1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuối năm NHÂM NGỌ lại nói về NGỰA

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 28/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    * Điểm qua tính chất lợi hại của một vài giống ngựa Xưa nay, trên thế giới đứng vào hàng "anh chị" phải kể ngựa Hung-nô, ngựa ả-rập, ngựa Mông Cổ và ngựa "Bắc Thảo" của bọn hiệp sĩ châu âu. Nhưng gì thì gì, đối với người phương Đông chúng ta "Bạch mã" là con ngựa lúc nào cũng được coi trọng. Nói sơ về con này trước đã.
    Bạch Mã Bạch mã - ngựa trắng - ngựa kim. Cũng là nó cả, tùy nơi gọi. Có lẽ màu trắng được coi là màu thanh khiết biểu hiện của sự trắng trong, cao quý nhất chăng? Xưa ở ta, thí sinh đỗ trạng xong, được vua ban áo mão và cho cỡi ngựa xem hoa vườn thượng uyển trước khi bái tổ vinh quy. Bao giờ Trạng cũng cỡi ngựa trắng. Cho nên về sau người ta gọi ngựa trắng là Mã Trạng nguyên (Phong tục Việt). Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm hiện nay, thờ thần Tô Lịch là thành hoàng của Hà Nội, tức là thành hoàng của kinh đô, thành hoàng cả nước. Tương truyền đền xây xong, có một ngựa trắng đẹp hiện lên đi xung quanh rồi biến mất. Theo vết vó ngựa, thấy xuống sông Tô Lịch. Hình ảnh đẹp đẽ và hào hùng nhất của người chiến sĩ xông pha chiến trường thời xư a, cũng được mô tả với một con ngựa trắng. áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) ở châu âu, Na-pô-lê-ông, vị hoàng đế lừng danh một thuở, bao giờ cũng xuất hiện trên lưng ngựa trắng. Đời Tam quốc bên Tàu, tích "Đào viên kết nghĩa": Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi cũng "ạát bạch mã tế thiên - Tru hắc ngưu tế địa" giết ngựa trắng cúng trời, diệt trâu đen cúng đất... Ngược lên xa nữa, vào thời Đường, Trần Huyền Trang đi từ Đông Độ sang Tây Phương (Ấn Độ) thỉnh kinh, truyện Tây du diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân kể là "Thầy đã cưỡi một con ngựa trắng". Tác giả còn thần thoại hóa là con ngựa đó là "Con Tiểu Long, dưới suối nhảy lên ăn mất ngựa của Đường Tăng, Tôn Hành Giả vác thiết bảng truy nã, thì ra Tiểu Long vốn là thái tử con Long Vương Ngao Thuận phạm tội bị đày, đang chờ Đường Tăng đến để biến thành ngựa báu chở người đi Thiên Trúc".
    Truyện Tàu còn kể lúc Nhạc Phi ở nhà bố vợ, nghe tiếng ngựa hí ngoài chuồng đã biết đó là con ngựa giỏi. Con này dữ không ai trị nổi, chỉ có Nhạc Phi mới "khiến" được nó. Đó là một con ngựa: Từ đầu chí đuôi toàn một màu trắng và từ móng cẳng đến lưng mỗi mỗi đều không chê được. Đầu nhỏ như đầu thỏ, tai bé, móng tròn, đuôi thanh, hông rộng, mắt tròn như lục lạc, nhất là vẻ lanh lợi thông minh thì không ngựa nào bì kịp". Như vậy, theo người Tàu xưa, một con ngựa giỏi và quý phải có đầy đủ các chuẩn như trên, mà còn phải toàn màu trắng nữa thì mới tuyệt hảo. Nhân nói ngựa khôn, ngựa thông minh, cũng xin nhắc qua con "Nhật Nguyệt Tiêu Sương Mã" trong tích "Hoa Lưu Hướng Bắc". Đó là con ngựa quý của Đại Khánh Lương Vương bên Tiêu Bang bị Mạnh Lương trộm về Đại Tống. Tiêu Sương nhớ nước cũ, cứ ngó về phương Bắc mà hí hoài, bỏ ăn bỏ uống, nhịn đói 7 ngày rồi chết.
    Do đó có câu "Hồ mã tê Bắc phong - Việt điểu sào Nam chi" mà ta hay nói "Chim Việt cành Nam, ngựa Hồ gió Bắc". Nó là con ngựa này.
    Ngày xưa, ai có một con ngựa giỏi - đạt tốc độ nhanh nhất kể như kẻ đó gác kèo, nắm chắc phần thắng trên mọi lĩnh vực. Gặp nguy biến, chuồn nhanh nhất. Nghe chỗ nào có "mồi", có mặt trước nhất. Chính con ngựa là nguyên cớ đã làm cho đế quốc La Mã sụp đổ. Trong quân đội họ, kỵ binh chưa bao giờ được đóng một vai trò chủ yếu. Trong 15 hoặc 20 lính bộ binh, họ chỉ quen để một người cưỡi ngựa. Trong danh sách các tướng lĩnh La Mã dài dằng dặc, chỉ thực sự có một tướng kỵ binh: Mắc- ngtoan (Marc Antoine). Sự khinh rẻ kỵ binh ấy, cuối cùng dẫn đến hậu quả không sao tránh thoát: Những đạo quân kỵ binh của các dân tộc bán khai đã tàn sát ráo các quân đoàn La Mã.
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    * Ngựa Hung-nô. Cũng chính nhờ ngựa mà người Hung-nô, chỉ trong một thời gian ngắn đã thiết lập một vương quốc mênh mông. Đó là những con vật giơ xương, mình dài và thấp, lưng xệ phía sau, đầu bé, chân ngắn và khỏe, cực kỳ linh động, nhưng đồng thời cũng đương nổi mọi gian lao tồi tệ nhất, giỏi chịu khát, dù trong sa mạc chúng vẫn vượt hơn trăm cây số một ngày như không.
    * Ngựa ả Rập : Bọn người Hung-nô cưỡi ngựa đã chiến thắng và lưu lại châu âu cả ngàn năm. Nhưng rồi cũng phải nhường bước cho một dân tộc cưỡi ngựa khác từ châu Phi đến. Đó là người ả Rập. Người ả Rập rất tự hào về ngựa của họ: to lớn, mảnh dẻ, thân hình đẹp, tính khí hùng dũng và đặc biệt phi nhanh.
    * Ngựa Mông Cổ : Ngựa Mông Cổ về đặc điểm cũng như ngựa Hung-nô, nhưng gầy và nhẹ, nhỏ con hơn. Nhiều bạn hay nhầm người Hung-nô với Mông Cổ. Người Hung-nô (Huns)
    thiết lập vương quốc dọc dài sông Đa-nuýp (Danube) trên đất Hung-ga-ri ngày nay, vua là át-ti-la (Attila) khét tiếng bạo tàn, biệt danh là "Tai họa của trời"; thiên hạ thời ấy nói: "Ngựa ông ta đi qua nơi nào, nơi đó cỏ không thể mọc lại..." Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) vua Mông Cổ, tên ấy có nghĩa là "Vua hoàn cầu" năm thế kỷ về sau lại xâm chiến châu âu. á chang (hệt như) Hung-nô và ả Rập nhưng đặc biệt tổ chức giỏi hơn và kỵ binh xung phong cũng tài hơn. Nhờ ngựa giỏi mà ông ta đã thiết lập một dịch vụ bưu chính xuyên lục địa á châu để bảo vệ quyền bá chủ trên các lãnh thổ đã chinh phục được. Theo Mác cô Pô-lô (Marco Polo) một thương nhân và là nhà hàng hải lừng danh người ý hồi đó ước đoán thì dịch vụ bưu chính đó, được đảm bảo bằng 300.000 ngựa chạy tiếp sức và 10.000 trạm. Mùa xuân năm 1958, tôi đến thăm một nông trường nuôi ngựa Mông Cổ có hàng nghìn con. Giống như đã tả trên, nhưng đặc biệt khỏe và béo mập hơn ngựa thời xưa. Một buổi sáng trên đồi Ta-zắc-cơ (Tasake) nhìn xuống thủ đô U-lăng - Ba-to, thấy con ngựa trắng, lông dài, bờm và đuôi rất dài, chồm trên mỏm đồi lộng gió hí ran, đang co chân trước đập vỡ băng để bới gặm cỏ khô, giữa bình minh tuyết trắng nhuộm hồng đẹp tuyệt vời và kỳ vĩ sao. Lòng bỗng nhớ những bức tranh mực nho, tranh thuốc nước của Từ Bi Hồng, một danh họa Trung Quốc chuyên vẽ ngựa. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, Mông Cổ có thể nói là một dân tộc sống trên mình ngựa. Uống sữa ngựa, rượu cũng cất bằng sữa ngựa, những bài hát về con ngựa, chiếc đàn đầu ngựa và... quốc huy giờ đây cũng nổi bật hình một hiệp sĩ cưỡi ngựa cầm thương lao qua ánh mặt trời mới mọc.
    * Ngựa của hiệp sĩ châu âu : Thời xưa ở châu âu, không cần thuộc dòng dõi quý tộc, không cần lập chiến công trận mạc gì, miễn sắm được một bộ binh giáp (armure) và một con ngựa, tự nguyện phụng sự một tôn chúa nào đó, là được mang danh hiệp sĩ. Có tính chất truyền tử lưu tôn, miễn anh ta trang bị được cho con cái một kiểu cách y chang như mình. Dù anh ta có phung phí hết tài sản và tự mình dấn vào cuộc đời lang bạt kỳ hồ của phường thảo khấu lục lâm, hay của những kẻ đấu thương, chừng nào anh ta còn một binh giáp và một con ngựa, chừng đó anh ta vẫn cứ còn là một ông hoàng. Binh giáp của hiệp sĩ nặng nề và đắt tiền - di sản của thời La Mã - đã làm trở ngại và mất tính chất trọng yếu của quân kỵ binh ở những xứ phương Tây. Hơn nữa "mã thuật" (thuật cưỡi ngựa) vẫn là đặc hữu của một giai cấp, một uy quyền của một thiểu số nhỏ nhoi. Bởi binh giáp nặng, nên dưới mắt họ, những con ngựa gầy và nhẹ của Mông Cổ, những con ngựa chiến mảnh khảnh của ả Rập dường như vô dụng. (Gần đây, người ta vừa ghi nhận được một con ngựa nặng nhất thế giới. Đó là con ngựa cái Bỉ Uyn-mơ, Đuy-bốt của bà Vơ-gi A-đin ở Rê-nô bang Nê-va-đa, Hoa Kỳ. Con ngựa này ra đời ngày 15-7-1966, nặng 1.451kg khi nó có mang vào tháng 4-1973. Các tay hiệp sĩ châu âu ngày xưa được con ngựa này thì họ mê phải biết!). Từ thời ạác-lơ-ma-nhơ (Charlemagne) họ lai tạo một giống ngựa mới gọi là ngựa "Bắc Thảo". Giống này dùng để kéo và chở nặng, sống lưng hơi lõm xuống, mông to khỏe, có thể chở một người hiệp sĩ võ trang và đảm đương những công việc đồng áng nặng nề nhất. Tuy nhiên, trong cuộc viễn chinh Thập tự, những con ngựa này chết hàng loạt vì không chịu nổi khí hậu quá nóng ở vùng Trung á. Viên ************* xứ Tia (Tyr) đã ghi vào ký sự những dòng ê ẩm như sau: "Người ta có thể khóc hay cười tùy ý, khi trông thấy chúng tôi phải ruổi dong bằng cách chất hành lý lên lưng những con cừu, dê cái, lợn và những con chó, bởi khiếm khuyết súc vật chở nặng. Và còn được chứng kiến khối hiệp sĩ bắt buộc phải thượng lên lưng một con bò thay vì ngựa chiến!".
    (st)
  3. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    Xong phần về ngựa cổ, kim, đông tây ; bạn Đoàn Chi Thủy làm luôn 1 bài về hành trình Lý ngựa ô của ta thì hay quá.
    Từ ngựa ô Huế đến Lý ngựa ô Nam Bộ , ngựa ô của riêng Kiên Giang. Sở trường của bạn rồi, còn gì. Phân tích sự biến đổi về tiết tấu, giai điệu và ngôn từ trong các bài Lý ngựa ô theo hành trình về phương Nam của dân tộc ta ở LS_VH là đúng chỗ, đúng nơi rồi.
    Cám ơn nhiều.
    NHIỀU ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ.
    TỈNH RA có khi còn nghe
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn chị Thủy nhiều. Bài viết hay quá. Em cũng sửa lại bài viết cho đầy đủ, chính xác hơn (hôm qua ngồi viết chỉ nhớ mang máng, phải về coi lại).
    Ngựa rất có ích trong chiến tranh thời xưa. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, binh lực của một quốc gia chủ yếu đánh giá vào số lượng chiến xa mà nước đó có được. (Chiến xa là 1 cỗ xe do hai hoặc bốn ngựa kéo, trên có người cầm cương, tướng và lính, tung hoành ngang dọc khắp trận địa). Đến sau này chiến xa mới nhường bước lại cho kỵ binh. Ở đây có bác nào có tư liệu về các quân đoàn kỵ binh nổi tiếng trong lịch sử thì post lên cho mọi người thưởng thức với. (VD như đội kỵ binh của nước Nga, đội Long kỵ binh của Napoleon I).
    Si l'amour existe encore
  5. yahaha22

    yahaha22 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là bốn con ngựa chạy tiếp sức chăng??????
    Ngày mai, ngày mốt, ngày kia nữa...
    Tôi có là ai giữa bể dâu?
  6. yahaha22

    yahaha22 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Còn ngựa đá ở các chùa chiền, lăng tẩm nữa!
    Ngày mai, ngày mốt, ngày kia nữa...
    Tôi có là ai giữa bể dâu?
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kô phải đâu là kô phải đâu. 4 con ngựa chạy tiếp sức thì chỉ đảm bảo về mặt "dai" chứ kô đảm bảo về mặt "nhanh". 1 con ngựa hay cũng chạy hơn 4 con ngựa què chạy tiếp sức.
    Si l'amour existe encore
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hì... biết yahaha22 bên box TV đã lâu, sang đây lại gặp...bắt tay cái nhé!
    Ruavang= Kimquy?
    Kiều phong: Bài viết của KP hay lắm... KHiệp của KDung tớ xem đầy đủ nhất là bộ "Anh hùng xạ điêu" nhưng không nhớ về con ngựa... lâu quá rồi... đọc bài của KP như mới biết lần đầu, cám ơn ... (tớ luyện chưởng hồi 10 tuổi..."AHXĐ" hình như ấn tượng nhất là đoạn 7 anh em Kha Trấn Ác (sư phụ Q.Tĩnh) chết thảm từng người...)
    Tưởng rằng cuối năm không ai muốn thích nghe chuyện ngựa nữa, hì...ai không thích thì lên tiếng để tớ stop!
    -------------------------------------------------
    Sử Việt Nam còn chép chuyện ngựa đá đời nhà Trần. Khi vua Trần dẹp xong giặc Mông Cổ, ngự trị kinh đô Thăng Long thấy ngựa đá trước đền thơ bị lấm bùn, vua Trần liền cảm khái làm hai câu thơ:
    Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
    Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
    Trong văn học Đông phương, con ngựa là biểu hiện của sự nhanh chóng, khoảnh khắc, tức là thời gian. Như trong ?oCung oán ngâm khúc?: ?obóng câu thoáng bên mành mấy nỗi?, còn trong Truyện Kiều thì: ?oVó câu thẳng ruổi nước non quê người?. Thi hào Nguyễn Du còn dành cho Sở Khanh một câu mà ngày nay đã trở thành điển tích: ?oRằng ta có ngựa truy phong...?
    Trong văn học Việt Nam, khi nói đến ngựa người ta không thể quên được tác phẩm ?oLục súc tranh công?, có đoạn ngựa kể lể về thành tích của mình:
    Ngựa nghe nói tim gan nổi phổi
    Liền chạy ra hầm hý vang tai
    Ớ này, này ta bảo chúng bay
    Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa
    Tuy rằng thú cũng hai giống thú
    Thú như ta ai dám phen lê
    Tao đã từ đi quán về quê
    Đã ghé trận đánh Nam dẹp Bắc
    Mỏi gối nưng phò xã tắc
    Mòn lưng cúi đội vương công
    Ngày ngày chầu chực sân rồng
    Bữa bữa dựa kề loan giá
    Ông cao tổ năm năm thượng mã
    Mới dựng nên cơ nghiệp lưu gia
    Ông Quan Công năm cửa thoát qua
    Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố.
    Ngày xưa trong đời sống thường nhật, con ngựa được giữ một vai trò quan trọng, nó giúp con người rút ngắn được khoảng đường dài hun hút, nó làm phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội có giai cấp. Trong chiến tranh nó phân biệt được ai là tướng, quân. Nhưng ngày nay trong thời đại có máy bay, ô tô, xe máy, có internet, email....con ngựa không còn được xem trọng như ngày xưa. Phải chăng đó cũng là quy luật của muôn đời.
    (st)
    ĐCT
  9. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    Vâng, và vẫn thích nghe chuyện ngựa của bạn. Muốn được nghe bạn luận nhiều về cái giống & khác của hành trình lý ngựa ô từ Huế vô tới Nam bộ.
    NHIỀU ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ.
    TỈNH RA có khi còn nghe
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 25/01/2003

Chia sẻ trang này