1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuối năm NHÂM NGỌ lại nói về NGỰA

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 28/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Người vẽ ngựa nổi tiếng nhất là Từ Bi Hồng ở Trung Quốc.
    Hàn Cán ( đời Tống) cũng được lưu truyền là vẽ ngựa có thần.
    Vua Tống Huy Tông (đời Tống) cũng có tài vẽ ngựa, vua tập trung các họa sĩ có tài trong nước rồi ra đề:
    " Ngựa đi dạo đồng nội trở về hương còn phảng phất".
    Không ai vẽ được, vẽ ngựa thì được nhưng làm sao vẽ được cái "hương phảng phất" đây!
    Có người vẽ ngựa đi ngang cánh đồng hoa bị vua phạt vì ngựa đã qua rồi và "trở về" mà...
    Cuối cùng cũng có người vẽ được: Ông ta vẽ 1 con ngựa có 1 đàn **** bay theo 4 gót chân...
    (Có lẽ Quỳnh Dao khi viết đàn **** bay theo Hàm Hương trong Tiểu Yến Tử cũng mượn từ ý này).
    Độc thiệt, cái đó gọi là " Ý tại ngôn ngoại" hehe ....
    CỌP CHẾT ĐỂ DA, NGƯÒI TA CHẾT ĐỂ DÉP
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ngựa và tuổi học trò
    - Sự học hành: Ngựa chạy đường dài
    - Học vẹt; Thẳng như ruột ngựa
    - Thi vấn đáp: Đơn thương độc mã
    - Thầy (cô) giảng bài nhanh: " Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".
    - Đăng ký học đủ loại môn: Ngựa non háu đá
    - Mỗi năm mỗi thi lại: Ngựa quen đường cũ
    - Tốt nghiệp đại học: Mã đáo thành công
    CỌP CHẾT ĐỂ DA, NGƯÒI TA CHẾT ĐỂ DÉP
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hiểu như thế nào cho đúng câu : Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
    Trong 1 số tự điển câu trên được giải nghĩa là: Một lời nói ra, 4 ngựa không theo kịp.
    Nhưng trong 1 cuốn tự điển Hán Việt mà tôi được đọc gần đây thì tứ ở đây có nghĩa là ngựa tứ ( tứ là tên chỉ 1 loại ngựa hay, chạy nhanh), vì vậy câu trên trở thành: Một lời nói ra, ngựa tứ không theo kịp.
    Theo tôi thì hiểu theo cách giải thích thứ hai thì hợp lý hơn vì trên 1 quãng đường 4 con ngựa chạy cũng nhanh bằng 1 con thôi, còn nếu tứ mã là xe 4 ngựa so với con ngựa tứ thì có lẽ chậm quá rồi.
    Các bạn thấy sao?

    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 17/04/2002 13:53
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    VUA TỀ ĐUA NGỰA
    Tề vương (phu quân của Chung Vô Diệm) có 3 con ngựa hay đem đua với 3 con ngựa của 1 gả nọ nhưng đua mãi mà không thắng.
    Yến Anh (quân sư quạt mo của vua, ông này rất giỏi, nhờ ổng mà Tề mới cưới được vợ không hiền, không đẹp nhưng giỏi... ) thấy thế bèn hiến kế:
    - Đem ngựa hạng III của vua thi với con hạng I của hắn --> vua thua.
    - Đem ngựa hạng II của vua thi với con hạng III của hắn --> vua thắng.
    - Đem ngựa hạng I của vua thi với con hạng II của hắn --> vua lại thắng.
    Kết quả: vua thắng cuộc (tỷ số là 2 -1).
  5. {^_^}

    {^_^} Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Ngựa trong đời sống dân gian xứ Huế.
    Những cô gái quan hệ bạn bè rộng rãi, đi về hơi phóng túng 1 chút, thường bị các bà mẹ Huế mắng là: ''Như con ngựa thượng tứ''.
    Con ngựa hay gọi là ''tứ'', ngựa tứ thường dành cho vua , từ thuộc về vua là ''thượng''.
    Ngựa ''thượng tứ'' là loại ngựa giỏi nhưng chỉ để cho vua dùng nên rất rảnh rỗi.
    Các bà mẹ mắng con là '' ngựa thượng tứ'' tức là chê con gái ăn rồi đi chơi thôi không giúp ích gì cho gia đình cả( vô tích sự).
    ( theo KTNN)
  6. {^_^}

    {^_^} Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Ngựa trong đời sống tâm linh người Huế
    Ngựa trong đời sống tâm linh người Huế được quý trọng như những báu vật xuất hiện ở nhiều nơi.
    Ngựa được đứng ở chỗ cao sang nhất (bái đình các lăng vua): Trước lăng vua Tự Đức có tượng ông quan, ngựa và voi đứng chầu.
    Chỗ linh thiêng nhất ở các chùa, ở tấm bình phong Long Mã đặt trước trường Quốc Học Huế (được đắp nổi từ năm 1896, 1 con vật mình ngựa đầu rồng).
    Pho tượng ngựa chiến bằng gỗ có yên bành và dây cương giống như thật, cao hơn 1m5, thờ bên cạnh khám thờ Tả quân Lê Văn Duyệt trong chùa Tứ Hiếu.
    Công chúa Định Hòa (con vua Gia Long) có tạc ở chùa Đông Thuyền hai pho tượng ngựa bằng gỗ. Bộ chân của 2 con ngựa này rất cao, gây cảm giác chiều cao và chiều dài của tượng ngựa gần bằng nhau.
    Rải rác trong các am thờ, dưới gốc đa cổ thụ cũng thấy những con ngựa trang trí ngũ sắc đẹp mắt.
    Để tưởng nhớ người đã khuất, người ta làm những con ngựa bằng giấy rồi gởi xuống cõi âm cho người thân sử dụng (ngoài ra còn có áo mão, hia...gọi chung là đồ mã).
    Trong bộ bầu cua ngày Tết ở Huế cũng có 1 mặt dành cho ngựa.
    Cái đội dây đàn của cây đàn tranh gọi là con ngựa.
    Bộ phản dày gần gũi với người dân Huế, nằm mát mùa hè gọi là bộ ngựa.
    Hai cái đòn đặt cái hòm người chết (chỗ nặng nề nhất) gọi là hai con ngựa.
    Dãy núi chạy dọc Trường Sơn, ẩn hiện trong mây, có khí hậu ôn đới, nơi nghỉ mát tuyệt vời của Huế được đặt tên núi Bạch Mã...
    Người Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng quý con ngựa vì hai ý nghĩa:
    Hình tượng con ngựa đẹp, oai, sang trọng được con người yêu thích.
    Ngựa lại là con vật trung nghĩa. Con người thích con ngựa để tỏ sự trung nghĩa của mình.
    Đẹp và trung nghĩa cũng là bản chất của con người Việt Nam.

    (Theo Kiến Thức Ngày Nay)
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Vua Sở mua ngựa:
    Vua Sở sai người đem 1000 lạng vàng đi mua ngựa thiên lý mã.
    Sau 1 thời gian, người đó trở về với 1 bộ xương ngựa thiên lý , mua với giá 500 lạng
    -Ngươi bỏ tiền ra mua bộ xương khô làm gì? -Vua Sở hỏi.
    - Bộ xương khô mà hạ thần còn mua với giá 500 lạng thì ngựa còn sống chắc chắn giá sẽ cao hơn, lúc đó ai có ngựa hay ắt sẽ bán cho ta.
    Quả nhiên, chuyện bộ xương ngựa được nhanh chóng truyền khắp thiên hạ và người có ngựa thiên lý mã muốn bán, đều đem đến bán cho Sở vương.
    Lời bàn: Khỏi mắc công đi tìm, mà lại mua được ngựa hay, công nhận là quá ư tài giỏi, thán phục, thán phục!!!
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hãn huyết bảo mã
    Truyền rằng vào thời Hán Vũ đế, gần thành Nhị Sư nước Đại Uyển bên Tây Vực có một ngọn núi cao, trên núi có loại ngựa hoang chạy nhanh như bay, không sao bắt được. Người nước Đại Uyển nghĩ ra diệu kế, đêm xuân dắt ngựa cái ngũ sắc tới dưới núi. Ngựa hoang giao phối với ngựa cái sinh ra loại Hãn huyết bảo câu này. Loài ngựa này còn được gọi là Thiên mã, mồ hôi trên vai chảy ra đỏ như máu, lông màu hồng, sườn như chắp cánh, ngày đi ngàn dặm. Sử ký và Hán thư có ghi, năm xưa Bác Vọng Hầu Trương Khiên đi sứ Tây Vực đã thấy Hãn huyết bảo mã ở thành Nhị Sư nước Đại Uyển, về tâu với Hán Vũ đế. Hoàng đế nghe xong vô cùng mừng rỡ, sai sứ giả mang ngàn cân vàng ròng, lại đúc một con ngựa vàng to bằng ngựa thật đưa qua Đại Uyển xin đổi một con Hãn huyết bảo mã. Quốc vương Đại Uyển nói: "Thiên mã ở Nhị Sư là quốc bảo của Đại Uyển, không thể tặng cho người Hán". Viên sứ giả kia tự cho mình là sứ giả của thiên triều thượng quốc, lập tức cả giận, ăn nói bừa bãi giữa triều đình Đại Uyển, đập phá con ngựa vàng. Vua Đại Uyển thấy sứ giả vô lễ liền sai người giết chết, cướp luôn cả vàng lẫn ngựa vàng. Vũ đế nổi giận, phát mấy vạn đại quân, sai đại tướng Lý Quảng Lợi thống suất tới thành Nhị Sư nước Đại Uyển lấy ngựa, cho rằng nhất định là lấy được, bèn phong Lý Quảng Lợi làm Nhị Sư tướng quân. Nhưng từ Trường An tới nước Đại Uyển ra khỏi Gia Cốc Quan rồi trên đường toàn là sa mạc, không có lương thực nước uống, dọc đường quân sĩ chết rất nhiều, chưa tới Đại Uyển toàn quân chỉ còn lại ba phần. Lý Quảng Lợi quân mỏi ngựa mệt, đánh nhau một trận bất lợi, lui về Đôn Hoàng xin hoàng đế cho quân cứu viện. Hán Vũ đế cả giận, sai sứ giả mang kiếm giữ ở Ngọc Môn Quan, hạ chỉ: Quân tướng viễn chinh có ai dám bước vào cửa quan sẽ chém đầu tất cả. Lý Quảng Lợi tiến lui đều không được, chỉ còn cách ở lại Đôn Hoàng. Hán Vũ đế nghĩ không lấy được ngựa quí, lại mất mất vạn quân, há chẳng phải khiến người ngoại quốc coi thường Thiên tử nhà Đại Hán? Lúc bấy giờ bèn phát hai chục vạn đại quân, trâu ngựa lương thảo nhiều không kể xiết, lại sợ binh lực không đủ bèn hạ chỉ ra lệnh phàm những tiểu lại, người ở rể, thương nhân phạm tội trên toàn quốc đều phải tòng quân xuất chinh, khiến thiên hạ náo động. (Thời xưa, nếu không phải người bần cùng không chỗ nương tựa thì không ai chịu đi ở rể; bắt ép những người ở rể đi viễn chinh là khinh khi cưỡng bức người nghèo). Còn phong hai người nuôi ngựa nổi tiếng làm đại quan, một làm Khu Mã Hiệu úy, một làm Chấp Mã Hiệu úy, chỉ chờ phá được Đại Uyển sẽ chọn tuấn mã mang về. Lý Quảng Lợi mang đại quân vây thành Đại Uyển hơn bốn mươi ngày, giết binh tướng Đại Uyển vô số. Quan lại Đại Uyển sợ hãi, chém đầu quốc vương ra hàng, dâng ngựa tốt ra. Lý Quảng Lợi khải hoàn về kinh, được phong làm Hải tây hầu, toàn quân đều được phong thưởng. Hán Vũ đế mở tiệc đãi quần thần, có làm một bài Chiến mã chi ca như sau: Thái nhất cống chừ thiên mã xuống. Mồ hôi máu chừ chảy đỏ hồng. Kéo xe loan chừ vượt vạn dặm. Nay thung dung chừ bạn với rồng. (ý nói chỉ có rồng trên trời mới có thể sánh với Thiên mã thôi). Hán Vũ đế dốc sức cả nước lấy được mấy con Hãn huyết bảo mã nhưng không có ngựa hoang trên núi cao ngoài thành Nhị Sư giao phối nên truyền được mấy đời không còn là thần tuấn nữa, cũng không có mồ hôi đỏ nữa. Đến đời Nam Tống, Tiểu anh hùng xạ điêu Quách Tĩnh bắt được một con trên đại mạc Mông Cổ.
    (st)
    Lời bàn: Bậc đế vương quả là quyền cao vô thượng. Chỉ vì một con ngựa mà phải huy động mấy chục vạn đại quân, hao tổn xương máu của bá tánh thiên hạ. Không trách anh hùng thời nào cũng chực chờ săn hươu ở Trung Nguyên.
    Si l'amour existe encore
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:14 ngày 23/01/2003
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Cái này lượm lặt ở đâu không nhớ, tại hạ... mến tặng Kiều Phong đệ đệ!
    Ngựa thần
    Nhà thơ Tố Hữu viết:
    "Ta như thuở xưa Phù Đổng
    Vụt đứng lên đánh đuổi giặc Ân
    Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
    Chí căm thù rèn thép làm roi
    Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
    Lũ sát nhân cướp nước hại nòi...".
    Con ngựa sắt thần kỳ, đời vua Hùng thứ 6, chúng ta đã nghe ông bà kể, từ khi chúng ta chưa cắp sách đến trường. Tôi cũng chịu khó đọc sách, tỉ mẩn tra cứu, mà Đông Tây kim cổ chưa hề thấy có con ngựa nào - Tất nhiên là ngựa thần thoại - "Ngon" như con ngựa Gióng (cũng có người gọi là Dóng) của ta. ...
    Vó ngựa phi như bay
    Ngựa hí rung cành lá
    Gió cát nổi mù trời
    Núi giật mình rạn đá
    Kiếm vung lòe chớp sấm
    Sáng trong tay tướng thần
    Một nước phi ba dặm
    Đánh tơi bời giặc Ân.
    Như vậy là nhà thơ Huy Cận đã nói hết về con ngựa này rồi, và các bạn cũng đã biết rồi, nên tôi xin phép chẳng cần phải tán thêm. Đấy là ngựa sắt ở ta.
    Phương Đông còn có ngựa đất ở Tàu. Truyện Tàu kể, đời Nam Tống (1127-1279) thái tử Triệu Cấu, con thứ 9 của vua Huy Tông bị rợ Kim bắt đem về Phiên Quốc, nhưng trốn được về Nam, bay ngựa qua sông Dương Tử (Huyền thoại để tuyên truyền thuở ấy, rằng ông có bá linh phù trợ) Nên mới có tích "Nê mã độ khương vương". Con ngựa ông cưỡi bay qua sông Hoàng Hà, qua rồi thì rã rớt rơi thành đất cục vì là ngựa đắp bằng đất sét thờ trong miếu, nhờ phép linh biến ra thần mã độ ông qua sông lớn... Phương Tây, lừng danh là con Pê-ga-zơ (Pegase) của Hy Lạp. Con này xuất ra từ đầu của Mê-đuy-zơ (Méduse) (tựa như rồng xanh xuất ra từ đầu Cáp Tô Văn, cọp trắng xuất ra từ đầu Tiết Nhân Quý, nhưng trường hợp này ngựa không phải là tướng tinh) Pê ga-zơ trước khi kết giao với Thi thần (Muse) và nâng tâm hồn các thi nhân lên đỉnh cao tưởng tượng, là một con ngựa hung hăng. Trong thần phả Hê-zi-ốt (Hésiode) chính nó là kẻ trao ánh chớp cho thần Zớt (Zeus)... Đối với người Hy Lạp xưa, ngựa là con vật sủng ái của thánh thần và người. Họ có vô số huyền thoại về ngựa. Dù tưởng tượng của họ có nhiều kiểu khác nhau, nhưng tất cả đều đồng nhất một quan điểm. Con ngựa là biểu tượng của sự chuyển động tuyệt vời. Họ coi đó là một yếu tố âm nhạc. Còn là nguồn gốc thần linh, con của hai vị thần lớn Pô-zê-i-đông (Poséidon) và Đê-mê-tê (Démété). Con ngựa đầu tiên là A-ri-ông (Arion) (về sau một nhạc sĩ đã mang tên đó). Hình ảnh ngựa còn dành riêng cho Thần Biển. Trong thần thoại Hy Lạp, ngựa là biểu tượng của sóng bạc đầu, của những làn sóng luôn luôn chuyển động. Theo tinh thần người Hy Lạp, ngựa không phải chỉ sống ở dương gian, mà chúng còn là con vật của cõi hư vô. Chúng kéo chiếc xe của Pê-zê-i đông vượt các đại dương quạt cánh bay lên không trung như người anh em của chúng là Pê-ga-zơ... Từ Hô-me-rơ (Homère) đại thi hào thời Hy Lạp cổ (mất 850 năm trước công nguyên), ngựa được gắn liền với những trang võ tướng anh hùng. Những con "anh chị bự" trong bọn chúng, không phải là ngựa thường, mà là những con vật linh diệu được các thần ban. Thường thường là ngựa có cánh, đôi khi nói được tiếng người.
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    *Lộ trình của ngựa Mười hai kiểu xương hóa thạch xếp theo niên đại cho ta cảm giác rõ ràng về hình dáng liên hệ của sự phát triển từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm được hình dáng của con ngựa nguyên cổ đầu tiên. Người ta giả định rằng tổ tiên của loài ngựa đều có 5 ngón ở mỗi chân, cũng như ông bà các loài có vú khác. Đời con cháu là -ô-hip-put (éo- hippus) - dịch từ tiếng cổ Hy Lạp có nghĩa là "bình minh của loài ngựa" hay "giống khởi đầu của loài ngựa" hình vóc không lớn hơn con chó nhà bao nhiêu, hãy còn 4 ngón ở hai chân trước và 3 ngón ở hai chân sau - dấu hiệu của sự tiến hóa, bởi vì loài ngựa phát triển và cao dần lên, trong khi đó các ngón chân choắt lại. Một loại ngựa nữa lớn hơn, tức là giống s-rô-hip-pút (Orohippus) nghĩa là "ranh giới loài ngựa" hay "gần như ngựa". Trong thời kỳ s-li-gô xên có giống Mê dô hip pút (Mésohippus) nghĩa là ngựa trung gian, nói khác đi là "dạng trung gian của ngựa" to bằng con chó béc-giê hiện nay. Giống Mê-ri- hip-pút (Mérryhippus) nghĩa là ngựa đã hình thành, giống như con ngựa to hiện nay. Con ngựa giờ đây, mỗi chân đều chỉ có một ngón, tiêu biểu cao nhất cho quá trình tiến hóa đó. Bởi khi chạy, nó tựa vào ngón giữa, riêng chỉ có ngón đó còn lại, chúng ta quen gọi ngón đó là "móng" ngựa. Quá trình đó, đạt được phải trải qua 50-52 triệu năm, đã hình thành những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, kích thước tăng dần và do sự biến đổi dần dần từ 5 ngón đến 1 ngón chân nên con vật chạy càng nhanh hơn. Người ta cũng đồng ý trên điểm này, là ngựa vốn xuất xứ từ châu Mỹ. Hóa thạch họ ngựa cổ nhất đã tìm thấy ở vùng Tây - Bắc lục địa này, trong những nghĩa địa thiên nhiên vào thế -ô-xên. ạau đó ít lâu, dường như trên vùng đất phía châu âu cũng có rất nhiều con giống như ngựa. ở Pháp, ở Anh (đã tìm thấy vô số xương, thuộc họ ngựa, phần nhiều là chân có 3 ngón. Con Pa lê ô tê rum (Paléotérum) "thú cổ" (Pa-lê-ô: cổ, Tê-rum: thú) tìm thấy ở Paris trong mỏ thạch cao khu Mông-mác (Montmartre) thân hình cao lớn như một con tê giác. Nhưng những cuộc đảo lộn về địa lý đã dẫn đến kết thúc thê thảm cho tổ tiên con ngựa châu âu: đầu s-li-gô xên thời kỳ thứ hai của kỷ Đệ tam toàn thể đều tuyệt diệu trên vùng lục địa châu âu hiện thời. Trên quê hương châu Mỹ, những con họ ngựa còn một giống tồn tại. Thân hình tốt đẹp hơn, số răng tăng lên, đối với loài có vú, đây là dấu hiệu của sự tiến hóa. Chúng nô rỡn từng đàn lớn trên những đồng cỏ Bắc Mỹ và đến khi đất trồi lên nối liền lục địa Nam Mỹ, chúng tràn xuống khắp lục địa phương Nam. Những đàn khác vượt qua lưỡi đất, bây giờ là biển Bê-rinh (Bhering) từ A-lát-xka (Alaska) tiến về Xi-bê-ri. Chúng dong ruổi khắp châu á, và một lần nữa lại đến châu âu vào sơ kỳ đại băng hà Pơ-lê-i-xtô-xên (Pléistocène). Viễn trình xuyên các thảo nguyên mênh mông phương Bắc đã rèn chúng trở nên dày dạn, đương nổi mọi khí hậu khắc nghiệt, tạo nên một giống ngựa thích nghi với đất trời giá lạnh nhất. ở châu Mỹ, ngược lại, ngựa đã lâm vào bước suy tàn. ở phương Bắc cũng như phương Nam lục địa Tây bán cầu này, ngựa đã hoàn toàn biến mất (vì một nạn dịch lớn bí ẩn, mà ngày nay khoa học còn chưa tìm ra do vi khuẩn nào) và hồi ức về chúng cũng bị hoàn toàn xóa sạch, cho đến khi châu Mỹ được khám phá, con người ở đây mới biết con ngựa là con gì.

Chia sẻ trang này