1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hồng ơi!!!
    Anh mới tìm thấy có bài viết trùng tên nhưng sao nội dung lại khác.
    Nếu giống thì em cắt ở đây về cho đỡ vất vả nhé.
    http://www.hn-ams.org/forum/archive/index.php/t-29529.html
  2. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    bài đó cũng là về lược sử, nhưng không phải cuốn sách kia. Bài kia ngắn chỉ vài trang , còn cuốn sách khá dày, phải tới 3 trăm trang.
    Nhưng nội dung của bài bác vừa đưa vừa rồi cũng rất thú vị.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đây là 2 trang dạng PDF ("Lịch sử" chứ không phải "Lược sử"). Các bác tham khảo.
    www.vietkiem.com/index/ ?action=download_file&id=5858
    venguon.org/magazine/bao_vng03/03magazineP10_22.pdf
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 08:26 ngày 03/06/2006
  4. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Vâng công nhận tên gọi là vậy, nhưng vì nó ngắn nên em gọi nhầm là lược sử bác ạ.
  5. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Chúc cả nhà ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ và an lành.
    Còn về cuón "Lược sử võ thuật Việt Nam" thì lúc nào em rảnh em mới đưa lên, thành ra là có hơi chậm nên mong các bác thông cảm nhé.
    Nhân đây, em cám ơn bác Vovivamhn nhé, lúc nào rảnh bac post lên tiếp theo nhé. Thanks so much.
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Những truyền thuyết về các võ sĩ quanh vùng Liễu Đôi xả thân đánh giặc không thể nào kể hết. Ở đấy, tinh thần chung là có đất mẹ che chở thì giặc mấy cũng thua; là đánh giặc cần võ cao, sức mạnh, nhưng còn cần binh thư, binh pháp, bày mưu lập kế; là tài biến hoá sức mạnh vô biên của các võ sĩ có bản lĩnh; là sức mạnh của chí căm thù và lòng xả thân vì quê hương; là sự kết hợp của quân hùng; tướng giỏi do người mẹ nhân dân sinh ra:
    Những thành ngữ được đúc kết từ trí thức của nhân dân và việc dùng võ giữ nước:
    - Nuôi chí diệt Ngô, đàn bồ đựng võ;
    - Gươm để rửa thù, không phải để tu thành Phật;
    - Gươm thiêng cắp nách, xách đầu thằng Ngô;
    - Đô vật cầm gáy hổ, đô cố nối khố diệt Ngô.
    (với ý trong gióng hội vật, các đô phải đọ hết tài, nhưng khi có giặc Ngô thì các đô phải hợp sức diệt giặc).
    Và phê phán những ai nhẹ dạ cả tin vào giặc Ngô:
    - Thờ Ngô, vồ mả;
    - Chó khô mèo lạc, cầu mát thằng Ngô.
    Phê phán những thầy dở, trò hư, chỉ tạo ra bọn gian ác, hư hỏng như giặc:
    - Thầy tài luyện thành hổ;
    - Thầy dốt luyện thành Ngô;
    - Luyện vật thành đô, không ai luyện thành thằng Ngô con đĩ.
    Nay trong vùng văn hoá Liễu Đôi (Hà Nam Ninh) nhân dân còn nhớ khá đầy đủ tập binh thư, binh pháp "Võ trận huyết lệ quyết thư" quen gọi tắt là "Võ trận" chưa tìm được bản chính, nhưng các họ ở Liễu Đôi còn có bản sao và nhiều người còn nhớ truyền khẩu, có người bản gốc đã lưu truyền được trong 18 đời (khoảng 400 năm). Toàn tập " Võ trận" khá đồ sộ, có khoảng 300 câu và không hề trùng lặp nhau. Ở hội Liễu Đôi có lễ " Chảm tự" (Chém chữ) là hình thức bắt thuộc nhập tâm. Mỗi năm, mỗi họ một đoạn sau nhiều lần sẽ thuộc trọn vẹn. Nhân dân Liễu Đôi xem " Võ trận" là sách thiêng và " Trạm tự" là lễ trọng. Hàng năm vào đêm 30 tết, các vị tộc trưởng thay mặt họ mình, đeo gươm vào chùa Ba Chạ, quỳ trước bàn thờ Thánh Tiên, phía trước có một băng giấy ghi các chữ đầu trang của " Võ trận". Đúng lúc giao thừa, đèn tắt hết, mỗi tộc trưởng xem đoạn băng mình chém được để liệu dạy con cháu trong họ năm ấy phải học thuộc một số trang của tập " Võ trận". Tục ngữ Liễu Đôi có câu " Chạy hồi loan, gan võ trạn" với ý muốn giỏi chạy thì phải tham gia chạy hồi loan, còn muốn có gan thì phải học " Võ trận".
    Trong " Võ trận" tất cả các hoạt động quân sự đều được tổng kết chặt chẽ và diễn tả bằng những câu ngắn gọn, gồm cả ngôn ngữ Hán và Việt:
    Đánh giặc cần vũ khí tốt, càng cần sự đồng lòng như sắt đá:
    " Cung nỏ như lò nung
    Tâm đồng như thiên thạch"
    Vào trận phải có tướng tài binh mạnh:
    " Tướng như thiết trụ
    Quân như tỳ hổ"
    Đánh giwcj nếu chỉ có binh mà không có mưu, hay có mưu mà không có binh, thì đều không vẹn toàn:
    " Hữu binh vô kế bất khả toàn
    Hữu kế vô binh bất khả an"
    Việc quân sự phải lập thế chính nghĩa làm chân lý, lại pjải lấy kế sách cơ mưu làm sức mạnh:
    " Lấy chân lập thế
    Lấy kế lập thần"
    Vấn đề quốc phòng phải bí mật và biến hoá:
    " Quốc mặt vô hình
    Nhất hình vạn trạng"
    Đã muốn giữ bí mật phải có nhiều lương binh:
    "Hữu binh lương, hữu trường trận"
    Tấn công phải có thần tốc, rút phải thật nhanh:
    " Lâm trận như thiên mã
    Giả trận như vô binh"
    Quân chính quy đã đành, dân binh rất quan trọng, để đương đầu với kẻ địch mạnh:
    "Thổ binh dân dã, cường địch: chiến"
    Đánh thành phải phối hợp cả vũ khí và vận động:
    "Công thành bằng mã, bằng đao
    Phá thành bằng tâm đào nhân vận"
    Phải tuỳ địa hình mà chọn cách đánh, đánh bộ binh ở đâu cũng được, còn kỵ binh phải có chỗ để dàn trận:
    "Bộ binh vô chiến địa
    Mã binh phải trận đồ"
    Lại tuỳ công hay muốn gây đột biến mà sử dụng quân chủng thích hợp với voi hay ngựa:
    "Tượng binh đắc thế công chiến
    Mã binh đột biến hoàn công"
    Đối với kẻ địch đã hàng, phải rộng lượng khoan hồng:
    "Lai giáo qui hàng, rộng đường tâm phúc"
    Thắng lợi ở bàn hội nghị chỉ có được khi chiến trường thắng lớn:
    "Trăm kế công hoà, chẳng qua dao nỏ"
    Chiến trường muốn thắng lớn phải có trận đánh quyết định:
    "Vô đại trận, bất đại thành"
    Ngoài "võ trận", tục ngữ, thành ngữ Liễu Đôi cũng có rất nhiều câu mang giá trị binh thư, binh pháp, lại diễn bằng lời nói của dân gian nên dễ được mọi người nhớ và hiểu. Chẳng hạn trách nhiệm của người hiền tài là phải lo giữ nước, nếu không thì tất cả chẳng còn gì:
    "Xã tắc thành tro, hiền tài lo thành lửa".
    Đối với kẻ thù, không được kêu xin chúng rủ lòng thương, mà chỉ có đánh:
    "Kêu lắm rã mồm, gươm chồm giáo dựng"
    Muốn thắng giặc phải biết võ:
    "Nuôi chí diệt Ngô, đan bồ đựng võ"
    Đánh giặc phải kiên quyết:
    "Gươm thiêng rửa máu nghịch tặc,
    Kiếm sắc ngoắc đầu ma vương"
    Người dũng cảm vì nước được muôn đời sống mãi:
    "Múa giáo trận tiền, thiên niên truyền tụng"
    Còn những kẻ phản trắc theo giặc thì có tài cũng chẳng đáng gì:
    "Chém giống hại nòi, tài coi bằng rác"
    Tuy nhiên phải cảm hoá kẻ tội lỗi, không được mới phải dùng bạo lực:
    "Năm lần đánh bằng nhân, mới một lần giương cung chạm kích"
    Muốn mưu kế gì, phải luôn lấy đước làm đầu:
    " Trăm mưu ngàn kế, tay bế nhân tâm"
    Giết giặc phải dứt khoát, nhưng giết xong rồi đối xử vẫn có nhân:
    "Đâm cho năm nhát giáo, rồi tháo áo bọc thây"
    Tư tương binh thư, binh pháp trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ thật vô cùng phong phú, qua chỉ dẫn trên cho thấy rõ tầm nhìn của ông cha xưa. Ở đây, võ nghệ không chỉ dừng ở võ thuật mà cong thể hiện cả nền võ học của dân gian, hoàn toàn không kém gì võ kinh chính thức. Tất cả tạo nên giá trị của võ dân gian truyền thống.

  7. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay rảnh rỗi giúp Anhsanghong một chút.
  8. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Đặc biệt từ khi giặc Pháp nổ súng xâm lược ở Đà Nẵng (1858), rồi chiếm Gia Định (1859), tiến tới biến Nam Kỳ lục tỉnh thành thuộc địa (1867), rồi lại đánh Hà Nội lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883), ngay liền kề là chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế(1883), buộc triều đình Huế ký hiệp ước thừa nhận Nam Kỳ và Trung kỳ (1884)... thì trong dân gian lại dấy lên nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, lan từ Nam ra Bắc và rồi cả nước, võ nghệ của nhân dân lại được phát huy cao độ và tích cực.
    Triều đình thì đầu hàng, nhưng nhân dân quyết chống thực dân Pháp, đồng thời với tiếng súng của Pháp ở Đà Nẵng là ciệc Phạm Văn Nghị ở Nam Định lập đội quân nghĩa dũng 300 người xin vào Nam cứu nước. Khi Pháp chiếm Gia Định, Lê Huy cùng Trần Thiện Chinh là người có biết ít nhiều võ nghệ, cũng tổ chức đội dân dũng 5000 người tự động đánh giặc. Phong trào ứng nghĩa nổi lên khắp miền Nam, nghĩa quân là những nông dân và dân nghèo, vũ trang sơ sài nhưng tinh thần quả cảm thì có thừa. Tiêu biểu cho phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ là các thủ lĩnh nghĩa quân Trương Định, Nguyễn Trung Trực.
    Trương Định mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay từ khi chúng vừa bước chân đến Gia Định, đã đánh nhiều trận ngay ở trung tâm Sài Gòn. Nghĩa quân toàn là nông dân đồn điền, vũ trang bằng giáo búp đa và vũ khí thô sơ khác. Dưới cờ " Bình Tây Đại nguyên soái" ông thường đi tiên phong va lập được nhiều chiến công. Địa bàn hoạt động khắp vùng Định Tường, Gia Định, lan theo hai nhánh sông Vàm Cỏ, từ biển lên tận biên giới Campuchia. Ông hợp tác được với hầu hết sĩ phu yêu nước. Khi các nhà yêu nước Trần Xuân Hoà, Phan Văn Đạt, Đỗ Trình Thoại bị hy sinh, thì nghĩa quân của họ đều tìm đến Trương Định. Nghĩa quân đã xây dựng được một đội quân kháng chiến, tấn công diệt nhiều đồn địch, đánh đắm một số hạm pháo địch, chiếm lại nhiều huyện. Năm 1846, ông bị đánh úp bất ngờ, chiến đấu quyết liệt, bị thương, và ông đã tự sát không chịu bị bắt.
    Trương Định hy sinh rồi, các nghĩa sĩ của ông vẫn tiếp tục hoạt động. Con trai ông là Trương Quyền tiếp tục sự nghiệp cho đến năm 1867. Trong khi đó ở Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương lãnh đạo nghĩa quân đánh nhiêu trận kịch chiến. Ông có sức khoẻ lạ thường, xách một lúc 5 quả tạ, mỗi quả 60 cân ta với lối xách độc đáo (hai tay xách hai quả, hái nách kẹp 2 quả và miệng cắn một quả), do đó có biệt hiều là "Ngũ linh thiện hô" và dân quen gọi ông là Thiên Hộ Dương.
    Nguyễn Trung Trực vồn là nông dân nghèo, kiếm nghề chài lưới bê bờ sông Vàm Cỏ Đông, rất giỏi lặn, bơi tài, thạo dùng thuyền, chiêu mộ được nhiều nghĩa quân. Trong những trận chiến công của ông, nổi lên hai trận ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối, sống với những vần thơ hào hùng:
    " Hoà hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
    Kiếm bat Kiên Giang khốc quỷ thần"
    (dịch: Lửa thiêu Nhật tảo vang trời đất
    Múa kiếm Kiên Giang khiếp quỷ thần).
    Ngày 10-12-1861 nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã mưu trí và dũng cảm đốt cháy tàu chiến " Hy vọng" của Pháp trên dòng Nhật Tảo. Ngày 16-6-1886, những dũng sỹ của ông lại đột nhập đông Kiên Giang dùng kiếm gươm chém hết quân giặc. Cho đến khi sa vào tay giặc, Nguyễn Trung Trực còn khẳng định: "Bao giờ nguời Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây".

  9. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Em cám ơn bác Cường đã quan tâm.
    Chúc bac ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ và an lành.
    cụng ly với bác nè:
  10. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Từ trong phong trào đánh Pháp, đông đảo nghĩa quân được học võ để dùng vũ khí thô sơ có thể đương đầu với ?o tầu sắt, tàu đồng, súng thép đạn chì? của kỹ thuật quân sự phương Tây hiện đại. Khi phong trào tạm thời thất bại, nghĩa quân trở lại quê hương là những hạt nhân truyền thụ võ nghệ cho nhiều người khác, các lò võ mọc lên khắp Nam Kỳ lục tỉnh: Gia Định có Hóc Môn, Bà Điểm; Chợ Lớn có Cần Đước; Mỹ Tho có Chợ Giữa, Cai Lậy; Bến Tre có Mỏ Cày, Ba Tri; Bạc Liêu có Tần Khoa, Rạch Tạp, Cà Dày; Thủ Đầu Một có Tân Khánh, Bà TRà; Vĩnh Long có Trà Ôn, Vĩnh Long; Rạch Giá có An Biên?
    Từ Nam Kỳ, sau khi triều đình ký Hàng ước 1883, phong trào khởi nghĩa chống Pháp lanh nhanh khắp Trung kỳ và Bắc kỳ. Nhân dân vùng Bắc NInh, Sơn Tây và quanh Hà Nội là những trung tâm kháng chiến. Đặc biệt là từ năm 1883 ngaykhi vua Hàm Nghi ra chiếu ?o Cần Vương?, cả nước đã hưởng ứng. Một phong trào của nông dân bùng lên do các sĩ phu và nông dân yêu nước lãnh đạo; Nam Bộ có khởi nghĩa mười tám thông Vuờn Trầu của Quản Hớn(1883), đất võ Bình Định có Phạm Toản là một võ sinh trẻ tuổi nổi tiếng đánh Pháp trong các nghĩa đảng(1885-1887), ở Quảng Ngãi, các võ sinh gia nhập đoàn kiệt do võ sĩ Nguyễn Lân làm chánh quản đoàn kiềt và Nguyễn Quý làm phó, đoàn viên đều múa gươm giỏi và tài cưỡi ngựa, còn người không thông võ gia nhập hương binh để cùng ?oBình Tây sát tả?. Quảng Nam có Nguyễn Hàm luôn cưỡi ngựa đi hàng đầu dũng cảm xung phong trong các trận đánh Pháp. Quảng Trị có cõ sĩ Hoàng Văn Phúc chống Pháp và anh dũng hy sinh năm 1886. Quảng Bình có Lê Trực vôn nhà nghèo rất mê vật ?" võ, sau khi thi đâu tiến sĩ võ và làm lãnh binh Hà Nội nhưng sau bỏ về quê, năm 1883 tổ chức khởi nghĩa được rât đông trai tráng tham gia, đánh thắng Pháp nhiều trân. Trong hàng thủ lĩnh của ông có Lãnh Hướng đã đậu cử nhân võ, có tài nhảy cao và nhảy xa, xôn xáo nơi chiến trận rất nhanh nhẹn. Hà Tĩnh nổi trội lên khởi nghĩa Hương Khê ( 1885-1896) với lãnh tụ Phan Đình Phùng, có tướng Cao tăhngs đã đúc được cả kiểu súng trường mới nhất cảu Pháp lúc bấy giờ, chiến thắng vang dội là trận Vụ Quang (1894).Nghệ An có khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, trong bộ chỉ huy có Lãnh Ngợi rất giỏi võ, có tài nhảy cao, chiến đấu gan dạ. Thanh Hoà nổi lên khởi nghĩa Ba Đình và HÙng LĨnh. Lãnh đạo khởi nghĩaBa Đình(1883-1888) là Phạm Bành, sau có Đinh Công Tráng cũng chuyển từ Hà Nam Ninh vào, xây dựng làng chiến đấu, khống chế đường quốc lộ xuyên Việt qua đây, trong quân có đội thiện xạ người Mường gồm vài trăm tay cung nỏ bắn giỏi nổi tiếng. Lãnh đạo khởi nghĩa Hùng Lĩnh(1883-1890) là Tống Duy Tân, nghĩa quân thường dùng giáo mắc, gươm, mã tấu đánh tập kích lớn gây cho địch nhiều thiệt hại, nổi tiếng tài cơ động, xuất quỷ nhập thần, Miền Tây Bắc rộng lớn, có phong trào của Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ đều nổi tiếng dũng mãnh. Vùng đồng bằng Hà Nam Ninh từ huyện Thanh Liêm nổi lên phong trào của Đinh Công Tráng với các võ sĩ của vùng Liễu Đôi như Ngự Mai( Ngự sử Lê Văn Mai), Tú Tốn( tú tài Lê Văn Tốn) và Ký Lĩnh (Thiên hộ Lĩnh), tâp hợp những trai tráng giỏi vật võ, biết rèn gươm giáo, chiên đấu dũng cảm mà văn học dân gian Liễu Đôi có nhữgn bài hết lời ca ngợi. Đồng đất Thái Bình có phong trào của Tạ Hiện vốn là tú tài võ, về quê tập hợp dân chúng, rào làng đắp luỹ, tự vũ trang chống Pháp. Trong số tướng lĩnh có Đốc Đen( Bùi Văn Quảng) và Đốc Nhượng là nhữgn đô vật nổi tiếng. Vùng Hải Hưng có khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892) của Nguyễn Thiện Thuật, nghĩa quân vũ trang toàn giáo mác, gậy gộc, thạo đánh tập kích, khống chế quốc lộ số 5 Hà Nội - Hải Phòng và đường Hải Hưng ?" Thái Bình. Trong hàng ngũ thủ lĩnh có nhiều danh thủ như ông Lan, ông Đốm, ông Tha, vừa giỏi võ vừa giỏi bắn súng. Ông Lưỡng cõ thể nhảy sào qua ao, ông Lạc là cử nhân võ, hai tay vác hai cối đá chạy hàng chục trượng, ông Ngự rất tài bơi lặn. Ở Hà Bắc cõ khởi nghĩa Yên Thế(1883-1913) kéo dài nhất và tồn tại hàng chục năm, sau khi phong trào các nơi khác bị đàn áp. Chủ tướng Hoàng Hoa Thám, các tướng Cả Trọng, Cả Đình, Cả Huỳnh, bà Ba Cẩn (Đặng Thị Nhu) và quân sĩ đều là những nông dân nghèo, phần lớn là là nhiều nơi phiêu bạt đến, họ đã phải tập võ để tự vệ, giờ đây dựa vào địa thế núi rừng, sử dụng tài tình chiến thuật đánh du kích, nhiều lần làm cho địch thất điên bát đảo, là tiêu biểu cho sức chiến đấu dẻo dai và tinh thần bất khuất của nhân dân ta.

    Được vovinamhn sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 04/06/2006

Chia sẻ trang này