm gai... Phát hiện địch ở hướng khác sơ hở thì đã không còn sức.

Chia sẻ trang này