1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quannl_2006

    quannl_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này tuyệt thật, Cám ơn các bạn nhiều !
  2. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Do yêu cầu tồn tại của người lao động, nông thôn trong thời quân chủ luôn là một trường võ bị quảng đại, đông đảo thanh niên luyện tập để nâng cao sức khoẻ, để lao động tốt. Bên cạnh việc tập luyện tự phát theo truyền thống của dân làng, để đảm bảo thao diễn trong các lễ hội Xuân - Thu (nhất là các hoạt động đấu vật, đua thuyền, phóng lao, bắn cung, chạy, đánh đu, đánh phết, đá cầu, vật cù... cho đến diễ xướng chiến trận của Thanh Gióng, của Hai Bà Trưng...), có những tổ chức huấn luyện mang tính phường hội theo môn phái hẹp hòi, là các "lò vật " và " lò võ " các lò này gắn với từng làng cụ thể tạo ra các "làng vật", "làng võ", có những thế võ và miếng vật gia truyền như kiểu lò vật Trà Lũ (Hà Nam Ninh), làng võ Mễ Trì hạ (Hà Nội), làng vật - võ Liễu Đôi (Hà Nam Ninh)... Có thể từ thời Lê sơ, đã đào tạo được nhiều đô nổi tiếng và được triều đình trọng dụng.
    Hoạt động võ trong dân gian là các diễn xướng và thi đấu trong các ngày hội lễ của nhiều làng quê, trước hết nó được khoác cái áo tín ngưỡng với hình thức mở đầu của võ - vật - bơi chải... đều là thi đấu. Đấu cho đẹp, đấu theo quy ước của lễ hội, và sau mới là đấu giật giải quyết liệt, có nơi thường dẫn đến chết người như hội vật làng Sình (Huế). Hội làng thì nhỏ, nhưng trong mỗi hội vật lại có nhiều môn thi, các hội tổ chức suốt mấy tháng xuân và xen cả vào mùa thu và được lập lại theo chu kỳ hàng năm.
    Qua các hội làng, các hoạt động thể thao dân tộc rất đa dạng và phong phú, trong đó hoạt động võ là một nội dung quan trọng, thể hiện truyền thống và tinh thần thượng võ của nhân dân ta. Đó là đấu quyền, đấu gậy, đấu kiếm, bắn cung nỏ, chạy, đua ngựa, vật, bơi chải, lặn ngụp, kéo co, đánh phết, vật cù, đá cầu, đánh đu, đánh kiếm, săn thú... và mở rộng là những hội thi tài, thi khéo như tung còn, thổi cơm thi, cờ tướng...
    Hội làng có nơi chỉ có người làng tham dự như thi bơi chải, nhưng hầu hết được mở rộng để thu hút những người tài giỏi. Điển hình cho cá hội võ dân gian là hội võ vật Liễu Đôi (Hà Nam Ninh).
    Cùng với hội võ vật đồng bằng, miền núi có đua ngựa bưng bát nước, miền sông, miền biển thi lặn xa phải tự cởi trói tay sau lựng. Nhiều nơi có khi bơi chải, thường là vào mùa hè và mùa thu nước đầy, trong đó hội bơi Đại Than (Hà Bắc) ở bến Lục Đầu kéo dài từ mồng 10 tháng Ba đến mồng 5 tháng Tư để không ngừng nâng cao ý chí và kỹ thuật làm chủ sông nước trong mọi tình huống.
    Các hội làng ấy cũng là hội thi để chuẩn bị cho các cuộc thi văn, thi võ của triều đình, chẳng hạn vùng Tức Mạc (Năm Định) còn truyền câu ca:
    " Ba năm làng mở khoa thi
    Đệ nhất thi vật, đệ nhì thi bơi
    Đệ tứ thi đáng cờ người..."
    Có thi thì người tài mới được dân phong "trạng". Ngay từ thời Lê sơ và thời Mạc đã có những người nổi tiếng giỏi vật, được dân gọi là "trạng vật". Đó là Vũ Phong, Lê Như Hổ, Nguyên Doãn Khâm... Vũ Phong từ quê Mộ Trạch (Hải Hưng) lên kinh đô Thăng Long thăm thượng như Vũ Hữu, thấy viên đô lực sĩ của vua Lê Thanh Tông có vẻ dương dương tự đắc, đã xin vua thi đấu với viên lực sĩ này. Trước viên lực sĩ to khoẻ, Vũ Phong đã ném cát vào mặt đối thủ rồi dùng miếng sườn tay quật ngã y "lấm lưng trắng bụng" được nhà vua ban cho chức cao, sau làm quan lên dần chức Cẩm y vệ uý ti chỉ huy sứ. Mặc Đăng Dung người Cổ Trai (Hải Hưng) cũng nhờ tài vật được triều đình cho quản các đo sĩ, sau đó cướp ngôi nhà Lê. Bằng kinh nghiệm bản thân, nhà Mạc chú trọng tuyển dụng các đô vật. Lê Như Hổ người Tiên Châu (Hải Hưng) nhà nghèo ăn khoẻ "nồi bảy quang ra, nồi ba quăng vào", thể lực to lớn, rất giỏi vật. Cạnh huyện ông có trường đấu vật, ông xin đấu nhưng cả các đô lực sĩ cũng không vật nổi ông, ông luôn luôn giành giải nhất, và do khoẻ như hổ, mà tên dân gian gội đã trở thành tên chính thức, sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh,. Rồi Nguyễn Doãn Khâm người Kiệt Đặc (Hải Hưng) nhà nghèo, giỏi vật, sau khi đỗ làm Đô ngự sử, khi về quê qua làng Keo (Hà Nội, trước thuộc Bắc Ninh) gặp hội vật, ông vào xin đọ sức với đô vật đang giữ giải nhất, chỉ một keo đã làm đối thủ "lấm lưng trắng bụng", nhưng ông nhận giải, mà cho lại viên lực sĩ bị đánh thua.

  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Bên cạnh những lực sĩ, võ sĩ, đô vật nhờ vật - võ được tiến thân vào triều đình, thì ở giai đoạn cuối đời Trần, khi cuộc sống không thể chịu đựng được nữa, nhất là ở thế kỷ XVIII và XĨ nhiều người đã đi với nông dân, lãnh đạo nghĩa quân chống triều đình, chống xâm lược. Trong số này sử sách và huyền thaọi đã tô đạm nhiều người thành những vĩ nhân ở Đàng ngoài, nổi bật là Nguyễn Hữu Cầu ngưòi Lôi Dương (Hải Hưng) nhà nghèo, từ nhỏ đã thích chạy, nhảy , bơi lội và đánh vật, lớn lên rất khoẻ mạnh, đã tham gia là tướng trong khởi nghĩa của Nguyễn Cừ. Khi khởi nghĩa Nguyễn Cừ bị dẹp, với tài nănng giỏi vật, giỏi võ, chiến đấu dũng cảm và mưu trí, ông đã tập hợp lại đội ngũ và tổ chức thành cuộc khởi nghĩa quy mô lớn. Với tài bơi lặn, ông được nhân dân tặng danh hiệu là Quận He - ví với con cá he ngời biển khơi, bơi nhanh và đẹp. Ông thương lặn xuống đục thuyền địch hoặc nhảy lên thuyền giết tướng địch. Ở trên bộ, ỗng cưỡi ngựa ra trận, tay cầm giáo mác, phóng như bay, quân tướng địch đều phải sợ oai ông. Nghĩa quân cũng được rne võ - vật và bơi lội, hành quân thần tốc luôn gây bất ngờ cho địch, nhiều lần đánh tan thuỷ quân của triều đình. Đặc biệt năm 1744 đang bị bao vây non nửa năm ở Đô Sơn, Nguyễn hữu Câu phá vây đư đoàn quân về đánh Kinh Bắc (Hà Bắc) khiến tướng địch vứt cả ấn tín chạy tháo thân. Năm 1748 đang đánh địch ở Duyên Hà (Thái Bình) ông quay sang đánh Cẩm Giàng (Hải Hưng) lại định hành quân về tập kích Thăng Long.
    Trong khi đó ở Đàng Trong lại nổi lên chàng Lía. Lía sinh ra trên đất võ Bình Định, nhà nghèo phải đi ở chăn trâu, có sức khoẻ phi thường, ông bắt chước cá lóc nhảy, kiên trì tập luyện, nâng độ cao từ nhảy khỏi đầu lên nhảy qua hàng rào để rồi nhảy qua nóc nhà nhẹ nhàng. Lía còn giỏi côn quyền:
    "Đường côn toàn vện trăm bề
    Múa như giông tố, tiếng nghe vù vù"
    Với tài nghệ, Lía đã đi với nông dân chống sự áp bức của triều đình, dần trở thành thủ lĩnh xuất sắc. Lía lãnh đạo nghĩa quân đánh cho triều đình Đàng Trong thất điên bát đảo, nhưng cũng nhiều lần bị vây, Lía đã dùng tài nhảy, chuyển bại thành thắng:
    "Cơn nguy chuyển hết sức thần
    Dùng miếng các lóc dậm chân nhảy liền
    Quân trào vây kín khắp miền
    Lía vọt ra khỏi rất nên kỳ tài"
    Nhưng đỉnh cao của khởi nghĩa nông dân, phát triển từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, quy tụ được các võ sĩ và nhân dân cả nươc, là phong trào Tây Sơn. Đất võ Bình Định nửa sau thế kỷ XVIII có những võ sư nổi tiếng, từ đó trưởng thành lên ba anh em Ngyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, lại có thêm Nguyễn Văn Tuyết, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân... là những dũng sĩ kiệt liệt.
    Anh em Tây Sơn được thày giáo Trương Văn Hiến dạy cho cả võ và văn, nhưng họ đặc biệt chú ý luyện võ. Nguyễn Nhạc chuyên học kiếm, Nguyễn Huệ chuyên học đao, Nguyễn Lữ chỉ học quyền và do sức yếu nên chỉ học môn Miên quyền (tức mền dẻo như bông). Khi bố là Nguyễn Phúc mất, Nguyễn Nhạc nối nghiệp cha buôn bán, những vẫn luyện võ nghệ, giao du rộng, Nguyễn Lữ đi tu đạo Ma ni dùng phù phép chữa bệnh, chỉ có Ngyễn Huệ đi sâu vào võ nghệ.
    Thông cảm với hoàn cảnh của nhân dân, căm phẫn triều đình độc ác, Nguyễn Nhạc quyết cùng hai em lo đại sự, đã liên kết được những người nổi tiếng văn võ trong vùng. Nhận thấy người Thượng giỏi cung nỏ, khoẻ mạnh, dẻo dai, Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Lữ lên An Khê vận động người Thượng liên kết được với các sắc tộc Xê Đăng, Ra Đê, Gia Rai, Ba Na. Với bộ chỉ huy tài ba, căn cứ vững chắc, lương thảo đầy đủ, quân sĩ dũng mãnh... anh em Tây Sơn quyết định khởi sự.
    Từ căn cứ An Khê, quân Tây Sơn thần tốc về Tuy Viễn cướp huyện lỵ, rồi dùng mưu để chính Nguyễn Nhạc ngồi trong cũi cho quân đưa vào thành Quy Nhơn nộp mạng, nhưng vừa vào thành Nguyễn Nhạc đã mở cũi nhảy ra rút kiếm giết viên đội, những người khiêng cũi dùng đòn khiêng làm côn và tháo thanh cũi là gạy đánh quân giữ của thành, để quân nấp ngaòi tràn vào thành cướp gọn thành. Từ đó, thanh thế lừng lẫy, nghĩa quân Tây Sơn mau chong đánh ta chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi lại tiến ra Bắc đánh tan chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chỉ trong vòng 15 năm từ đốm lửa đã thiêu cháy cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, thống nhất đất nước, còn thêm hai lần chiến thắng lẫy lừng ngoại xâm Xiêm và Thanh.
    Trong bộ chỉ huy của nghĩa quân Tây Sơn nổi lên 7 tướng võ là Võ Văn Dũng, Vũ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc, danh truyền là "Thất hổ tường". Kèm theo là 5 vị nữ lưu kiệt hiệt gồm nữ tướng Bùi Thị Xuân và 4 phó tướng tài cao là Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc được người đời gọi là "Ngũ phụng thư". Cong bên văn có 6 vị được gọi là "Lục kỳ sĩ", tất cả là 18 người xem như 18 tảng đá là nền móng của nhà Tây Sơn, gọi là "Tây Sơn thập bát cơ thạch". Dưới góc độ võ thuật dân gian thế kỷ XVIII, mười hai võ sĩ trên đất võ Bình Định thật đáng đi vào sử sách.
  4. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    - Võ Văn Dũng người huyện Tuỵ viễn, từ nhỏ đã được theo học cả văn lẫn võ, đặc biệt học võ rất xuất sấc, mỗi năm học hết vốn của một thầy, năm 20 tuổi vào Phú Yên theo học lão trượng họ Lương về các môn trường kiếm và đoản đao, đánh đơn hoạc đánh phối hợp cả hai môn, học cách đánh bộ và đánh ngựa. Võ nghệ cao cường, động tác thuần thục, nhưng chỉ Nguyễn Nhạc làm bạn cố giao được biết. Võ Văn Dũng tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu, lập nhiều chiến công, cho đến năm 1802 nhà Tây Sơn bị diệt, ông bị bắt và bị đóng cũi giải đi, nhưng hai lần phá cũi trốn thoát. Thoát nạn, Võ Văn Dũng lại về căn cứ cũ An Khê tổ chức khởi nghĩa, mãi khi phong trào tan hẳn, ông vẫn sống tự tại đến trên 90 tuổi mới chết.
    Trần Quang Diệu quê Hoài An, mồ côi từ nhỏ nên sớm phải tự lập, học võ nhiều thày, lớn lên vào núi gặp võ sư nổi tiếng Diệp Đình Tòng ở ẩn nơi thâm sơn, bèn xin thụ giáo. Trần Quang Diệu chuyên học về đao, khi tập luyện một mình, khi cùng thầy thao diẽn, tạp nơi đất bằng, lại tập trên núi đá, học cách đánh ngựa, và cả đánh dưới thuyền. Học đã 5 năm, Trần Quang Diệu nghe lời thày đi tìm minh chủ Nguyễn Nhạc. Trên đường Trần Quang Diệu đánh nhau với cọp bằng tay không, tình cờ được Bùi Thị Xuân giúp sức rồi cùng tìm theo Nguyễn Nhạc. Và sau đó hai người được tác thành vợ chồng.
    - Nguyễn Văn Tuyết người huyện An Nhơn, từ nhỏ đã sớm có sức khoẻ hơn người, từ khi gặp võ sư Trần Kim Hùng là bậc võ nghệ tuyệt luân, được thầy truyền cho suốt 5 năm những thế võ đặc sắc. Thành tài rồi, đang mong cứu dân, cứu nước thì được biết anh em Tây Sơn chiêu mộ hào kiệt, Tuyết bèn tìm đến sơn trại ra mắt, ở đây gặp cháu gái sư phụ là Trần Thị Lan, sau đó đã kết nghĩa vợ chồng.
    - Nguyễn Văn Lộc nhà nghèo phải đi chăn trâu, bí mật học võ, khi đã đạt trình độ cao cường bèn xin gia nhập nghĩa quân Tây Sơn.
    - VõĐình Tú ở Phú Phong. Từ bé đã tỏ ra can đảm và hào phóng được một nhà sư dạy cho cả võ nghệ và binh pháp trong mười năm trời, trở thành trang thanh niên vạm vỡ và khoẻ như hùm, thuần thục võ nghệ, còn quyền xuất chúng, binh pháp tinh thông, giỏi bắn cung, nhảy cao và cưỡi ngựa dùng thiết côn đánh thắng trăm người, được Nguyễn Huệ rất mực quí yêu. Ông lập được nhiều công lwón trong quá trình khởi nghĩa, nhưng vào giai đoạn cuối của Tây Sơn trong trận đánh nhau với quân Nguyễn Ánh ở Quy Nhơn, ông sa vào trận địch phục kích, phải tả xung hữu đột múa thiết lĩnh gạt phăng bao mũi tên bắn tới, sau cùng cũng trúng tên, chết trên lưng ngựa.
    - Lê Văn Hưng vốn là tên tướng cướp ơt Tuy Viễn, nhưng tính tình khoan hậu, cầm đầu vài mươi thủ hạ, chỉ cướp ở nơi xa và chỉ đánh ngã những ngwưòi đuổi theo, rất giỏi sử dụng ngọn roi, một đòn đánh ngã nhiều người. Một lần ở tình thế bức bách phải đánh chết người, bị triều đình truy nã buộc phải bỏ trốn, rồi xin gia nhập nghĩa quân tây Sơn, từ ngưòi lính tiến dần lên hàng tướng tài.
    - Lý Văn Bưu (tức Mưu) người huyện Phù Cát, từ nhỏ đã nổi tiếng nhanh và mạnh như báo phi, có tài cưỡi ngựa múa kiếm và phóng lao, bắn cung trăm phát trúng cả trăm, lại giỏi huấn luyện ngựa chiến. Do săn bắn đã quen với Bùi Thị Xuân, được bà tiến cử với các lãnh tụ Tây Sơn, nhờ tài thao lược, ông được phong đến Đô đốc, tham gia giải phóng Thăng Long mùa xuân 1783.
    Tây Sơn tiếp tục chiêu hiền, nhiều tráng sĩ đã theo về tụ nghĩa. Trong đó có Phan Văn Lân người miền Ngoài, cùng theo học thày Trương văn Hiến với anh em Tây Sơn, khi phải nhận đấu với một nhà sư ác ý dùng ngón đá tối độc, ông chỉ né tránh và hất nhẹ nhà sư ngã vỡ sọ. Theo yêu cầu của bằng hữu ông đã biểu diễn dùng sống bàn tay chém vỡ đôi ba tảng đá chồng lên nhau.
    - Võ Văn Nhậm ngưòi Quảng Nam, vốn là tướng ncủa quan Trấn thủ địa phương, có sức mạnh hơn người, đánh giặc giỏi, tính tình phóng khoáng, từng đánh chết một tên cường hào, định ra đầu thú thì gặp Trần Quang Diệu và được tiến cử với nhà Tây Sơn.
    - Ngô Văn Sở người Tuy Phước, có sức mạnh, giỏi võ nghệ, thông binh pháp cũng tìm đến gặp Tây Sơm xin gia nhập, kết bạn tâm giao với Võ VĂn Dũng và Trần Quang Diệu.
    - Anh em Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Danh ở Quảng ngãi, nhà nghèo nhưng hiếu học, đã thọ giáo thày Trương Văn Hiến, là bạn đồng môn với anh em Tây Sơn.
    Cả những tên "lục lâm", Nhưng Huy và Tư Linh là những tráng lực sĩ, võ nghệ cao, tính hung hãn cũng theo về anh em tây Sơn.
    Còn trong " ngũ Phụng thư", nổi bật lên là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Bùi Thị Xuân vốn dòng gia giáo ở thôn Xuân Hoà cạnh thôn Phú Phong của Võ VĂn Dũng, từ nỏ đã nổi tiếng chữ đẹp nhưng thích học võ hơn văn, ham múa kiếm đi quyền, muốn được cưỡi voi đánh giặc như Bà Trưng, bà Triệu. Lớn lên bỏ văn theo học võ với một nữ võ sư ẩn dật về các môn quyền, song kiếm, đến năm 15 tuổi đã điêu luyện võ nghệ thì nữ võ sĩ "ra đi", Bùi Thị Xuân lại dạy võ cho chị em trong vùng, Bùi Thị Xuân còn thích cưỡi ngựa, điều voi. Một hôm vào rừng săn, gặp hổ đánh nhau với tráng sĩ tay không sắp kiệt sức, đã rút gươm xông vào cứu tráng sĩ, chém hổ bị thương phải bỏ chạy, tráng sĩ đó là Trần Quang Diệu, sau kết nghĩa vợ chồng.
    Bốn tướng của Bùi Thị Xuân phần lớn vốn là học trò của bà Bùi Thị Nhạn là cô ruột nhưng nhỏ tuổi hơn, được đào tạo thành kiếm khách, sau kết duyên với Nguyễn Huệ làm vợ kế. Trần Thị Lan là cháu nội võ sư Trần Kim Hùng (thầy dạy của Nguyễn Văn Tuyết) được ông dạy võ thuật từ bé, có tài kiếm thuật và luyện thành lanh lẹ như chim yến, là em vợ Nguyễn Nhạc, sau lấy Nguyễn Văn Tuyết. Nguyễn Thị Dung ở Mộ Đức và Huỳnh Thị Cúc ở Sơn Tịnh cũng có tài kiếm thuật, theo học Bùi Thị Xuân. Bà Dung, sau kết duyên cùng Trương Đăng Đồ người Sơn Tịnh, văn võ toàn tài, làm đến Đô đốc của Tây Sơn. " Ngũ Phụng thư" không giữ chức tước, chỉ chăm lo binh lương, huấn luyện một đoàn tượng binh trăm thớt voi chiến và đoàn nữ binh trên hai trăm ngàn người, đều thiện chiến. Trong cuộc thần tốc đánh xâm lược Thanh mùa xuân 1789 các võ sĩ, võ tướng tham gia khởi nghĩa Tây Sơn đã dùng uy thần dẹp giặc.
    Tại Nghệ An có thêm Đặng Văn Long, ông vốn là người Tuy viễn, hồi nhỏ đã học thông môn cương quyền, sau lại học môn nhu quyền ở thầy Trương Văn Hiến cùng anh em tây Sơn, tinh thạo cả hai thứ quyền, lại có sức mạnh nằm ngửa đỡ cả cỗ xe chở nặng. Nơi quê nhà không có đối thủ, Đạng Văn Long đi tiêu dao khắp nơi. Khi ở Nghệ An nghe tin đại quân Quang trung ra Bắc diệt Thanh, ông bèn mặc áo trắng. tay cầm kích, lưng đeo cung: biểu diễn tài nghệ trong đám tân binh để dễ lọt mắt Quang trung. Quang trung phát hiện ra bạn học cũ, phong làm Đô đốc, phụ trách cánh quân phía Tây, đánh qua huyện Chương Đức tiến về thanh Trì rồi tấn công đồn Khương thượng một cách xuất kỳ bất ý, lại nổi rồng lửa uy hiếp khiến giặc thua nhanh, tướng giặc Sầm Nghi Đống phải tự tử.

  5. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ các topic chủ yếu là spam và quảng cáo nên ít có bài hay để đọc, mà lại làm các topic hay trôi tuột đi. Đề nghị Mod treo topic này lên cho mọi người dễ tìm và bạn Anhsanghong khỏi phải vất vả đi tìm topic để post bài ở tận mấy trang cuối đống spam, kẻo khổ thân bạn ấy.
    Thanks!
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn nhiều!!!

  7. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Ở đất võ Bình Định, từ thế kỷ XVIII có những võ sư nổi tiếng đã đào tạo nên bộ chỉ huy Tây Sơn tài giỏi. Trước hết là võ sư Trương Văn Hiến, quê gốc Thanh Hoá, tướng mạo oai hùng, có tài cả văn và võ. Nhận thấy triều đình nhà Lê, Trịnh suy vi, vượng khí quy tụ ở phương Nam, ông bèn vào Thuận Hoá làm môn khách của đại thần Trương Văn Hạnh là anh em thúc bá. Nhưng rồi lại thấy rõ sự ruỗng nát của triều đình chúa Nguyễn, khi Trương Văn Hạnh bị hại thì ông bỏ vào Bình Định. Hiểu lòng dân, hiểu rõ thời thế, ông lên huyện An Nhơn mở trường để chuẩn bị nhân tài cho đất nước. Ông dạy cả văn lẫn võ, nhưng thiên về võ. Trong võ, ông dạy nhiều môn, cả quyền, kiếm, đao... riêng về quyền, ông sở trường cương quyền. Người xin thụ giáo ông khá đông, ai học văn thì học thêm võ, ai học võ thì học thêm văn, vì theo ông "có võ không văn thì thường cuồng bạo, có văn không võ thì dễ nhu nhược". Trong số người theo học võ có Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Phan Văn Lân, Đặng Văn Long phần lớn người Bình Định. Về học văn có Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Xuân, Huỳnh Văn Thuận đèu người Quảng Ngãi. Ông không thu nhận nữ đồ đệ, các bà Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc theo các anh em Xuân và Thuận đến thụ giáo, ông giới thiệu về thụ nghiệp Bùi Thị Xuân.
    Những học trò ấy, đều nổi tiếng và cùng chúng sức làm nên sự nghiệp Tây Sơn. Khi học trò của ông đã "đủ cánh, đủ lông" ông đều khuyên nên ra đi để lo đại sự. Ông từng phân tích thời thế và bảo Nguyễn Nhạc: đất Tây Sơn núi non hiểm trở, dựa vào địa thế đó có thể hai người địch được trăm người, biết lo toan lương thảo và binh lực thì có thể hưng binh. Ông đặc biệt lo đào tạo Nguyễn Huệ và khi vững vàng thì bảo về giúp anh. Khi Nguyễn Nhạc chuẩn bị đã đầy đủ, ông khuyên khởi sự, lại bày cách để biểu dương thanh thế, thu hút nhân tâm và luôn nhấn mạnh "được thành không bằng được bằng lòng người". Ông không trực tiếp chỉ đạo nghĩa quân nhưng sẵn sàng khi có việc cần sẽ giúp sực. Khi nghĩa quân Tây Sơn giải quyết xong Đàng Trong, Nguyễn Nhạc mời thày Trương VĂn Hiến về làm quân sư, nhưng chỉ được một thời gian rồi ông lại lui về An Thái dưỡng lão, rồi lên núi ở ẩn. Ông có con trai là Trương Văn Đa cũng được rèn luyện văn võ toàn tài, được Nguyễn Nhạc trọng dụng, nhưng mất sớm khi chưa có con, nên chi họ thày Trương Văn Hiến không còn di duệ.
    Đồng thời, là võ sư Diệp Đinh Tòng, tổ tiên người Trung Hoa sang lập nghiệp ở Bình Định được ba đời thì sinh ra ông. Lên 10 tuổi, Diệp Đình Tòng về lại quê gốc theo thày học võ suốt 30 năm, sau mới sang ở hẳn Bình Định. Ông người mảnh mai, dáng thư sinh, nên mãi sau lần tay không đánh ngã con bò đực đien, người địa phương mới biết tài võ nghệ của ông. Ông đã đến An Thái gặp võ sư Trương Văn Hiến, hai ông rất tâm đắc và phục tài của nhau: Một hôm qua huyện lị An Nhơn thấy viên tri huyện lộng hành, ức hiếp dân lành, ông xuống tay đánh chết y rồi phá ngục thả hết người bị giam. Bị truy nã, ông đem gia đình nên núi ở ẩn hai mươi năm trời, vợ con lần lượt qua đời. Một hôm gặp Trần Quang Diệu đánh nhau với hổ, ông thu nạp làm đồ đệ, dốc truyền dạy cho Diệu thành tài về đủ các môn đao, kiếm, côn, thương, cung, đánh trên ngựa với đánh dưới thuyền. Khi ông gần 100 tuổi, ông bảo Trần Quang Diệu xuống núi tìm anh hùng hào kiệt để cùng lo việc lớn. Nói xong ông nằm xuống, lẫy tay vỗ nhẹ đỉnh đầu mà đi.
    Chi họ Diệp nhà ông cũng không còn ai nữa.
    Võ sư Trần Kim Hùng người Bình Định, vóc dáng vạm vỡ, sức khoẻ kỳ lạ. Hồi còn nhỏ, một hôm đi hái trà là bị lạc sâu mãi vào rừng, bỗng gặp một bà lão sống một mình trong túp lều cheo leo vách núi. Biết bà có võ, chàng ở lại xin học. Được thụ nghiệp, hàng ngày chàng mải miết học các môn võ, tâm trí dồn vào việc rèn luyện võ nghệ, bà thường để chàng ở nhà tập một mình. Sau mười năm, bà bảo Kim Hùng căn bản đã vững có thể về nhà tự luyện, rồi đưa chàng xuống núi.
    Tuy ở nhà giúp cha mẹ làm ruộng, Kim Hùng vẫn thường tìm chỗ vắng luyện võ hoặc ngồi dưỡng khí luyện thần. Chàng đã giúp dân trừ được con trăn lớn, lại dẹp được một đảng cướp có võ nghệ cao ở trong vùng, nên thanh danh vang dội khắp nơi.
    Nhiều người xin đến thụ giáo, nhưng Kim Hùng thấy họ không có chí lớn nên chẳng nhận ai, chỉ dạy riêng cho con trai là Trần Kim Bảo thành võ sĩ tuyệt luân. Kim Bảo sinh được hai con thì vợ mất, nên bỏ nhà đi. Hai con gái ở nhà với ông bà, người chị là Trần Thị Huệ theo bà học nữ công, sau lấy Nguyễn Nhạc. Người em là Trần Thị Lan theo ông học võ rất giỏi kiếm thuật.
    Ở An Nhơn, võ sư Kim Hùng chinh phục được đầu nậu Nguyễn Văn Tuyết, biết Tuyết là người có bản lĩnh nhưng thiếu giáo dục, ông bèn thu nhận. Sau đó ông bỏ nhà dắt Tuyết theo đường núi vào sâu phía Nam. Bằng thực tế đi đường, mỗi khi gặp trở ngại, võ sư lại dạy Tuyết một thế võ và thực nghiệm luôn. Từ đó giảng giải, về quan hệ giữa thế công và thế thủ " thế thủ dồn sức xuống đôi chân, đôi chân là cặp cẳng ngựa, vưa phải vững vừa phải nhanh, ở nơi đất bằng thì dễ, còn nơi gồ đá lởm chởm thì khó gấp bội, phải chú ý không chỉ lo dùng thế công mà bỏ lỡ thế thủ. Còn về đánh thú dữ thì phải dùng mưu nhằm vào nhược điểm của nó mà đánh, nhược điểm của cọp là hạ bộ, chỉ một đấm đúng cũng đủ hạ rồi. Đòn đánh của cọp rất mạnh, cần phải tránh né để đỡ hại sức...", và dạy luôn cho cách tránh.
    Đi mãi đến một ngôi chùa ở trên núi, cả sư và tăng đều tu theo lối tịnh tâm. Ở đấy hai năm, không ai trò chuyện, chỉ biết phận riêng. Năm đầu võ sư dậy ôn những thế võ học dọc đường để bổ sung thuần thục, năm sau dạy luyện pháp nội công với thời gian ngắm để hỗ trợ nội lực thêm vững, tất cả được năm năm, võ sư Trần kim Hùng vảo Nguyên văn Tuyết xuống núi để gây dựng sự nghiệp. Trước khi đí, vị sư truyền nội lực cho bằng cách chỉ đặt nhẹ tay lên vai mà như có sức đè nặng hàng tạ, lại căn dặn phương châm xử thế là " từ bi hỉ xả".
    Ngoài cách dạy của ba võ sư trên ta còn biết thêm trường dạy của một số võ sư nữa. Trần Kim Báu (con trai võ sư Trần Kim Hùng) khi bỏ nhà đến Hiền Lương (Khánh Hoà) cũng mở trường dạy võ, tái duyên cùng người địa phương, sinh ra Trần Kim Sư.

  8. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc vừa bình mới vui :
    Hôm nay xin có một lời bình về địa danh được nêu lên trong cuốn sách : các tác giả nêu địa danh, nhưng thường chỉ nêu tên xã (hoặc làng, thôn huyện ), chứ không nêu địa danh chi tiết (địa danh chi tiết bao gồm thôn, xã, huyện tỉnh- giống như địa chỉ viết ngoài phong bì thư ngày nay ). Thành ra rất khó cho đọc giả (ít nhất là tôi ) theo dõi hình dung.
    Vì nhiều khi nếu như mình biết địa danh một cách rất cụ thể, thì nhân 1 dịp off line nào đó, mình có thế kéo nhau tới vùng địa danh đó, thắp nén nhang nhớ về người xưa, ôn lại lịch sử ... rồi uống bia . Chả phải như thế rất sảng khoái hay sao ?
    Có lẽ đó là điểm thiếu xót của nhóm tác giả đại sư tiền bối này.
    Kính bútHaio
    TB : Cảm ơn cô nương ÁNh Sáng Hồng rất nhiều
  9. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Bà Bùi Thị Xuân được một võ sư là bà lão bí hiểm, người trong vùng nhưng giũ kín tông tích đến tận khi mất. Bà chỉ dạy võ vào lúc ban đêm, rất đều đặn, chỉ trừ khi mưa to gió lớn, bà dạy đủ quyền và kiếm.
    Đặng Văn Long khi thấy triều Cảnh Thịnh rệu rạo, liền bỏ về An Nhơn (Bình Định) mở trường dạy võ, nhưng sau thấy kẻ học võ không có chí lớn mà chỉ nghĩ lợi riêng nên ông đã đóng của lên núi làm rẫy. Đặng Văn Long không nghĩ lợi lộc riêng, chỉ nhập thế khi đất nước lâm nguy. Trong dạy võ không chỉ dạy các thế võ mà còn dạy cả binh thư, binh pháp. Binh thư, binh pháp của dân gian cũng tổng kết từ võ kinh, nhung chỉ yếu là từ kinh nghiệm thực tế, truyền trong dân gian, cơ bản bằng văn vần để mọi người dễ thuộc và dễ nhớ.
    Ở đất Bình Định, mấy học trò của võ sư trương Văn Hiến học văn nhưng cũng học thêm võ, họ đã tham bác binh pháp xưa, soạn ra binh pháp riêng cho nhà Tây Sơn. Hai anh em Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn Văn Doanh soạn sách "Tây Sơn thư hùng ký", riêng Huỳnh Văn Thuận tham khảo binh pháp của Trần Hưng Đạo, của Đào Duy Từ và binh pháp trung Quốc, soạn ra bộ "Tây Sơn binh pháp", rất tiếc là sách bị thất truyền.
    Nhà Nguyễn ngay khi đánh bại được Tây Sơn, oai thế đang lên, nhưng do đối lập với nhân dân và đẩy nông dân vào chỗ cơ cực, nên đã gặp ngay sự chống đối của nông dân, các dân tộc ít người, dần còn lôi cuốn cả một số quý tộc và nho sĩ. Gia Long với 17 năm (1802-1819) trị vì phải đối phó hơn 50 cuộc khởi nghĩa. Minh Mạng (1820 - 1840) với 20 năm "cường thịnh" có trên 200 cuộc khởi nghĩa. Thiệu Trị chỉ 7 năm (1841- 1847) cũng có gần 50 cuộc khởi nghĩa. Tự Đức (1847 - 1883) chỉ hơn mười năm đầu đã có hàng chục cuộc khởi nghĩa chống triều đình, sau đó từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược thì phong trào dân chủ chuyển thành phong trào dân tộc chống Pháp.
    Nhà Nguyễn hạn chế hoạt động võ thuật của dân chúng nhưng bằng lối truyền dạy dân gian, nhân dân vẫn biết võ và dùng võ vào đấu tranh giai cấp. Ngay buổi đầu nhà Nguyễn, đã có những cuộc khởi nghĩa kéo dài: Ở miền núi Thái Nguyên có khởi nghĩa của Dương Đình Cúc kéo dài 18 năm (1806 - 1824), miền núi Thanh Hoá có khởi nghĩa Quách Tất Thúc kéo dài 12 năm (1808 -1819), miền đồng bằng Sơn Nam ( Hà Nam Ninh) cơ khởi nghĩa của Vũ Đình Lục và Đặng Triều Siêu kéo dài 13 năm (1810 - 1822). Mang khí thế tiến công mạnh mẽ, bền bỉ và trở thành tiêu biểu là khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827).
    Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình) trên vùng đất Tiểu Hoàng nổi tiếng về võ trong Tây Sơn, thành hoàng làng là hai anh em ông thần vật, đô Tiểu Hoàng nổi tiếng nhất là hai anh em Voi Lừ có thể " cõng bò trên lưng chạy từ đồng ruộng về làng". Phan Bá Vành nhà nghèo, có sức khoẻ phi thường, phải đi ở chăn bò, thích chạy nhảy leo trèo, ném đá và đánh trận giả, có thể dậm chân nhảy lên mái nhà và qua tường cao. Trước sự rên siết của dân nghèo, Phan Bá Vành phất cờ khởi nghĩa, hàng vạn nông dân đi theo, trong đó có cả phụ nữ cũng giỏi võ cầm giáo mác chiến đấu. Có lần đến làng Cát Dừa (Thái Bình) quyên tiền và thóc cho nghĩa quân, theo yêu cầu của một nhà giầu ở địa phương, ông sai đẽo một gốc tre dài 3 thước (1m20) thành những mũi lao nhọn, rồi đứng phóng qua một khoảng rộng gồm sân vườn và ao vào cây chuối ở bờ ao bên kia, lao cắm đều từ gốc lên ngọn cấy chuối, cách nhau 5 tấc (20cm) một mũi. Nghĩa quân hoạt động khắp vùng ven biển Quảng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Năm Định, dân gian ca ngợi ông:
    " Trên trời có ông sao tua
    Ở dưới hạ giới có vua Ba Vành"
    Từ lò vật Tiểu Hoàng khởi sự, Phan Bá Vành lại lấy lò vật Trà Lũ làm căn cứ để chiến đấu lâu dài. Trong nghĩa quân có nhiều người hiỏi vật - võ, Võ Đức Cát là một quan võ phụ trách đồn Ba Lạt, Chiêu Liễu cùng quê với Phan Bá Vành là người văn võ toàn tài, đặc biết trong ba chục tướng tài có nhiều người của lò vật - võ Trà Lũ như đô Hựu, đô Hùm, đô Văn và Hai Đáng (tức Trần Văn Đáng) rất giỏi đánh khiên.
    Khi ra trận, tay trái cầm khiên, tay phải cầm siêu đao dài 6 thước (2m40) xông vào quân triều.

  10. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Sau khởi nghĩa Phan Bá Vành là hàng loạt khởi nghĩa của các dân tộc ít người trong đó sâu rộng hơn cả là khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) lan khắp miền núi Việt Bắc, từng đánh chiếm được các tỉnh thành Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa vùng Hà Nội Sơn Tây, Bắc Ninh do nhà nho Cao Bá Quát lãnh đạo (1851 - 1855). Rồi lại khởi nghĩa của Cai Vàng (tức Nguyễn Văn Thịnh) năm 1862, trên vùng đồng bằng Hà Bắc và Hải Hưng... Trong đó nổi lên một phụ nữ tiêu biểu cho tinh thần thượng võ của chị em ở thế kỷ XIX, đó là bà Lê Thị Miên mà dân gian quen gọi là Vợ ba Cai Vàng. Cha bà đã chiến đấu trong nghĩa quân Cao Bá Quát, bị bắt và chết trong ngục. Bà được cha dạy võ từ hồi còn nhỏ, sớm tỏ ra là người có chí khí và bản lãnh. Trong bộ chỉ huy của Cai Vàng, bà là một nữ tướng gan dạ và mưu trí, tay cầm song kiếm cưỡi ngựa phi như bay, đánh đâu thắng đó, nhân dân ca ngợi bà:
    " Khen cho trí lực đàn bà
    Bắc Ninh tài tướng vợ ba Cai Vàng"
    Giai đoạn lịc sử này (thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX) nổi lên mâu thuẫn các phe phái quý tộc và mâu thuẫn giai cấp, dẫn đến các cuộc đấu tranh trong nội bộ Việt Nam. Song mở đầu và kết thúc cả giai đoạn lại là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống xâm lược Minh, Thanh và xâm lược Pháp. Do đó võ của dân gian đã tham gia vào các cuộc đấu tranh dân tộc vì độc lập, tự do của đất nước. Trong kho tàng văn hoá truyền thống Liễu Đôi có đủ loại truyện kể, truyện ngụ ngôn, ca dao, dân ca, vè, phương ngôn, tục ngữ, thành ngữ, binh thư, binh pháp... tất cả đều xoay quanh chủ đề tinh thẫn thượng võ. Ngày hội vật - võ là nơi kén tướng luyện quân đánh giặc ngoại xâm.
    "Quân Ngô" trong ngôn ngữ dân gian nhằm chỉ chung các đội quân phong kiến phương BẮc đô hộ ta, từ quân Tần truốcCng nguyên đến quân Thanh cuối thế kỷ XVIII, nhưng trong khoảng thời kỳ ngắn thì như Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV viết " Bình Ngô đại cáo" là thông báo cho nhân dân cả nước biết việc đánh thắng hoàn toàn quân Minh. Vậy những dũng sĩ, võ sĩ đánh Ngô trong văn hoá Liễu Đôi, đáng tin cậy hơn cả là những binh sĩ chống quân Minh xâm lược đầu thế kỷ XV. VÀ trong khí phách đánh Ngô ờ đây, phần nào liên tưởng đến chiến công của vua Quang trung cấp tập đánh thắng quân xâm lược Thanh. Có thể lược qua một số nhân vật truyền thuyết mà tài võ nghệ mang đậm tinh thần yêu nước đã thành huyền thoại:
    + Chàng trai họ Đoàn (có tài liệu bảo họ Đào) : chành sinh ra ở Liễu Đôi trong hoàn cảnh đất nước đang bị quân Ngô đô hộ, mình cao bảy thước, vai lưng rộng mấy ôm, dáng đi như hổ, tiềng nói như chuông, hai tay xách hai cối đá lao qua nóc nhà như chơi, vào hội vật - võ chấp 5 đô khoẻ mà vẫn thắng. Được thần cho gươm thiêng, chàng đi đánh giặc Ngô, cứu nước. Khi xung trận chàng thát khăn đào, cầm kiếm thần, khắp mình xoa một lớp đất quê hương. Gươm giặc chém, giáo giặc đâm, tên giặc bắn vào chàng đều bị bật ra như lao vào đá. Chàng xông pha trận mạc như chỗ không người. Dưới ngựa chàng, giặc chết như rạ.
    Nhưng rồi nước mắt người yêu làm ngực chàng trôi mất một mảng đất, lần ra trận tiếp sau, chàng bị một ngọn giáo địch đâm trúng vào chỗ ấy và chàng hy sinh anh dũng...
    + Người đơm đó: Hồi giặc Ngô xâm lược nước ta, ở thôn Phượng Cầu (xã Liêm Túc) có chàng trai nghèo làm nghề đơ, đó kiếm cá. Một hôm nhấc đó vướng lưỡi gươm, bao người giúp sức cũng không vần nổi gươm. Chàng quyết đi học võ, khi đủ tài trở về nhấc gươm nhẹ như không. Chàng mang gươm đi đánh giặc, khi vung lên gươm dài ra mấy trượng. Chàng có thể đững cao, đứng xa chém giặc. Giặc Ngô kinh hoàng chỉ thấy loáng thoáng gươm bổ dọc, chém ngang, chúng ngã như ngả rạ.
    + Ông mổ bụng : Chàng Lang nhà nghèo mà ham học vật - võ, thường trèo cây cao để học lỏm mọi người luyện võ - vật. Một hôm ăn quả bưởi lạ và mắc chứng đau bụng. Đau quặn phải lấy gươm ấn mạnh vào bụng thì lạ thay từ nhát đâm trồi ra, một quyển binh pháp. Chàng học thuộc và trở thành võ sĩ thao lược toàn tài, có hàng nghìn người thụ giáo. Đất nước có giặc ngoại xâm, người khắp nơi xin theo chàng đi cứu nước, đông vô kể, chàng dạy không xuể. Biết trong bụng còn sách, chàng tự mổ bụng lôi ra nhiều sách chia cho mọi người để truyền binh pháp nhanh và rộng. Có võ cao, binh pháp hay, quân ta đã thắng.

Chia sẻ trang này