1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc tranh luận trong nhà bếp (đã được xào nấu lại!!!!)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thaihonganh, 11/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new

    Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.410
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ cá basa này cũng là một VD điển hình đối với Mỹ. Ở đấy mà nói VN ko có nền kinh tế thị trường, ngang với "tự tay tát" vào mồm mình.
    ....................................................................................................................
    Bác ơi , "không có nền kinh tế TT" không đồng nhất với "nền kinh tế phi thị trường" đâu??
    Hì hì, bác dùng động từ hay quá, bác làm tớ nhớ tới hồi trẻ được học môn Kinh tế chính trị ( cái này là oái oăm lắm chuyện nhe ,dính tới cả vến đề thời sự ngoại giao đó...??) . Tớ bật lại thầy giáo xung quanh học thuyết của mấy bác Săm min sơn, Á dam sơ mít...về kinh tế quốc gia: Cái vòng luẩn quẩn ( SV gọi đùa là cái vòng tránh thai ) và cú huých từ bên ngoài. Và cả qui luật bàn tay vô hình với sự điều tiết quản lý của NN, Mà cuối cùng tớ vẫn khăng khăng : Vỗ tay phải vỗ bằng cả 2 bàn tay, tay vô hình là cơ sở nền tảng, xu hướng tất yếu của kinh tế hội nhập thế giới., mà VN muốn khá nhất định phải có những cú huých từ bên ngoài ( đầu tư) hi hi ( Không có cú huých thì tự mình thụ thai thế qué nào được)....Còn sự điều tiết của NN nên ở tầm vĩ mô, sẽ kìm hãm nếu để Chính TR chi phối nền tảng ( Thời bây giờ ai cũng thừa nhận, chứ lúc ấy là ra khỏi lớp).
    .............đoạn này đang được xem xét...............
    Trở lại cái vụ Cá tôm trên, động đến tiền là phải mất mát 1 cái gì đó, chúng ta hiểu chứ, ný nuận làm gì nhiều, bị tát 1 vài cái, thây kệ đi. Nhớ tới mấy vụ đất cát ở nông thôn: anh nông dân bỏ chút tiền vào túi, xoa má lẩm bẩm: Ông làm ...theo kiểu riêng , đậm đà bản sắc kiểu của ông, mi cóc hiểu gì cả. Đợi đấy nhà ông qua đoạn cơ cực này, ông bán ruộng xong, lên đời thì hết coi ông là nhà quê nữa nhé....
    Món ăn thì nhiều, khẩu vị mỗi người mỗi khác...nhưng ăn giề thì ăn cũng phải chén cơm cho chắc dạ các bác nhỉ!?
    Được hoa thuong thich du thu sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 14/11/2002
  2. terrorist

    terrorist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    hehehe, bác lại chơi chữ rồi. Tôi đang đợi cái phần kiểm duyệt của bác ra đây, để anh em có thể thảo luận thêm cho nó xôm. Nói gì thì nói, dính đến phần kinh tế này thì tôi hơi bị ngứa ngáy chân tay đấy. Làm chai bia với bác cho tỉnh người cái nhỉ. Dạo này đang rỗi rãi hehehe.
    tắc lưỡi dăm ba con kiến gió
  3. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Chào Terorist,
    Đúng là bây giờ mà còn tranh cãi kinh tế thị trường hay không kinh tế thị trường thì khác nào nói chuyện ...ông Bành tổ. Mà nếu vẫn còn bệ nguyên Adam Smith ra thì đúng là làm trò cười cho thiên hạ, ít nhất là cho mấy chú lý thuyết gia liberal. Họ đang thò tay vào lỗ mũi mà nói "Thế mà cũng có chú nghe mình nói nhẩy". Luận điểm quan trọng nhất của Adam Smith là lợi thế tương đối giữa các thị trường, mà đây là thị trường lý thuyết hoàn toàn không có tác động bên ngoài. Chỉ có trong điều kiện như vậy thì "bàn tay vô hình" kia mới hoạt động được. Có nghĩa là chẳng bao giờ. Thế thì cho nên người Mỹ không đi mua mấy cái MIG29, cái Sukhoi của Nga, rõ ràng là có lợi thế thị trường, vì nó rẻ hơn F15,F16,F18 đến cả chục lần.
    Điều đáng bàn có lẽ là : kiểu can thiệp nào thì có lợi (bằng vốn, bằng chính sách, bằng kích thích thuế, bằng bảo hộ ...) chứ không phải là thị trường hay không thị trường
  4. traucau

    traucau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Thế theo đồng chí phothuongdan thì kiểu can thiệp nào thì có lợi ? Theo như đồng chí thì tôi thấy mấy kiểu can thiệp đó (bằng vốn, bằng chính sách, bằng kích thích thuế, bằng bảo hộ ...) đều là sự can thiệp của Chính phủ.
    Chính phủ của người Mỹ là chính phủ được cấu thành từ những tập đoàn tư bản còn chính phủ Việtnam thì không hề có nhà tư bản nào hết ! Điều cơ bản nhất là một nền kinh tế thị trường được tạo ra bởi những nhà doanh nghiệp chứ không phải những nhà thơ kính thưa đồng chí phothuongdan.
    Kính chào ông Bành tổ !
    Một vài người trong chúng ta có cái đầu nhỏ hơn cái dạ dày của chính mình !
    TrauCau
  5. terrorist

    terrorist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Bác traucau thân, tôi xin phép nhắc bác 1 câu, cái điểm cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường là tạo ra sự cạnh tranh thưa bác. Còn doanh nghiệp chỉ là thành phần tham gia hoạt động kinh tế thôi, mà cũng chưa đủ đâu bác ạ, còn các thành phần kinh tế khác nhau, người lao động, trí thức... à, tất nhiên cũng có thể có các nhà thơ nữa, dạo này tôi nghe nói là bác Lê Lựu mới lên lon làm giám đốc gì gì ấy. Bác nghe tin ko nhỉ, họ làm văn làm thơ nhưng chắc kiếm tiền cũng tốt. Đến Chí Trung còn nói được câu là, bọn tôi đang buôn nghệ thuật, nữa là, hehehe.
    Bác traucau nói dù sao thì cũng đúng. Các bác nhà mình chưa kích thích được các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như các nước tư bản. Thực tế mấy năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tư nhân, cty trách nhiệm hữu hạn mọc ra như nấm, nhưng trên thực tế ít có những tập đoàn tư bản lớn giống kiểu Microsoft hay là AT&T như của Mỹ. May ra mới có FPT mà cũng 1/2 vốn là của nhà nước rồi. À quên, còn Hoàng Anh Gia Lai nữa chứ nhỉ(chẳng biết có thể gọi là tập đoàn lớn ko). Mà nói trắng ra thì số lượng cty đấy cũng chỉ là một số lẻ so với các nước tư bản, đấy là chưa kể số cty ma cũng ko thể nói là ít.
    Cái việc nhà nước nắm các đầu tầu là các tổng công ty làm tồn tại nhiều cơ chế xin cho, tham nhũng, cửa quền. Các cty nhỏ chưa được đầu tư đúng đắn, nói đúng hơn là chưa có những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển toàn diện. uh, nhưng cái này có lẽ cần thời gian, mà các bác nhà mình dù sao cũng đang làm đúng hướng. Tuy có hơi chậm tí, nhưng rồi sẽ đâu vầo đấy thôi.
    À, còn đầu tư nữa chứ. Theo số liệu thống kê thì năm 95 sau khi mới mở cửa thúc đẩy FDI được mấy năm thì tổng số vốn đầu tư là 8 tỉ USD, sau đó rút dần, đến cái vụ financial crisis năm 97 thì xuống dưới 1 tỉ, dạo này mới lên lại 2 tỉ mấy. Các bác làm cái gì mà suốt ngày sửa đổi với bổ sung luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật v.v là thế nào. Môi trường đầu tư kỵ nhất là ko ổn định.
    tắc lưỡi dăm ba con kiến gió
  6. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Bác Trầu cau nói một điểm theo tôi rất chính xác. Kinh tế VN là kinh tế thị trường nhưng không có vốn. Đơn giản là do nó chưa bao giờ tích luỹ tư bản được cả, thế cho nên người ta mới phải dùng biện pháp hành chính để thay thế. Vì vốn ở đây chỉ có người nước ngoài có. Suy ra Nhà nước bắt buộc phải "tham chiến".
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    "biện pháp hành chính" không bao giờ sống hoà bình với "kinh tế thị trường" cả.
    Nếu nghiên cứu kinh tế thì ta sẽ thấy: ở nhà nước tư bản chính phủ giúp các công ty tư nhân làm giàu, còn ở VIỆT NAM thì chính phủ lập ra các công ty để cạnh tranh với tư nhân!
    Có nhiều người nói trình độ quản lý của ta kém. Nhưng công việc của bộ máy hành chính nhiều gấp mấy lần tụi tư bản. Tụi nó chỉ có làm luật và giám sát. Nếu bọn tư bản ấy mà biết chính phủ ta vừa làm luật, vừa làm kinh tế cho cả nước thì phục phải biết!
  8. traucau

    traucau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Suy ra Nhà nước bắt buộc phải "tham chiến".
    ___________________________
    Thưa bác phothuongdan, cái đấy thì tôi nghĩ lạ lắm. Tôi thấy cái đấy mới là cái chuyện khôi hài bác ạ.
    Theo tôi hiểu được thì ý của bác là : Nhà nước Việtnam tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một doanh nghiệp phải không ạ ? Thế thì tôi xin tạm gọi doanh nghiệp này bằng một cái tên riêng là "Bố Doanh Nghiệp Này" viết tắt là BDNN để chúng ta dễ bề trao đổi bác nhé.
    Điểm đầu tiên tôi quan tâm là vốn của BDNN có xuất xứ từ đâu. Theo tôi được biết thì vốn liếng này có được từ thu thuế, từ việc bán tài nguyên, từ các nguồn viện trợ từ ngoại quốc, từ việc kinh doanh độc quyền các ngành dịch vụ như thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng... và tôi thấy tựu trung là nguồn vốn có được không phải là một sự tích luỹ tư bản trong một thời gian dài như tất cả những doanh nghiệp trên Trái đất này, nói theo kiểu quê mùa thì đó là "đồng tiền chùa" chứ không phải dốc hết công sức mà làm ra và tích cóp như người khác !
    Sau là tôi quan tâm là cách mà người ta sử dụng đồng vốn đó để mần ăn. Một thằng người chăm chỉ làm lụng mới kiếm được 1 đồng nó bèn quý lắm, nó chi tiêu dè sẻn, chắt bóp tằn tiện lắm lắm và khi đó nó mới có thể biết là phải làm lụng thế nào nữa thì mới kiếm được 2 đồng và nhiều hơn thế. Một thằng khác cũng là người, tự nhiên nhặt hoặc cướp hoặc thế nào đấy cũng kiếm được 1 đồng. Liệu với cái cách kiếm ra 1 đồng ấy có thể giúp nó kiếm được 2 đồng không ?
    Tôi không muốn đi vào cái thật là cụ thể tại vì tôi không muốn có người mất công mất sức ra sửa chữa rồi làm cho nó méo mó cái ý tứ đi, đành cảm phiền bác đọc lấy cái ý của tôi vậy bác nhé !
    Chúc vui !
    Một vài người trong chúng ta có cái đầu nhỏ hơn cái dạ dày của chính mình !
    TrauCau
  9. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Các bác chỉ nhìn vào thị trương nội địa thôi thì không đủ. Kinh tế VN một nửa là xuất khẩu. Thế lúc nó vào EU, USA thì ai thổi còi ở đây.
  10. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Nền kinh tế VN hiện nay xét dưới góc độ nào đó thì đúng là không phải là nền kinh tế thị trường. Tất nhiên khi Mỹ nói vậy thì chủ yếu do vấn đề con cá basa thôi (không biết có phải những nhà kinh doang basa lobby vấn đề này không). Nhưng tôi tin là không có nền kinh tế thi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì đó là mâu thuẫn với quan điểm của Marx (xin nhớ là Marx chứ không phải là Lênin). Nền chính trị của chúng ta là XHCN thì không thể nào có KTTT được vì theo ông thì cơ sở hạ tầng (kinh tế) sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng (chính trị). Nền chính trị của chúng ta là XHCN thì không thể kinh tế lại là KTTT được. Nếu muốn vậy, chúng ta buộc phải chấp nhận một thực tế là để gọi nền kinh tế nước ta là KTTT thì chúng ta sẽ phải coi cơ cấu chính trị của nước ta là TBCN. Nhưng điều này là không được phép vì như vậy là đi chệch khỏi đường lối của chính quyền và thực chất thì cũng không phải vậy. Nhưng chính quyền đã lắp ghép hai khái niệm này với nhau và nó mang tính chính trị thuần tuý. Tôi cho rằng điều tương tự cũng đúng với trường hợp TQ. Chúng ta chỉ có thể nói nền KT VN có "tính thị trường" như nền KT TQ mà thôi, và "tính thị trường" của TQ nhiều hơn "tính thị trường" của chúng ta.

Chia sẻ trang này