1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuối tháng 04/2008 hành hương về đất Phật (Tibet và Nepal)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi beocena, 28/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tours

    tours Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    BTC làm ơn tính giùm xem nếu chỉ đi đến Tây Tạng rồi về vào ngày 04/05 thì lúc về đi như thế nào và tổng chi phí hết bao nhiêu với nhé (xuất phát cùng nhau tối ngày 25/04 hoặc là trong ngày 26/04) . Ngoài ra, cần chuẩn bị giấy tờ (VISA) như thế nào?
    Many thanks
  2. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    @tour: visa thì bác ra đại sứ quán TQ ở HN làm,thủ tục đơn giản,mang theo 4tấm hình 4X6 nền trắng và 30$ (nếu bác ko có form xin visa thì liên hệ với tớ:bibeo90000@yahoo.com).còn bác đi đến ngày 4/5 quay vê thì bác đi theo đường cũ hay bác muốn bay từ Lhasa qua Kunminh về Hn thì xin cho biết.
    @flyingthink: tớ xin hầu bác mọi chuyện nếu chuyến đi thành công và tớ còn sống quay về
    Dưới đây là một số thông tin về những nơi mà sẽ đến thăm trg chuyến đi Tibet ,mà bạn dream7543(một thành viên của đòan lần này ) thu nhập được.
    II. TRUNG QUỐC
    1. Tượng Phật trên vách núi Lạc Sơn
    Đây là một pho tượng Di Lặc trong dáng ngồi, tay đặt trên đầu gối, được tạc ngay trên vách đá phía Tây núi Lăng Vân (thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), nơi hội tụ của 3 con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y.
    Tượng phật Lạc Sơn bắt đầu tạc vào năm 713, hoàn tất năm 803, tức là công trình được xây dựng suốt 90 năm ròng.
    Trước đây, người ta thường coi tượng phật Pamiang ở Afghanistan là lớn nhất thế giới nhưng trên thực tế, pho tượng đó còn thấp hơn tượng phật Lạc Sơn 18 m. Theo các nhà trắc địa, tượng Lạc Sơn cao 71 m, phần đầu là 14,7 m, đường kính 10 m, vai rộng 28 m. Chỉ riêng phần mũi tượng bằng tòa nhà 2 tầng, vành tai tượng có thể 2 người đứng lọt, mu bàn chân của tượng chứa được trên 100 người ngồi.
    Điều đáng lưu ý là trên pho tượng khổng lồ này đều được thiết kế một hệ thống thoát nước vô cùng khéo léo và kín đáo để tránh sự xói mòn của nước mưa. Chính vì vậy, trải qua bao sương gió và nắng mưa của hàng ngàn năm, tượng phật Lạc Sơn vẫn hoành tráng và ung dung thư thái tọa lạc giữa phong cảnh núi sông hùng vĩ.
    Theo Kinh phật, tượng phật Di Lặc Lạc Sơn là tượng "Phật tương lai", là hóa thân tương lai của ánh sáng, cát tường và hy vọng.
    2. Nga Mi Sơn
    Núi Nga Mi cũng thuộc về tỉnh Tứ Xuyên và nằm về miền nam. Từ trung tâm phố Lạc Sơn đến núi Nga Mi là 80 cây số, và từ Lạc Sơn ta có thể nhìn thấy Nga Mi sơn. Núi Nga Mi rất cao và rộng, tổng cộng có 154kmỲ và cao nhất là ngọn Vạn Phật Đỉnh, cách mặt biển đến 3079 mét. Độ cao này có thể khiến người bị choáng váng do tế bào não thiếu oxygen nhưng không vì thế mà khách hành hương ngại mệt, vì lên đến đỉnh núi này là thật sự vào đến thánh địa và được lễ bái Đại Hành Phổ Hiền Bồ Tát.
    Cảnh sắc Nga Mi thanh tú, trên dãy núi có bốn ngọn núi chính, là Đại Nga, Nhị Nga, Tam Nga và Tứ Nga. Nhìn từ xa, Đại Nga và Nhị Nga trông như hai chân mày lụa bạc. Trời Nga Mi thường có nhiều sương, nhưng thời tiết cũng biến đổi theo từng nơi, có thể giản dị nói rằng trên một núi có thể tìm thấy bốn mùa, và chỉ trong mười dặm đã thấy tiết trời thay đổi. Đường trên núi quanh co, cứ qua một khúc quanh là cảnh vật hiện ra khác lạ. Núi Nga Mi cây lá xum xuê, nếu đi thật sâu vào những khu rừng trên núi sẽ thấy rằng đây đúng là ngọn núi thích hợp cho những người tu tiên cầu đạo. Vào thời Đông Hán, trên núi xuất hiện cung quán của đạo Lão và sau đó đến đời Đường Tống đạo Phật mới bắt đầu có mặt. Nhưng đến đầu đời Minh thì đạo Lão suy vi, Phật giáo ngày càng thịnh, tăng lữ đạt đến số 1700 vị, toàn núi có đến gần cả 100 tự viện lớn nhỏ.
    Núi Nga Mi la? một trong ?obốn núi Phật giáo nô?i tiếng Trung Quốc?. Việc truyê?n bá Phật giáo, xây dựng chu?a chiê?n cufng như sự phô?n vinh cu?a nó đaf la?m tăng thêm nhiê?u ma?u sắc thâ?n ky? cho núi Nga Mi. Nê?n văn hóa tôn giáo, đặc biệt la? nê?n văn hóa Phật giáo đaf cơ cấu tha?nh chu? thê? cu?a lịch sư? va? văn hóa núi Nga Mi, tất ca? các vật kiến trúc, các tượng, vật du?ng đê? niệm kinh, cufng như lêf giáo, âm nhạc, hội họa v,v...ơ? đây, đê?u thê? hiện bâ?u không khí nê?n văn hóa tôn giáo đậm đa?. Trên núi Nga Mi san sát nhưfng ngôi chu?a, trong số ?otám chu?a lớn Kim đi?nh? thi? chu?a Báo Quốc, chu?a Vạn Niên v,v... la? nô?i tiếng nhất.
    Nga Mi Sơn Chí và một số sách khác có ghi về một truyền thuyết như vầy: Vào ngày 1 tháng 6 năm Đông Hán Minh Đế Vĩnh Bình thứ 6 (63 CN), có một ông lão tên Bồ Công đi hái thuốc ở Vân Oa, thấy có dấu chân nai hình như hoa sen, lấy làm lạ, nên bèn theo tìm cho ra tung tích nhưng tìm mãi cho tới đỉnh thì mất dấu. Nhân giữa đường quay về, ông bỗng gặp một vị tăng đang kết cỏ ngồi tu nên hỏi, vị tăng ấy chỉ nói rằng đó là điềm lành theo bổn nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền tại núi Nga Mi. Vậy là sau đó Bồ Công về lấy nhà làm chùa thờ Ngài Phổ Hiền và từ đó lan truyền ra nên Nga Mi sơn trở thành đạo tràng của Bồ Tát Phổ Hiền. Bên cạnh đó còn có tài liệu ghi rằng: Vào thời Tấn có một người họ Phổ cũng lên núi hái thuốc, chợt thấy có người cưỡi voi trắng ẩn trong mây. Vì thế về sau người ta thường y cứ vào truyền thuyết này, mỗi khi xây tự viện đều thờ Ngài Phổ Hiền là chính mà đặc biệt là tượng Ngài cưỡi voi trắng và công nhận núi Nga Mi là đạo tràng của Bồ Tát Phổ Hiền rồi dần dà phát triển thành một thánh địa của Phật giáo Trung Quốc.
    III. TÂY TẠNG
    Lhasa nằm trên bờ bắc của sông Kyi Chu, đó là một của vô số dòng sông con chảy về Yarlung Tsangpo. Ngày xưa vua Tùng-tán Cương-bố dời đô từ lũng Yarlung về đây hẳn có nhiều nguyên nhân huyền bí ta không hiểu hết. Ngày nay người ta chỉ còn nhắc lại lời công chúa Văn Thành, nàng cho rằng địa thế của Lhasa giống như bánh xe chính pháp của Phật, nàng là người Hán tộc mà biết quí trọng kinh thành thiêng liêng này biết bao. Nhưng lịch sử mỉa mai thay, ngày hôm nay, cũng những người Hán đang ngự trị và biến Lhasa, vốn được mệnh danh là "thành phố của chư thiên", thành một đô thị thế tục bình thường.
    1. Đền Jokhang
    Người ta dễ ngạc nhiên về vị trí của đền Jokhang. Thông thường tại Tây Tạng, các tu viện đền đài nằm trên đồi núi cao, làng xóm ở dưới thung lũng và thực tế là các tu viện sau này tôi đi thăm cũng như thế thật. Thế nhưng Jokhang nằm ngay giữa chợ!
    Đền này do công chúa Bhrkuti xây dựng, nàng là vợ của vua Tùng-tán Cương-bố. Tương truyền rằng chỗ xây đền ngày xưa là hồ nước mà lại là trái tim của một ma nữ, nó là người ngăn cản không cho ai được xây dựng bất cứ chốn thờ phụng nào. Rồi cũng lại công chúa Hán tộc Văn Thành là người hiểu phong thủy và trấn được cuộc đất này. Nàng ném vào đó chiếc nhẫn mình hay đeo và ra lệnh cho dê chở đất đổ vào hồ và chỉ loài dê mới được làm công việc đó. Theo tiếng Tây Tạng, dê là "Ra", là linh vật của thần hộ pháp Damcen, đất là "Sa". Từ đó mà chốn này mang tên Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay của kinh thành. Cho nên ta có thể xem công trình Jokhang là gốc của Lhasa. Từ năm 642 đến năm 653 ngôi đền này được xây dựng bằng những bàn tay của nghệ nhân Nepal. Trong ngôi đền đó, bức tượng Bất Động Như lai của Bhrkuti mang theo được thờ. Còn nàng Văn Thành cũng xây một ngôi đền khác gần đó và thờ tượng Jowo, đền đó ngày nay cũng còn, tên gọi là Ramoche. Chẳng bao lâu sau, để tỏ tình đoàn kết, hai nàng đem đổi chỗ của hai bức tượng và từ đó Jowo được thờ tại Jokhang.
    Nhưng do đâu nàng Văn Thành lại có bức Jowo, đó là điều đã nằm trong bóng tối của lịch sử. Theo một truyền thuyết thì bức tượng Jowo được vị thiên thần Ấn Độ chủ về nghệ thuật tên gọi là Vishvakarma tự tay tạo dựng lúc đức Phật còn sống. Bức tượng này đến Trung Quốc là do A-dục vương biếu tặng trong quá trình ông truyền bá đạo Phật trong thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.
    Đền Jokhang là một tòa kiến trúc gồm có 4 tầng, mái mạ vàng, phần lớn các tranh tượng đều ở tầng một. Tổng thể diện tích của đền khoảng trên 25000 mét vuông, được chống đỡ bằng những cột gỗ, những cột này đều từ thế kỷ thứ bảy còn lại cho đến ngày nay.
    Những bức tượng đầu tiên là vị hộ pháp Palden Lhamo với cặp mắt to tròn. Ngày trước có thể đó là những vị ác thần, ma quái đã được hàng phục và sẵn sàng hỗ trợ chính pháp. Đó chính là chủ trương của Liên Hoa Sinh và đặc trưng của Phật Giáo Tây Tạng. Sau đó là bức tranh diễn tả cảnh dê chở đất đổ xuống hồ, minh họa lịch sử hình thành ngôi đền. Trong một khám thờ khác là một bức tượng tuyệt đẹp của Quán Thế Âm ngày tay ngàn mắt mà người Tây Tạng gọi là Chenrezi. Bức tượng này thì ngay cả Trung Quốc cũng ít nơi sánh kịp.
    Tượng Jowo là một bức tượng tuyệt hảo. Đức Thích-ca với khuôn mặt vàng sáng rực, nhìn xuống, đầu đội vương miện năm trí. Có lẽ đúng, bức tượng này do thần Vishvakarma, chủ nghệ thuật, tự tay tôn tạo. Khám thờ Jowo "Đức hạnh cao quí" ngày nay đã được ngăn bởi một lớp song sắt, ta đứng ngoài có thể nhìn vào nhưng không thể đụng tới.
    2. Barkhor
    Dãy phố Barkhor - Bát Khoách "Thánh Lô" (dịch theo tiếng Tây Tạng). Trong Phật giáo, "Thánh Lô" có nghĩa là "con đường đi lên trời", cũng với ngụ ý là xung quanh chùa. Phố Bát Khoách là dãy phố vòng quanh chùa Đại Chiêu. Phố Bát Khoách là dãy phố cổ kính như Lhasa, cho đến nay phố này vẫn giữ nguyên bộ mặt lịch sử là đường lát đá và nhà ở xây bằng gạch đá. Barkhor không gì khác hơn là chợ của người Tây Tạng, đó là một khu Bazar với vô số hàng quán bán đồ lưu niệm, trái cây, thức ăn, hàng tạp hóa, tranh tượng...
    Đến Barkhor là đến khu vực của người Tây Tạng, đây là nơi người dân bản xứ tụ họp chuyện trò, nghỉ chân, phơi nắng. Bakhor cũng là nơi mà khách địa phương hay nước ngoài ai cũng đến, do công trường này nằm ngay trước đền Jokhang. Không còn nghi ngờ gì nữa, con đường lát gạch quanh co khúc khuỷu và gập ghềnh này đã từng để lại dấu chân của công chúa Văn Thành, cũng để lại dấu chân của quan chức chính phủ Trung ương các thế hệ. sau đời Đường, kể từ ngày ra đời đến nay, phố Bát Khoách đã trở thành phố tôn giáo, cả dãy phố tràn đầy bầu không khí tôn giáo chảng khác gì chùa Đại Chiêu. Sáng sớm và chiều tối hàng ngày, rất nhiều tín đồ phạt giáo Tạng đều men theo dãy phố này để đi quanh Chùa Đại Chiêu ba vòng. Hoạt động phật giáo này được gọi là "Đi vòng quanh phố", cũng gọi là chuyển kinh". Cho rằng đi vòng quanh như vậy có thể loại trừ tai họa, cầu mong mọi điều tốt lành. Hiện nay, phố Bát Khoách không những tổ chức hoạt động tôn giáo thành khẩn, mà còn diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa hết sức sôi nổi và tấp nập, khiến phố tôn giáo có cả chức năng của phố thương mại. Tại đây, du khách không những có thể mua sắm hàng thủ công nghệ của dân tộc Tạng đủ loại đủ kiểu, mà còn có thể thưởng thức thực phẩm của đồng bào Tạng chính cống trăm phần trăm.
    3. Tu viện Sera
    Sera Monastery is one of the ''great three'' Gelukpa university monasteries of Tibet. The other two are Ganden Monastery and Drepung Monastery. ''Sera'' means ''Enclosure of Roses''. The monastery is about 5 km north of the Jokang in Lhasa. The original Sera monastery is in Lhasa, Tibet.
    It was founded in 1419, by Jamchen Chojey (Sakya Yeshe), a disciple of Tsong Khapa. Like the Drepung and Ganden monasteries, it had three colleges:
    Sera Mey Dratsang, built in 1419, which gave basic instruction to the monks. Sera Jey Dratsang, built in 1435, was the largest, and was reserved for wandering monks, especially Mongol monks. Ngagpa Dratsang, built in 1559, was a school for the teaching of the Gelukpa tantras.
    Sera housed more than 5,000 monks in 1959. Although badly damaged, it is still standing and has been largely repaired. It now houses a few hundred Buddhist monks.
    After the Chinese invasion of Tibet and the destruction of the majority of the monasteries in Tibet, Sera monastery was reformed in Bylakuppe, India, near Mysore.
    Because none of the monks of the Ngagpa Dratsang (Tantric College) survived the invasion, only the Sera Mey College and Sera Jey College were reformed in India.
    4. Tu viện Drepung
    Quanh Lhasa có ba tu viện lớn nhằm đào tạo tăng sĩ tới cấp bực thứ tư Geshe, đó là Drepung, Ganden và Sera. Trong cả ba thì Drepung lớn nhất, đó là tu viện có lúc chứa đến 10.000 tăng sĩ. Trong các vị tu học tại Drepung có một vị tên là Losang Gyatso, về sau trở thành Đạt-lai lạt-ma thứ năm, người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng trong thế kỷ 17. Trong ba tu viện Drepung, Ganden và Sera, chúng tôi chọn đi Drepung.
    Drepung nằm dưới chân một ngọn núi, cách Lhasa khoảng 10km. Từ xa ta đã thấy đây là một hệ thống những tòa tu viện rất lớn, với danh từ ngày nay ta có thể gọi là "campus". Đó là một làng đại học Phật Giáo với hàng chục công trình xây cất.
    Drepung được một đệ tử của Tông-khách-ba tên là Jamyang Choje xây dựng đầu tiên năm 1416. Trong những thế kỷ sau Drepung được tiếp tục xây dựng để trở thành tập hợp tu viện lớn nhất của phái Cách-lỗ và cũng của toàn Tây Tạng với hàng chục điện thờ, khám thờ và vô số tranh tượng. Trong chính điện lớn nhất mà người Tây Tạng gọi là Dukhang, ta thấy bức tượng Văn-thù, vị bồ tát chủ trí tuệ mà tôi đã được đảnh lễ tại Ngũ Đài sơn Trung Quốc. Đây là nơi đào tạo khoảng 400 vị Geshe và 50 vị tái sinh Tulku học tập trí huệ bát nhã của Ngài. Trong thời gian Đạt-lai lạt-ma thứ năm trị vì, Drepung cũng trở thành trung tâm quyền lực chính trị của Lhasa.
    Trong chính điện Dukhang này, đây là nơi tập hợp quan trọng nhất của các cuộc hành lễ với hàng ngàn tăng sĩ, với thanh la não bạt, với những loại kèn đồng rất dài phát ra tiếng rất trầm. Ta đã biết âm nhạc tế lễ đóng vài trò rất quan trọng trong Phật Giáo Tây Tạng. Những loại âm thanh đều đại diện cho những yếu tố của pháp giới. Những tiếng rất trầm hầu như phát ra từ lòng đất nói lên nền tảng vô thủy vô chung của vạn sự, những tiếng xập xỏa ngắn, sắc và vang dội nhảy múa trên âm trầm không dứt, chúng đại diện cho thế giới hữu hiện khi có khi không của vạn pháp. Chính điện này cũng là nơi hàng ngàn người tụng niệm cùng lúc, dưới những bức tượng vàng vĩ đại, trong tiếng âm thanh của chuông trống, trong tiếng niệm thần chú của vị chủ lễ.
    Những con đường lát đá là những nơi mà ngày xưa tăng sĩ tranh luận về nhân minh học, môn logic lý luận Phật Giáo hết sức sâu sắc. Đó là nơi mà tăng sĩ phải trả lời ngay những câu hỏi câu đố được đưa ra song song với một tiếng vỗ tay rất lạ của người hỏi. Cách vỗ tay đó được xem để đánh thức tâm trí của người được hỏi. Phái Cách-lỗ là môn phái chịu lý luận nhất trong các môn phái Phật Giáo xưa nay. Họ cho rằng đã theo đại thừa thì phải biết lý luận để giáo hóa cho những người muốn học hỏi và cách giáo hóa dễ làm nhất là lý luận logic.
    Những phòng thờ của các vị tu viện trưởng là những chỗ ngồi thiền định mà trên đầu là một tấm lụa nhiều màu tượng trưng cho bầu trời. Dưới bầu trời đó, xung quanh đều là tranh tượng của Phật Bồ tát, các vị tăng sĩ sống một cuộc đời tôn giáo cả ngày lẫn đêm. Trước mặt họ luôn luôn là tượng Phật, họ cúng đèn, tượng trưng cho giác ngộ; cúng nước, tượng trưng cho đời sống.
    Đây là nơi mà hàng ngàn người sống cuộc đời phạm hạnh, bồi dưỡng trí huệ, tăng trưởng bồ đề tâm, quán niệm về cái vô thường của sự sống, về sự miên viễn của cái chết. Những người đó theo bước của Văn-thù, dùng lưỡi kiếm bén chém màn vô minh để phá vòng sinh tử. Vô minh là khâu đầu tiên của "mười hai nhân duyên". Nơi đây tại Tây Tạng, người ta học kỹ những giáo lý tiểu thừa như tứ diệu đế, mười hai nhân duyên..., đâu phải chỉ có luật tạng. Ôi, đó là những giáo lý tiểu thừa tưởng như giản đơn nhưng không bao giờ ta hiểu hết. Tiểu thừa hay đại thừa chỉ có một mục đích duy nhất là xé "miếng da voi của vô minh". Hai trường phái đó đối với người Tây Tạng chỉ là phương tiện tùy theo căn cơ hành giả. Nơi đây người ta quí trọng đức Văn-thù, mỗi lần đọc Trung quán luận người ta cầu đến Văn-thù . Bao nhiêu tăng sĩ Tây Tạng đã lên đường đi bộ đến Ngũ Đài sơn. Ngài là người giúp tăng sĩ phá vòng vô minh. Phá được vô minh là chấm dứt cái chết lẫn cái sống, thoát được vòng tử sinh do quỉ sứ đang ôm giữ.
  3. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    5. Ramoche
    Theo truyền thuyết, chùa này do vợ chồng của ông Srongtsengampo xây cất. Đầu tiên ngôi chùa rất nhỏ và được tu bổ, mở rộng ra sau này. Cổng chùa được chống đỡ bởi những cây trụ bằng gỗ chạm khắc theo nghệ thuật của xứ Nepal.
    Trong chùa có tôn trí thờ hai pho tượng Phật lớn. Ngôi chùa Ramoche được xây cất trên một khu đất rộng. Trước cổng chùa hai bên có tôn trí thờ các vị hộ pháp và tứ thiên vương. Trên vách tường trong chánh điện được trang trí với những bích họa sáng tác vào thế kỷ thứ 18.
    Không xa chùa Ramoche là chùa Tsepame, bên trong tôn trí thờ hàng nghìn pho tượng Phật thời Hiền Kiếp (Bhadra-Kalpa) như Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và đức Phật Thích Ca v.v...
    6. Điện Potala
    Là nơi ở của Dalai Lama cho đến Dalai Lama thứ 14 chạy qua Dharamsala, Ấn Độ sau một cuộc cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959. Ngày nay, Cung điện Potala là một viện bảo tàng ở Trung Quốc. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới.
    Cung Potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.
    ? Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Trong thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chồng ngựa.
    ? Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới khu cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung. Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trị và tôn giáo của Đạt-lai Lạt-ma. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt-lai Lạt-ma đã mất và một số sảnh điện khác.
    7. Cung điện mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma
    Norbulingka, meaning ''Treasure Park'' in Tibetan, is situated in the western suburb of Lhasa City, at the bank of the Kyichu River, about one km (about 0.6 mile) southwest of Potala Palace. The garden covers an area of 360,000 square meters (about 430,000 square yards), with 374 rooms inside. It is the biggest man-made gardens in Tibet Autonomous Region.
    Construction began in the 1740s. The area used to be wasteland with wild animals, weeds and scrub which the Seventh Dalai Lama liked and often visited, and, as a result, the Qing magistrate had a palace built. Years later, Kelsang Potrang was built by order of the Seventh Dalai Lama. Later it was used as the Summer Palace for successive Lamas, where they solved the political problems and held festive celebrations. After a series of expansions and renovations, the appearance was improved with potrangs, pavilions, gardens and woods. It has now been turned into a park open to the public.
    Norbulingka consists of several palace complexes, such as the Kelsang Potrang, Tsokyil Potrang, Golden Linka and Takten Migyur Potrang. Each palace complex is divided into three sections - the palace section, the section in front of the palaces and the woods.
    Kelsang Potrang, named after the Seventh Dalai Lama, is a three-storey palace with halls for worshipping Buddha, bedrooms, reading rooms and sanctuaries. Tsokyil Potrang, when the Eighth Dalai Lama was in power, is considered to be the most attractive in Norbulingka. Khamsum Zilnon built during that time is really a striking pavilion of the Han architecture style, where Dalai Lamas enjoyed Tibetan opera. In 1922, a wealthy benefactor had Golden Linka and Chensel Potrang constructed for the Thirteenth Dalai Lama. Meanwhile, a lot of flowers, grass and trees were planted. In 1954, the Fourteenth Dalai Lama built Takten Migyur Potrang, which is also called the New Summer Palace, means ''Eternal Palace'' in Tibetan. The architecture has combined the characteristics of temple and villa and is more magnificent than other palaces. The exquisite murals in the palace are well worth a mention and visit. The murals in the northern hall show the kind, calm Sakyamuni and his eight contemplative disciples. However, the murals in the southern hall vividly tell the development of Tibet in comic strips.
    8. Hồ Yamdrok
    Hồ Yamdrok Tso là một trong ba hồ nước linh thiêng của Tây Tạng, còn được gọi với cái tên khác là hồ San hô (Coral lake). Hồ này nằm ở vùng đất Nhagartse, cách Lhasa khoảng hơn 100km về phía tây nam. Trên tuyến đường đi từ Lahasa đến Gyantse, du khách sẽ bắt gặp hồ nước xanh như ngọc này. Theo truyền thuyết, hồ này là một nàng tiên xinh đẹp, người chồng của nàng đã theo sau và hóa thân vào ngọn núi Kampala hùng vĩ. Bao quanh hồ Yamdrok Tso là các dãy núi lớn như Nyinchenkhasa, Chetungsu và Changsamlhamo. Để điểm tô thêm cho khung cảnh tuyệt đẹp ấy là những đồng cỏ ngút ngàn, những con vật và những đàn chim muôn sắc màu.
    Hồ Yamdrok là hồ lớn thứ ba của Tây Tạng, diện tích mặt nước của nó khoảng 638 cây số vuông, nằm ở độ cao 4441m, được xem là hồ thiêng của Tây Tạng. Hồ lớn nhất là một hồ nằm ở phía bắc tên là Namtso, nước mặn, nằm ở độ cao 4718m, nằm cao nhất trên thế giới, đó cũng là một hồ thiêng.
    9. Tu viện Samding
    Do ông Potopa Chogle Namgyal xây cất để thờ nữ thần Dorjepamo. Nét mặt của nữ thần không có vẻ dữ dằn mà trông giống như cô gái hiền lành tuổi mười ba.
    Hằng năm, thiện nam tín nữ khắp nơi quy tụ về cúng lễ nữ thần vào các ngày 11, 12 và 13 tháng 5. Vào dịp này ban tổ chức trang sức rực rỡ cho ba con ngựa và dắt chúng ra đứng ngoài trời để lắng nghe các vị Lạt ma tụng kinh và hít ngửi mùi hương thơm mà khách thập phương đi lễ đã đốt để dâng cúng vì chúng được mọi người tin tưởng sùng kính như đại diện cho các thần linh Phurburagpa, Shinkyongbapa và Dritsangshagpa thường hay giúp đỡ phù hộ cho dân làng địa phương.
    Tại điện thờ lớn nhất ở tu viện Samding thờ một tượng Phật Thích Ca và đứng xung quanh có tám vị Bồ tát được tạo tác vào thế kỷ 16. Có những khám thờ nhỏ làm bằng bạc có gắn nhiều mảnh đá quý, bên trong đặt thờ tro cốt (xá lợi) những vị hóa thân của các nữ thần.
    Xin gửi cho các bạn tham khảo
  4. tours

    tours Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Chán nhỉ, vậy là không có ai cùng dừng ở Tibet với tớ nhỉ. Vậy thì tớ xin rút thôi, đi về 1mình buồn lắm. Đành hẹn dịp khác vậy.
    Chúc các bạn lên đường may mắn và thành công!
  5. jouki

    jouki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Hì, các bác đi vòng xuống Nepal còn sang cả Ấn mất 1 mớ visa mà thời gian ít thế thì quá mấu. :D.
    E bổ sung tí:
    - Xe 4wd: ptiện di chuyển chính từ Lhasa - EBC sang Nepal: thường sắp xếp 1 xe khoảng 4người. Nếu 5 ng nhỏ con nhét vào cũng ok. Còn nếu ít hơn có thể thu xếp ghép nhóm để share tiền- tại các vp tour ở Tibet có dán nhiều thông cáo của những ng đi lẻ.
    Ngoài ra 6-7 ng cũng có thể đi = bus nhỏ 8 chỗ. Tính ra $1người phải trả > xe 4wd mà k0 khỏe bằng, nhưng có thể đi đông.
    - Hướng đi lên Namtso lake k0 thuận cho đi về phía EBC/Nepal. Phải quay về Lhasa và đi tiếp. (thằng tour giải thix thế).
    - Cái permit vào Tibet ~500NDT hên xui lắm. Đi = tàu lửa vào Lhasa thì nhiều thằng Tây cũng k0 tốn cho khoản nì, k0 bít = máy bay thì sao; chứ rất nhiều tên trả mớ $ mà chả thấy cái mặt mũi tờ giấy ấy đâu cả...
    - Bác nào chỉ đi Tibet k0, thì bay về Kunming hoặc Guangzhou (Quảng Châu) hình như hay có giảm giá vé cho 2 chuyến nì: check thử www.elong.net.
    Rùi về VN = bay cho nhanh, mà đỡ bùn, hehe-
    Chúc thuận lợi và vui vẻ.
  6. yentu3217

    yentu3217 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0

    Những thông tin mới về Tây Tạng . Ước gì mình có mặt ở đó vào thời điểm nóng bỏng này .Thông tin này được đăng trên BBC News
    Kêu gọi đầu hàng ở Tây Tạng


    Nhân chứng cho biết nhìn thấy xe tăng tuần tra ở Lhasa
    Chính quyền Tây Tạng lệnh cho người biểu tình chống Trung Quốc phải đầu hàng thứ hai tuần tới, tiếp sau vụ đụng độ được cho là làm mười người chết.
    ?oÂm mưu của những kẻ muốn ly khai sẽ thất bại?, người đứng đầu chính quyền Tây Tạng cảnh báo như vậy trong khi các cuộc bạo loạn tiếp diễn thêm một ngày nữa tại thủ phủ Lhasa.
    Truyền thông Trung Quốc nói rằng mười người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trước đó khiến một số doanh nhân ?obị thiêu cho tới chết?.
    Nhưng các vị thủ lĩnh Tây Tạng lưu vong cho biết số người chết cao hơn và đổ lỗi cho Trung Quốc.
    Chính phủ Tây Tạng lưu vong ở miền bắc Ấn Độ ra thông cáo cho biết: ?oChúng tôi có các thông tin chưa được kiểm chứng về việc 100 người thiệt mạng?.
    Quan ngại quốc tế
    James Miles, một phóng viên người Anh ở Lhasa, cho biết rằng các cuộc bạo loạn hôm nay (15.03) diễn biến xấu hơn một ngày trước đó.
    Ký giả này cho biết, cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán đoàn người biểu tình vốn bất chấp lệnh giới nghiêm tại khu vực phố cổ ở thủ phủ.
    Tân Hoa Xã trích dẫn một thông cáo, trong đó chính quyền Tây Tạng kêu gọi ?onhững người vi phạm luật pháp đầu hàng vào đêm thứ hai? và cam kết rằng ?onhững ai đầu hàng sẽ được khoan hồng?.
    Người đứng đầu chính quyền Tây Tạng, ông Qiangba Puncog, đã lên án ?oâm mưu của những kẻ đòi ly khai?.
    Ông cũng nói rằng cảnh sát không hề xả súng kể từ khi các cuộc bạo loạn nổ ra.
    Quan chức cho Tân Hoa Xã biết rằng những người chết hôm thứ sáu là ?onhững dân thường vô tội?, trong đó có nhân viên khách sạn và chủ cửa hàng.

    Chính quyền được dự báo sẽ không để lặp lại những gì xảy ra hôm thứ sáu
    Tuy nhiên, một người Tây Tạng ở Lhasa nói với Reuters hôm thứ bảy: ?oNếu máu có đổ hôm nay, đó sẽ là máu của chúng tôi?.
    Các nước phương Tây đã bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ, và quan chức Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành động kiềm chế.
    Cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở Tây Tạng kể từ năm 1989 tiếp diễn sang ngày thứ năm bắt nguồn từ các cuộc biểu tình ôn hòa hồi đầu tuần nhằm kỷ niệm cuộc nổi dậy chống Trung Quốc năm 1959.
    ''Phẫn uất âm ỉ''
    Các hãng thông tấn hôm thứ bảy đã phát đi các hình ảnh cho thấy nhiều thanh niên đốt cờ Trung Quốc cũng như ném đá, trong khi truyền thông Trung Quốc nói rằng cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán đám người biểu tình.
    Một nhân chứng cho biết nhìn thấy một số người được cáng đi.
    Các cuộc biểu tình, gần giống với những gì xảy ra ở Miến Điện hồi tháng chín năm ngoái, do các vị sư khai mào rồi sau đó được cả các dân thường hưởng ứng.
    Từ nơi sống lưu vong Ấn Độ, Dalai Lama kêu gọi chấm dứt bạo lực đồng thời thúc giục Trung Quốc ?ogiải tỏa những phẫn uất của người Tây Tạng thông qua đối thoại?.
    Trong khi đó, hôm thứ bảy, người Tây Tạng lưu vong đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Australia và Ấn Độ.
    Phóng viên BBC tiếng Trung ở Bắc Kinh cho rằng chính quyền Trung Quốc không muốn đổ máu, năm tháng trước khi diễn ra Thế vận hội.
    Mặt khác, hộ cũng không muốn các nhà sư cũng như người Tây Tạng thể hiện sự giận dữ vì điều đó có thể được nhìn nhận là sự suy yếu của chính quyền.

  7. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tin mới nhất về Tibet do BBC đưa ngày hôm nay(17/03/2007)
    An ninh đã được xiết chặt thêm tại Tây Tạng


    Xe tăng ở Lhasa ngày 16/3/2008
    Xe tăng Trung Quốc tuần tra với số đông ở Lhasa hôm Chủ Nhật
    Chính quyền Trung quốc loan báo trật tự nói chung đã được tái lập tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, sau nhiều vụ bạo động mà một vài tin nói rằng có hàng chục người đã bị giết chết.
    Cảnh sát võ trang hùng hậu đã đi tuần tra trên đường phố, trong lúc các toán nhân viên vệ sinh đã bắt đầu dọn dẹp đường phố ngổn ngang xác xe hợi bị đốt cháy trong vụ biểu tình chống Trung quốc hôm thứ Sáu.
    Một người dân địa phương xin được dấu tên đã cho biết các phái viên biết là ông vẫn còn chưa hoàng hồn vì các cuộc biểu tình trong thành phố.
    Tất cả các người ngoại quốc đuợc khuyến cáo nên rời Lhasa, và chính quyền nhưng cấp giấy phép cho khách viếng thăm thành phố này.
    Đài truyền hình nhà nước Trung quốc đã chiếu nhiều cảnh tượng đổ nát trên đường phố và luôn cảnh mà chính quyền Trung quốc gọi là sinh hoạt đời sống đã trở lại bình thường tại Lhasa, nhưng chính quyền không có đề cập gì tới các vụ biểu tình bài trung quốc khác tại các tỉnh có đông người Tây Tạng sinh sống.
    Xóa sạch văn hóa
    Đức Đại Lai Lạt Ma, lảnh tụ tinh thần của người Tây Tạng hiện sống lưu vong đã kêu gọi quốc tế điều tra về việc mà ngài gọi là một vụ " xóa sạch văn hóa" do người Hoa tiến hành trên đất mẹ của ngài.
    Ngỏ lời từ ngôi chùa tại thành phố Dharamshala ở mạn bắc của Ấn Độ, ngài nói rằng ngài cảm thấy bó tay và quan ngại trước thời hạn chót mà Trung quốc buộc những người biểu tình phải đầu hàng.
    Khi đêm xuống thành phố Dharamshala, các người Tây Tạng sống lưu vong đã thắp nến và cầu kinh để đánh dấu cuộc xung đột này.
    Ít nhất 80 thương vong
    Các phụ tá của Ngài nói rằng họ được tin là có 80 người đã bị giết chết trong các vụ bạo động, trong số này có 26 người đã bị giết chết gần một nhà tù ở vùng ngoại ô của Lhasa hôm thứ Bảy.
    Các quan chức Tây Tạng ở Ấn Độ nói số người bị chết đã được vài nguồn xác nhận cho dù chính phủ Trung Quốc nói chỉ có mười người chết.
    Hãng truyền hình Hong Kong Cable đưa tin khoảng 200 xe với mỗi xe mang theo từ 40-60 lính có vũ trang đã tiến vào thành phố.
    Loa phóng thanh phát đi các thông điệp như: ''''Phân biệt thù và bạn, hãy giữ trật tự.''''
    BBC được biết những quân nhân đang nghỉ phép ở tỉnh Thành Đô lân cận đã được gọi trở lại và sẵn sàng nhận lệnh.

    Một sinh viên Canada 23 tuổi ở Lhasa nói với hãng AP: ''''Cả thành phố gần như đã bị đóng cửa.''''
    Vụ trấn áp của Trung Quốc diễn ra sau khi có bạo động hôm thứ Sáu theo sau một tuần biểu tình ôn hòa.
    Hãng Thông Tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã nói mười người chết hôm thứ Sáu trong đó có cả các doanh gia mà hãng này nói bị ''''đốt chết''''.
    Nhưng chính phủ Tây Tạng lưu vong nói người ta đếm được ít nhất 80 xác chết bao gồm cả 26 người chết ở gần nhà tù Dratchi ở Lhasa hôm thứ Bẩy.
    Những xác người khác được phát hiện ở gần Chùa Ramoche, một đền thờ Hồi giáo và một nhà thờ ở Lhasa, theo ông Tenzin Taklha, trợ lý cao cấp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
    ''''Tin tức này chúng tôi nhận được từ họ hàng, từ những người của chúng tôi ở Tây Tạng và từ các mối liên hệ với bên an ninh. Tin này đã được xác nhận nhiều lần,'''' ông nói.
    Thời hạn đầu hàng
    Chính quyền Tây Tạng trước đó đã lệnh cho người biểu tình chống Trung Quốc phải đầu hàng vào thứ Hai tuần tới.
    ?oÂm mưu của những kẻ muốn ly khai sẽ thất bại?, người đứng đầu chính quyền Tây Tạng cảnh báo như vậy trong khi các cuộc bạo loạn tiếp diễn thêm một ngày nữa tại thủ phủ Lhasa.
    Người đứng đầu chính quyền Tây Tạng, ông Qiangba Puncog, đã lên án ?oâm mưu của những kẻ đòi ly khai?.
    Ông cũng nói rằng cảnh sát không hề xả súng kể từ khi các cuộc bạo loạn nổ ra.
    Quan chức cho Tân Hoa Xã biết rằng những người chết hôm thứ sáu là ?onhững dân thường vô tội?, trong đó có nhân viên khách sạn và chủ cửa hàng.

    Bạo loạn ở Lhasa hôm 14.3
    Chính quyền được dự báo sẽ không để lặp lại những gì xảy ra hôm thứ sáu
    Tuy nhiên, một người Tây Tạng ở Lhasa nói với Reuters hôm thứ bảy: ?oNếu máu có đổ hôm nay, đó sẽ là máu của chúng tôi?.
    Các nước phương Tây đã bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ, và quan chức Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành động kiềm chế.
    Cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở Tây Tạng kể từ năm 1989 tiếp diễn sang ngày thứ năm bắt nguồn từ các cuộc biểu tình ôn hòa hồi đầu tuần nhằm kỷ niệm cuộc nổi dậy chống Trung Quốc năm 1959.
  8. flyingthink

    flyingthink Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2008
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn Beocena xem lại thông tin này nhé, hình như nhà chức trách ở Tây tạng đang tạm ngừng cấp visa du lịch cho khách nước ngoài vì tình hình bạo động ở khu vực này
  9. Anonymousman

    Anonymousman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tây Tạng ngưng cấp giấy thông hành cho người nước ngoài
    TT - Sáng 17-3, người đứng đầu chính quyền khu tự trị Tây Tạng Qiangba Pungcog đã tổ chức họp báo tại Bắc Kinh để làm rõ về tình hình biến động ở Lhasa trong những ngày vừa qua.
    Tân Hoa xã dẫn lời ông Pungcog cho biết vụ bạo loạn diễn ra hôm 14-3 đã làm 13 thường dân thiệt mạng, trong đó có những trường hợp bị thiêu sống hoặc giết rất dã man.
    Theo ông, chính quyền khu tự trị Tây Tạng đã "phản ứng nhanh chóng và huy động lực lượng an ninh để giải quyết các vụ bạo loạn theo qui định pháp luật". Ông bác bỏ tin cảnh sát dùng vũ khí giết người để trấn áp những người biểu tình, và cho biết 61 cảnh sát đã bị thương, trong đó sáu người bị thương nặng.
    Theo Tân Hoa xã, trước bối cảnh bất ổn ở Lhasa, chính quyền khu tự trị Tây Tạng đã tạm ngưng cấp giấy thông hành cho du khách nước ngoài đến Tây Tạng. Ông Cự Kiến Hoa, giám đốc phòng đối ngoại khu tự trị Tây Tạng, cho biết trong ngày 16-3 đã có hơn 20 du khách nước ngoài rời Tây Tạng an toàn với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Theo ông Cự Kiến Hoa, phòng đối ngoại cùng với các cơ quan hàng không, đường sắt và đường cao tốc địa phương sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho những du khách muốn rời khỏi Tây Tạng trong những ngày sắp tới.
    THANH TRÚC
    Nguon: Tuoi tre Online
  10. beocena

    beocena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc đã cho đạng những hình ản mới nhất về Tibet sau bạo lọan.
    [​IMG]
    Lính cứu hỏa cố gắng dập tắt các đám cháy
    [​IMG]
    Bức ảnh được Tân Hoa Xã công bố cho thấy các cửa hàng bị người biểu tình phá hoại. Chính quyền cho biết có 10 người thiệt mạng. Cufng có tin nói số ngươ?i chết có thê? đến 80. [​IMG]
    Bức ảnh do độc giả BBC gửi về cho thấy binh sĩ tuần tra trên đường phố Lhasa hôm thứ bảy, khi một số cuộc đụng độ mức độ nhỏ xảy ra.
    [​IMG]
    Người đứng đầu Tây Tạng, Champa Phuntsok, kêu gọi những người tham gia bạo loạn đầu hàng. Ông nói sẽ khoan hồng cho những ai đầu hàng, cũng như mạnh tay nếu họ không làm vậy.
    [​IMG][​IMG]
    Tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, cảnh sát đã đụng độ với các nhà hoạt động Tây Tạng trước cửa đại sứ quán Trung Quốc.Trong khi đó, cách xa Lhasa, tại Quốc hội Trung Quốc, người ta thấy một sự tuân thủ luật lệ tuyệt đối.

Chia sẻ trang này