1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Số ĐT của bạn là số nào vậy ?
    Chủ đề này bị quên lâu quá rùi, đánh tiếp lên đê.
  2. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    (tiếp):
    Đến năm 1780, triều đình nhận thấy lệ thi đặt từ 50 năm trước vẫn chua chặt chẽ, nay bàn định lại, sửa bổ sung cho kỹ càng hơn trước: phép thi chia làm 4 kỳ:
    - Kỳ thứ nhất: thi gương cung, múa siêu đao (như cũ)
    - Kỳ thứ hai: đưa nội dung mới, tách riêng ra một kỳ khảo xét việc so đọ về môn bắn cung, bắn súng.
    - Kỳ thứ ba: Trước hết thi vừa phi ngựa vừa bắn, sao khảo các môn đấu siêu đao, lăn khiên, cưỡi ngựa múa đâm mâu và kiếm trường. Viên quan giữ việc khảo sát phải xét kỹ về các phép đánh, đâm, tiến, lùi, che đỡ cùng khí sắc và sức vóc hăng hái hay suy kém, mạnh hay yếu, để định người hơn, người kém.
    - Kỳ thứ tư: làm một bài văn sách ( như cũ). Như vậy kỳ thứ hai của phép thi năm 1731 được đưa thêm nội dung mới ( như bắn súng) va khôi phục một số môn thi của phép thi năm 1724 ( như đấu so đọ tài giữa các võ sinh chứ không chỉ múa võ khi biểu diện, và nhất là khảo sát khí sắc võ sinh) để thành nội dung các kỳ thi thứ hai và thứ ba trong phép thi mới cải tổ năm 1780 này, mục đích tìm được những người có tài võ nghệ cao cường để trao tước vị và quan chức.
    Trong phép thi đặt thành lệ thường từ năm 1724, rồi lần định lại vào năm 1731, sau đó mãi đến lần cải tổ năm 1780 mới nhấn mạnh đến việc xét duyệt khí sắc. Nó có thể là quan sát tướng mạo và tiếng nói, có thể là thử đòn chịu đựng, làm sao cho võ sinh biểu hiện được sự hùng dũng, can trường. Dường như từ 1731 đến trước 1780 không có phần khảo duyệt khí sắc trong lệ thi bác cử. Nguyễn Danh Chiêm đỗ tạo sĩ năm 1776 được phong tước hầu nên thường gọi là Chiêm - vũ - hầu, năm 1784 theo lệnh Chúa Trịnh bắt mấy tên kiêu binh nên bị chúng trả thù đòi chúa Trịnh đưa ra cho chúng xử. Trong tình thế cấp bách, Chiêm vũ hầu phải nộp mạng, chịu ngồi yên cho lính kiêu binh nện gạch đá vào đầu sây sầm mặt mũi mà chỉ lau máu, cười nói: " Mình bây giờ không thi các cử nữa, thế mà vẫn còn phải thử xem có can đảm hay không! khoái nhỉ!khoái nhỉ" Thi các cử chính là việc khảo khí sắc trong lệ thi 1724 và 1780, có lẽ tương tự việc Chiêm vũ hầu bị tra tấn năm 1784. Nhà Lê từ khoa thi đầu tiên năm 1724 đến khoa thi cuối cùng năm 1785, đã mở tất cả được 19 khoá thi võ lấy đõ Tạo sĩ 60 người và Tạo toát 140 người ( cả thẩy 200 người).
    Việc thi "sở cử" và thi "bác cử" là hình thức tuyển chọn nhân tài võ chính thức song có thể vì cớ gì đó mà có võ sĩ ẩn danh, nhà Lê lại còn bổ sung bằng phương thức đề cử. Chẳng hạn năm Quý Hợi 1743 không rơi vào năm có khoa thi võ nào, thì triều đình hạ lệnh cho các quan võ từ tam phẩm trở lên đều phải đề cử một người có tài trí, mưu mô, mạnh dạn, quả cảm tức một võ sĩ có hạng. Chúa Trịnh Sâm (1767 - 1782) đã định điều lệ Văn tuyển và Võ tuyển. Về võ ban, các quan đề cử người có phương pháp, mưu mô, tài năng, nghệ thuật, đã từng theo đi đánh trận. Những người này cũng do các quan trong phủ xét tài năng, phẩm hạnh xếp thành thứ tự, rồi dẫn vào phủ đường để so đọ, võ nghệ người nào trội hơn thì được thăng chức bổ dụng, người trội vừa sẽ bổ dụng sau. Như vậy, võ tuyển sau khi được đề ử và xem xét tài đức rồi vẫn còn phải so đọ võ nghệ để định thấp, cao, nó cũng là một dạng thi võ nhưng đơn giản và không có quy chế cụ thể
    Được Anhsanghong sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 30/10/2006
  3. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn em Hồng. Lâu lắm mới gặp lại em. Em vẫn mạnh chứ ?
  4. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Haio, em vẫn khoẻ.
    (tiếp):
    Trong thời Lê Trung Hưng, việc dạy võ và thi võ ở Đàng Ngoài đã trở thành nề nếp chính thống, thì ở Đàng Trong với tư cách chính quyền địa phương, các chúa Nguyễn vẫn chỉ theo công thức chiêu hiền. Chẳng hạn năm 1628, Trần Đức Hoà tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, và Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: " Đào Duy Từ là Tử Phòng ( tức Trương Lương là công thấn khai quốc của nhà Hán, được Bình gia Hoàng Thạch Công trao cho sách binh thư tam lược) và Khổng Minh ( tức Gia Cát Lượng) ngày nay". Về sau Đào Duy Từ tiến cử con rể và Nguyễn Hữu Tiến và tiến trở thành một tướng có tài của chúa Nguyễn.
    Nhà Tây Sơn thành lập do thắng lợi của khởi nghĩa nông dân, vua TháiĐức ( Nguyễn Nhạc) dùng phwưong thức chiêu hiền như hồi còn là lãnh tụ nghĩa quân: những người giỏi võ nghệ có thể nhờ nguồi có uy danh đề cử hoặc tự gia mắt, nếu xét quả có tài, đức thì trọng dụng.
    Còn vua Quang Trung thì theo quy lệ nhà Lê, tổ chức các khoa thi võ tại kinh đô Phú Xuân, mọi võ sĩ đều được ứng thi. Nội dung thi vẫn theo thể lệ nhà Lê, khi vua Quang Trung ra xem thi và sai võ tướng ra tỉ thí hoặc cao hứng thì đòi đấu thử. Một số người ở " đất võ" miền trung dự thi văn và đỗ cao cũng rất giỏi võ và lập được nhiều võ công lớn.
    Đến thời Nguyễn, một lần nữa nho giáo được đề cao, ngay từ năm 1807 đã mở khoa thi Hương về văn và đặt lệ thường xuyên, cũng sớm dùng Văn miếu, nhưng phải hơn 30 năm sau, đến năm 1835 mới lập Võ miếu và 1836 mới chuẩn cho bộ binh sang năm sẽ bàn quy chế và mở khoa thi võ. Tuy chậm nhưng quy cách thi võ được quy định tỉ mỉ.
    Buổi đầu nhà Nguyễn, các quan võ đều trưởng thành qua đánh nhau với Tây Sơn, quân lính cũng chưa được dạy võ một cách hệ thống, nên trong đời Gia Long chưa thấy nói đến thi võ. Sang đời Minh Mạng, năm 1826 nhân bắt đầu đặt binh giáo dưỡng như một trường học võ, các đợt kiểm tra định kỳ chính là tiền thân của thi võ, và cứ ba năm một lần thi, ai trúng hạng nhất được dẫn vào ra mắt vua và đợi chiếu chỉ lựa dùng, còn trúng hạng nhì thì được cấp lương và ở lại học tập đợi 3 năm thi lại, nếu không đạt nữa thì tước ngạch đi... có thể xem đó là những cuộc thi võ ở phạm vi hẹp. Nhân đây triều thần bàn về thi võ, nhưng chưa được thống nhất. Văn ban bàn phép thi võ khoa, định lấy 4 năm dần- thân - tị - hợi, còn võ ban xin lấy 4 năm tý - mão - ngọ - dậu mở khoa thi Hương, 4 năm sửu - thìn - mùi - tuất mở khoa thi hội ( như thời hạn thi "sở cử" và thi " bác cử" thời Lê). Nhưng khi lời bàn dâng lênm Minh Mạng dụ rằng: " Nay việc mới bắt đầu, chưa tiện mọi điều làm cả. Đợi sau binh sĩ ngày một nhiều, võ nghệ dần được khá sẽ lại xuống chỉ cho chiếu để làm", do đó mới chỉ lập binh giáo dưỡng mà chưa đặt lệ cho các khoa thi võ Hương và Hội.
    Đến tờ đạo dụ năm 1836, Minh Mạng nói rõ sự quan tâm cuỉa mình đối với các tướng: "Nhân nghỉ bấy nay những bề tôi vâng lệnh chụi chuyên trách trong việc đánh dẹp, phần nhiều vì nước, bầy mưu hay, chống kẻ thù, dẹp yên ngopài biên, thật có công lao rõ rệt... nhưng khoa thi võ vẫn chưa mở! vậy đối với những người giỏi võ nghệ, có can đảm, giàu mưu trí, biết phương lược, nên thu rộng lượm nhiều, đề phòng khi dùng đến". Trên cơ sở đó, năm 1837 Bộ Binh band định phép thi võ, tâu lên vua cho là phải. Lệ định năm trước thi Hương năm sau thi Hội, cứ 3 năm mở lại một lần. Thi Hương vào các năm dần - tỵ - thân - hợi, còn thi hội vào các năm tý - mão - ngọ - dậu ( so với thi sở cử và thi bác cử thời Lê thì trước 1 năm). Thi Hương qua 3 kỳ: kỳ thứ nhất thi mang nặm, kỳ thứ hai thi côn - quyền - đao, kỳ thứ ba thi bắn súng điểu sang. Người nào cả ba kỳ đều trúng gọi là cử nhân võ, người nào trúng hai kỳ gọi là tú tài võ. Phép thi Hội cũng giống như thi Hương, người nào cả ba kỳ đều trúng là trúng cách thi Hội, trong đó ai thông thạo cả văn tự tghì vào trong điện để thi đình đối, quyển văn đạt điểm cao thi là võ tiến sĩ, nếu quyển văn không đủ điểm số thì cùng với những người chỉ biết võ nghệ đã xin miễn đình đối, đều gọi là võ phó bảng.
    Được Anhsanghong sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 25/11/2006

Chia sẻ trang này