1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc tranh luận giữa PNA và Vithanh00, chủ để Vi phạm pháp luật và nhiều vấn đề khác có liên quan.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lucke, 13/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Cuộc tranh luận giữa PNA và Vithanh00, chủ để Vi phạm pháp luật và nhiều vấn đề khác có liên quan.

    Chả là Chủ nhật tuần trước em bị 1 thằng bồ câu bắt vì quẹo trái khi............đèn xanh . Nó giữ ca-vet xe em nhưng lúc đó em ko đồng ý kí vào biên bản nên nó hẹn em sáng thứ 2 lên Đội giải quyết ( dù em có nói là chú em làm ở Điều lệnh nó vẫn phạt em) ==>> thằng này láo lếu

    Sau sự việc đó, e về nhờ chú em gọi điện nói chuyện với thằng Đội trưởng CSGT để lấy lại ca-vet, chú em bảo chuyện đó nhỏ nhặt, đóng phạt luôn đi, có mấy chục nghìn thôi, đừng làm lớn chuyện ra

    Em nghe lời chú em sáng thứ 2 lên gặp nó, nó nói là chuyển biên bản của em sang phòng Xử lý, thứ 5 lên phòng xử lý giải quyết. Sáng thứ 5 em lên, phòng Xử lí bảo chưa thấy biên bản của em chuyển qua, em liên lạc với trực ban để gặp thằng CSGT đó lấy biên bản và biết là 22h hôm ấy nó mới đi trực ca đêm. Đúng 22h em lên gặp nó lấy biên bản, nó nói sẽ chuyển qua. Em bực mình nói thẳng với nó " Tôi bị phạt, tôi có thiện chí đóng phạt nhưng anh gây khó dễ với tôi.Tôi lên đây là lần thứ 3 rồi chứ ko phải 1 or 2 lần, Buộc lòng tôi nghi ngờ anh có ý định chiếm dụng ca-vet xe tôi. Đến sáng thứ 2 tuần sau Tôi lên phòng Xử lý mà vẫn ko có biên bản của Tôi chuyển qua, Tôi sẽ tố cáo anh ra CA phường với tội danh Lợi dụng chức quyền chiếm đọat tài sản công dân. CAP ko giải quyết đc, tôi thưa lên CA Quận, CA Quận ko giải quyết đc thì tôi đưa lên CA TP. Tôi sẵn sàng đi hầu tòa với anh"

    Các pác cho em hỏi em có thể tố cáo nó như thế đc ko ? Nếu đc thì nộp đơn tố cáo ở CA phường mình cư ngụ hay CA Phường nơi xãy ra sự việc ???? Mong các pác cho em ý kiến
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0

    Hihihihi Chắc là nó gét em cái vụ em "nổ" với nó là chú em làm điều lệnh nên bị nó liếu láo. mà chú em làm điều lệnh gì vậy em ?
    - Mà tui không hiểu ý em nói là sao, vì khi phạt em CSGT sẽ lập biên bản trong biên bản ghi rõ lỗi vi phạm, và tang vật tạm giữ.. bạn chỉ việc cầm giấy đo đi đóng phạt và cầm biên lai về phòng xử lý vi phạm, lấy cacvet về là xong.
    - Tuy nhiên tui cũng khuyến khích bạn khiếu nại về hành vi vi phạm gì đó của anh CSGT kia. theo luật khiếu nại tố cáo. Tui xin mách bạn các văn bản liên quan:
    - Luật Khiếu nại Tố cáo ngày 02/12/1998.
    - Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 và Nghị định 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KNTC.
    - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo được ************* công bố ngày 24/06/2004.
    Bạn thảo đơn khiếu nại, tập trung các chứng từ liên quan, thời gian lên xuống cơ quan để xử lý của bạn chưa được xử lý. Gửi cho phòng thanh tra Công an tỉnh, hay CSGT nơi anh đó công tác ( nhớ gửi kèm cho anh kia 1 bản). Sau 30 ngày cơ quan đó phải có công văn trả lời, nếu không bạn có thể khởi kiện luôn cả cơ quan đó.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 15/07/2007
  3. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    1. Chú em làm Điều lệnh thật anh à, e có nổ đâu, còn Điều lệnh gì thì cho em giữ bí mật nhá
    2. Lúc nó lập biên bản, em ko đồng ý kí vào biên bản nên nó ko giao cái liên đỏ, vì thế sau này e muốn đóng phạt nên phải cực khổ liên hệ với nó lấy biên bản (liên đỏ) chứ
    3. Ok, cám ơn a mách nước, để sáng mai e lên 1 lần nữa xem, nếu nó vẫn nhùng nhằng, gây khó dễ, e sẽ làm đơn khiếu nại nó lên cấp trên của nó. Một lần nữa cám ơn anh
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    - GIả sử mà chú em làm điều lệnh thì em càng không nên gọi chú em ra làm gì, vì hành động đó ảnh hưởng đến công việc của chú em. Hiện nay BCA có ban hành 1 văn bản quy định về vấn đề này. nếu trong quá trình tác nghiệp mà CSGT có bị gây khó khăn từ cấp trên tác động bằng điện thọai hay hành vi nào đó thì lập biên bản ngay tức khắc, và báo cáo về cho cấp trên. Nếu biết người nói chuyện điện thọai là ai, thì tùy theo hình thức vi phạm mà xử lý.

    - Tôi không nhớ rõ số văn bản. Nhưng trên thực tế các CSGT có quyền thực hiện theo quy tắc đó.
    - Vậy cho nên tôi khuyên luôn các anh em khác, khi bị CSGT bắt không nên gọi đt cho bất kỳ cấp trên, hay người quen nào để nhờ vả. mà phải tự lực mình xử lý ngay lúc đó. Để tránh phiền phức và gây khó dễ cho người khác.
    - Những biện pháp đảm bảo quyền lợi cho người tham gia giao thông khi bị CSGT phạt Oan, tôi đã nêu cụ thể trong 1 box này rồi, nên không tiện nêu lại. bạn có hể tìm đọc và tùy cơ ứng biến.
  5. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Thì đó, em cũng biết thế nên khi thằng CSGT hỏi chú em tên gì em có nói đâu. Có gì chú em nói chuyện tình cảm với thằng Đội trưởng thôi. Với lại lúc e về nói với chú em thì ổng cũng kêu đóng phạt luôn cho rồi, có vài chục ngàn thôi, e cũng nghe lời chú em đấy chứ. Chẳng qua là thằng CSGT đó gây khó dễ cho em thôi. Ok, em xin cám ơn anh nhá, để e lục lại cái topic mà a nói xem . Chào anh
  6. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không rành về thủ tục phạt lắm. Nhưng pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính nói thế này:
    Điều 55. Lập biên bản về vi phạm hành chính
    1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
    Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.
    2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.
    3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
    4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
    như vậy thì không cần ký vào biên bản cũng được, biên bản cũng có giá trị
    Điều 54. Thủ tục đơn giản
    Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
    Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
    Điều 56. Quyết định xử phạt
    1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
    Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.
    2. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
    3. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
    Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
    4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
    5. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
    như vậy thì quyết định xử phạt phải giao cho người vi phạm
    Nếu người vi phạm không nhận quyết định thì cũng không biết làm cách nào. Hôm đó em có nhận quyết định không hay chỉ không ký. Nhưng theo điều sau thì có lẽ phải gửi quyết định cho em trong thời gian 3 ngày. Nếu không gửi là vi phạm, việc quái gì phải đến lấy.
    Khiếu nại ở đây
    Điều 118. Khiếu nại, tố cáo
    1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
    2. Người bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về việc áp dụng biện pháp đó.
    3. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
    4. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    Điều 119. Khởi kiện hành chính
    Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
    Và theo NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 152/2005/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2005 QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ thì
    Điều 52. Khiếu nại, tố cáo
    1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
    2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt hành chính với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    3. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, tố cáo.
    Vì vậy, cứ tự do đi khiếu nại, nhưng về việc không giao quyết định xử phạt nhé. Còn việc không ký biên bản không phải là lỗi.
  7. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    thủ tục khiếu nại
    LUẬT CỦA QUỐC HỘI SỐ 09/1998/QH10 NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 1998 KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
    Điều 17
    1- Người khiếu nại có các quyền sau đây:
    A) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
    B) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
    C) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
    D) Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng hành chính;
    Đ) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
    2- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
    A) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
    B) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
    C) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
    Điều 21
    Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
    Điều 30
    Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    Điều 33
    1- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
    2- Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại.
    3- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
    Điều 34
    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
    Ngoài ra, cũng có thể tố cáo người CSGT đã vi phạm quy định của pháp luật về việc không giao quyết định xử phạt. Việc tố cáo với cấp trên trực tiếp của anh ta (Đội trưởng) hoặc với Thanh tra công an.
    - À, làm ở Điều lệnh là gì. Công an có một tổ chức gọi tắt là Điều lệnh, chuyên đi kiểm tra công an có tuân thủ đúng điều lệnh của ngành hay không, ví dụ uống rượu trong giờ làm, không đeo quân hàm, không đội mũ, ...

  8. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Phải phân định rõ bác ơi. Trường hợp này sao lại kêu là TỐ CÁO?
    Khái niệm này trong luật đã giải thích. bác chịu khó xem lại giùm em cái!
  9. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Em trích luật ạ: LUẬT CỦA QUỐC HỘI SỐ 09/1998/QH10 NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 1998 KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
    Điều 2
    1- "Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    2- "Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
    rõ ràng anh ta vi phạm pháp luật mà (giữ giấy mà không gửi biên bản xử phạt)
    Anh ta có nhiều hành vi trong hoạt động xử phạt, và tùy vào hành vi nào để quyết định khiếu nại hay tố cáo
  10. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này