1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Ở binh khí đánh ngần bắt buộc với người chiến sĩ phải linh hoạt trong các thế tranh né, đâm chém, gạt đỡ. Tên gọi của các đòn đánh rất cổ như "vạt", "vạt trốc", "vạt bụng", "quay mông"... phải chăng có căn gốc rất gần với các miếng của người xưa. Ở binh khí đánh xa, hàng vạn mũi tên đồng được kết hợp chuyện nỏ thần đã nói lên kỹ thuật bắn cung nỏ cao và phổ biến ở đương thời.
    Những hoa văn trang trí tinh tế, giầu yếu tố thẩm mỹ trên các chủng loại binh khí, và đặc biệt là trên cán dao găm, mặt ngoài của tấm che ngực... càng cho thấy sự tôn kính của người Việt cổ với vật thiêng hộp vệ, như làm tăng sự linh nghiệm của vũ khí. Việc tìm thấy số lượng lớn vũ khí chôn theo người chết, đã toát lên tinh thần yêu quý vũ khí " sống kề vai, chết mang theo".
    Việc tách bạch tính năng vũ khí đánh gần và đánh xa, vũ khí tấn công và phòng thủ, vũ khí dùng một tay và dùng hai tay, chỉ có thể giải thích rằng:
    - Một, đó là sự tổng kết và hệ thống hoá các bài tập đã được các bậc thầy chuyển hoá, sự truyền dạy riêng biệt, đơn lẻ chắc phải nhường chỗ cho một hệ thống đào tạo, mang tính truyền nghề trên kinh nghiệm chiến dấu của cả một cộng đồng.
    - Hai, đó là những điều kiện mà xã hội cho phép trên tinh thần qui phục sức mạnh cá nhân, của tộc trưởng, tù trưởng, quan lang và người tài giỏi.
    - Ba là sự làm chủ và hoàn hảo của nghề luyện kim cho phép tạo ra được những vũ khí kim khí theo đúng ý đồ của người sử dụng, cùng với cá vũ khí bằng tre, gỗ làm cho bộ vũ khí và dụng cụ võ đầy đủ và hoàn hảo hơn.
    Lịch sử đang phát triển thuận chiều thì một sự thủ thachkhăcs nghiệt đã buộc nhân dân ta phải làm cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn nghìn năm. Chính ở đây, võ và các võ sĩ giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Sử gia Trần Quốc Vượng đã nhận xét chính xác rằng:
    Một sự thực dường như khá kỳ lạ: những anh hùng dân tộc của thời kỳ lịch sử này phần lớn cũng là những "Nhà thể thao dân tộc xuất sắc"... Nền thể thao dân tộc lúc bấy giờ trước hết và chủ yếu phải phục vụ và đã phục vụ tốt, rất tốt cho cuộc kháng chiến cứu nước cứu nhà. Nền thể thao dân tộc ở đây, trước hết phải là võ.
    - Các vị thủ lĩnh nghĩa quân là những nhà thể thao dân tộc, rất khoẻ, rất hùng mà các vị đó còn khéo léo sử dụng các hoạt động thể thao dân tộc làm chiêu nạp nhân tài và huấn luyện nhân tài. Các " Nhà thể thao dân tộc" ấy nổi lên là các võ sĩ. Các lõ võ, lò vật, trường đấu là những nơi chuẩn bị trực tiếp và thiết thực cho khởi nghĩa vũ trang.
    Như vậy, trong nghìn năm chống Bắc thuộc, một nền võ dân tộc đã hình thành thực sự và phát huy tác dụng thiết thực thúc đẩy tiến bộ của lịch sử dân tộc. Nền võ ấy mang bản chất nhân dân và yêu nước.

  2. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    C. THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VÕ VIỆT NAM GẮN LIỀN VỚI CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC.
    (Giai đoạn này, cổ sử chưa ghi riêng biệt về sự phát triển của võ Việt Nam, nhưng qua những sự kiện lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta đã thể hiện được vai trò võ trong tổ chức quân sự của Nhà nước quân chủ. Đồng thời thông qua các hình thức trò chơi dân gian tạo nên những hoạt động vui chơi giải trí trong lễ hội, cũng là những môn luyện tập bổ trợ cho võ và là các nội dung quan trọng trong võ nghệ) .
    Thế kỷ thứ X là bước ngoạt lịch sử nhiều nước. Với Việt Nam, thời điểm này kết thúc đêm dài Bắc thuộc và bắt đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ. Một nền võ dân tộc đã ra đời trong buổi đầu dựng nước, được kiểm nghiệm trong quá trình vận động giải phóng dân tộc; giờ đây thực sự phát triển vững chắc và ngày càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong tính chất xã hội truớc và sau khi có cuộc can thiệp thô bạo của nhà Minh ở đầu thế kỷ XV, có sử gia đã gọi chế độ Lý - Trần là quân chủ Phật giáo, còn chế độ xã hội Lê - Nguyễn là quân chủ Nho giáo. Đồng thời giai đoạn thế kỷ X - XIV phải liêm tiếp đương đầu với ngoại xâm để củng cố độc lập và chủ quyền dân tộc, còn giai đoạn thế kỷ XV - XIX chế độ quân chủ tập quyền từ thịnh đạt đến suy sụp. Trong hoàn cảnh cụ thể, võ ở mỗi giai đoạn cũng có sự phát triển khác nhau.
    Sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạc Đằng năm 938, nền độc lập dân tộc đã được xác định chắc chắn, nhưng các chính quyền phong kiến phương Bắc vẫn luôn tìm cơ hội để xâm lược lại nước ta, vì thế dân tộc ta luôn phải đứng trước những thử thách của lịch sử: hai lần chống quân xâm lược Tống ( 981 và 1075 - 1077), ba lần chống xâm lược Nguyên (1258, 1285 và 1287 - 1288) và cuối cùng là cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh liên tiếp với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (1407 - 1427). Mười thế kỷ trước, võ tham gia tích cực trong sự nghiệp dựng nước, thì năm thế kỷ này võ lại gắn liền với sự nghiệp giữ nước.
    Trong thời Bắc thuộc, nếu Nho giáo theo chân bọn thống trị ngoại tộc và làm công cụ đô hộ của chúng, thì Phật giáo lại thâm nhập hoà bình và gắn với tín ngưỡng bản địa nên thành ngọn cờ tập hợp những người yêu nước. Các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê rất kính trọng các vị sư, được các vị sư giúp đắc lực các trong nội trị và ngoại giao. Các triều Lý và Trần lại càng trọng đạo Phật, các vị cao tăng không trực tiếp tham chính nhưng là những cố vấn đặc biệt của triều đình, nhất là về sinh hoạt tinh thần. Nhiều vị vua, anh hùng và quý tộc nổi tiếng cũng đi tu. Nhân dân cả nước là Phật tử, ai cũng hoan hỉ làm việc chùa. Nhà chùa không chỉ là nơi tụng kinh niệm Phật, còn là trường học cả về văn và võ. Chính các cao tăng là người tu thân nghiêm túc nhất, rèn chí và luyện khí để có thể thay đổi cả sức mạnh bản thân, truyền thuyết là họ chẳng những hàng long phục hổ, còn ẩn thân, đi mây về gió, ngồi trên nước, bước trên không... Sách "Thiền uyển tập anh" còn ghi nhiều vị sư nổi tiếng pháp thuật cao cường như Không Lộ (? - 1119), Từ Đạo Hạnh (? - 1115), Giác Hải, Đạo Huệ (? - 1172), Nguyễn Học (? - 1174)... Thời Trần, sư Pháp Loa chuyên phụ trách việc đảo vũ, lại có một số vị sư Ấn Độ đến Việt Nam như Yucibrohma và Bodhivri lại càng tinh thông pháp thuật. Những màu sác huyền nhiệm ấy đã phản ánh một cách tập luyện nội công, tự chủ và khinh thân của các vị sư. Nhà chùa có thể cũng là trường võ và gắn với nông dân các làng xã, nên nhiều thanh niên nông thôn đã được học võ ở các sư, để thời bình thì giữ yên quê nhà, và khi đời sống quá cực khổ thì nổi dậy khởi nghĩa. Từ những năm 40 của thế kỷ XIV, khởi nghĩa nông dân đã nổ ra liên tục ở kháp nơi. Tiêu biểu là khởi nghĩa Ngô Bệ kéo dài 16 năm (1344 - 1360), khời nghĩa của Nguyên Bổ (1379) đã dùng phương thức võ để tập hợp nông dân. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phậm Ôn ở Lộ Quốc Oai thượng (1389) đã tấn công về tận kinh thành, thượng hoàng Trần Nghệ Tông và vua Trần Thuận Tông phải chạy khỏi Thăng Long. Nghĩa quân làm chủ được kinh đô 3 ngày rồi rút. Có thể ở các cuộc khởi nghĩa này, các lò võ ở địa phương đã đào tạo những nghĩa quân dũng cảm và những lạnh tụ suất sắc. Chính vì các su là những người giỏi võ, nên khi triệt hạ uy tín Phật giáo thì Hồ Quý Ly một mặt bắt sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, mắt khác bắt một số sư cùng với một phần quan nô sung vào quân Điện tiền.
    Phật giáo ngay khi vào Việt Nam đã gắn với các thôn dã, và do đó nhà chùa cũng gắn với các lễ hội dân gian. Qua cuộc vận động giải phóng dân tộc nhiều anh hùng nổi lên và triều Lý - Trần đã lập thêm các đền thờ, nâng các anh hùng địa phương thành anh hùng dân tộc, hoàn chỉnh các lễ hội ở đền và chùa. Chính cá hoạt động tôn giáo trong các lễ hội, bóc bỏ cái áo khoác thần linh, sự chân thực của nó là tinh thần thượng võ của các hội Xuân - Thu.

    Được Anhsanghong sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 30/05/2006
  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Có hội chung của cả nước là Tết Nguyên Đán, lẽ phật ở chùa và lễ tổ tiên ở nhà, tổ chức vui chơi, đánh đu, tung còn, kéo co, đá cầu, múa hát... ở làng, ở xóm. Có tết thượng tị mồng ba tháng ba, tết Phật Đản mồng tám tháng tư, tết Đoan Ngọ mùng năm tháng ba, tết Vu Lan rằm tháng bảy,tết Trung Thu rằm tháng tám... bên cạnh làm cỗ cúng tổ tiên và lễ Phật còn có những hình thức vui chơi. Đặc biệt có những ngày tết riêng của một vùng, nhất là một làng, một thôn... thực sự là cá hội hè dân gian đã duy trì và phát triển nhiều phong tục đặc sắc, tổ chức thi kéo co và đua tài để nâng cao kỹ năng lao động và rèn luyện thể lực cùng trí thông minh. Hoạt động lễ hội chỉ diễn ra ít ngày, nhưng để đạt thành tích cao trong ngày hội thì việc luyện tập này là trường học, có khi theo các lò chuyên có baìo bản, có khi chỉ là vui chơi để rồi trước ngày hội thì tổng duyệt lại. Nếu các cuộc thi hát, thi làm cỗ, thi nấu cơm, thi dệt vải, thi thả chim.. nặng tính vui chơi và hoạt động nữ công gia chánh, thì các cuộc thi bắt cá, đuổi vịt, thi đá cầu, thi đánh phết, thi chạy, thi ném đá, thi phóng lao, thi vật, thi bơi chải, thi đấu quyền... đã mang tinh thầm thượng võ, là biểu hiện của võ - vật và trò chơi dân gian Việt Nam.
    Phổ biến nhất trong các lễ hội dân gian là đấu vật. Nhiều lò vật theo truyền thuyết có từ thời Bắc thuộc, nhiều lò vật được phát triển thêm vào giai đoạn đầu của thời tự chủ. Các đô vật của những lò này tham dự khắp các hội vật. Nhiều lò vật còn truyền mãi gần đây. Chẳng hạn, Hà Nội có cá lò nổi tiếng là Mai Động, Quỳnh Đô (Thanh Trì), Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Nam Hồng (Đông Anh). Đất vật Hà Bắc có các lò Chi Nhị, Thiên Thai, Cao Đức, Thịnh Đức, Song Giang (Gia Lương), Long Khám (Thuận Thành), Chung Màu, Cẩm Giàng (Tiên Sơn). Đất tổ Vĩnh Phúc có các lò Nha Môn, Thạch Sơn, Tứ Xã (Phong Châu), Tử Du, Triệu Để, Yên Tình (Lập Thạch), Hoàng Thượng, Yên Bình (Vĩnh Lạc), Đông Phù, Sai Nga (Sông Thao), Yên Lỗ (Tam Đảo), Mai Tùng, Tân Sơn, Đông Thành (Thanh Hoá). Vùng đồng chiêm Hà Nam Ninh nổi tiếng với các lò Trà Lũ (Xuân Thuỷ), Đặng Xá (Bình Lục), Hợp Lý (Lý Nhân), Tức Hiếu (Kim Sơn
    , Đồng Tâm (Vụ Bản), Liều Đôi (Thanh Liêm)... Thật không thể kể hết các lò vật, tỉnh nào cũng có, mỗi lò nổi lên những miếng vật riêng. Lò Mai Động có miếng gồng, miếng mói. Lò Yên Sở có sườn và móc, lò Đồng Tâm có các ngón móc chảo, vỉa lộn cối, giật bốc, sườn cặpp cổ, bỏ thuốc, lấy bò...
    Bên cạnh đấu vật, nông thôn ta từ thời Lý Trần trong các hội lễ Xuân Thu còn có đấu võ. Đấu võ bao gồm cả võ tay và không, nhưng phổ biến là võ có vũ khí như múa kiếm, múa mộc, múa long đao, đấu gạy, đấu thiết lĩnh, đánh roi. Hà Nội có các lò võ nổi tiếng ở Mễ Trì (Từ Liêm), Thanh Đàm (Thanh Trì), Phúc Lộc (Ba Vì). Hà Nam Ninh có lò Liễu Đôi, Tây Chân, Thiên Trường. Thanh Hoá có lò võ Cổ Hoàng. Hải Hưng có lò võ Đường Hào. Nhiều hội làng trên vùng đất tổ Vĩnh Phúc cho đến gần đây còn thi các môn đấu võ. Chẳng hạn Dịch Đồng, Thượng Trưng, Tứ Trưng, Đại Đông (Vĩnh Lạc), Thanh Hà (Thanh Hoá) có đấu gậy; Phù Lập, Tứ Trưng (Vĩnh Lạc) có múa đao; Thạch Động (Tam Thanh) có đánh roi, múa mộc; Nghĩa Lập (Vĩnh Lạc) có đấu thiết lĩnh... Điều đặc biệt là trong nhiều cuộc thi võ, phụ nữ cũng thi tài đọ sức, cùng man giới, chẳng hạn ở Mễ Trì "con gái cũng giỏi mua roi, đánh quyền".
    Một số sách cổ còn cho biết ở thời Lý - Trần, ngày hội trong nông thôn còn có các trò chơi khác cũng mang tinh thần thượng võ như đánh đu, đánh phết, bắn cung nỏ...
    Chính những hoạt động rèn luyện thường xuyên để chuẩn bị cho các cuộc thi võ đã tạo ra cho con người có thể lực tốt và phản ứng nhạy. Chàng trai họ Hoàng làng Lệ Mật (Hà Nội) nhà nghèo chuyên nghề chài lưới đã lặn xuống vùng nước xoáy sông Hồng vớt được xác công chúa nhà Lý; và Yết Kiêu người Hạ Bi (Hải Hưng) làm nghề mò cua bắt ốc thường lặn lội cả ngày dưới nước, từng đẩy xa hai con trâu đang húc nhau, về sau theo Trần Hưng Đạo đã cho chèo thuyền chở chủ tướng lướt như bay đến nỗi quân kỵ địch đuổi theo không kịp, lại từng lặn thâu đêm đục thủng thuyền giặc Nguyên. Phạm Ngũ Lão người Phù Ủng (hải Hưng), con nhà nông, lại có sức khoẻ, giỏi võ, khi vận sức suy nghĩ thì giáo đâm vào đùi chảy máu không biết đau, khi được Trần Hưng Đạo cử coi quân cấm vệ còn ra gò cao ngoài đồng tập luyện, đứng tấn múa võ, chạy nhảy sạt cả một góc gò. Nguyễn Địa Lộ là gia nô của Trần Quốc Tuấn với tài cung nỏ đã bắn chết tên phản tặc Trần Kiện ngay trên lưng ngựa. Dân vùng Lạng Sơn đã bắn tên độc giết chết tướng Nguyên là Lý Hằng, và Lý Quán khiến Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết.
    Cho đến khi hai nước hoà hiếu, sứ nhà Nguyên là Trần Phu năm 1291 sang ta, trong bài thơ dài "An Nam tức sự" ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở Đại Việt, đã nhận xét về người dân thời Trần: "Đi chân trần mà trèo núi như bay, không sợ chông gai... Họ chạy nhảy rất nhanh, đi lại như gió... con trai cạo trọc đầu, có thể lặn được vài khắc, bơi dưới nước như đi trên cạn... chèo thuyền nhanh như bay".
    Từ cơ sở võ trong dân gian, các triều đại độc lập đầu tiên của dân tộc đã khai thác, phát huy vào tạo ra một khuynh hướng trọng võ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Những người mở đầu các triều đại là Ngô Quyền. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, và cả Trần Thủ Độ đều là võ tướng. Các vương hầu, tôn thất nhf Lý và nhà Trần đều phải luyện tập võ nghệ, biết chỉ huy quân đội. Nhà Lý lập trường bắn gọi là xạ đình ở phía Nam thành Thăng Long, hàng ngày sai các võ quan tập luyện phép tiến quân và phá trận, các vua nhà Lý cũng thường xuyên đến tập cưỡi ngựa và bắn cung. Vì thế, trong nước chỗ nào có loạn, các vua Lý cũng thân chinh hoặc sai hoàng tử đi dẹp. Lý Thường Kiệt dòng dõi nhà võ, tuổi nhỏ luôn tập bắn cung, cưỡi ngựa, bày trận, lập doanh và đọc binh thư, lớn lên là một tướng tài. Nhà Trần năm 1253 lập Giảng võ đường
    , các tướng chỉ huy tôn thất đều học tập quân sự tại đây. Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ đã rất coi trọng binh pháp, viết rằng: "Nay ta đọc hết các binh pháp của các danh gia và soạn thành một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các người chuyên tập sách này theo lời dạy bảo thì trọn đời là tôi chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù" . Rất tiếc sách Binh thư yếu lược mà nay ta có lại là bản viết lại và viết thêm vào thời sau (ở thế kỷ XIX ?) nên không thật hoàn toàn trung thành với tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn.

  4. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Khuynh hướng trọng võ của triều đình Lý và Trần không chỉ ở vua quan và quý tộc, nó được bắt đầu từ việc tuyển lính. Với chính sách : "Ngụ binh ư nông", nhà nước Lý và Trần chủ trương mọi dân đinh từ 20 tuổi trở lên đều có nhiệm vụ sung vào quân đội, nhưng hàng tháng vẫn thay nhau về nhà làm ruộng. Ngoài quân thường trực cả dân đinh ở địa phương cũng đều được tập luyện quân sự. Ngoài quân triều đình, các vương hầu cũng có quân đội riêng tinh nhuệ. Trong kháng chiến chống Tống, các hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu Văn đều đem quân giúp Lý thường Kiệt. Quân của Hoàng Chân hioệu lện rất nghiêm "cấm mọi thị dục, dậy cho trận pháp", nên rất giỏi . Trong kháng chiến chống Nguyên, Trần Quốc Toản có đội quân gia nô và thân thuộc hơn 1.000 người.
    Việc tuyển quân thời Trần được sách An nam chí lược nói rõ: "Việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khoẻ thì lấy, cứ 5 người làm một ngũ, 10 ngũ làm một đô, lại chọn hai người nhanh, giỏi dạy tập võ nghệ, khi nào có việc điều động thì gọi ra, khi không có việc thì trở về nhà làm ruộng". Năm 1241 nhà nước hạ chiếu tuyển những người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ, sung làm Thượng đô túc vệ. Năm 1246 tuyển những người khoẻ mạnh sung vào Tứ Thiên, Tứ thánh và Tứ thần. Năm 1267 tuyển trong tôn thất những người giỏi võ nghệ và binh pháp, để chỉ huy quân đội. Trong quân đội nhà Trần, thuỷ quân giũ vai trò quan trọng gọi là "Trạo nhi đoàn đội" gồm những người giỏi bơi lội và chèo thuyền. Dân binh vùng núi rất thạo cung nỏ.
    Ngoài việc tuyển lính và người chỉ huy, ở kinh đô Thăng Long còn tổ chức các cuộc thi võ nghệ. Năm 1323, vua Trần Minh Tông phát hiện ra tên Mộc trong quân Thiên thuộc trúng khoa thi thái học sinh, nhưng là lính nên phải trả về quân tịch, đến khi thi đấu đến trượng lại đõ bực cao. Rất tiếc sử chưa cho biết rõ thể thức thi tuyển võ thời Lý - Trần ra sao.
    Trên cơ sở tuyển người khoẻ và giỏi võ, cũng như thi võ trên đây, quân đội lại được luyện tập chính quy theo binh pháp, và có tập dượt, thao diễn trận giả để chuẩn bị chiến đấu thực sự, ví như: trước nguy cơ xâm lăng của Tống, Lý Thường Kiệt đã "ngày ngày tập hợp quân sĩ để tập trận, nhóm voi ngựa, tập dượt phép chạy, phép xung phong" rất chu đáo. Hoặc trước nguy cơ xâm lăng của nhà Nguyên, đã tổng diễn tập thuỷ bộ cuối 1283 và đại duyệt năm 1284 ở Đông Bộ Đầu. Quân đội nhà Trần đúng như lời Trần Quốc Tuấn: "Quân lính cần tinh nhuệ, không cần phải nhiều". Quân lính khoẻ, được dạy võ nghệ là cơ sở để phổ cập võ vào trong nhân dân.

  5. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Ô mấy hôm không lên, lại gặp mấy chuyện bực mình, giờ đọc cái topic này thấy thoải mái thật.
    Cảm ơn bạn Anhsanghong và các bạn đã bỏ công sức post bài nhé !
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hay quân đội nhà Hồ ở đầu thế kỷ XV vẫn tổ chức theo quy chế quân đội Lý - Trần, ngay hương binh cũng là những "đội quân dũng hãn". Quân đội ấy gồm đủ các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tượng binh và thuỷ binh. Quân đội gắn với võ và binh khí. Quân đội Lý - Trần - Hồ bên cạnh các đội cung tên, giáo mác, kích trượng , súng bắn đạn ghém và đạn lửa, còn có máy bắn đá và pháo binh. Trong cuộc tấn công thành Ưng Châu cuối năm 1075 đấu 1076 Lý Thường Kiệt dùng thang bắc chuyền, đào đường hầm, xếp bao đất để vào thành, đã dùng hoả công bắn chất đốt thành và đặc biệt là sử dụng máy bắn đá. Năm 1077, trên chiến tuyến sông Cầu, quân Tống cũng dùng máy bắn đá để bắn vào quân ta những lần sang khiêu chiến và bắn vào chỗ thuyền ta đóng, cũng như bắn vào đoàn thuyền ta sang đón quân của Chiêu Văn và Hoang Chân, khi tấn công, bị phục kích làm nhiều thuyền đắm.
    Bước tiến quan trọng của vũ khí là sự chuyển giai đoạn từ bạch khí sang hoả khí, nó làm thay đổi cả tổ chức quân sự và nghệ thuật quân sự. Từ chơi pháo tết, thời kỳ Lý - Trần đã biết làm ra súng ống và dần sáng tạo ra hoả pháo. Mùa xuân 1390, ở nước ta lần đầu tiên sử dụng hoả pháo vào tập kích: trên bờ sông Hải Triều (sông Luộc), đô tướng Trần Khát Chân lệnh cho các khẩu pháo nhất tề nhả đạn vào đoàn thuyền chỉ huy, phá vỡ nhiều thuyền giặc, chúa Chiêm là Chế Bồng Nga trúng đạn chết, quân giặc tan vỡ. Như vậy ít ra vào cuối thời Trần, các chiến thuyền ta đã dược trang bị pháo bắn xa. Tiếp sau đó, trong khi chuẩn bị kháng chiến chống Minh, Hồ Nguyên Trừng đã nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều loại pháo, hàng loạt súng thần cơ (còn gọi là Thần cơ sang pháo) được đúc ra, đó là kiểu đại bác đầu tiên ở nước ta, đạn đúc bằng gang, đồng hoặc bằng đá, có sức xuyên sâu, công phá lớn và sát thương cao. Thần cơ sang là súng bộ binh, bắn xa chừng 600 - 700m và Thần cơ pháo là đại bác kéo bằng xe hoặc giá gỗ. Về sau quân Min chiếm được nước ta, Hồ Nguyên Trừng bị bắt, nhờ tài chế súng được nhà Minh tha để dạy cách chế tạo súng cho nhà Minh.
    Cùng với Hồ Nguyên Trừng chế súng, Hồ Hán Thương lại chế tạo ra các loại thuyền đinh lớn và nhỏ. Năm 1403 đóng các loại thuyền đinh cỡ nhỏ để vượt biển đánh Chiêm Thành. Năm 1404 mở xưởng đóng thuyền đin h sắt cỡ lớn gọi là Trung tầu tải lương và Lâu thuyền cổ tải lương gồm hai tầng: tầng trên có sàn tiện cơ động chiến đấu, tầng dưới có hệ thống mái chèo cứ hai người sử dụng một mái chèo, còn tên "Tải lương" chỉ nhằm che mắt địch. Với loại thuyền đinh lớn này, quân lính chẳng những giỏi chèo thuyền làm chủ sông nước, còn phải giỏi cả các cách đánh gần và đánh xa.
    Cùng với tổ chức quân sự để chiến đấu, các triều đình Lý - Trần còn lập các đội đấu thuỷ chuyên về vật - võ để thi đấu giải trí cho tầng lớp thống trị. Năm 1123 nhà Lý lập Vũ đình làm đài đấu võ và các đội dũng sĩ chuyên môn nhảy múa khiên và đao... Năm 1213 lãnh đạo nông dân khời nghĩa thất bại, Nguyễn Nộn bị bắt trói giải về kinh thấy các dũng sĩ nhảy múa cũng mang cả dây trói ra mà nhảy, còn nhảy giỏi hơn cả dũng sĩ. Năm 1232 triều đình nhà Trần tổ chức cho đội đánh vật và đội đánh phết biểu diễn cho thượng hoàng và triều đình xem. Bà Liệt trong đội đánh vật đấu với một ngwưòi trong đội đánh phết, bị người kia vật ngã và bóp hầu gần ngạt thở, bỗng thượng hoàng hét to lên rằng: "Con ta đấy". Người kia sợ quá, vội lạy tạ. Thì ra thượng hoàng Trần Thừa khi còn hàn vi đã lấy người con gái thôn Bà Liệt (Hà Nam Ninh), khi thiếu phụ có mang thì bỏ, sau sinh ra BÀ Liệt, không được Trần Thưa thừ nhận. Bà Liệt sống nghèo với mẹ ở quê, lớn lên mặt mũi khôi ngô, giỏi võ nghệ, sung vào đội đánh vật của triều đình. Sau lần thoát chết ấy, Bà Liệt được thượng hoàng nhận làm con và phong là Hoài Đức Vương, có dất phong ở làng Sặt (Hà Bắc) mà nay vẫn được thờ ở đình làng. Thời Trần còn để lại một nửa chiếc thạp gốm men vàng hoa nâu Thanh Hoá, với cỡ kích to, còn vè hình các võ sĩ đấu khiên và mộc, tư thế chắc khoẻ, thân hình vạm vỡ, động tác dứt khoát.
    Đánh vâth và múa khiên, đánh phết còn hấp dẫn cả triều đình. Năm 1069 trong lễ mừng công đánh thắng Chiêm Thành, vua Lý Thánh Tông đã thân hành múa khiên và đánh phết. Năm 1126 ngày 1 tháng 2 vua Lý Nhân Tông ngự điện Thiên An xem các vương hầu chạy bộ đánh phết. Năm 1139, tháng chạp, vua Lý Thần Tông đánh phết ở sân Long Trì cho sứ Chiêm xem. Dân tộc Chàm cũng thích đáng phết còn để lại bứ chạm hai đối thủ cưỡi ngựa đánh phết. Ngựa có yên, cương và đeo nhạc. Như vậy, đánh phết có chạy bộ và cưỡi ngựa.
    Gần với đánh phết là đá cầu, cũng rất thịnh hành ở thời Lý - Trần. Đầu thế kỷ XIV có viên quan Độc bạ và Trần Cụ giỏi đá cầu, đánh đàn và bắn nỏ. Vua Trần Anh Tông sai Trần Cụ dậy thái tử các trò chơi ấy. Trần Cụ không những đá cầu giỏi, còn chế ra quả cầu rất khoa học: cân nhắc các múi da 12 múi cân nhau, duy 3 múi ở miệng cầu là chỗ bỏ cái bong bóng lợn vào thì hơi mỏng và nhẹ, để chế lại sức nặng ở đằng đầu bong bóng, cho nên khi đá cầu, múi nào ở trên đến lúc xuống đất lại nguyên như cũ, không bao giờ chuyển khác.
    Đá cầu cũng hấp dẫn cả các nho giáo. Môn khách của Trần Hưng Đạo là văn thần Trương Hán Siêu, thường bị tôn chính đại khanh Lê Cư Nhân chê là "chân đá cầu quê mùa" với ý người nhà quê đá cầu ít trúng. Như vậy, môn đá cầu rất phổ biến ở nông thôn.

  7. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Võ sĩ đấu với nhau và còn đấu với thú dữ nữa. Từ những cuộc đi săn, người săn thú không những bắn thú mà còn phải đấu sức với thú dữ nữa, đã dẫn đến các trò đấu võ giữa người với voi, hổ. Nhà Trần đã tổ chức trường đấu với voi, để voi đấu với nhau có quản tượng điều khiển. Sử chép năm đầu đời Tràn Anh Tông 1293 có lần thượng hoàng Trần Nhân Tông ngự điện Thiên An xem tập voi ở Long Trì, con voi xổng định chạy lên điện. Cũng năm ấy sử chép thương hoàng Trần Nhân Tông thường làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu, sai quân sĩ đấu nhau với hổ, thượng hoàng ngự trên lầu xem, thái hậu và phi tần đều theo hầu. Vì lầu thấp, con hổ chợt nhày ra khoi chuồng và leo lên lầu, những người trên lầu đều chạy tản cả, chỉ có thượng hoàng và thái hậu cùng đám thị nữ vẫn ở đấy. Trên một số bình gốm men vàng hoa nâu của thời Trần cũng bằng hình vẽ trang trío cho ta thấy cảnh võ sĩ đấu nhau có voi bên cạnh, hoặc cảnh voi, hổ đấu nhau, khẩn trương và căng thẳng.
    Gần với võ là bơi chải, hầu như hàng năm nhà nước Lý - Trần đều tổ chức lễ đua thuyền, nhất là vào dịp sinh nhật vua hoặc hội mùa thu tháng Tám, ở Đông Bộ Đầu trên sông Hồng. Tại đây nhà Lý đã xây dựng điệm Hàm Quang nguy nga (sau đổi là điện Linh Quang) để vua và triều đình xe đua thuyền. Cuối thế kỷ XIII, năm 1291 sứ Nguyên sang ta còn thấy cảnh bơi thuyền: "Thuyền nhẹ mà dài, ván mỏng, đuôi như cánh chim uyên ương, 30 người chèo, có khi đông đến hơn 100 người, chèo nhanh như bay".
    Câu chuyện quanh nhân vật Lê Phụng Hiểu ở đầu thế kỷ XI cũng phản ánh nền võ từ dân gian vào triều đình. Ông nhà nghèo, mồ côi cha, hàng ngày phải vào rừng kiếm củi nuôi mẹ, từng lên núi Hoa Lâm (Thanh Hoá) giết chết hàng chục con hổ cho dân lành làm ăn yên ổn, đi nhanh như gió, có tài đánh vật. Nhờ sức khoẻ, ông được vua Lý Thái Tổ tuyển vào quân Túc vệ, thăng dần lên chức Vũ vệ tướng quân. Năm 1028 ông có công dẹp loạn ba vương, năm 1044 lại có công chiến thăng Chiêm Thành, triều đình muốn ban thưởng cho ông, ông xin đứng trên núi Băng Sơn (Thanh Hoá) ném con dao, dao roi xa tới đâu thì nhận ruộng tới đó. Vua đồng ý, ông ném dao xa tới hơn mười dặm, được phong cấp hơn nghìn mẫu ruộng gọi là "" Thác đao điền. Đấu vật, đánh hổ, chạy nhanh, ném dao xa... đã đưa Lê Phụng Hiểu từ người dân nghèo lên hàng quan chức cao cấp triều nhà Lý.
  8. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Nghề võ là nghề cung kiếm. Kiếm đi có đường, cung bắn có cách. Trần Cụ không chỉ tính toán làm quả cầu, còn xây dựng ra một lý thuết vầ bắn cung nỏ. Sử chép về năm 1205: Người thời ấy bắn nỏ chân đứng cũng như bắn cung, gọi là kiểu chữ đinh không thành, kiểu chữ bát không ngay. Trần Cụ đứng theo tư thế ngay ngắn bình thường, giảng giải: "Phàm bắn cung thì tay trái hướng về trước nắm lấy cung, tay phải hướng về sau kéo dây cung, mình đã nghiêng thì chân cũng phải lệch. Còn bắn nỏ thì giơ tay ra trước, cho nên người cầm nỏ để bắn, mình cần ngay thẳng, cớ sao chân lại đứng lệch làm gì ? "
    Tuy sử sách không ghi cụ thể hệ thống vật - võ thời Lý - Trần, nhưng từ những hoạt động võ ở nhà chùa trong sinh hoạt của dân gian và tổ chức quân sự, cũng như giải trí của triều đình, rõ ràng, trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên độc lập, với tất cả sự thấm thía của thời mất nước khổ đau và những phấn chấn của thời dựng nước huy hoàng, võ là một hoạt động xã hội được cả nước quan tâm để giữ nước. Từ thực tế lịch sử đó, giúp chúng ta nhận thức một hệ thống các hoạt động võ và một số bộ môn thể thao dân tộc bổ trợ cho võ như sau:
    - Đua thuyên;
    - Bơi lội;
    - Chạy nhanh;
    - Đánh phết;
    - Đấu bóng (vật cù);
    - Đá cầu;
    - Cưỡi và đua ngựa;
    - Đấu vật;
    - Đấu gậy;
    - Đấu quyền;
    - Múa khiên, đao;
    - Bắn cung, nỏ;
    - Đấu thú dữ.
    Các môn hoạt động trên được tiến hành có bài bản, và từ thực tế được tổng kết thành lý thuyết, nhưng do tài liệu còn truyền lại quá ít nên chúng ta mới biết một phần. Tuy nhiên, võ được áp dụng vào trong cuộc sống chống Tống và chống Nguyên thắng lợi, nhiều thành tựu quân sự của cả triều Lý và Trần đều đã được nhà Tống và nhà Minh học theo. Rõ ràng võ của thời này đã có sự phát triển rõ rệt, hoàn chỉnh và đóng góp tích cực cho việc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc.
    Từ các cơ sở luyện tập trong dân gian, từ các cuộc huấn luyện dân đinh và binh lính được tổ chức đều đặn khắp noi, từ cách tuyển lính và chọn tướng, từ việc xây dựng các đội chuyên với từng loại danh thủ võ... chắc chắn võ rất phổ cập trong cả nước. Và từng nơi, theo tập quán riêng, tất cả tạo nên sự phong phú đặc biệt, nhưng cũng vì thế lại có phần tản mạn, không chặt chẽ. Võ sĩ là người dân đinh, là binh lính và danh tướng, mở ra ở diện rộng mà ít chú ý tạo nên những danh thủ trội. Cả các võ sĩ trong đội tuyển của triều đình, hoạt động chuyên mà không lưu danh riêng. Có lẽ tất cả hoạt động võ của thời đại này đều nhằm mục đích chung là giữa nước, là danh dự dân tộc, với độc lập của quốc gia.

  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

  10. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    D. THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX: VÕ TRONG QUÂN SỰ VÀ VĂN HOÁ DÂN TỘC. TRƯỚC HẾT LÀ HOẠT ĐỘNG VÕ - VẬT CỦA DÂN GIAN
    (Từ triều Lê đến triều Nguyễn võ đã được ghi chép lại trong sử sách và lưu dấu lại qua các lễ hội)
    Nhà Hồ thấy trước cuộ xâm lược của nhà Minh, đã chuẩn bị quân sự khá chu đáo, nhưng do chưa tạo được sự nhất trí, "trăm vạn quân, trăm vạn lòng", nên khi quân Minh tiến sang nước ta, đã nhanh chống đè bẹp cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Dưới sự đô hộ tàn bạo của quân Minh, nhân dân cả nước đã liên tục đứng dậy đấu tranh để rồi quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ở đây, tài võ của nhân dân đã tạo ra cho các đội nghĩa binh một sức chiến đấu bền bỉ và hiệu nghiệm, cũng tạo nên nhũng lãnh tụ uy tín. Trước hết là tài bắn cung nỏ của dân miền núi trong phong trào "Áo đỏ" làm quân Minh không bao giờ được yên. Rồi người nông dân nghèo Nguyễn Chích đã dấy lên phong trào ở Thanh Nghệ, sau gia nhập nghĩa quân Lam Sơn là một võ tướng quan trọng. Từ 1417 dưới cờ của Lê Lợi có nhiều dũng sĩ và hào kiệt, bên nhà nho Nguyễn Trãi và quý tộc Trần Nguyễn Hãn... còn có thương nhân Nguyễn Xí ''vũ dũng khác thường, rất giỏi săn bắn'', có nô tỳ Trịch Khả khoẻ mạnh, thông minh, có tù trưởng thiểu số Lê Lai can trường, trung dũng... Nghĩa quân Lam Sơn lúc dầu chỉ hơn nghìn người, đã có 35 tướng võ, 200 dũng sĩ, 200 nghĩa sĩ và 200 chiến sĩ giỏi cưỡi ngựa. Từ đạo quân nhóm hợp bởi lòng nghĩa, các tướng lĩnh đã thừa lệnh Lê Lợi cho luyện tập đủ các phép "đứng, ngồi, đâm, chém" để trở thành đoàn quân dũng mãnh, và sau mười năm đã giải phóng hoàn toàn đất nước.
    Từ năm 1427 một nhà nước quân chủ chuyên chế được thiết lập, nhưng với chủ trương hạn chế Phật giáo và độc tôn Nho giáo, từ đây cho đến thời tàn của nhà Nguyễn, nó là một nền quân chủ Nho giáo, và đương nhiên đề cao văn học. Tuy dùng văn làm vũ khí tinh thần nhưng nhà nước quân chủ cả Lê và Nguyễn vẫn phải dùng võ làm phương tiện duy trì sự thống trị của mình. Mấy thế kỷ từ XV đến XIX - các cuộc đấu tranh dân tộc tuy ít nhưng đấu tranh dân chủ thường xuyên và quyết liệt, còn đấu tranh trong nội bộ quý tộc cũng kéo dài và ác liệt. Chính quyền huấn luyện võ nghệ và binh pháp cho quân đội để quân đội có nghề võ, thành thạo sử dụng vũ khí để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Bên cạnh đó, trong sự ngột ngạt của lễ giáo Khổng Mạnh, truyền thống dân chủ vẫn được duy trì một mức nào đó ở các làng xã, đã tạo thế cân bằng, nhất là trong các lễ hội Xuân - Thu, và do đó hoạt động võ của dân gian vẫn có mảnh đất riêng. Võ của dân gian trong ngày thường là để giữ làng, đến ngày hội để thao diễn giải trí, ngoài ra còn để bổ xung lính cho triều đình. Và đến khi chống đối lại sự bất công, nhằm giải thoát khỏi cuộc sống cơ cực thì hoạt động võ sẽ cung cấp những nghĩa sĩ xung vào quân đội khời nghĩa của nông dân.
    Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, võ đã đóng góp vào công cuộc dựng nước của thời Lê sơ (1428 - 1527), vào công cuộc dựng nước của triều Mạc (1527 - 1592), rồi vào cuộc tranh chấp giữa các tập đoàn Lê - Mạc (1533 - 1592) và Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), đặc biệt là sự tham gia các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII với các phong trào Hoàng Công Chất (1739 - 1769), Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), Nguyễn Hữu Câu (1741 - 1751) và đặc biệt phong trào Tây Sơn (1771 - 1786) đưa đến sự thành lập triều đại Tây Sơn với nhiều tiến bộ đáng kể (1786 - 1802), trong đó có sự thắng lợi vang dội chống quân Thanh xâm lược (1789). Nhưng rồi với việc khôi phục chế độ quân chủ Nguyễn và thành lập triều Nguyễn (1802 - 1945), bên cạnh tổ chức võ của triều đình, có hoạt động võ của dân gian, mà nổi tiếng là các cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành (1821 - 1827), của Nông Văn Vân (1833 - 1835), của Cao Bá Quát (1854 - 1855), của Nguyễn Trung Trực (1861), của Trương Định ( 1861 - 1864), của Thủ Khoa Huân (1868) và phong trào "Cần Vương" (1885 - 1896) mà nổi trội là khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiên Thuật, Mai Xuân Thưởng... rồi cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1890 - 1914) là đỉnh cao để sau đấy chuyển sang giai đoạn cách mạng hiện đại.

Chia sẻ trang này