1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc tranh luận trong nhà bếp (đã được xào nấu lại!!!!)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thaihonganh, 11/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Cuộc tranh luận trong nhà bếp (đã được xào nấu lại!!!!)


    Các bạn thân mến! Các nhà văn, nhà thơ thường gọi những tác phẩm của mình là những đứa con tinh thần. Có lẽ phải tới kiếp sau tôi mới có được cái tài viết văn làm thơ; bởi vậy đối với những gì tôi viết ra, tôi chỉ ?ogọi thầm tên em?, chớ không dám nói ra hẳn mặt hẳn lời chúng là những ?ođứa con tinh thần? của tôi. Tuy vậy, khi thấy chúng bị xóa, bị sửa, tôi cũng đau lòng lắm! Mới đây, tôi vừa cho ra đời bài viết ?oCuộc tranh luận trong nhà bếp? nói về một câu chuyện nhỏ của hai ông Khrushchev và Nixon. Tôi chưa kịp làm lễ thôi nôi cho nó, bác Ngu Công đã vội lôi ra tuyên án tử hình mà không hề có một lời luận tội. Dầu sao, có lẽ như phần nào hiểu được nỗi đau của tôi, bác Ngu Công đã dùng đức tính nhẫn nại ?odời núi? của mình, chờ cho nó sống thêm 36 tiếng nữa mới thi hành án. Tôi cũng hiểu bác làm như vậy là chỉ vì ?otiếng tăm? của TTVN, chớ không phải vì một lý do cá nhân nào cả. Vì thế, tôi vẫn muốn cảm ơn bác đã kiên nhẫn chờ đợi (thêm 36 tiếng). Đồng thời tôi cũng muốn biến ?ođau thương? thành ?ohành động?; tôi viết lại bài viết đó với một chiều hướng khác và bỏ đi những câu văn theo tôi nghĩ đã làm phiền bác Ngu Công. Tôi vẫn lấy tên bài viết là ?oCuộc tranh luận trong nhà bếp? để tưởng nhớ đứa con sắp chết của tôi.
    Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1960, khi Khrushchev đang làm tổng bí thư của đảng CS Liên Xô và Richard Nixon còn là phó tổng thống Hoa Kỳ. Năm ấy, Nixon dẫn một phái đoàn sang thăm Liên Xô và tổ chức một cuộc triển lãm tại Mạc Tư Khoa về đời sống thường nhật của nhân dân Hoa Kỳ. Trong khu triển lãm, có một phòng được dành riêng để trưng bày những tiện nghi được dùng trong nhà bếp của người dân Mỹ. Sau khi được ông Nixon đích thân dẫn đi quanh phòng và giới thiệu cặn kẽ về cái nhà bếp kiểu Mỹ, ông Khrushchev cười khì khì, nói với ông Nixon:?Tưởng cái chi chớ mấy cái thứ này (bếp ga, máy rửa chén, tủ lạnh?) ở Liên Xô thiếu gì. Không biết ông khoe với tôi làm chi?? Ông Nixon đáp lại:?Ông đã hiểu lầm ý tôi! Tôi không có ý định khoe với ông điều ấy. Tôi biết ở nước ông những thứ này cũng không thiếu. Tuy nhiên, ở Mỹ những thứ này rất đa dạng và phong phú về kiểu cọ, kích thước, nhãn hiệu?Điều tôi thật sự muốn nói với ông là người dân Mỹ được tự do chọn lựa đủ kiểu đủ loại mình thích; chớ không phải như dân Liên Xô chỉ có một thứ để chọn mà thôi.?
  2. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện của hai ông đã không dừng lại ở đây, nhưng xin lỗi các bạn, tôi phải dừng vì nếu nói tiếp, bác Ngu Công sẽ ?ogiết? bài mà tôi đang viết đây ngay lập tức.
    Để đền câu chuyện mất đuôi ở trên, tôi xin bù lại cho các bạn một câu chuyện khác về ông Gorbachev, vị tổng bí thư cuối cùng của đảng CS Liên Xô. Khi mới lên chức tổng bí thư, ông có qua thăm nước Anh và đã ghé lại một siêu thị ở Luân Đôn. Vào trong siêu thị, khi đến khu vực bán rau quả, ông rất đỗi ngạc nhiên vì thấy chúng rất xanh tươi như mới được đem dưới ruộng lên, một điều mà ông chưa hề thấy trong những cửa hàng rau quả ở Liên Xô . Ông liền hỏi viên quản lý của siêu thị làm sao mà có được những rau quả xanh tươi như thế để bán ngay tại Luân Đôn. Viên quản lý chỉ trả lời:?Đó là kết quả của nền kinh tế thị trường?. Chẳng phải vì không muốn đứng tranh cãi giữa chợ, cũng chẳng phải vì chê địa vị viên quản lý không tương xứng với ông để tranh luận, không hiểu sao ông chỉ gật gù và im lặng. Có thể lúc ấy ông đang nghĩ đến câu chuyện mất đuôi ở trên mà tôi đã kể cho các bạn. Cũng có thể mấy chữ ?okinh tế thị trường? của viên quản lý đã đưa ông về với quá khứ, lịch sử của thế giới vào những năm bảy mươi của thế kỷ mười tám.
    Vào năm 1776, có hai sự kiện ảnh hưởng đến lịch sử thế giới trong vài thế kỷ sau. Thứ nhất là sự ra đời của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà ngày nay trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất không chỉ trong các nước tư bản mà còn cả trên thế giới. Thứ hai là sự ra đời của tác phẩm ?oSự thịnh vượng của các quốc gia? (The Wealth of Nations) của Adam Smith, một người được xem là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản. Trong cuốn sách này, ông Adam Smith đã phân tích những nguyên nhân giúp cho một quốc gia đạt đến sự thịnh vượng. Cuốn sách của ông, nếu phải cô đọng lại, có thể tóm tắt trong mấy chữ: BÀN TAY VÔ HÌNH (?othe invisible hand?) CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
    Kinh tế thị trường là xương sống của chủ nghĩa tư bản. ?oBàn tay vô hình? chính là linh hồn của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế tự điều chỉnh, tự vận hành theo quy luật tự nhiên giữa cung và cầu; nó trái với nền kinh tế chỉ huy (kinh tế quốc doanh) do nhà nước làm chủ, chỉ đạo, và sắp đặt kế hoạch. Bởi thế, nền kinh tế thị trường như thể có một bàn tay vô hình nào đó điều khiển. Cho nên, câu trả lời của viên quản lý chính là nói đến ?obàn tay vô hình? này. Những người sáng lập ra Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cách đây 226 năm đã sáng suốt thấy được giá trị của ?obàn tay vô hình? nên đã áp dụng nó ngay từ khi mới lập quốc và bây giờ thành quả ra sao thì mọi người đều thấy rõ. Ngày nay, những quốc gia nghèo khó đều cần đến sự giúp đỡ của ?obàn tay vô hình? của ông Adam Smith. (Cái tên ?obàn tay vô hình? do chính ông đặt ra.)
    Tôi viết bài này ca ngợi nền kinh tế thị trường (mà không hề chỉ trích một học thuyết nào khác) thì cũng rất phù hợp với chính sách kinh tế của Đảng trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này. Tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ có một tương lại tươi sáng hơn bài viết trước của tôi. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến ?ođứa con tinh thần? của tôi!
    THÁI HỒNG ANH.
  3. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    "Đứa con tinh thần" của bạn Thái Hồng Anh có vẻ khôi ngô bụ bẫm nhỉ ! . Đúng là đối với các nước XHCN, việc chuyển qua nền kinh tế thị trường là một bước đi cần thiết nếu không muốn nói là tất yếu để được tồn tại và phát triển. Nước nào nhận thức được vấn đề, chuyển đổi sớm và khéo thì sẽ thành công (như TQ), ngược lại sẽ thất bại (như LX). Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên có hoàn cảnh tương tự nhau về nhiều mặt (dĩ nhiên là TQ trội hơn nhiều). Vậy mà sau hơn 20 năm, sự khác nhau giữa hai nước thật cách biệt. Một đằng là một nước khổng lồ về mọi mặt, không chỉ về văn hoá, quân sự mà cả kinh tế. Nền kinh tế TQ được dự báo trong tương lai gần sẽ vượt Nhật Bản và tương lai xa sẽ là ...Mỹ ! Còn CHDCND Triều Tiên , sau bao nhiêu năm vẫn dẫm chân tại chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi. Không thể tưởng tượng được trong thời đại Internet ngày nay mà người dân Bắc Hàn vẫn sống trong cảnh rất lạc hậu của nền kinh tế bao cấp. Bác nào đã từng đọc bài của bác Gaup mô tả đất nước Bắc Hàn trong một chuyến đi (cũng trong TTVNOL này, nhưng tiếc là tôi quên tựa đề và tên bài rồi), sẽ thấy cảnh sống lạc hậu, tồi tàn ở Bắc Hàn được mô tả một cách sinh động như thế nào, một đất nước cực kỳ kém phát triển cho dù, vâng, cho dù CHDCND Triều Tiên có công nghệ tên lửa vào loại tiên tiến trên thế giới ! <- No comment !
    Tuy nhiên, tình hình có vẻ đã sáng sủa hơn khi lãnh đạo Bắc Hàn dường như cuối cùng đã "nhận thức" được vấn đề. CHDCND Triều Tiên đã từng bước tiến hành cải cách, xoá bỏ dần nền kinh tế bao cấp lạc hậu, xây dựng các đặc khu kinh tế. Có điều hình như quan hệ giữa BH và TQ lại có chút "lấn cấn" khi TQ truy tố người dự định sẽ được bên kia vời về làm trưởng đặc khu kinh tế sắp xây dựng.
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
  4. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Các bác vào đây http://www.korea-dpr.com xem bố con họ Kim tự quảng cáo về minh. Đến tận giờ phút này vẫn còn tuyên bố có trách nhiệm giải phóng Nam triều Tiên khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nói về Bắc Triều Tiên có lẽ nên đưa vào mục truyên cười thì đúng hơn.
    MTH@
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0


    CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ KINH TẾ
    Ðiều 15
    Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
    . Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
    -------------------------------------------------------------------------------
    hãy liên hệ và hình dung
  6. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    trên đây có nhắc đến kinh tế thị trường NHƯNG có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN,tất nhiên không có bàn tay vô hình.mà một nền kinh tế thuộc cơ chế thị trường được quản lý ,định hướng khác nào.............................tự hình dung
    -______________________________________________
    Tuy nhiên, theo đánh giá của Thủ tướng, tình hình kinh tế - xã hội năm 2002 còn nhiều yếu kém, chậm chuyển biến, nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết, nổi lên là: Hai năm liền tăng trưởng GDP thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch, xuất khẩu tăng trưởng chậm hơn GDP, năm 2002, nhập siêu gần gấp đôi năm trước, bội chi ngân sách chưa giảm, tỷ lệ nợ quá hạn có giảm nhưng còn cao. Chỗ yếu căn bản của nền kinh tế về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa có chuyển biến tích cực, chi phí sản xuất tăng nhanh, giá thành nhiều sản phẩm và dịch vụ chủ yếu cao hơn nhiều so với giá quốc tế. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết, có mặt gay gắt hơn: tìm việc làm vẫn rất khó khăn, chất lượng giáo dục và y tế đang gây nhiều quan ngại trong xã hội, tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm và tội phạm hình sự chưa giảm, tai nạn và ách tắc giao thông tăng tới mức nghiêm trọng...
    Những yếu kém của nền kinh tế chậm được khắc phục, các vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết, bộ máy Nhà nước còn nhiều khuyết tật, đã làm cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2003 càng thêm khó khăn và nặng nề. Trên cơ sở dự báo khả năng thực hiện, Chính phủ đã đề ra các phương án phát triển tương ứng với các tình huống có thể xảy ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước. Theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng GDP đề ra ở mức 7-7,5%.
    _______________________________________________----
    những nhà đầu bếp siêu hạng đã xào nấu món kinh tế thị trường với nhiều món gia vị.Nhưng dù sao vẫn tốt hơn trước

  7. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Tin tức thời sự trên tranh nhất của Vnexpress
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2002/11/3B9C24C0/

    Thứ ba, 12/11/2002, 09:54 (GMT+7)
    Vụ kiện cá basa tiến triển bất lợi cho VN
    Phòng Chính sách của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa kiến nghị coi kinh tế Việt Nam là phi thị trường. Trong trường hợp DOC chấp thuận đề nghị này, cách tính biên phá giá đối với các sản phẩm cá basa philê đông lạnh của Việt Nam sẽ được căn cứ vào giá thành ở một nước thứ 3.
    Theo nguồn tin riêng của VnExpress, cho đến lúc này, DOC vẫn chưa có ý kiến chính thức về đề nghị của Phòng Chính sách.
    Bên nguyên đơn (Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ - CFA) đề nghị chọn Ấn Độ là nước thứ ba để áp dụng mức chi phí tính biên phá giá, trong trường hợp DOC chấp thuận đề nghị trên.
    Đại diện Công ty Luật White & Case cho VnExpress biết, nếu bị coi là tư cách kinh tế phi thị trường, Việt Nam cũng sẽ chọn Ấn Độ bởi đây là nước có nền kinh tế tương tự với chúng ta, cũng nuôi trồng cá basa và có mức giá tương đối thấp so với các nước khác.
    Hiện tại, 5 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá basa Việt Nam đang gấp rút hoàn tất phần trả lời câu hỏi điều tra để có thể gửi sang DOC trước 31/12/2002. Theo kế hoạch, đến 24/1/2003, DOC sẽ chính thức quy định mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm cá tra, basa philê đông lạnh của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ.
    Trong bản kiến nghị nói trên, Phòng Chính sách Bộ Thương mại Mỹ công nhận những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong cải cách kinh tế, song cho rằng Việt Nam đã không thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
    Phía Mỹ cũng thừa nhận Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể nhằm mở cửa thị trường và hạn chế các năng lực cung và cầu chi phối sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn, mức lương trong khu vực kinh tế tư nhân phần lớn được quyết định bằng thỏa thuận giữa người lao động và giới chủ. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cải cách pháp lý mang tính tích cực, làm cho lĩnh vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục và rõ rệt. Tuy nhiên, theo Phòng Chính sách, vẫn có sự can thiệp ở một mức độ nhất định của Chính phủ vào nền kinh tế, đồng tiền của Việt Nam chưa được chuyển đổi đầy đủ, giá cả đã được tự do hóa nhưng vẫn bị kiểm soát trong những ngành được coi là độc quyền... Trên cơ sở những phân tích đó và chiếu theo mục 771(18)(B) Luật Thuế sửa đổi năm 1930 của Mỹ, Phòng Chính sách kiến nghị Bộ Thương mại Mỹ nên coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường.


  8. hoangxuanquang

    hoangxuanquang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Nước mình hèn yếu quá, chuyện con basa và con tôm nghe mà phát sợ cho sự "nhược tiểu" của đất nước. Lược bỏ một đoạn Nền kinh tế mình có tỉ lệ tham nhũng thứ hai trên thế giới sau Indo (do Perth xếp hạng vài năm trước). Đến công an giao thông mà còn biệt danh là anh hùng Núp (và công an SGòn thì bị Cụ Cam khống chế) thì làm sao phát triển được.
    Được cdtphuc sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 13/11/2002
  9. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hoá ra bàn tay vô hình của kinh tế thị trường Mỹ là phòng thương mại của chính phủ. còn nước TQ tại sao lại có kinh tế thị trường nhỉ ? Chắc cái bàn tay vô hình của nó nằm ở Trung Nam Hải ... nhỏ quá không ai nhìn thấy
  10. terrorist

    terrorist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ, bác Phó nói câu hay đấy hehe. Thằng Mỹ chỉ được cái vớ vẩn. Chẳng có cái nước nào trên thế giới lại là nền kinh tế thị trường hoàn hảo cả. Chẳng có cái nước nào lại để cho nền kinh tế hoạt động tự do mà không có sự can thiệp của chính phủ vào đấy, Cái vụ cá basa này cũng là một VD điển hình đối với Mỹ. Ở đấy mà nói VN ko có nền kinh tế thị trường, ngang với tự tay tát vào mồm mình.
    tắc lưỡi dăm ba con kiến gió

Chia sẻ trang này