1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Rất xin lỗi bác Haio và các bác khác, sách thì em đang cầm, nhưng do tuần này em đang bận nên chưa đưa lên được, em hẹn các bác tuần sau sẽ đưa lên để các bác đọc và thảo luận.
  2. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ em bắt đầu vào phần nội dung cuốn Lược sử võ cổ truyền Việt Nam. vào chương 1; Võ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (Ngô Xuân Bính, Lê Anh Thơ). Em xin bỏ qua phần A. Thời đại đồ đá: Những yếu tố sơ khai của võ, mà xin bắt đầu từ phần B trở đi.
    B Thời đại đồng thau, sắt sớm và chống bắc thuộc: bước đầu hình thành nền võ Việt Nam.
    ( Trong thời đại này, các nhà viết sử không thể không ghi về vua Hùng vua Thục, nhưng xếp vào "Ngoại kỷ" như một tồn nghi. Và cả thời đầu Bắc thuộc, ngoài hiện vật khảo cổ, qua truyền thuyết có nói ít nhiều đến võ. Truyền thuyết có cốt lõi từ sự thực, song đã huyền thoại hoá, sự việc rút từ đó chưa phải là lịch sử đích thực. Song cũng giúp cho sự hiểu biết nhất địng về võ ở giai đoạn lịch sử này).
    Khoảng 4000 năm trước, khi kỹ thuật đồ đá đạt đến đỉnh cao đồng thời cũng là lúc người nguyên thuỷ phát hiện ra đồng và đưa vùng lưu vực sông Hồng vào giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên. Trong các di chỉ thời này chưa tìm được hiện vật đồng, có lẽ vì còn quá hiếm và quý, nhưng đã tìm được cục hợp kim đồng thau và cả xi đồng chứng tỏ kỹ thuật luyện kim được thực hiện tại chỗ. Công cụ bằng đá vẫn là chủ yếu, và ở đỉnh cao nhất mà cả trước và sau Phùng Nguyên đều không sánh nổi. Cả công cụ và đồ trang sức đều được mài nhẵn. Trong công cụ chủ yếu là rìu và bôn có kích thước nhỏ với chức năng chính dùng để chế tác đồ xương, đồ tre gỗ, và gia công đồ gốm. Một số di chỉ còn tìm thấy những mũi tên bằng đá và xương thú rừng, nhưng với số lượng ít. Như vậy nghề săn bắn vẫn tồn tại, nhưng không quan trọng bằng trồng trọt và chăn nưôi. Nghề gốm Phùng Nguyên đặc biệt phát triển với tranng trí đối xứng trong tư duy hình học. Người Phùng Nguyên với những tượng đá và tượng đất nung, với những đồ trang sức trau chuốt, với hoạ tiết trang trí gốm và cả với công cụ đá cân xứng... đã chứng tỏ có một trình độ mỹ cảm cao.
    Đồng thời với văn hoá Phùng Nguyên laf văn hoá Hoa Lộc ở vùng biển Thanmh Hoá. Tại các di chỉ này, đồ gốm và đồ đá khá tinh tế, ngoài ra còn tìm thấy xương cá biển và xương răng thú rừng, chứng tỏ chủ nhân ngoài trồng trọt còn đi biển và lên rừng săn thú. Trong khi đó ở lưu vực sông Mã (Thanh Hoá) và lưu vực sông Đồng Nai... cũng có những nhóm văn hoá tương đương Phùng Nguyên.
  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Vào nửa sau thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên, vẫn trên địa bàn của văn hoá Phùng Nguyên trước, cư dân ở đây đã đưa thời đại đồ đồng thau vào giai đoạn trung kỳ với văn hoá Đồng Đậu. Lúc này công cụ và vũ khí bănngf đá vẫn chiếm ưu thế, nhưng laọi bằng đồng thau đã chiếm chừng 1/5 tổng số đã biết với nhiều laọi hình phong phú như lươi câu, giũa, rìu, mũi lao, mũi tên, mũi nhọn có thể đúc đơn chiéc hoạc vài chiếc một lần, cùng tìm được những mũi lao bằng xương có ngạch.
    Vẫn trên địa bàn cũ, vào cuối thiên niên kỉ thứ II trước Công nguyên, văn hoá Gờ Mun đã thay thế văn hoá Đồng Đậu, đẩy thời đại đồ đồng thau vào hậu kỳ, giwò đây đồ đá giảm sút cả về số lượng và loại hình, kỹ thuật cũng suy thoái. Thay thế là đồ đồng thau phát triển mạnh và chiếm ưu thế, đạt tỷ lệ một nửa số công cụ và vũ khí được biết với loại hình phong phú gồm lưỡi câu, lưõi liềm, vòng tay, giũa, mũi nhọn, mũi tên, giáo và rìu lưỡi xéo.
    Giai đoạn Gò Mun ngắn ngủi, bước vào thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên thì văn hoá Đông Sơn thay thế và kéo dài hơn một nghìn năm đưa lịch sử vào giai đoạn chuyển tiếp từ hạu thời kỳ đồ đồng thau sang thời kỳ đồ sắt. Địa bàn văn hoá Đông Sơn mở rộng bao trùm hầu khắp miền Bắc mà chủ yếu là dọc lưu vực các sông Hồng, sông Mã, và sông Cả. Giờ đây đồ đá còn không là bao. phần lớn là đồ trang sức, đồ gốm nănngj tính thực dụng. Trái lại đồ đồng Đông sơn thực sự ở đỉnh cao, cả về kỹ thuật và nghệ thuật đều hoàn hảo, loại hình thật phong phú. Công cụ sản xuất trong trồng trọt và nghề thủ công cũng như dụng cụ gia đình và đồ nghệ thuật bằng đồng có rất nhiều củng loại và dềuđạt độ tinh xảo. Riêng về vũ khí đồng thau đã nhiều về số lượng, lại đa dạng và độc đáo về laọi hình, gồm vũ khí tấn công nhw rìu chiến, dao găm, kiếm, giáo, lao, mũi tên... và phương tiẹn phòng vẹ như tấm che ngực, bao cổ chân và bao cổ tay. Một số nơi đã có đồ sắt với các hiện vật như mũi tên, thuổng, cuốc, mai.
    Như vậy, cả một quá trình phát triển liên tục và trực tiếp nối tiếp nhau từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, mà các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun là ba giai đoạn tiền Đồng Sơn đã chuẩn bị tại chỗ cho văn hoá Đông Sơn đạt tới đỉnh cao trở thành van minh Đông Sơn hay văn minh Sông Hồng, theo "Ngoại kỷ" của sử cổ đã dựng lên nhà nước Văn Lang của ccs vua Hùng mà cư dân chủ yếu là người hợp nhất người Lạc Việt với người Âu Việt. Nhưng ngay trong buổi đầu của quá trìn dựng nước, Âu lạc đã bị các đế chế phương Bắc nhiều lần phát động chiến tranh xâm lược, nên đồng thời cũng là quá trình giữ nước, rồi khi nước mất thì lại là cuộc vận động trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính trong bối cảnh này, các yếu tố võ mạnh như ở thời đại đồ đá đã được nâng cao và hệ thống để hình thành dần một nền võ Việt Nam.

  4. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề lại cũng từ lao động. Với sức mạnh của đồ đồng, con người "thời Hùng Vương" mở rộng cuộc chinh phục thiên nhiên, khai phá vùng châu thổ hoang hoá và rừng rậm đẻ cải tạo thành đồng ruộng. Cuộc tấn công vào thiên nhiên ấy, sức mạnh của con người đã tạo ra những kỳ tích mà huyền thaọi ghi nhận bằng việc miền đồi núi diệt trừ Mộc Tinh, miền biển diệt trừ Ngư Tinh, miền châu thổ diệt trừ Hồ Tinh và rồi việc chống nạn ngậm lụt chu kỳ hàng năm được khái quát hoá thành việc Sơn Tinh đánh đuổi Thuỷ Tinh. Sức mạnh ấy có được bởi sự liên kết các cá nhân, các cộng đồng; nhưng dưới góc độ võ thuật được khẳng định để tạo ra một nền võ thuật hẳn hoi.
    Trên địa bàn châu thổ đã khai phá, một nền nông nghiệp lúa nước dùng cày kim loại thay cho dùng cuốc đá trước đó, đã đẩy mạnh cuộc chinh phục thiên nhiên và tạo ra những sản phẩm thóc gạo, cùng hoa mà làm cơ sở cho chuyện bánh chưng bánh dày, lại được bỏ sung bằng nghề làm vườn với truyện Dưa hấu của An Tiêm. Kết hợp với nông nghiệp trông cấy, hái lượm vẫn được duy trì, đặc biệt là săn bắn vẫn có vai trò quan trọng. Qua các di chỉ đồ đồng, chắc chắn người thời ấy còn săn các thú rừng như chim, cầy, khỉ, hoẵng, lợn rừng, hươu nai... và cả những con thú to khoẻ , hung dữ như voi, hổ, tê giác. Trên rìu Đông Sơn có khắc cảnh săn hươu dùng chó đón dâud hươu. Để chủ động về thịt, một nghề chăn nuôi đã phát triển, chẳng những tìm thấy xương thú nhà như trâu, bò, lợn, gà mà còn tìm thấy cả tượng bò và tượng gà.
    Đáng chú ý là việc thuàn dưỡng voi. Với tượng voi có bành ở làng Vạc mà công việc bẫy bắt và nuôi dạy voi đòi hỏi ở con ngwời có sức khoẻ và lòng dũng cảm. Nghề đánh bắt cá, đặc biệt là đánh bắt cá biển lớn phải dùng mũi lao xương có ngạnh để đâm cũng là hạt động gần và gắn bó với võ. Các nghề thủ công làm đá, làm gốm, đan lát, mộc, dệt, sơn đều phát triển cho biết một trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, tạo ra những công cụ và nhận thức cho hoạt động võ. Đặc biệt với nghề đúc đồng, ngay giai đoạn đầu chủ yếu đúc công cụ và võ khí cần cứng và sắc, về sau đúc nhiều đò gia dụng và đò nghệ thuật lại cần dẻo, tất cả đều được người đương thời làm chủ. Những việc có liên quan đến hoạt động võ, tạo đồ cho võ và phục vụ cho hoạt động của võ.
    Trên cở sở sức sản xuất phát triển, xã hội ngày càng phân hoá rõ rệt nhất là vào giai đoạn Đông Sơn, và sản phẩm tất nhiên của nó là các cuộc xung đột bên trong ngày càng sâu sắc. Tiêu biẻu nhất là cuộc xung đột Hùng - Thục giữa những người Lạc Việt và Âu Việt cùng trong "dòng dõi vua Hùng", kéo dài. Thần tích nhiều làng thờ các tướng của vua Hùng thường có chi tiết "đánh giặc Thục". Và kết quả Thục Phán thắng dưới hình thức được vua Hùng nhường ngôi, tạo ra nước Âu Lạc lớn mạnh hơn nước Văn Lang. Quan trọng hơn là xung đột bên ngoài, chống ngoại xâm để bảo vệ lợi ích cung của cộng đồng. Văn Lang (và sau la Âu Lạc trong không gian cầu nối Châu Á với khu vực hải đảo Đông Nam Á, phát triển trong thời gian các đế chế phương Bắc đang thực hiện âm mưu bành trướng, nên phải liên tiếp làm chiến tranh tự vệ. Truyền thuyết nhắc đến nhiều cuộc kháng chiến chống các thứ " giặc Man", "giặc Ân", "giặc Xích Quỷ", ... , và lịch sử cũng ghi nhận các cuộc khang chiến lâu dài, gian khổ ác liệt chống quân Tần, quân Triệu, quân Hán, có chiến thắng vẻ vanng, có thất bại dẫn đến ngàn năm Bác thuộc, phải liên tục khởi nghĩa chống Bắc thuộc: Khởi nghĩa có thất bại, có thắng lợi tạm thời và cuối cùng đến thế kỷ thứ X thì thực sự vào kỷ nguyên độc lập tự chủ.

  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    Tặng em một bó hoa. Hy vọng những bài sau hấp dẫn hơn.
    Cám ơn em nhiều.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cố gắng lên Hồng nhé !
  7. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    (tiếp):
    Chính từ xung đột bên trong và xung đột bên ngoài mà võ khí và kỹ thuật quân sự phát triển. Nếu ở văn hoá Phùng Nguyên, số lượng võ khí chiếm tỷ lệ rất thấp trong số hiện vật tìm được, như ở di chỉ Văn Điển chỉ 0,28%, di chỉ Phùng Nguyênchỉ 0,84%, cao hơn di chỉ Lũng Hoà cũng chỉ 2,91%, loại hình lại nghèo nàn và thường chưa phân tách khác biệt với công cụ sản xuất. Thế mà đến văn hoá Đông Sơn, tỷ lệ vũ khí trong các di chỉ đều tăng vượt lên, chẳng hạn ở Vinh Quang là 50,6%, ở Thiệu Dương là 59,8%, ở Đông Sơn là 63,29%... Ngay trong đồ tuỳ táng cũng phần lớn là vũ khí: hai ngô mộ ở di chỉ Làng Cả có 13/18 và 18/22 hiện vật là vũ khí. Vũ khí giai đoạn Đông Sơn nhiều, mà kiểu laọi thật phong phú, khái quát có vũ khí đánh gần, thậm chí giáp lá cà (như rìu, dao găm, kiếm, giáo..), có vũ khí đánh xa ( như cung tên, lao, qua), có vũ khí tấn công ( kể trên) và phương tiện phòng hộ (như tấm che ngực, khiên mộc, các loại bao tay và bao chân). Ngay trong một thứ vũ khí cũng có rất nhiều kiểu loại, chẳng hạn như mũi tên có trên 10 loại. Tững thứ vũ khí được nghiên cứu để phát huy cao khả năng sát thương. Chẳng hạn mũi giáo bằng đồng hình búp đa sắc nhọn đâm được sâu, hai cánh giáo có lỗ để rút nhanh. Những mũi tên đồng Cổ Loa có ba cạnh và cắm vào chuôi dài ở phía sau để bắn được xa và đi thăng, chuẩn. Từ cung bắn từng phát đến truyền thuyết thời An Dương Vương đã chế tạo ra nỏ và cải tiến thành "nỏ thần" bắn được nhiều phát tên trong một lần. Huyền thoại về thần Kim Quy cho móng làm nẫy nỏ, hoàn toàn phù hợp với kho mũi tên đồng tìm thấy ở chân thành Cổ Loa. Vậy từ dã sử cho biết, lúc này cung nỏ đã được cải tiến.
    Một thành tựu của nước Âu Lạc mà nay còn làm kinh ngạc mọi người là thành Cổ Loa nay thược huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là kinh đô, cũng là một toà thành lớn về quân sự.
    Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm của nước Âu Lạc, nơi giáp ranh vùng đồng bằng với trung du, trên đầu mối của các đường giao thông nhất là về thuỷ đạo. Vùng đất nơi đây đã sớm được khai thác ngay khi con người biết đến đồ đồng, phát triển liên tục qua các giao đoạn Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn để đến khi An Dương Vương định đồ thì xóm làng đã phù trú, dân cư sống bằng cả nông nghiệp làm ruộng, đánh cá và săn bắn.
    Toà thành có 3 vòng ***g nhau, đều khép kín, bên ngoài còn một số đoạn luỹ và u đất như những vị trí phòng vệ tiền tiêu. Thành nội mang tính chất hoàng thành nên xây dựng theo bình đồ chữ nhật, các vòng thành trung và thành ngoại không có hình dáng cân xứng do đắp lợi dụng địa thế nối các gò có sẵn. Cả ba vòng thành đều có ngoại hào, trong đó có đoạn sông Hoàng chảy sát chân thành, ngoài chức năng bảo vệ còn là đường vận chuyển quân thuỷ từ một quân cảng trong thành đến nơi xung yếu, thậm chí đi các miền của đất nước. Các lớp tường thành đều đắp phía ngoài dựng đứng khó trèo, còn phía trong thoai thoải để quân sĩ dễ dàng vận động nhanh chóng chiếm giữ các điểm xung yếu, lại có các ụ đất để các tay cung nỏ hoạt động thuận tiện nhất. Thành nội chỉ có một cửa ở phía Nam, các thành trung và thành ngoại có cửa nằm chung và hai cửa đều là cửa sông, các cửa khác bố trí lệch nhau tạo thành đường đi quanh co giữa những ụ đất phòng ngự, luôn ngây bất ngờ cho kể ngoài thâm nhập vào thành. Nghệ thuật xây thành Cổ Loa đã phát huy được thế mạnh phối hợp bộ binh với thuỷ binh, tạo đất hoạt động tốt cho người Âu Việt vốn ở miền núi thạo cung nỏ và người Lạc Việt ở đồng bằng giỏi dùng thuyền.
    Thành Cổ Loa với hai vòng dài 16 km, đã đào đắp một khối lượng đất lớn, lại ở vùng ven sông nhiều đầm ao, phải tạo chân móng thật tốt. Truyền thuyết phản ánh việc đắp đi đắp lại, dần mới có kinh nghiệm sáng tạo ra kỹ thuật mới. Đó là việc kè đá ở chân thành, nhất là những đoạn ven sông và ven đầm, trong thành ở những độ cao khác nhau lại rải những lớp gốm dày mỏng khác nhau. Số đất đào đắp lớn có sẵn, còn số gốm nung và tích luỹ. số đá phải đi lấy ở núi xa về. Những việc đó đòi hỏi phải huy động số nhân công rất lớn trên số dân cả nước mới có chừng 1 triệu người quả là một kỳ công.

  8. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Với bằng chứng khảo cổ và bổ xung bằng truyền thuyết, thành Cổ Loa khẳng định trình độ nghệ thuật quân sự cao, kỹ thuật tác chiến của cả quân bộ và quân thuỷ, nhất là tài cung nỏ và thuyền chiến đều phải trên cơ sở một nền võ được nâng cao hơn trước.
    Thành Cổ Loa là chiến luỹ quân sự quan trọng trong cuộc giữ gìn nền độc lập và thống nhất của đất nước. Nhưng trước khi có thành rất lâu theo truyền thuyết, nước Văn Lang của các vua Hùng đã phải phát động cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc Ân. Chuyện Thánh Gióng mà mọi người đều thuộc, trong bài hát ngày hội Gióng chỉ rõ chuyện xày ra vào đời Hùng Vương thứ 6. Giặc Ân cho "Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh", nhiều tướng vua Hùng không phá nổi giặc mạnh, sau đó cậu bé làng Gióng xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt rồi vươn mình thành khổng lồ. Một công trình rèn đúc sắt hoạt động khẩn trương và tấp nập. Gióng ra trận có cả phường thợ săn, người đánh cá, người làm ruộng, và trẻ chăn trâu. Vào trận Gióng đáng gãy cả roi sắt, lại nhổ bụi tre quật cho quân giặc tan tác. Đánh xong giặc, Gióng về trời. Câu truyện huyền thoại, những ''''dấu tích" công trường rèn đúc sắt, bãi chiến trường và vết chân ngựa đi qua... vẫn còn tăng niềm tin có thật trong nhân dân.
    Cùng với chuyện kể, cổ sử còn ghi vào cuối thời Hùng Vương, chủ nghĩa Đại hán đã ra đời thường dòm ngó phương Nam.
    Vào thế kỉ V trước Công nguyên, Việt Vương Cầu Tiễn đã dụ vua Hùng thuần phục nhưng bị vua Hùng cự tuyệt. đến thế kỷ III trước Công nguyên, đế chế Tần tổ chức xâm lược nước ta, người Âu Việt và Lạc Việt đã tổ chức kháng chiến "bỏ vào rừng, không ai chịu để cho quân Tần bắt, cùng nhau cử người tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần". Thủ lĩnh Du Huy Tống bị hy sinh thì Thục Phán đã lãnh đạo kháng chiến, lợi dụng địa hính và bóng đêm, đánh tiêu hao dần sinmh lực địch. Cho đến khi quân Tần lâm vào tuyệt vọng, người Việt mới tập trung lực lượng tổ chức trận đánh quyết định, giết tướng giặc Đỗ Thư và hành chục vạn quân Tần. Cuộc kháng chiến 10 năm ( 218 - 208 trước CN) đã rèn luyện tinh thần bất khuất với lối sống riêng, về kỹ thuật quân sự đóng góp lớn của võ để tạo sức mạnh thắng đội quân vũ trang đầy đủ.
    Nhưng ngay sau đấy, Triệu Đà vừa lập nước Nam Việt ở miền Hoa Nam đã nhiều lần đem quân sang xâm lược Âu Lạc, tiến đến vùng Tiên Du và Vũ Ninh ( nay là các huyện Tiên Sơn và Quế Võ - Hà Bắc). Lúc này An Dương Vương đã đắp xong thành Cổ Loa, phát huy chiến thắng quân Tần, xây dựng đạo quân đông tới vạn người hàng ngày luyện tập bắn nỏ thần, lại có nhiều tướng tài như dã sử nêu tên Cao Lỗ, Nồi Hầu... giúp sức nên rất cường thịnh. Triệu Đà không chinh phục được bằng vũ lực, xoay sang mưu mô xảo quyệt, xin cho con trai là Trọng Thuỷ sang Cổ Loa làm con tin và cầu hôn với Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Ba năm ở Cổ Loa, Trọng Thuỷ đã đánh cắp được bí mật quân sự, đặc biệt là xung quanh nỏ thần, sau đó về báo cho bố biết. Trong lúc đó nội tình Âu Lạc suy yếu và mất cảnh giác, năm 179 trước Công nguyên đã thất bại trước cuộc xâm lược mới của Triệu Đà.
    Thế là từ 20 năm đầu thế kỷ II trước Công nguyên, nước ta rơi vào vồng đô hộ của phong kiến phương Bắc và kéo dài hơn 1000 năm đến tận thế kỷ X. Trong suốt đêm trường ấy, nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh vừa chống đồng hoá, vừa tranh thủ độc lập dân tộc. Chính trong lò lửa đấu tranh ấy, nhân dân ta càng thấy nổi bật vai trocùa võ và cá thủ lĩnh cũng chú ý truyền dạy võ để chuẩn bị cho vũ trang khởi nghĩa.
    Ngay trong kháng chiến chống xâm lược Tần và Triệu, một số danh thủ võ đã trở thành tường tài của An Dương Vương như Cao Lỗ và Nồi Hầu.
    Cao Lỗ là một đô vật nổi tiếng, được gọi là Đô Lỗ, từ chiếc cung ông đã chế ra chiếc nỏ có bắng tỳ ngắm đồng thời cũng là rãng đặt tên để khi nảy dây thì tên bay theo được đúng hướng, rồi lại cải tiến mỗi lần bắn được 10 phát tên, sử sách trung Quốc xác nhận "mỗi phát tên đồng xuyên qua hơn chục người". Dù là huyền thoại, nỏ của Cao Lỗ vô cùng lợi hại. Cao Lỗ dạy bắn nỏ cho cả vạn quân, chính An Dương Vương ngồi trên ngự sạ đài để xem bắn. Cao Lỗ được trấn giữ cửa Bắc là nơi xung yếu nhất, tại đây vẫn còn miếu thờ ông. Cao Lỗ còn giỏi bơi thuyền đánh giặc, ông đã luyện quân thuỷ ở bến Bình Than (Hải Hưng), nay tại đây cũng có đền thờ ông, hàng năm vẫn mở hội đua thuyền để "đóng đám thờ thần" kéo dài gần một tháng (từ 10 tháng Ba đến mồng 5 tháng Tư). Hình ảnh bắn cung nỏ, thuyền chiến và thuyền bơi từ vài trăm năm trước đó đã được khắc trên chống đồng Đông Sơn, đến thời Cao Lỗ được dấy lên đỉnh cao.

  9. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Nồi Hầu quê đất gốm Hương Canh (Vĩnh Phú) đặt biệt giỏi võ vật và dự thi vật do An Dương vương tổ chức đã đoạt giải nhất và được cử làm tướng trong triều đình Cổ Loa. Hai con trai Nồi Hầu là Đông và Vực cũng là võ tướng trong triều An Dương Vương. Khi Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, ông và hai con trai đã tổ chức kháng chiến ở chính quê nhà.
    Trong hơn nghìn năm chiến tranh giải phóng, nhiều anh hùng dần tộc vốn xuất thân từ con nhà võ. Mở đầu là Hai Bà Trưng với các tướng tài ở giữa thế kỷ 1. Hai Bà Trưng vốn dòng Lạc tướng từ nhỏ đã say mê võ thuật, lớn lên quy tụ được những phong trào lẻ tẻ trên toàn lưu vực sông Hồng thành phong trào toàn dân, giải phóng đất nước, lập lên nhà nước độc lập đóng đô ở Mê Linh, tồn tại được 3 năm (40 - 43).
    Hàng tướng lĩnh của Hai bà cả nam và nữ có rất nhiều người là con nhà võ - vật. Lê Chân quê chính ở An Biên (Hải Phòng) trong mưu toan nổi dậy đã tổ chức khai hoang; lập làng, mở chợ để tập hợp lực lượng; dựng đài thi võ, mở lò đấu vật để luyện tập quân sĩ, sau là nữ tướng số 1 của Hai Bà Trưng.
    Nữ tướng Thiều Hoa quê ở Lãng Xương (Vĩnh Phú) đã bày trò chơi đánh phết để quân sỹ Hai Bà luyện tập sức khoẻ và mưu trí. Ngay nay nhiều nơi ở Vĩnh Phú vẫn tổ chức đánh phết vào hội làng để tưởng nhớ Bà.
    Nguyễn Tam Chinh vốn quê tận Thanh Hoá đã bỏ ra Mai Động (Hà Nội) mở trường dạy học. Ông dạy chữ và cả dạy võ để kén tướng chờ thời. Trong các môn võ, ông chú ý dạy cách đấu vật, chỉ cho ccs món sơ hở để tránh và những món hiểm để tấn công. Khi khởi nghĩa Hai Bà nổ ra, ông đem tất cả học trò đến theo. Đội quân của ông luôn luôn xông xáo, lập nhiều chiến tích. Về sau nhân dân tôn ông làm "***** lò vật Mai Động", hàng năm mồng 4,5,6 Tết vẫn tổ chức hội vật để tưởng nhớ Ông.
    Nàng Thánh Thiên cũng đã cùnh các đô vật đất Bắc (Hà Bắc) góp công lớn trong khởi nghĩa Hai Bà. Đô Dương là một tướng tài, sau khởi nghĩa thất bại, vẫn tổ chức chiến đấu rất lâu.
    Rồi vào giữa thế kỷ II, Bà Triệu mới 19 tuổi đã nổi danh sức khoẻ phi thường với tài võ nghệ xuất sắc, bà tuyên bố đầy giọng con nhà võ: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, đem lại giang sơn, dựng quyền độc lập, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta" .
    Để chuẩn bị khỏi nghĩa, Bà đích thân lên núi Nưa (Thanh Hoá) mở trường thi võ, thi vật, đấu kiếm, bắn cung để tạo ra đội quân có sức khoẻ và tinh thông võ nghệ. Dân gian ghi đậm mãi hình ảnh Bà Triệu cưỡi đầu voi dữ xông pha chiến trường. Chính quân thù phải thốt lên rằng múa giáo chống hổ dễ, giáp mặt với Vua Bà thực khó:
    "Hoành qua đương hổ dị
    Đối diện Bà Vương nan"

    Tiếp theo vào giữa thế kỷ VI Lý Bôn cùng các tướng tài đã lãnh đạo nhân đân khởi nghĩa (541 - 543) thắng lợi lập ra nhà nước Vạn Xuân. Ông là một hào trưởng ở Thái Bình (Sơn Tây) đã liên kết được hào kiệt các châu khác, trong đó nổi lên là Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Lý Lục Man...
    Nước Vạn Xuân mới được hơn năm, nhà Lương lại xâm lược. Triệu Quang Phục được uye quyền, với quân lực có hạn, đã lui quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu - Hải Hưng) lợi dụng lau sậy và đầm lầy, ban đêm trèo thuyền ra đánh úp trại giặc, kiên trì 4 năm (546 - 550) giải phóng được đất nước. Nhưng rồi do nội tình phân hoá, đầu thế kỷ VII lại bị nhà Tuỳ xâm chiếm.
    Sang thế kỷ VIII, các danh thủ võ càng đóng góp tích cực vào cuộc vận động giải phóng dân tộc, tiêu biểu là Mai Thúc Loan (năm 722) và Phùng Hưng (766 - 791). Mai Thúc Loan quê Mai Phụ (Nghệ Tĩnh), nhà nghèo phải theo mẹ ra Nam Đàm để kiếm sống, ông nổi tiếng về sức khoẻ và là đô vật hay của cả vùng, ông kêu gọi dân phu nổi dậy, có hàng trăm thợ săn quanh vùng và sau đấy là nhân tài các châu Hoan - Diễn (vùng Thanh - Nghệ) liên kết được dân chúng 32 châu, lực lượng nghĩa quân có hàng chục vạn, giải phóng được đất nước. Nhưng rồi nhà Đường lại xâm lược lại, nghĩa quân tan vỡ, bộ phận trung kiên phải rút vào rừng.

  10. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Sau đó chỉ 44 năm, cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng lãnh đạo lại nổ ra. Phùng Hưng quê ở Đường Lâm (Sơn Tây) có sức khoẻ lạ thường, vật được trâu, đánh được hổ, ông đã từng giữ yên hai con trâu mộng đang húc nhau rồi đẩy mỗi con ra một nơi. Ông lại dựng mưu dùng người rơm nơi hổ dữ hay qua, lúc đầu hổ nhảy vào vồ, vả, cắn xé nhưng sau biết là người rơm đã không để ý nữa. Khi đó chính ông đứng vào chỗ người rơm, chờ khi hổ đi qua, ông giáng một truỳ quyết định vào đầu hổ, hạ hổ ngay từ đòn đầu. Do nổi tiêngns vật - võ, dân trong vùng tôn ông là vua của các đô, gọi là đô Quân, em ông là Phùng Hải cũng mang được đá nặng "nghìn cân" hoặc cõng được "thuyền nặng nghìn hộc" đi xa hàng mười dặm, được tôn là tướng của các đô vật, gọi là đô Bảo. Hai anh em ông đã thu phục được nhiều nhân tài, trong đó có Bố Phá Cân có sức khoẻ lạ thường, tổ chức khởi nghĩa ở quê hương rồi giải phóng cả nước. Ông giữ chính quyền được 7 năm thì mất, dân tôn là Bố Cái Đại Vương. Con ông giữ nghiệp cha được 2 năm thì bị nhà Đường chinh phục.
    Trên cơ sở các phong trào cũ, yêu cầu cần giải phóng dân tộc ngày càng thúc bách. Vào thế kỷ IX có khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820) rồi nhiều cuộc khởi nghĩa khác của các binh sỹ yêu nước (các năm 828,841,858,860,880...). Phong trào nhân dân mang tinh thần tiến công cao, các cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc, đẩy chính quyền nhà Đường đi nhanh trên con đường tan rã. Đầu thế kỷ X hào trưởng Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Hải Hưng) được dân chúng suy tôn rồi buộc nhà Đường công nhận sự ra đời. Năm 907 ông mất, con là Khúc Hạo đã phát triển sự nghiệp củng cố nền tự chủ dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng sau khi Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ đã không giữ được nghiệp tổ, bị Nam Hán chiếm lại cả nước vào năm 930.
    Để tập hợp lực Lượng, tại Dương Xá (Thanh Hoá), hò trưởng Dương Đình Nghệ đã mở lò võ, thu nạp được 3000 dũng sĩ làm "con nuôi" ngày đêm mải miết luyện tập. Tiếng tăm ông lan dần, lò võ họ Dương trỏ thành điểm tụ của hào kiệt cả nước. Ngô Quyền từ Phong Châu (Sơn Tây), Đinh Công Trứ từ Trường Châu (Hà Nam Ninh) đều đưa gia thuộc đến Dương Xá theo họ Dương, cùng nhau sửa soạn khởi nghĩa. Nửa năm sau, tháng 3 năm 931 Dương Đình nghệ đã giải phóng được đất nước. Nhưng do tranh chấp giữa các hào trưởng, tháng 4 năm 937 Dương Đình nghệ bị ám hại, nhà Nam Hán lợi dụng cơ hội lại phát động chiến tranh xâm lược nước ta lần nữa. Trước tình hình nguy cấp, Ngô Quyền nhận lãnh sứ mạng lịch sử, lập chiến công Bạch Đằng chấm dứt hẳn hơn nghìn năm Bắc thuộc, chính thức mở ra kỷ nguyên độc lập thực sự và lâu dài cho dân tộc.
    Ngô Quyền cùng quê với Phùng Hưng xưa, được truyền thống quê hương hun đúc và sự dạy bảo của gia đình, rất chăm rèn võ nghệ, sử cũ tả ông: "Vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng; sức có thể nhấc vạc giơ cao" (Đại Việt sử ký toàn thư).
    Nhìn lại chặng đường 2000 năm thời đại đồ đồng - sắt sớm cũng là bươc đầu dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, và tiếp theo 1000 năm vận động giải phóng dân tộc, từ những hiện vật khảo cổ nhất là bộ sư tập vũ khí phong phú, từ những truyền thuyết lịch sử và những điều ghi chép trong thư tịch, quá trình phát triển của lịch sử từ thời nguyên thuỷ sang thời văn minh, ngay ở bước đầu xây dựng nưóc, các yếu tố võ manh nha trong giai đoạn trước, giờ được nâng lên, hệ thống thành một nền võ Việt Nam đóng góp tích cực cho lịch sử dân tộc.
    Tr4ong thời đại đồ đồng, nhất là giai đoạn Đông Sơn, với mật độ dày đặc của bộ sư tập võ khí, có thể thấy nó gắn bó mật thiết với hoạt động võ thuật đương thời. Các thứ dao găm, rìu chiến, kiếm, kích, gươm, giáo... đều là vũ khí đánh gần, đánh giáp lá cà theo "chiến thuâtk giáp binh". Người giành phần thắng lợi phải là những chiến binh dũng cảm, có sức khoẻ dẻo dai, có phản ứng mau lẹ, có kỹ thuật chiến đấu cá nhân rất thành thục. Từ đấy có thể hình dung một phần những kỹ năng sử dụng binh khí và mức độ khổ công rèn luyện võ của các tướng sĩ đương thời. Việc tìm thấy một cách phổ biến các tấm che ngực phần nào cũng nói lên sự dũng cảm và tài nghệ của các chiến sĩ. Cái giá quá đắt của sự sống đòi hỏi tính thiện chiến, sức mạnh bản năng là rất cần, song không có ý nghĩa quyết định mà phải là võ và nghệ thuật chiến đấu.

Chia sẻ trang này