1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Người đẹp đâu rồ.....ồi.....!!!! Tiếp tục đê!!!
  2. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Tiếp chương II đây:
    Tự Đức thường nói: "Quan võ mà học kỹ sách võ, cũng có thể cộng thêm trí thức, cho nên cổ nhân muốn cho quan võ đọc sách , là bởi cớ đó. Nay khiến người ta dự bị học tập thế nào, định kỳ hạn trước, đều cho tuỳ sức được đến đâu hay đến đấy, cũng không bắt ép".
    Võ sinh được học võ, học có bài bản, cả lý thuyết và thực hành, lại cả lý luận có tính chiến lược và chiến thuật, chẳng những quân lính học trong kỷ luật quân ngũ mà nhân dân những người yêu thích võ cũng có thể đăng ký với quan sở tại để được hàng năm tập trung ôn luyện và dự khảo hạch chuẩn bị cho thi võ, chúng ta sẽ thấy phần khảo hạch trong võ cử.
    Để để cao trách nhiệm của những người dạy võ ( và những người tổ chức cho đoàn võ sinh của địa phương mình đi thi) như quy định năm 1866 khi ở Trường Võ học ở kinh có phần thưởng phạt tuỳ theo chất lượng đào tạo, năm 1873 nhà nước quy định cụ thể mức thưởng phạt.
    Với quy định đó, tất cả mọi người liên quan đến nhân sự trước hết là thầy dạy võ, rồi đến những người khảo hạch và thi đều có liên đới trách nhiệm với nhau, do đó mỗi người từ võ sinh đến thầy dạy, người theo dõi và cá người tổ chức đưa đi thi đều phải cố gắng ở mức cao nhất. Trong võ học thời Nguyễn còn tìm thấy việc lập Võ Miếu.
    Nhà nước quân chủ Nguyễn ra đời bằng con đường võ, và sau đó đứng vững được trước sóng gió cảu bao cuộc khởi nghĩa nông dân cũng cơ bản bằng con đường võ. Trong chiến tranh với Tây Sơn, các quan võ được đào tạo và trưởng thành qua thực tế chiến đấu. Giờ trong hoà bình, trước khi có trường võ học để đào tạo nhân tài tiếp, từ năm 1835 Bộ Lễ xin cho lập Võ Miếu trong quy hoạch tổng thể kinh thành Huế để cho những người theo việc cung đao biết hướng trông mong, bắt trước. Vua dụ rằng: " Điều cốt yếu trị nước là cả văn lẫn võ, không thể riêng bỏ một bên nào. Việc đặt ra Võ Miếu là lẽ nên làm". Triều đình bèn trọn đất ở ngoại thành, phía bắc bờ sông Hương để theo hướng nhìn chung của kinh thành hướng về phía nam thì " tả văn - hữu võ", dựng Võ Miếu ở phía bên phải Văn Miếu. Năm 1835 dựng võ Miếu thuộc ấp Nội Súng huyện Hương Trà, quy mô gồm 2 nhà chính đường 3 gian 2 chái, và tiền tế 5 gian hợp thành một toà là nơi thờ chính, lại thêm 2 toà nhà thờ phụ ở 2 bên tả hữu đều 5 gian, bốn xung quanh xây tường gạch, mặt trước xây 1 nghi môn, hai bên tả hữu đều có cửa tò vò.
  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Đồng thời với việc xây dựng bộ mặt của Võ Miếu là các toà nhà, thì điều quan trọng là quy hoạch thờ tự ở Võ Miếu trong đó trọng tâm là chọn được người xứng đáng đưa vào thờ. Không thấy sử chép Bộ Lễ nhà Nguyễn tham khảo việc thờ trong Võ Miếu nhà Lê, mà chỉ tham khảo Võ Miếu trung Quốc qua các thời và lựa tim người trong sử Trung Quốc: Trung Quốc dựng Võ Miếu từ nhà Đường thờ Thái công và phối hưởng Trương Lương, sau thêm 9 người nữa là Điền Nhương Thư, Tôn Vũ Tử, Ngô Khởi, Nhạc Nghị, Hàn Tín, Gia Cát Lượng, Lý Tĩnh và Lý Tích thành 10 người gọi là " thập thiết phối hưởng". Các thời sau đưa ra 2 người là Bạch Kgởi và Ngô Khởi, nhưng thêm vào 4 người là Quản Trọng, Quách Tự Nghi, Lý Thanh và Phạm Lãi, tất cả 12 người phối thờ hai bên tả hữu. Như vậy ngay ở Trùn Quốc, các hiền triết được phối hưởng cũng có khi them khi bớt.
    Bộ Lễ cân nhắc danh vị các hiền triết, sau khi xác định người ở hàng đầu được thờ là Thái công tức Chu Thượng phụ Khương Thái công ( giống như bên Trung Quốc và thời Lê ở ta), người được phối hưởng phải là các danh tướng từ Xuân Thu trở về sau, đã đích thực là môn đệ học tập nơi Thái công. Trong số những hiền triết thờ trong Võ Miếu Trung Quốc, 4 người đã làm binh thư và có võ công là Tôn Võ Tử, Điền Nhượng Thư, Quản Trọng và Lý Tĩnh. Lại thêm 5 người tinh thông thao lược, có sự nghiệp rõ ràng là: Trương Lương, Hàn Tín, Gia Cát Lượng, Quách Tử Nghi và Lý Thanh. Ngoài 9 người trên, xét thêm được Tống Nhạc Phi, Lưu Cơ và Vương Thử Nhân là 3 đại danh tướng, tất cả 12 người. Còn những người khác đã vào Võ Miếu Trung Quốc, nhưng theo quan điểm của Bộ Lễ nhà Nguyễn thì Phạm Lãi chẳng có tính toanký điều gì của con nhà binh, Nhạc Nghị chẳng hoàn thành được sự nghiệp, Lý Tích một lời nói mất hết đạo vua tôi, Bạch Khởi giết người đã hàng, không phải là đạo đức của con nhà võ, Ngô Khởi giết vợ để cầu làm tướng thì nhân phẩm hèn kém bẩn thỉu... cả 5 người này đều không xứng đáng được thờ.
    Vua Minh Mạng duyệt các danh vị trên, cơ bản nhất trí, riêng 2 trong 3 người mới đưa thêm vào thì Lưu Cơ chỉ bí mật tham dự ở nơi màn trướng chứ không có võ công chiến đấu rõ ràng, Vương Thủ Nhân đã được thờ ở Văn Miếu rồi... nên thôi, nhưng thêm Từ Đạt là khai Quốc nguyên huân của nhà Minh, tất cả phối thờ 11 người.
    Còn đối với các danh tướng của Việt nam, quan điểm của Bộ Lễ là tự hào nhưng dè dặt, họ tâu với Minh Mạng: " Nước ta mở bờ cõi từ Đinh, Lê, Lý , Trần đến nay, cũng chẳng thiếu gì lương tướng. Triều ta các công thần từ khai quốc đến trung hưng, công nghiệp rõ ràng đèu có sử sách ghi chép, có thể khảo được. Có lẽ nên kén lấy những người trội hơn, chia ra thờ phụng ở nhà Tả hữu vu; song việc này mới bắt đầu chưa giám khinh xuất bàn vội".
    Sau đó, biết rõ ý định Minh Mạng cần phải biểu dương người xưa để động viên người nay: "đến như nước An Nam ta, từ thời Đinh, Lê, Lý , Trần, Lê, đời nào cũng có người phò tá đời ấy, chẳng thiếu gì người giởi, binh cơ tướng lược. Huống chi bản triều từ khai quốc đến truing hưng, trong khoảng ấy những bầy tôi bày mưu giúp sức, công liệt rực rỡ, khong kém người xưa, đáng nên biểu dương đề khuyến khích nhân tài". Bộ Lễ đã tra xét lại sử cũ, thấy nhà Lý có Lý Thường Kiệt đánh Tống lập võ công bậc nhất xưa nay, lại bình Chiêm giữ yên bờ cõi, công lao và danh tiếng hơn cả một đời. Nhà Trần có Trần Quốc Tuấn, dựng nhiều chiến công lạ, lại làm binh thư thâm thuý về thao lược; có Trần Nhật Duật trong cuộc chống Nguyên đã lập công nghiệp trội hơn cả. Nhà Lê ở buổi đầu sáng nghiệp có Đinh Liệt đứng hàng đầu sự nghiệp bình Ngô, có Lê Khôi danh vọng và uy thế làm phương xa kinh sợ. Hồi Lê trung hưng có Hoàng Đình Ái cung kiếm theo đời lập nhiều công lao. Hôi Nguyễn sơ coá Đào Duy Từ điều khiển quân cơ, đủ mưu lược làm tướng lại sáng tác cả binh thư này còn áp dụng, có Tôn Thất Thuần dẹp yên biên giới, có Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật dùng kỳ binh nhiều lần thắng Trịnh. Nhà NGuyễn lập nghiệp có Chu văn Tiếp và Võ Tánh mưu lược và trung dũng, có Tôn Thất Hội trải khắp chiến trường, nhiều lần lập công trạng lớn, có Nguyễn Văn Trương nhiều lần theo đi đánh Tây Sơn, có Nguyễn Hoàng Đức được gọi là Hổ tướng. Đó là 13 người nổi trội lên trong số 16 người được thờ phụng ở miếu lịch đại đế vương và 25 người được thờ phụng ở Thái Miếu và Thế Miếu của nhà Nguyễn. Nhưng khi xét duyệt, Minh Mạng đòi hỏi " Những người được thờ ở Võ Miếu tất là người có công liệt rõ ràng, giwũ trọn trước, sau mới đủ để nêu ý nghĩa thờ tự và làm gương lâu dài cho sau này". Do đó đã loại bỏ Lý Thường Kiệt vì xuất thân từ hoạn quan, loại bỏ Trần Nhật Duật, Đinh Liệt, Hoàng Đình Ái chỉ là những tướng đánh phá thành trận. Về triều Nguyễn, loại bỏ Đào Duy Từ chỉ bàn mưu nơi màn trướng, loại bỏ tôn Thất Thuần võ liệt chưa đáng cao tột, Nguyễn Hoàng Đức chưa nội trội hơn mọi người. Từ đó chỉ thuần cho lấy Trần Quốc Tuấn, Lê Khôi là danh tướng các triều trước, và lấy NGuyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Tôn Thất Hội và Nguyễn Văn Trương là danh tướng triều Nguyễn, tất cả 6 người được thờ phụng ở nhà giải vũ tả hữu.
    ngày lễ hàng năm vào xuân thu nhị kỳ ngày sau ngày tế miếu lịch đại đế vương. Lễ phẩm tam sinh là 1 trâu, 1 dê, 2 lợn, và thêm 5 mân xôi. Chăm sóc miếu thường ngày có 20 người ân ở gần làm thủ hộ.
    Như vậy việc lập Võ Miếu chính là thông qua đề cao những tướng tài ba xưa mà giáo dục và khích lệ tinh thần thượng võ ngày nay, là sự chuẩn bị bước đầu của sự nghiệp võ học, chuẩn bị cho võ cử, ở đây còn định hướng cho võ sĩ cái đạo trọng nghĩa giỏi cả võ nghệ thực hành và binh pháp trận đồ mà trong hoạt động võ học phải luôn coi trọng.
  4. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Người đẹp ơi post tiếp đi, thiên hạ hết trò cãi nhau rồi, giờ post là thích hợp nhất đó hihi.
  5. wixivo0oo8o

    wixivo0oo8o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    tiếp theo phần của Anhsanghong:
    C_ VÕ CỬ
    a) Việc khảo hạch quan võ và võ sinh:
    Tổ chức Nhà nước có Văn và Võ. Văn ban được đào tạo qua trường quy và ngay từ thời Lý đã tuyển chọn nhân tài bằng con đường thi cử, việc học và thi, sang thời Trần đã rất qui củ, cho đến thời Lê trở thành lệ thường với quy chế rõ ràng. Song võ ban được xây dựng từ thực tế lao động và chiền đấu của nhân dân, các nhân tài võ qua các hội đấu và nhất là qua chiến đấu chống ngoại xâm mà khẳng định tài năng và được tién cử với triều đình. Việc thi võ theo đúng quy cách phải mãi từ thế kỷ XVIII mới có, còn trước đó chỉ là việc khảo hạch quan võ để kiểm tra trình độ võ nghệ thực hành.
    Vua Lê Thái Tổ vừa đánh giặc Minh xâm lược, ngay năm đầu 1428 đã có sắc, sai các quan võ trong kinh và ngoài cái lộ từ tứ phẩm trở xuống, văn thì thông kinh sử, võ thì thông võ kinh, đến tháng 5 năm sau, tất cả đều tập hợp đông đủ ở Đông Kinh để dự kỳ khảo thí theo môn học của mình. Trên tinh thần đó, năm 1429 nhà vua đã mở khoa Minh kinh, các võ quan được kiểm tra trình độ lý thuyết sách vở về binh pháp Trung Hoa.
    Năm 1437 vua Lê Thái Tông đặt thành lệ cho các quan võ: các tướng hiệu trong các quân vệ hàng năm phải qua kỳ khảo thí và điểm duyệt võ nghệ để đánh giá tài năng và xếp hạng hưởng lương bổng. Phép thi gồm có: trước hết bắn cung tên là một nghề, sau đó ném tên "Thủ tiễn" là một nghề, thứ nữa sử dụng áo giáp và lá chắn ( tức đánh mộc) là một nghề. Cả 3 nghề đều thi trúng cách thì được cấp toàn phần lương bổng. Cuộc khảo hạch này được nhà Lê định thành lệ thường xuyên, đã có tác dụng tích cực buộc các quan võ phải ôn luyện tay nghề để có thể đạt thành tích cao.
    Đến năm 1478 nhà Lê tổ chức kỳ thi " Đô thí", qua đó định thể lệ không chỉ thưởng mà còn có cả phạt.
    Nhìn chung, các cuộc khảo hạch võ nghệ đặt ra ở thời Lê sơ, trừ cuộc thi "Minh kinh" năm 1429 chỉ hỏi về kiến thức sách vở trong bộ binh thư, binh pháp võ kinh, còn các cuộc kiểm tra thành lệ thường xuyên sau đó thì lại chỉ có phần thực hành với 3 môn võ binh khí phổ thông. Là khảo hạch trình độ võ nghệ, nên đối tượng là những viên quan võ phụ trách quân đội, cốt để rèn luyện tay nghề và thưởng phạt công minh, chứ không phải để nâng cấp quan võ, do đó mặt tích cực có hạn chế không khuyến khích phong trào học võ trong quân đội và nhân dân, khong phát hiện thêm nhân tài cho làng võ.
    Đến thời Nguyễn năm 1826 vua Minh Mạng ban hành phaép khảo hạch thành lệ hàng năm là kiểm tra các môn võ nghệ và binh thư, thể lệ giông như một cuộc thi võ thử ở mức thấp. Chẳng những năm nào cũng tổ chức khảo hạch mà còn làm tới hai kỳ vào tháng 2 và tháng 8, mỗi kỳ tiến hành suốt 4 ngày:
    - Ngày thứ nhất: khảo hạch các môn cung, đao, côn, quyền, kiếm, giáo mộc.
    - Ngày thứ hai: khảo hạch môn bắn súng điểu thương.
    - Ngày thứ ba: khảo hạch môn xách nặng.
    - Ngày thứ tứ: hỏi ý nghĩa võ kinh.
    Kết quả cũng xếp theo 4 bậc là : ưu, bình, thứ , liệt. Nhưng thực tế chưa thi hành rộng khắp.
    Năm 1845 Bộ binh tấu lên Thiệu Trị quy định cụ thể đối tượng dự kiểm tra và mức độ kiểm tra từng môn, chỉ kiểm tra thực hành các môn võ nghệ mà không kiểm tra kiến thức lý thuyết võ kinh.
    Về đối tượng, quân nhân tại ngũ có chức phận tập luyện võ nghệ thường xuyên và các viên chỉ huy cũng phải thường xuyên đốc thúc huấn luyện và kiểm tra, nên việc khảo hạch chỉ áp dụng với thường dân - những ai thích luyện tập nghề võ, để cổ vũ và tạo điều kiện tập luyện tốt hơn.
    Về thời gian mỗi năm có hai kỳ kiểm tra vào mùa hạ và mùa đông, mỗi kỳ kéo dài 3 ngày:
    - Ngày thứ nhất: kiểm tra môn xách nặng.
    - Ngày thứ hai: kiểm tra các môn côn, quyền, đao, khiên.
    - Ngày thứ ba: kiểm tra môn bắn súng điểu thương.
    Điều kiện dự kiểm tra là trước mỗi khoá khảo hạch, quan chức các hạt phải thông báo cho dân chúng trong hạt biết, ai muốn dự sát hạch thì phải tự mình đến đăng ký. Địa phương phải cử các quan chức tinh thông võ nghệ đứng ra tổ chức và chấm điểm chia ra 4 hạng ưu, bình, thứ, liệt đối với từng ngày, cuối đợt tổng kết xếp hạng chung, tính cho mỗi người trên cơ sở thứ hạng của 3 ngày.
    Về quyền lợi, những người được xếp hạng ưu và hạng bình được quan chức quản hạt phê duyệt cho miễn một năm không phải phục dịch việc binh, còn người hạng thứ được miễn nửa năm, để họ có thì giờ tập luyện chuyên cần hơn.
    Được wixivo0oo8o sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 03/08/2006
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Các bác này khi viết bài thì viết thêm giúp 1 dòng phía trên là bài của mình là tiếp từ phần nào của bài của bác nào hihi các bác cứ­ viết lên mà không hướ­ng dẫn thì biết nó nằ­m ở­ đoạn nào đâu.
    Được DaiViet999 sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 02/08/2006
  7. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác VIENANH và bạn ANHSANGHONG đã bỏ công sức đánh máy bài này.
    Có một lịch sử đi cùng làm chúng ta cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn khi tìm hiểu và luyện tập.
    Chúc một ngày vui vẻ.
    tinhyeuxanh
  8. wixivo0oo8o

    wixivo0oo8o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    (tiếp):
    Nội dung sát hạch từng môn bao gồm:
    - Về môn xách nặng: 2 tay xách 2 khối chì mỗi khối nặng 100 cân ta đi xa 12 hoặc 24 trượng.
    - Về các môn côn, quyền, đao, khiên: phải múa đúng bài với binh khí quy định.
    - Về môn bắn súng điều thương: trên bia có một vòng tâm và điểm đích ở giữa, đứng xa bia 22 trượng 5 thước (90m) bắn 6 phát.
    Như vậy, so với khảo hạch ở thời Lê chỉ đối với quan võ đã có chức tước thì khảo hạch ở thời Nguyễn chỉ dành cho đối tượng là dân thường, nhà Lê đặt thành lệ hàng năm thì ở nhà Nguyễn mỗi năm những 2 lần, lệ khảo hạch ở nhà Lê đặt từ 1437 không rõ các thế kể thuộc Lê trung hưng chấp hành ra sao và thể thức cũng không thật cụ thể, thì ở nhà Nguyễn được quy định tỉ mỉ. Đó là những tiến bộ theo thời gian.
    Binh lính tập võ theo chương trình huấn luyện quân đội, ngoài kiểm tra định kỳ bình thường đôi khi cũng có những cuộc sát hạch có tính chất chuẩn bị cho thi võ, được ghi vào biên niên sử nhà Nguyễn. Tình hình này ở đời Tự Đức được coi trọng. Năm 1852 Tự Đức sai bộ thần và các thần, hội sát phép đánh côn; lính ở đội túc vệ, vệ tuyển phòng đấu với lính các doanh, bảo; trong đó lính hạng nhất đấu với hạng nhất, lính hạng nhì đấu với hạng nhì, cứ hai người đấu với nhau và phải đấu với 3 người. Xếp hạng xong lập thành danh sách gửi lên, triều đình sẽ lượng cho khen thưởng để khuyến khích.
    Ngoài lính ở kinh, năm 1865 Nhà nước chuẩn bị chương trình sát hạch võ sinh ở các tỉnh: tuỳ theo số lính nhiều hay ít, lựa chọn lấy 2 phần 10, trong đó chọn người khoẻ mạnh mà dồn bổ, rồi sau đó bắt cá Quản suất phải đốc thúc huấn luyện họ. Các vị đốc, phủ, bố, án và chánh phó lãnh binh hội đồng chọn những viên quản, suất am hiểu võ nghệ, chiểu theo số lính ở tình nhiều hay ít, dồn thành cơ hội, đều miễn cho các công việc khác, theo lệ chia ban, hàng ngày ra trường diễn tập các môn: côn gỗ, đao chuôi dài, giáo dài, mác sắt và đâm người nộm bằng rơm. Hàng năm đến đầu mùa xuân, việc lãnh binh chiểu theo chương trình sát hạch lính ở kinh, chia ra từng hạng ưu, bình, hạng thứ và thứ thứ rồi lập chung một danh sách, tư trình lên thượng ti đô đốc, phủ hoặc bố, án sát hạch lại lần nữa. Những người dự hạng ưu và bình, chia ra thành từng loại và lập danh sách đệ lên Bộ binh, theo như lệ tuyển phong mà thi hành. Ai ưu liền3 khoá, Bộ cấp bằng đội trưởng; lại 3 khoá liền ưu nữa, bổ thứ đội trưởng; thêm 3 khoá liền ưu nữa; bổ chánh đội trưởng. Nếu suất đội khuyết thì theo thứ tự mà bổ sung. Về quản suất, cũng theo võ sinh đỗ nhiều hay ít mà được thưởng hoặc bị phạt.
    Như vậy việc sát hạch binh lính trực tiếp để đề bạt võ quan cấp thấp, nhưng gián tiếp, chính là việc rèn luyện chuẩn bị cho các cuộc thi chính thức.
  9. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Các pác viết hộ cả tên tác giả viết từng chương hộ cái có được không ạ ?
  10. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Rất ca?m ơn Haio va? Ánhanghong cu?ng các bạn đaf post nội dung cuốn sách lên đây . Tôi muốn ho?i thêm,có pha?i tác gia? la? VS Ngô Xuân Bính va? Lê Anh Thơ pha?i không hay co?n ai nưfa? Xin ho?i luôn la? ai biết ơ? đâu co?n bán quyê?n sách trên? Nếu bạn na?o biết mua giúp tôi,tôi sef liên hệ chuộc lại,tôi xin ca?m ơn trước .Chúc tất ca? anh em TV sức kho?e va? hạnh phúc !

Chia sẻ trang này