1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Theo em được biết thì hiện giờ cuốn sách đó không có bán trên thị trường. Giờ nếu muốn tìm cuốn sách này thì chỉ có đến các thư viện thể dục thể thao của các sở thể thao hoặc viện khoa học thể dục thể thao thì có. Hoặc là chỉ có photo thôi.
  2. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0

    Xin thưa là như đã nói từ đầu, cuốn sách là một sự kết hợp hiếm có của rất nhiều các vị đại võ sư của rất nhiều các môn phái võ ở Việt Nam. Mỗi tác giả hoặc 1 nhóm tác giả đã viết 1 phần của cuốn sách này. Rất tiếc là chúng tôi đã bỏ qua tên các tác giả này ở đầu mỗi chương, mà nhẽ ra chúng tôi không nên làm thế. Lúc đầu tôi cũng hi vọng là những trang đầu tiên của cuốn sách sẽ được viết ra vì trong đó có chứaa rất nhiều tên quen thuộc của các võ sư từ nam tới bắc- các tác giả của cuốn sách này.
    Hiện tôi có 1 bản gốc, ASH có 1 bản copy do tôi đưa, và hình như một vài anh chị em khác cũng có. Quả thực tôi không biết là nếu muốn mua cuốn này thì sẽ phải tìm ở đâu cả. Chúng tôi đang có dự kiến là khi cuốn sách được chép ra xong thì nếu anh em nào có biết cách viết latex thì sẽ nhờ anh em đó chuyển thành latex, sau đó mình sẽ bổ sung thêm phần hình ảnh và một số môn phái mà cuốn sách hồi đó chưa nói tới.
    Mong sẽ được sự ủng hộ về mọi mặt của anh chị em vào lúc đó.
    KB
    Haio
  3. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0

    Do việc nhận đánh lại cuốn sách là hoàn toàn do ASA và một số anh chị em khác tình nguyện làm, cùng lúc mọi người đều phải bận rộn kiếm sống, nên tốc độ sẽ có thể chậm, mong mọi người kiên nhẫn.
    Hiện giờ khoảng độ 1 nửa nội dung của cuốn sách đã được gõ xong, chắc theo tiến độ này thì chỉ cần tới cuối năm là cuốn sách sẽ được gõ xong. Mong các độc giả của topic này, nếu thạo latex và áng chừng có thời gian đóng góp vào cuối năm này thì xin tình nguyện bớt chút thời gian chuyển thành latex. Đồng thời xin mọi người cùng thảo luận nếu mình thêm ảnh minh hoạ thì cụ thể sẽ minh hoạ kiểu gì ? Việc liên lạc xin phép các tác giả sẽ như thế nào ? v.v.
  4. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    minh hoạ thì em khoái kiểu của ông Done Draeger trong "Classic Budo" nói về võ học Nhật bản, rải rác trong các trang có hình vẽ nho nhỏ các vũ khí cổ, thi thoảng lại trích đăng dăm trang kỳ thư bí kíp của các nhà cho bà con thèm, nếu kiếm được mấy cái thế cổ được vẽ trong bí kíp rồi chụp ảnh cách đánh hiện tại như Draeger đã làm thì quá hay; rồi ảnh các võ sư nổi tiếng của VN(nếu các cụ cho phép), hơi tiếc là những trận đánh lớn trong lịch sử Việt Nam hơi ít tranh vẽ lại, nếu có tranh mộc bản để vào thì rõ là cờ nát xích rùi.
    Còn xin phép thì trừ phi bác định xuất bản ở dạng giấy hay ebook kiếm xiền, chứ nếu là phi lợi nhuận thì theo em hiểu chỉ cần ghi rõ nick người gõ, người sưu tầm tranh ảnh rồi kiếm cái host nho nhỏ up lên đấy, ghi rõ mọi hành động trích dẫn tái sao lưu bản này đều phải ghi rõ xuất xứ (link)
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 06/08/2006
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 06/08/2006
  5. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    B/ Việc thi võ
    Những năm đầu thời Lê trung hưng vẫn chỉ tổ chức những cuộc khảo hạch quan võ. Ở trong phủ chúa chọn người có phương pháp mưu lược và người có công quân ở các cơ hiệu, rồi liệu lượng tài năng mà bổ dụng. Phải từ thế kỷ XVIII Nhà nước mới tổ chức thi võ. Năm 1721 nhân việc lập Trường Võ học, Nhà nước cùng với qui định việc học cũng qui định cả phép thi: trước hết hỏi sơ lược về đại nghĩa trong sách Tổn Tử (là một trong bẩy bộ binh thư binh pháp của tủ sách võ kinh), người nào thông hiểu nghĩa sách sẽ được vào thi khảo về võ nghệ gồm các kỳ:1) Cưỡi ngựa múa đâm mâu; 2) Đấu kiếm và lăn khiên; 3) Múa siêu đao. Kỳ chót thi về phương pháp mưu lược việc binh. Ai trúng cách sẽ được dẫn vào sân phủ chúa thi phúc hạch, rồi tuỳ tài cao, thấp theo thứ tự bổ dụng.
    Lệ thi đã có nội dung, nhưng chưa phân ra các mức cao thấp khác nhau, cũng không quy định thời gian mở các khoa thi là những năm nào và giãn cách ra sao. Có lẽ đây mới phác hoạ, chưa nêu thật cụ thể và do đó rất khoá tổ chức thực hiện các cuộc thi. Phải đến năm 1724, sử cũ chép: lúc ấy mới đặt khoa thi võ, lấy 4 năm tí - mão - ngọ - dậu, thi ở bản trấn gọi là "sở cử" và 4 năm sửu - thìn - mùi - tuất thi hội ở kinh đô gọi là "bác cử". Từ đó về sau, cứ 3 năm một lần mở khoa thi, đặt làm điều lệ lâu dài. Như vậy cứ năm trước thi "sở cử" ở địa phương, ai đỗ thì năm sau được ra kinh đô thi "bác cử". Năm sau nữa ( tức rơi vào các năm dần - tỵ - thân - hợi) không tổ chức thi, cứ thế quay vòng 3 năm một chu kỳ: nghỉ để chuẩn bị - thi sở cử - thi bác cử. năm 1724 ấy là năm Giáp thìn, Nhà nước mở khoa thi "bác cử" đầu tiên, chúa Trịnh Cương rước vua Lê ngự xem thi võ và duyệt lấy đõ 11 người. Như vậy, năm trước (Quý mão 1723) đã phải tổ chức thi "sở cử" ở các trấn rồi thì mới có người năm sau thi "bác cử".
    Nhân khoá thi "bác cử" 1724 này, sử cũ cho hay sự khác nhau giữa hai cấp thi: "sở cử" và "bác cử" như sau:
    - Thi "sở cử" trước hết hỏi sơ lược về võ kinh, sau đó các kỳ đệ nhất, đệ nhị và đệ tam đều thi về võ nghệ. Người dân nào trúng cáh gọi là "viên sinh", con cháu quan viên trúng cách gọi là "biền sinh". Lại thi về phương pháp mưu lược việc binh, người dân nào trúng ngay được gọi là "học sinh", con cháu quan viên trúng được gọi là "biền sinh hợp thức".
    - Thi "bác cử" kỳ thứ nhất hỏi sơ lược về ý nghĩa 7 bộ sách binh thư (võ kinh); kỳ đệ nhị thi võ nghệ, kỳ đệ tam hỏi sơ lược một bài văn sách. Người nào trúng tuyển được vào thi ở sân phủ chúa, lần này người nào hợp cách được làm "tạo sĩ". Người nào trong hai kỳ đệ nhất và đẹ nhị thi võ nghệ được tinh thông thành thạo mà kỳ đệ tam bài văn sách không được hợp cách, thi chọn lấy người trội nhất gọi là " Tạo toát" cũng được bổ dụng như tạo sĩ.
    Lê Quý Đôn trong sách Kiều văn tiểu lục cho biết khoa thi năm 1724 đặt trường thi "bác cử" ở sở Thịnh Quang (khu Đống Đa - Hà Nội) gồm các bước:
    - Kỳ đệ nhất: hỏi 10 câu về ý nghĩa trong 7 bộ sách binh thư cổ (võ kinh).
    - Kỳ đệ nhị: thi hai tao võ nghệ: trước hết thi cưỡi ngụa múa đâm mâu, sau thi đấu múa siêu đao, lăn lá chắn và múa gươm giáo.
    - Kỳ đệ tam: thi văn sách, hỏi cách thao luyện và phương lược về phép bầy trận để đánh kẻ địch, giữa thành trì.
    Khoá này định thứ tự cho Tạo sĩ mới được trao quan chức lần đầu như sau: người đỗ vào hạng ưu phân, ưu trung được chánh lục phẩm; người đỗ trung hạng và thứ hạng được dùng lục phẩm; người thứ thu được chánh thất phẩm. Còn về điều lệ ban ân cho Tạo sĩ cũng giống như cho Tiến sĩ.
    Đến năm 1731, nhân khoá thi "bác cử" năm Tân Hợi, các viên chức chính quyền trong phủ chúa Trịnh bàn luận việc chọn người võ thần có sức mạnh để bạo vệ đất nước. Trước hết phải căn cứ vào kỹ năng và sức mạnh. Các khoá thi trước đấy, ngay kỳ đầu đã hỏi về kiến thức lý thuyết trong bộ sách võ kinh, thì có người yếu về sách vở nhưng có kỹ năng và sức mạnh lại bị bỏ rơi, cả những người thuộc võ kinh nhưng vào kỳ thứ hai thi đấu võ nghệ lại chỉ có hai tao thì thấm mệt; nửa số người còn lại bị loại. Vì giờ đây triều đình định lại quy chế thi như sau:
    - Kỳ thứ nhất: thi giương cung và múa siêu đao, đều chia ra làm ba hạng.
    - Kỳ thứ hai: thi 4 môn võ nghệ là bắn cung, múa siêu đao, múa kiếm và múa đâm mâu, phần lớn vừa thực hiện trên ngựa và thực hiện trên bộ. Thứ tự thi là: trước hết thi cưỡi ngựa bắn tên vào ba đích, mỗi đích cách nhau 100 bộ (mỗi bộ 6 thước x 0,40m) người ứng thi cưỡi ngựa buông cương cho ngựa phi, bắn 3 phát tên, người nào được 2 mũi tên trúng đích là hạng ưu, được 1 mũi tên trúng đích là hạng thứ. Về chạy bộ bắn tên, thể lệ đại lược cũng giống như thế. Thi bắn cung rồi, thứ nhì thi múa siêu đao, lăn khiên; thứ ba thì múa kiếm, múa giáo; thứ tư thi múa đâm mâu. người nào võ nghệ tinh thông là hạng nhất.
    Kỳ thứ ba: thi văn sách hỏi sơ lược về ý nghĩa 7 bộ binh thư trong võ kinh đề xem sức học, rồi hỏi kỹ về phương pháp mưu lược việc binh để xem tài cán.
    Người nào cả 3 kỳ đều trúng cáh, gọi là Tạo sĩ. Nếu người nào kỳ đệ tam không trúng cáh mà sức lực và võ nghệ được liệt vào hạng trội hơn, thì mỗi khoá chọn lấy 10 người cho được bổ dụng cũng như Tạo sĩ. Về phép thi "sở cử" cũng giống như thi "bác cử". Điều lệ khảo thí đều ấn định rõ ràng, nhưng có khoá không mở như khoá Bính Dần (1746) và khoá Kỷ Tỵ (1749).
    Sau đó, triều đình lại nhận thấy rằng khoa thi "bác cử" lấy đỗ có hạn định, có khi còn bỏ sót nhân tài, bèn phỏng theo khoa thi Hoành tử bên văn, đặt thêm khoa thi Hoành tuyển để khảo thí võ nghệ, người nào có tài năng sẽ được biểu dương và cất nhắc bổ dụng. Chúng ta chưa rõ phép thi ở khoa Hoành tuyển như thế nào, có thể cũng như ở các kho thi thường xuyên nhưng tổ chức không theo kỳ hạn mà theo ý thích của vua Lê hoặc chúa Trịnh.
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Sau khi post hết toàn bộ nội dung sách, em sẽ post cái list của từng chương và tác giả của từng chương đó.
  7. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Anhsanghong và những bạn khác đã cất công post quyển sách này lên. Quyển này mình đã tìm nát các tiệm sách cũ ở SG mà không có. Nhớ hồi trước có gặp quyển này một lần ở tiệm sách cũ trên đường Trần Hưng Đạo, nhưng vì lúc đó đang là SV, đói kém quá nên định để sau này hẵng mua. Ai dè cho đến giờ đó là lần duy nhất nhìn thấy cuốn sách. Kể cả thư viện tổng hợp TP. HCM cũng không có cuốn này đâu.
  8. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Nếu ai muốn mượn cuốn sách mà lại ở HN thì liên lạc với tôi nhé. Còn những người ở xa hơn thì liên lạc cũng được nhưng nói thật là tui sẽ không biết làm thế nào để cho mượn cuốn sách này được
  9. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Tớ cũng rất muốn mượn nhưng không biết làm thế nào cả hi`
  10. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Bác phôn cho tui đi. Nếu cần số phôn thì viết cho tui tôi sẽ gửi phôn

Chia sẻ trang này