1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX căn bản là phong trào nông dân yêu nước, trong giai đoạn này võ nghệ của dân gian được pháp huy cao độ với tài võ thuật: như múa gươm và đánh gậy, tài bơi lặn, bắn cung nỏ... Tát cả tạo nên sức mạnh quân sự để chống đối quân xâm lược, gây nên những hiệu quả quan trọng và tiếng vang lớn trong giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm Pháp.
    Để lưu truyền võ nghệ dân gian, nhiều địa phương có những lò vật, lò võ và có những"trường" cá nhân dạy theo môn phái. Chính các phong trào đấu tranh dân chủ và dân tộc của nông dân cũng là những trường học võ rộng lớn, học và thể nghiệm ngay trong chiến đấu.
    Trong phần vật - võ Liễu Đôi, nhân dân ta dùng cách chuẩn bị lễ hội thi chính là trường rèn luyện võ - vật thường xuyên và rộng lớn nhất.
    Trong điều kiện hoạt động ấy, các danh thủ truyền cho đàn em những miếng võ lợi hại, những cách đối thế, phá miếng của đối phương, những cơ hội tấn công giành thắng lợi. Và qua đó để xem xét và chọn người có đủ tư chất, bản lãnh trong luyện tập võ thuật, cũng như tinh thần cao thượng về cái thiện, chân, mỹ của con " nhà võ".
    Võ cổ truyền Việt Nam, từ những yếu tố sơ khai ở thời kỳ đồ đá đến khi tổ tiên ta biết đến kim loại thì cũng bước đầu hình thành, nhưng ngay sau đấy lịch sử có những thử thách khắc nghiệt và võ tham gia tích cực vào công cuộc giải phóng dân tộc, để từ thế kỷ X thì đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước.
    Trên tuyến đường dài của võ Việt Nam, có giai đoạn phải suy diễn từ hiện vật khảo cổ hoặc chắt lọc từ truyền thuyết, đến nghìn năm gần đây với những tư liệu chắc chắn ghi trong sử sách và sống trong lễ hội, nó đã khẳng định một bản sắc riêng của dân tộc. Các triều đại tự chủ được dựng lên bởi các nhà võ. Khi nhà nước quân chủ là đại diện cho dân tộc thì võ được thống nhất từ triều đình xuống làng xóm cùng củng cố độc lập dân tộc. Khi sự chuyên chế của chính quyền đã đẩy nó tách khỏi nhân dân thì cũng là lúc bên cạnh võ truyền thống gắn với văn hoá dân tộc, lại có thêm những tổ chức võ của triều đình nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Về vấn đề nay, trên cơ sở sử liệu có đầy đủ hơn sẽ được trình bày chi tiết ở chương thứ II.
    Từ hoạt động tự vệ và kiếm sống đời thường, kỹ thuật đánh và tránh ngày càng thuần thục, ngoài lãnh vực quyền cước lại thêm nhiều ban binh khí, làm cho võ nghệ phong phú dần lên, vai trò của võ trong xã hội cũng định vị chắc chắn hơn: võ là chiều sau của văn hoá làng xã, là tác nhân hình thành các anh hùng lịch sử, võ do đó là nhân tố quan trọng của quá trình dựng nước và giữ nước. Tuy thế, đi vào chính quy võ phải có tổ chức từ quá trình đào tạo (học và thi) trong lịch sử đến bộ mặt trình với xã hội ngày nay. Vấn đề này được tiếp tục giải quyết ở những chương sau.
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Lúc nào có cơ hội gặp Haio thì Haio cho tớ xin 1 bản photo nhé, tớ thích đọc sách hơn là đọc trên màn hình, nhìn màn hình lâu tớ thấy nhức mắt lắm. Tuy nhiên tớ cứ phải copy về web của tớ đề phòng Haio ko cho thì sao Haio nhờ hehe
    Anhsanghong ơi type nhanh nhanh tí đi tớ đọc thấy khoai khoái roài đó hihi, mấy hôm mà lắm sự kiện ghê cơ.
  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG II: VÕ HỌC VÀ VÕ CỬ THỜI LÊ - NGUYỄN
    (Vào giai đoạn này, sử liệu cho phép chúng ta hiểu một số mặt tổ chức về Võ Việt Nam)
    A. VÕ NGHỆ VÀ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI:
    Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (1417 - 1427) một chính quyền độc lập theo mô hình nhà nước tập trung kiểu quân chủ Nho giáo. Đương nhiên văn ban được đề cao, nhưng võ ban cũng rất được coi trọng, mà trước hết là hoạt động mang tính quân sự. Quân đội là lực lượng vũ trang của Nhà nước làm công cụ duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, trấn áp đấu tranh bạo động của nhân dân, xâm lược các nước láng giềng, đề cao uy thế dân tộc. Chỉ Nhà nước mới có quân đội ở trung ương và các địa phương. Quý tộc và quan lại không có quân đội riêng. Nhà nước kiểm soát việc chế tạo vũ khí, và chỉ quân đội mới được sử dụng vũ khí vì thế, hoạt động võ nghệ chính thống là hoạt động của quân đội và gia đình võ quan , gồm việc tổ chức và huấn luyện quan đội, việc giảng dạy võ học: về lý thuyết võ kinh và thực hành võ thuật, việc thi cử để đào tạo các võ sĩ có học vị rồi sung vào bộ máy thống trị.
    Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh, Bình Định vương Lê Lợi rất coi trọng chất lượng quân đội. Năm 1427 chỉ còn chờ hạ thành Đông Quan, quân đội tuy rất quen chiến trận, mà vẫn phải tổ chức tập trận thuỷ chiến. Cũng lúc này, để xây dựng đội quân thị vệ, bộ chỉ huy khởi nghĩa cho tuyển chọn con em của dân chúng giàu có, thân thể khoẻ mạnh, tinh thông võ nghệ, tinh thần gan dạ, mỗi viên thiếu uý phải tuyển 200 người, kẻ nào nhát, sợ thì không dùng. Quân luật phải nghiêm, các võ quan được lệnh, ngày thường binh sĩ phạm pháp thì không được tự ý giết chết, nhưng khi ra trận mà trái lệnh thì chém trước, tâu sau. Và ban ra mười điều quân luật, ai can phạm đều bị chém, lại ban ra ba điều để răn các quan võ.
    Năm 1428 kháng chiến thắng lợi, vua Lê Thái Tổ cho quân của cả 5 vệ tổng thao diễn biểu dương lực lượng, sau đó giảm quân số từ 35 vạn xuống còn 10 vạn; trong đó chia làm 5 phiên, lần lượt thay nhau 4 phiên về làm ruộng, chỉ giữ 1 phiên gồm 3 vạn tại ngũ làm quân thường trực. Số quân ấy ít, song trong cả nước số quân nhân phục viên biết võ nghệ quân sự lại rất đông, số quân thường xuyên được luyện tập võ nghệ vẫn rất nhiều, và như thế, khi cần, Nhà nước có thể huy động một đạo quân thiện chiến rất lớn.
    Chế độ binh chế được xây dựng chu đáo ngay từ thời Lê sơ, về sau thời Lê Trung Hưng, vẫn theo tổ chức cũ. Cuối năm 1428 nhà Lê đặt ngay quy chế về cờ xí, nghi trương cho các quân, chiến khí và thuyền ghe: trung đội cờ vàng, thượng đội cờ đỏ, hạ đội cờ trắng. Mỗi vệ một lá cờ lớn của chủ tướng. Mỗi quân một lá cờ hạng trung, 10 lá cờ đội và 40 lá cờ nhỏ. Thuyền chiến dùng vào hoả công 10 chiếc, thuyền nhỏ đi tuần thám 2 chiếc, ống phun lửa loại đại tướng quân 1 chiếc, loại lớn 10 chiếc, loại trung 10 chiếc và loại nhỏ 80 chiếc. Nỏ mạnh 50 cái, câu liêm 50 cái, giáo dài 50 cái, phi liêm 40 cái, mộc mỗi người một chiếc. Phi tiêu (thủ tiễn) hạng nhất dùng mỗi người một chiếc, hạng nhì mỗi người 3 chiếc; dao to mỗi người một con. Mỗi quân và mỗi đội đều có 1 người thư lại biên chép.
    Quân đội nhà Lê ở giai đoạn đầu, vua lê Thái Tổ chia làm 6 quân ngự tiền và quân các đạo đóng ở các địa phương. Các triều vua tiếp theo ngày càng hoàn chỉnh hệ thống quân đội, gồm thân binh hay cấm binh bảo vệ kinh đô và cung điện nhà vua, và ngoại binh trấn giữ các xứ.

  4. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0

    Nếu ai có cuốn sách này , lần in thứ nhất, thì nếu suy nghĩ một chút về hình thức thì sẽ chắc hẳn đều suy nghĩ : tại sao giấy in sách đen thế ? Nội dung cuốn sách thì quá tuyệt vời, với bao nhiêu thông tin bổ ích, nhưng tại sao hình thức in cuốn sách lại nghèo nàn và lạc hậu đến thế ?
    Xuyên suốt cả hơn 3 trăm trang sách mà không có một bức ảnh nào, không có một hình vẽ minh hoạ nào nhẽ ra nên có để cho cuốn sách trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
    Haio.
  5. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Quân đội thường trực trong khi canh gác trấn giữ các xứ phải thường xuyên tập võ nghệ và trân pháp, lại phải thao diễn để nâng cao trình độ chiến đấu. Năm 1434 vua Lê Thái Tổ ra sắc lệnh cho các quân ngự tiền và quân 5 đạo đúng ngày 20 tháng giêng phải tập trung ở kinh thành để thao diễn, gọi là đại tập quân kỳ. Riêng quân các đạo Thanh Hoá trở vào Nam, vì ở xa được tập trung ở bản trấn để diễn tập. Các vua sau đó đặt việc diễn tập hàng năm này thành lệ thường. Ngoài ra thỉnh thoảng nhà nước còn tổ chức diễn tập riêng từng binh chủng. Chẳng hạn năm 1435, nhà vua đi Bao Động xemvệ quân năm đạo tập trận lục chiến, khi về lại duyệt thuỷ binh tập thuỷ chiến ở sông Nghị Hà. Cũng năm ấy, trong khi quân các đạo điểm duyệt tại bản trấn, thì các quân ngự tiền được giảng dạy tập võ nghệ ở sân rồng, nơi cung điện. Nhà vua chẳng những trực tiếp điểm duyệt quân đội, còn trực tiếp xem quân đội luyện tập. Chẳng hạn năm 1435 nhà vua đến bến Đông Tân xem năm quân thi bơi, năm 1437 vua đến trường đua xem tập võ nghệ, năm 1438 và 1439 cho các quân vào sân điện Giảng Võ tập trận voi...
    Năm 1465 vua Lê Thánh Tông ban bố quân lệnh gồm 31 điều về thuỷ trận, 32 điều về tuợng trận, 27 điều về mã trận và 42 điều về bộ trận cho quân túc vệ kinh sư. Đồng thời nhà vua nhấn mạnh "phàm đã có quốc gia tất phải có võ bị". Do đó quy định cụ thể ngày tập trận cho quân đội: ngày rằm hàng tháng binh lính đến phiên thay đổi, thì chỉ lưu một số để canh giữ, còn bao nhiêu người thì phải tập trung tập điều lệnh.
    Năm 1467 nhà vua ra lệnh cho các vệ, các ty Thần - Võ, Du - Nỗ, Thần - Tí, Vũ Lâm và Ngũ - Oai; mỗi khi quân sĩ đến phiên túc trực, đều thay đổi từng ban chuyên tập võ nghệ; binh sĩ ở vệ Ngũ Oai và các vệ ở các đạo ngoài kinh thành đều được nghỉ việc, sai phái về tạp dịch, liệu địch số người canh giữ, còn bao nhiêu phải chuyển tập võ nghệ. Ban nào tập xong, quan sẽ duyệt lại và thưởng phạt theo lệ định. Đồng thời nhà nước quy định thành lệ, tất cả quân sĩ cứ 3 năm phải qua một kỳ khảo hạch về võ nghệ để kiểm tra kết quả luyện tập và động viên tinh thần luyện tập của quân sĩ: cứ đến mùa đông từng kỳ, các quan khảo xét sự giảng tập của quân thuỷ, quân bộ, quân thị hậu và quân ngoài các đạo; nhân đấy định thức thưởng phạt: binh sĩ nào thắng luôn 4 tao, được thưởng 1 chiếc áo, và 1 quan 5 tiền sử tiền... Nếu 1 tao thắng, 3 tao bịnh được thưởng tiền sử tiềnm nếu 4 tao đều bình được cấp cho tiền com là 20 dong sư tiền.; nếu 4 tao đều dược cấp cho tiền cơm là 20 dòng sư tiền. Ngược lại binh sĩ nào thua phải thay phạt như thế.

  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Với tính chất thưởng phạt vật chất cụ thể, mọi người binh lính đều tự giác học tập để giành thành tích cao về võ nghệ. Và từ việc luyện tập ấy, các võ sĩ, lực sĩ, dũng sĩ, tráng sĩ rất được trọng dụng. Cũng năm ấy, khi xét định chế độ quân ngũ, quân kinh sư được đặc biệt chú ý, trong đó các lực sĩ được phiên vào 10 ti (mỗi ti 100 người) túc trực ở điện Kim Quang; cấm y vệ có 10 ti gồm những dũng sĩ và 18 ti gồm những tráng sĩ; ở Kim ngô vệ có 14 ti gồm những võ sĩ; và 4 ti gồm những tráng sĩ. Như vậy chỉ số võ sĩ, lực sĩ, dũng sĩ, tráng sĩ ở 56 ti trên đã lên tới 5.000 người. Những người lính này được luyện tập võ nghệ đều đặn và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên. Năm 1499 vua Lê Hiến Tông sai các chỉ huy ở Cấm Y Vệ quy định thưởng đối với các lực sĩ, dũng sĩ, võ sĩ kiểm tra võ nghệ đạt hay không đạt. Đồng thời nhà vua chuẩn y lời tấu của Thượng thư Bộ binh lập thành lệ từ nay trở đi, các lực sĩ, dũng sĩ, võ sĩ ai ốm nặng được về quê điều trị 10 ngày, khi khỏi bệnh phải làm đơn khai nộp ở Bộ Binh để trung quan và quan khoa đài cùng xem xét; nếu sức vóc mạnh khoẻ thì được trở lại chân lực sĩ, dũng sĩ, võ sĩ ở bản vệ ty, nếu không thì sung vào quân điện tiền. Rõ ràng những người lính này được triều đình quản lý chặt chẽ. Đến năm 1509 ngoài 1000 lực sĩ túc trực ở điện Kim Quang lại đặt thêm ti Phi Võ gồm 100 lực sĩ túc trực ở cung Đoan khang, bổ nhiệm Nguyễn Tông làm đô Phi võ lực sĩ nội sứ trong ti phi võ, Nguyễn Công Luận làm Phi võ lực sĩ nội sứ. Năm sau (1510) đặt thêm hai vệ thiên võ và thánh oai (ở cấp trên vệ cẩm và vệ kim ngô), mỗi vệ đều có 8 ti, đều túc trực ở điện Kim Quang. Số lực sĩ bảo vệ vua rất nhiều.
    Năm 1467 nhà nước còn sai quan văn thông thao kinh sách đến giảng việc luyện tập và đọc sách cho những quân bộ binh và kỵ binh có tiếng khoẻ mạnh, dũng cảm. Như vậy, giỏi võ, biết thêm văn sẽ toàn diện hơn.
    Về vũ khí, trong quy chế về chiến đấu năm 1428, ta biết quân đội nhà Lê được trang bị cả vũ khí phòng ngự là mộc, và chủ yếu là vũ khí tấn công gồm vũ khí đánh gần như câu liêm, giáo dài, dao to và vũ khí đánh xa gồm phi liêm, thủ tiễn, nỏ mạnh có cả ống phun lửa nhiều cỡ. Những vũ khí ấy đều do nhà nước dộck quyền chế tạo, rồi phân phối về các ssơn vị các địa phương. Năm 1469 vua Lê Thánh Tông ra chỉ dụ cấm trong nước không ai được cất giấu đồ binh khí trong nhà. Trong quân đội, nếu khí giới có hao mòn, khuyết mẻ đều đem đến kho vũ khí để tự tạo theo như quy thức, không ai được tự tiện đến cá nơi nhà công, nhà lính ở ngoài thành để sửa chữa hoặc làm mới. Ai trái lệnh sẽ bị vào tội lưu khống chỉ vũ khí. Cả quân trang cũng được quy định: những thứ áo giáp, mũ trụ để làm cho dung nghi quân sĩ được hùng mạnh như nón thuỷ mã, nón sơn đỏ là thứ nón của quân đội túc trực để bảo vệ kinh thành. Trong nhân dân có tình trạng mua bán các thứ nón ấy, nhà nước cũng cấm chỉ việc mua bán này.
    Về quân trang quân dụng đến thời Lê Trung Hưng vẫn giữ về cơ bản, chỉ thay đổi chi tiết: các thứ xí cờ, kiếm, kích, giáo, mộc, dao, súng, thuốc đạn đều do binh phiên cấp phát theo lệ. Các viên quản quân được cấp một thanh gươm; cá thứ binh khi thông thường dùng như máy bắn đá, súng báng gỗ, súng bọc da, tên lửa, thuốc lửa, đạn lửa, thuốc mù đều cấm chế tạo. Các viên quản binh có thể được giữ một hai khẩu súng riêng, còn súng khác và cả ngựa đều không được chứa, cất. Các cục làm súng đều thu hẹp, chỉ cho người các xã am hiểu được ứng vụ chế tạo: cấm các phố phường, các dinh cư và tư nhân nuôi thợ làm súng bán riêng. Ai trái lệnh, cả người chế tạo và người mua bán đều bị bắt và thu giữ tang vật, tuỳ mức nặng, nhẹ xử tội khác nhau.
    Trang phục quân đội nhà Lê cũng được quy định để phân biệt với dân; phân biệt quân ở kinh và quân ở các trấn. Đầu thời Lê sơ, thuỷ quân đội nón thuỷ mã và nón sơn đỏ, đời Hồng Thuận chế thêm kiểu mũ đỏ có cánh phượng đỏ dát vàng cho quân hai vệ Thiên Vũ và Thánh Uy. Thời Lê Trung Hưng các mũ quân hậu đều bằng gai do binh phiên phát để may, còn áo mũ của binh ở các trấn thì bằng da trâu sơn đỏ, do đó trấn thủ các xứ, và các chợ ở kinh thành đều phải nộp 100 tấm da trâu.
    Mạc Đăng Dung vừa lập ra nhà Mạc năm trước thì năm sau 1528 đã tiến hành chấn chỉnh ngay chế độ quân đội. Phỏng theo điều lệ đời Hồng Đức (1470 - 1497) xây dựng quy chế về danh hiệu các sở, các ti, tên chức quan, số nhân viên và số quân lính trong kinh đô và ngoài các bộ thuộc 5 phủ. Nhà Mạc đặt thêm vệ Hưng Quốc và vệ Chiêu Vũ, cùng với hai vệ Cẩm Y và Kim Ngô có trước thành bốn vệ. Lại chia người bổ vào các ti trong mỗi vệ. Mỗi ti đặt 1 chỉ huy sứ, 1 chỉ huy đồng tri, 1 chỉ huy thiên sự, 10 trung hiệu, 1 thư ký, 1100 trung sĩ, chia làm 22 ban, ban chia làm 5 giáp. Mỗi giáp đặt một người làm giáp thủ, luân phiên vào trực.
    Nhà Mạc mới lên, còn phải đối phó với các cựu thần nhà Lê, nhưng đã mau chóng ổn định được xã hội và phát triển kinh tế. Năm 1532 nhà Mạc cấm các xứ trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoàn hành ở đường xá, ai trái thì cho phép ty bắt. Từ đấy người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban đêm không trộm cướp, trâu bò chăn thả không phải đem về, không nhặt của roi trên đường xá, cổng ngõ không phải đóng, liên tiếp thường được mùa to. Như vậy binh khí thời Mạc chỉ vào việc quân sự, lưu hành trong quân đội, khi luật pháp nghiêm thì không cần phải dặt vấn đề trị an nữa.
    Nhưng về cuối nhà Mạc, trong quan hệ quân sự với triều đình nhà Lê đang nhóm lại ở Thanh - Nghệ, chiến tranh nội bộ hai tập Mạc - Lê thường xuyên xảy ra, vấn đề võ nghệ của hai quân đội hai bên làm cuộc chiến thêm ác liệt, nhiều khi có cả phụ nữ cùng tham gia, nhất là vợ các tướng lĩnh. Sử cũ gi năm 1571 Trương Trà là tướng nhà Lê đánh nhau với giặc, bị Nghĩa Sơn bắn chết, vợ Trương Trà là Trần Thị sôi sục căm thù, cải trang giả làm đàn ông, ra trận đốc chiến, bắn chết được Nghĩa Sơn. Năm 1572, trong trận khác, Ngô Thị Ngọc Lâm là thị tì của Nguyễn Hoàng đã lập mưu dụ giết được Lập Bảo là tướng nhà Mạc. Cả sau cuộc tranh chấp mạc - lê, năm 1600 Phan Ngạn ngờ Văn kHuê là phản, sai người bắn giết đi, vợn Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên muốn báo thù cho chồng, bèn khuyến khích sĩ tốt, chiêu mộ người tài, ái lấy được đầu Phan Ngạn sẽ trọng thưởng. Ngạn giận lắm, tự đốc xuất thuyền chở binh lính rồi đi một thuyền lớn tiến lên trước, bị trúng đạn chết ở giũa dòng sông
    Nhà Lê sau khi trung hưng vẫn tiếp tục chính sách quân sự thời trước. Năm 1595, trên bến Thảo Tân đoạn phía nam kinh thành, mùa xuân vừa tổ chức thi hội thì mùa thu tổ chức duyệt quân sĩ rất lớn, số quân lính có tới hơn 12 vạn. Để ấn định ngạch lính, lính cũ ở trong kinh và ngoài các đạo chỉ giữ lại người khoẻ, còn người già yếu thì thải bớt, năm nào nhà vua cũng cho tuyển lính để bổ sung.

  7. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc tranh chấp Mạc - Lê, căn cứ nhà Lê ở vùng Thanh - Nghệ nên sau đó nhà Lê chỉ lấy lính ở Thanh - Nghệ, cấp cho ruộng công và ưu đãi cho chức sắc. Tiếp sang thế kỷ XVII với cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn, chúa trịnh mang danh vua Lê càng lo xây dựng quân đội, quân thường trực phải tập võ, nhất là cho tân binh. Để chuẩn bị cho lần ra quân cuối cùng vào năm 1672, từ đầu năm 1671 nhà nước đã sai quan đi tuyẻn lính trong bốn trấn, bổ vào đội ngũ, thường ngày dạy tập để đợi sang năm sẽ đại cử binh.
    Quân đội thời Lê Trung Hưng do bắt nguồn ở Thanh - Nghệ, thắng Mạc rồi giữ lại đóng ở kinh đô để chầu trực và bảo vệ hoàng thành, còn lính ở các trấn chỉ có ngạch thôi, khi có việc mới tập hợp, xong việc lại về làm ruộng, vì thế lính Thanh - Nghệ dần sinh kiêu căng, nhà nước không thể nào cản được. Năm 1721 chúa Trịnh định lại ngạch lính cả Thanh - Nghệ và bốn trấn đều chọn 5 suất đinh lấy 1 người, phaikẻn người khoẻ mạnh và là nhà vật lực.
    Lính mới tuyển ở các địa phương, về sau theo lời bàn của Nguyễn Công Hằng, đầu năm 1724 tập trung về kinh thành để luyện tập và thao diễn. Cuộc duyệt binh lần này có hơn vạn lính mới tuyển mà hàng ngũ tề chỉnh, được chúa Trịnh ban thưởng. Từ đây thành lệ, tháng 2 hàng năm đề cử hành lễ đại duyệt binh trọng thể với nghi thức chúa Trịnh thống suất quan quân các doanh, trang bị đầy đủ nhung phục và khi giới, đặt đàn tràng cáo tế ở lầu Ngũ Long, chiểu theo phương hướng mở cờ, bắn súng làm chấn động dung nghi quân sĩ.
    Quân lính năm 1722 ngoài quyền lợi vật chất và tập luyện võ nghệ, người nào thông hiểu nghĩa lý văn chương còn được phép cùng các sĩ tử dự thi hương, nếu gặp kỳ thi viết chữ, tính toán và khoa thi võ cũng được phép thi khảo ở ngay kinh đô.
    Trong vài mươi năm đầu thế kỷ XVIII, xã hội phần nào giữ được vẻ thái bình nửa sau thế kỷ chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Từ cuối thập kỷ 30 đời sống nhân dân ngày càng khốn khổ và dẫn đến đấu tranh bạo động, do đó nhà nước phải dùng quân nhiều hơn. Năm 1740 triều đình hạ lệnh: phàm người nào có mưu lược, biết võ, khoe mạnh, có thể dùng vào việc cầm quân thì không câu nệ về tư cách phẩm chất, được đề cử tên từng người để triều định sẽ theo tài năng bổ dựng. Đồng thời con cháu của bày tôi có công, người nào có sức mạnh, chiến đấu khoẻ sẽ cấp cho lương bổng rồi cho quân đi thứ.
    Cũng năm ấy, nhà nước còn kén thêm binh thuỷ, chọn những người khoẻ mạnh ở Sơn Nam, Sơn Tây và kinh bắc cho lệ thuộc vào đội ngũ binh thuỷ và cấp cho thuyền công, mỗi thuyền 10 người, lại cho ưu binh Thanh - Nghệ xen vào hướng dẫn, để thao diễn luyện tập. Quân thường trực đã nhiều, nhưng vì thường phải đánh dẹp luôn ở các nơi nên vẫn không đỉ lính đẻ điều khiển. Cùng năm 1740 còn hạ lệnh kén hương binh, chia thành đội ngũ luyện tập, khi cần sẽ trưng dụng.
    Nhưng quan lại cao cấp còn có cận vệ giỏi võ. Chẳng hạn Nguyễn Khản là một đại thần, trong đám thủ hạ có một người Bắc quốc, giỏi thuật đánh kiếm, năm 1784 khi kiêu binh vây dinh của Khản để bắt Khản, y thấy động liền tuốt gươm ra cửa chặn đánh, chém và làm bị thương vài người. Bọn kiêu binh giỏi võ, liền kéo đến, chém người Bắc quốc thành đống thịt vụn nát như bùn, rồi kéo vào dinh Khản, phá nhà cửa.
    Nhà Tây Sơn lập nghiệp từ trong khởi nghĩa nông dân chống cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh, lại đánh tan cả xâm lược Xiêm và Thanh, bộ chỉo huy nghĩa quân khi nắm được quyền binh ở triều đình vẫn giữ được tất cả những gì tích cực. Quân dội Tây Sơn là đội quân thạo võ nghệ và kỷ luật chặt chẽ.

  8. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Trong quy chế quân sự nhà Lê, quân đội gồm có 5 đội quân, giờ đây vua Quang Trung tổ chức thêm những đội quân đặc biệt gọi là Tả bật, Hữu bật, Ngũ chế, Can thanh, Thiên cán, Thiên trường, Hổ đôn, Hổ hầu, Thị lân, Thị loan. Mỗi quân gồm năm bậc là sư - lữ - tốt - lượng - ngũ như xưa. Ở các phủ, huyện thì quân đội chia từng đạo, cơ và đội, đạo thống cơ, cơ thống đội. Triều vua Thái Đức, Nguyễn Nhạc mộ lính, sang Triều Quang Trung, Nguyễn Huệ tuyển lính theo chính sách chung.
    Vua Quang Trung lên ngôi năm 1789, ngay sau đó kéo quân ra Bắc diệt xâm lược Thanh, trên đường dừng chân ở Nghệ An mười hôm để tuyển thêm quân và tập dượt khẩn cấp. Tất cả quân cũ mới được 10 vạn, 5000 ngựa và 200 thớt voi. Hàng ngày nhà vua cưỡi voi đi thốc đức quân sĩ luyện tập. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lại tiến quân ra Tam Điệp để hội quân ngoài Bắc Hà rút về. Đồng thời nhà vua cho quân lính đi do thám để nắm vững địch tình, và cho một sứ bộ ra Bắc xin Tôn Sĩ Nghị hoãn binh. Vua Quang Trung chia thân binh Thuận Quảng ra làm 4 dinh tiền - hậu - tả - hữu giao cho các tướng chỉ huy, còn tân binh Nghệ An làm trung quân do chính nhà vua trực tiếp điều khiển. Sau khi ăn tết trước, đúng 30 tháng chạp vua Quang Trung truyền lệnh xuất quân, trên đường ra Thăng Long luôn ở thế chủ động đánh địch trong sự bất ngờ. Đồn Hạ Hồi phải hàng. Tiến sang đồn Ngọc Hồi, cho voi trận đi trước, quân lính theo sau. Quân giặc ra nghinh chiến, thấy thế vội co về cố thủ. Quang Trung cho lấy ván dày 60 tấm, cứ 3 tấm ghép thành một phên, mặt ván phủ rơm trộn đất bùn ướt, cứ 10 người đeo đoản đao khiêng một phên ván xông lên, đằng sau có 20 người cầm vũ khí tiến sát. Quang Trung đích thân cưỡi voi chỉ huy. Súng đạn địch không cản được các phên vách; tiến sát hơn, quân ta nhanh như chớp, mạnh như bão, xông ra giáp lá cà, nhanh chóng chiếm được đồn. Quân địch một bộ phận chạy tháo thân về Thăng Long, đến Thăng Long lại bị chặn đánh, phải chạy sang vùng Đầm Mực thì vừa bị tượng binh của Đại đô đốc Nguyễn Văn Bảo bao vây quần nát. Trong khi đó Đại đô đốc Phạm Văn Long tiến đánh đồn Khương Thượng, dùng rơm khô bện thành con cúi, tạo ra một trận rồng lửa áp đảo tràn vào cướp đôn, rồi tiến về đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Ở Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đem tàn quân chạy về nước. Chiều 5 Tết, Quang Trung vào giải phóng Thăng Long, chiếc chiến bào đổ thắm, nhuộm thuốc súng thành màu đen.
    Qua trận đại phá quân Thanh đầu xuân 1789, ta biết tổ chức quân đội Tây Sơn, cách bài binh bố trận, cách phát huy thế mạnh của từng binh chủng, các loại vũ khí quân dụng, đặc biệt là sáng tạo biến cả ván gỗ, đất bùn và rơm thành những vũ khí tấn công lợi hại. Tronmg cách đánh của quân Tây Sơn với quân Nguyễn và Trịnh, với xâm lược Xiêm đã tận dụng yếu tố bất ngờ. Điều đó càng phát huy cao độ trong đánh quân Thanh.
    Trong quá trình đánh nhau với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh luôn lo củng cố quân đội, vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, năm 1798 đã ban hanh 32 điều quân chính đặc biệt nhấn mạnh vê kỷ luật quân đội và kỹ thuật chiến đấu, trong đó điều 29 quy định: "Các quân diễn tập cần phải tịnh dưỡng, chín chắn, mỗi tháng 1 lần khảo duyệt, có thưởng phạt theo thứ bậc khác nhau". Qua đấy ta thấy quân lính phải tinh thông võ nghệ, và gắn bó nhau bằng tinh thân võ hiệp.
    Gia Long sau khi lên ngôi đã cho giải ngũ những người già, giữ lại trong quân ngũ những người khoẻ mạnh, và tổ chức lại quân đội gồm cấm binh phòng thủ hoàng thành gồm cả các vệ tượng binh, thân binh hộ vệ nhà vua, tinh binh ở kinh đô và các tỉnh. Gia Long có lực lượng quân đội gồm bộ binh 113 000 người, trong đó có 30 vệ pháo binh và 15 vệ tượng binh với 200 con voi, thuỷ binh có 17 600 với 200 chiến hạm, mỗi chiếc có 16 đến 22 khẩu đại bác, 500 chiếc thuyền nhỏ mỗi chiếc có 40 - 44 mái chèo, có súng bắn đá và một khẩu đại bác ở mũi thuyền, 100 thuyền lớn mỗi chiếc có từ 50 đến 70 mái chèo, nhiều súng bắn đá và đại bác. Đến thời Minh Mạng quân có tăng thêm do phải đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa cảu nông dân. Ngoài lính triều đình, trước đây nhà nước cấm các thân công hoàng tử chứa chấp nhưng người ngoài sổ, nhưng từ năm 1830 Minh Mạng thấy các phủ cần có người để sai khiến, nên cho phép thân công hoàng tử mộ dân ngoại tịch làm thuộc binh, mỗi 1 đội gồm 50 người.
    Quân lính ở kinh đô chia làm vệ, còn ở các tỉnh chia làm cơ. Năm 1830, Minh Mạng chế cấp cờ hiệu cho các cơ ở Bắc thành, mỗi cơ một lá cờ vuông, mặt cờ đính tên hiệu quân sắc vàng tươi, tiền quân sắc đại hồng, hậu sắc lão lam, tả sắc quan lục và hữu quân sắc bạch tuyết. Đường răng cưa quanh cờ và đại cờ cũng quy định màu rõ ràng, đều xoay quanh ngũ sắc ứng với ngũ phương. Chế cấp cờ cho quân đội là để làm danh hiệu lệnh chỉ huy mà nghiêm chỉnh hàng ngũ. Năm 1833 định thêm số lượng và màu cờ hiệu cho các chiêns thuyền ở Bắc Thành để khi có việc, phóng thuyền đi thì ở về phía thuyền kéo cờ để làm tín hiệu. Tiếp theo còn quy định việc treo cờ và dùng cờ hiệu ở các vọng lâu cửa biển. Đồng thời cũng quy định hiệu cờ khi hành quân đường thuỷ: tuỳ theo các hiệu cờ "tam tài" - "thiên địa" - "tứ định" - "ngũ hành" - "tứ tượng" - "giao thái" - "lục hiệp" đưa ra mà viên quản thuyền phải điều khiển cả đoàn thuyền hành quân theo đúng tốc độ và cự ly. Nếu thấy cờ " thống nhất" thì các đại thần phải kịp đến thuyền vua nghe lệnh. Ai làm không đúng hiệu cờ đều bị phạt nặng.

  9. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Binh khí quân đội lúc đầu trang bị chưa thống nhất, năm 1828 Bô binh cho biết Gia Định và Bắc Thành ở mãi xa hai đầu đất nước, binh khí cần dùng đã có chuyên khổ đại thần trù liệu, còn 11 trấn đạo từ Ninh Bình vào đến Bình Thuận thì quân lính cá vệ, cơ, đội với những binh khí thường dùng như súng tay, giáo trường, giáo cờ, cái thì do quan cấp, cái thì do tự sản, giáo tự sắm thì nhiều, còn súng lại không được cấp, hoặc súng máy Trung Quốc, và súng đá có thứ này không có thứ kia. Từ nay các vệ - cơ, mỗi đội đều cấp 20 cây súng tay máy Trung Quốc ( hoặc súng máy tay đá), 20 cây giáo trường, một số cây giáo cờ cà 14 cờ đuôi nheo. Mỗi vệu cơ cấp một lá cờ vuông lớn.
    Như vậy quân lính được trang bị khá chính quy. Ngoài quân bộ và thuỷ, Nhà Nguyễn còn chú ý nhiều đến tượng binh và kỵ mã. Trước hết là diễn tập voi chiến được tổ chức nhiều lần. Năm 1829 diễn tập voi ở trước kinh thành, Minh Mạng ngồi thuyền trên sông Hương xem. Tượng địch buộc hổ để nhử voi, nhưng vì buộc lỏng hổ sổng chạy đến gần thuyền vua, quân ở thuyền đón đánh chết. Để tránh nguy hiểm, ngay năm sau (1830) nhà nước cho xây hổ quyền ở đồi Long Thọ gần bờ nam sông Hương làm đấu trường để voi - hổ đánh nhau. Hổ quyền nay còn khá nguyên vẹn, đơn giản nhưng chắc chắn, là hình tròn đường kính trong 44m, tường thành dày 4 - 5m, cao phía trong 5,9m phía ngoài 4,75, trên đỉnh tường có khán đài của vua và chỗ xem của mọi người. Trong lòng tường có 5 chuồng hổ và trổ của để dắt voi vào. Tại đây hàng năm tổ chức đấu voi - hổ để luyện voi và đảm bảo an toàn cho người xem.
    Năm 1831 còn đặt điều lệ cụ thể về thao diễn trận voi, gồm thao diễn chung và thao diễn riêng, có mời vua ngự duyệt hoặc phái đại thần đến giám thị, được tổ chức rất quy mô. Về thao diễn riêng, mỗi tháng hai lần vào đầu tháng và giữa tháng, do thống vệ kinh tượng, phái 1 quản vệ và 150 lính, vệ thần cơ phái 10 pháo thủ với đủ súng lớn súng nhỏ và thuóc đạn, liệu trích sổ lấy voi, thao diễn theo thường lệ. Số lính và số voi thao diễn từng kỳ thay lượt nhau. Còn thao diễn chung, mỗi tháng 1 lần vào cuối tháng, phái 1000 thân binh và cấm binh mang đủ ssúng lớn, sunmgs nhỏ, thuốcđạn và voi để xếp hàng trước Nam Đài. Thao diễn riêng có 3 cỡ súng quá sơn, 60 khẩu súng điểu thương, thuốc súng cho 5 phát, pháo du long và pháo hoả sa đều 15 ống, 60 bó đước. Thao diễn chung có 4 cỡ súng võ công tướng quân, 15 cỡ súng quá sơn, 500 khẩu súng điểu thương, thuốc súng đều 5 phát, 100 ống du long pháo, 150 ống hoả sa pháo, đuốc 350 bó.
    Ngay sau đó Minh Mạng đã đến xem một cuộc voi trận ở trước Nam Đài, thưởng cho lính cưỡi voi 300 quan tiền, từ nay thành lệ, những cuộc thao diễn voi ở kinh, nếu ngự giá đến xem thì có thêm đội y cầm 100 khẩu súng điểu thương, mỗi khẩu có 5 phát thước súng cùng tham diễn tập.
    Sang đầu năm 1832, nhà vua thấy lệ thao diễn voi chiến mỗi tháng tới 3 kỳ quá phiền phức, nay định lại: các tháng giêng, tư và chạp đình chỉ thao diễn chung còn thao diễn riêng mỗi tháng 1 lần. Khi thao diễn, bộ binh căn cứ vào quẩn quan tổng kết xem voi chiến có mạnh tợn không và quân sĩ có thành thạo không, cuối mỗi quý làm sổ đăng trình, nếu thao diễn chung mà có đại thần đi giám thị thì sau đó cứ thực tâu trình.

  10. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cuộc diễn tập trận thế đánh bằng voi mùa hạ năm 1832 Minh Mạng ngự trường dạy võ để xem, thưởng cho binh tượng 300 quan tiền, sửa lại lệ cũ nếu vua đi duyệt xem thì cấp thuốc súng bắn 5 phát thao diễn 5 lần, nếu đại thần đi thì giảm thuốc súng xuống 3 phát thao diễn 3 lần.
    Các âm năm tiếp theo 1833 - 1834, 1835 - 1836... vua Minh Mạng đều ngự xem thao diễn voi chiến. Nhưng việc thao diễn voi chiến không được tiến hành đều đặn hàng tháng, có khi bỏ khá lâu và địa điểm cũng thay đổi luôn, chẳng hạn năm 1834 tổ chức ở cánh đồng phía nam kinh thành, năm 1836 thì ở giáo trường. Theo qui định năm 1882 về thao diễn trận voi thì để 1 súng thần công trên bành voi và hai bên hai khẩu súng hình miệng ốc, làm trận bánh thực cho voi chiến quên tiếng súng và hơi thuốc.
    Luyện voi đánh nhau với hổ đã có hổ quyền, còn tập trận voi đánh hổ thì năm 1868 Tự Đức định rõ điều khoản: trường tập ngoài thành về phía đông nam, gần bờ sống. Quan quân cầm giáo mác đứng thành hai hàng ở bên trái, bên phải và phía sau; còn mặt trước, trên sông thì thuyền của thuỷ sư chia từng đoạn bày hàng. Về bên trái trong, bầy voi chiến , còn bên phải ngoài, bầy chiêng trống hiệu lệnh và cờ ngũ hành, mỗi thứ 1 bộ. Hổ bị trói, chặt móng và buộc miệng. Khi có chỉ truyền đánh 3 hồi trống, xếp đặt xong thì thổi tù và 3 hồi, quan quân chỉnh tề hàng ngũ xong đánh thanh la 3 tiếng: tiếng thứ nhất mở cờ ngũ hành, cờ ở trên voi, tiếng thứ 2 bỏ cờ xuống, tiếng thứ 3 dựng cờ lên, tiếp đó dắt hổ ra ngoài cũi. Voi chiếng từng con lần lượt diễn đánh, mỗi lần điểm 3 tiếng trống thì con voi ấy ra đánh. Nếu điểm 3 tiếng trống, lại điểm gấp 6 tiếng, rồi điểm gấp 9 tiếng thì tất cả voi chiến đều đi đánh cả. Diễn đánh xong, đánh 3 tiếng thanh la thì cuốn cờ lại, nghe một hồi chiêng thì quân lính và voi lần tượt về ngũ.
    Không chỉ thao diễn trận voi chiến, mà quân đội nói chung cũng thường được tổ chức thao diễn và duyệt binh nhất là ở kinh đô. Năm 1830, triều đình tổ chức duyệt binh ngay trong hoàng thành, Minh Mạng ngự điện Càn Nguyên để xem. Tiếp ngay sau đây nhà nước triệu các biền binh ở Bắc Thành và Thanh - Nghệ về kinh, lẹnh cho thao diễn ở ngoài quách phía nam kinh thành, vua ngự đến xem và thưởng cho mỗi người 1 quan. Năm sau 1831 lại duyệt binh, vua ngự đến Nam Đài để xem, thấy dung dáng kỷ luật của quân đội được chỉnh tề, thưởng cho mỗi người 1 quan tiền. Lệ duyệt binh đầu năm quy định các hạng kinh binh theo ban thứ xếp hàng ở trước Nam Đài, tư viên ở Bộ Binh và thuộc viên ở nội các 5 người cùng thị vệ 20 người đi xét điểm gọi tên, xong thì tâu lên vua ra điểm duyệt. Sang năm 1832 đổi định lại: ngày hôm trước quân lính mặc áo thường để gọi tên tra điểm, các thuộc viên nội cá tăng thêm 5 người và thị vệ tăng thêm 10 người. Hôm sau vào cuộc duyệt binh, cá biền binh mặc quân phục, từ quân dụng đến khí giới đều nghiêm chỉnh, sau đó nhà vua trưc tiếp điểm duyệt. Đặt lệ mới xong, ngày Canh ngọ tổ chức duyệt binh, vua đến Nam Đài coi duyệt. Kỷ luật rất nghiêm, đội binh Dực Tín thiếu mặt, rồi ra thú bị phạt 100 truợng. Đầu năm 1833 duyệt binh vào ngày Mậu tí. Về sau duyệt binh có phần lơi lỏng, sang đời Tự Đức mới thấy sử ghi, nhưng lác đác và không được coi trọng như trước nữa. Năm đầu Tự Đức (1848) vì có sự lo của nước, quân lính phái đi làm việc nhiều ngả. Từ 1849 về sau sai các quan duyệt, chỉ có các năm 1851, 1854, 1856 vua thân duyệt, sau vì có việc lại đình, đến 1867 vừa duyệt trở lại sau lại đình, lần duyệt trở lại năm 1875 có lẽ là lần cuối. Trong lần duyệt binh năm 1851 hai bên trái và phải tầng trên của Ngọ môn đều đặt cờ hiệu, khi xe vua vừa đi qua, cai đội Nguyễn Hữu Niên và Nguyễn Lư đem cờ hiệu vẫy xuống, đến nỗi biền binh vòng lại chào lạy cờ, như thế là trái nghi lễ bị phạt 80 truợng. Lần duyệt năm 1867 Nguyễn Tri Phương được sung làm khâm duyệt đại thần mặc áo bào đỏ và đai kim tuyến dát ngọc để nhung phục đẹp đẽ, sau được đặc cách ban đai ngọc. Lần duyệt năm 1875 tổng duyệt cả thuỷ và bộ binh. Năm này quân thứ các tỉnh dều về, quân kinh đã tập hợp cả. Bộ binh do Lê Sĩ và Hoàng Văn Thụ duyệt, thuỷ binh do Tôn Thất Tư và Trần Van Tuy duyệt. Tất cả quan quân, khí giwói và thuyền màng đều do 4 viên trên dự kiểm sát thao diễn trước, cốt phải nghiêm chỉnh. Đến ngày ấy, vua ngự lậu Ngọ môn duyệt coi.
    Trong các binh chủng, thuỷ quân cũng thường tổ chức thao diễn. Năm 1840 Minh Mạng định phép thao diễn thuỷ sư như một cuộc tập bắn trên biển. Làm một cái bè nổi giả làm hình thuyền, dài độ 3 trượng, ngang hơn 1 trượng, dựng phên nứa làm giả lá buồm. Đặt bè ở biển hoi xa bờ, xung quanh thả neo để khỏi bị trôi. Những thuyền tham gia diễn tập đậu cách bè chừng 50 trượng, tất cả đều chỉnh tề đợi lệnh. Khi thành Trấn Hải treo cờ đỏ thì cuộc thao diễn bắt đầu, các thuyền đều nhỏ neo kéo thuyền chạy về phía bè. Khi đến quãng giữa thì thuyền đến trước sẽ mang súng hồng y lên ngam vào bè nổi, bắn liền 3 phát rồi tiến quá phía trước bè ngoài 500 trượng lại quay trở về. Các thuyền đi tiếp sau cũng làm như thế, khi trở về thanh thuyền đi trước, khi đến chỗ tiêu chuẩn bè nổi ở trung gian lại bắn súng như trước và chèo thuyền về chỗ bày hàng ban đầu. Lại thuyền buôm tiến lên bắn súng như trước. Bắn xong 3 đợt thì cờ trên thành Trấn Hải hạ xuống, truyền lệnh thu quân, các thuyền cuốn buồm và hạ neo.
    Năm 1846 Triệu Thị cho thị lang Bộ Hộ là Tôn Thất Thường và Lnang trung Nguyễn Công Nghĩa đập thuyền to sang Giang - lưu - ba; Thự lang trung bộ công là Vũ Đình Ý và viên ngoại lang Đỗ Tuấn Đại đáp thuyền to sang Tân - gia - ba để diễn tập đường thuỷ, nhân tiện mua các thứ hàng hoá.
    Về tập trận thuỷ trên sông, năm 1871 Tự Đức xem tập trận thuỷ rồi sau tập trận bộ ở sông Kim Giang tại cầu Bạch Hổ. Kỷ luật diễn tập trận thuỷ cũng rất nghiêm. Năm 1872 Tự Đức ra của Thuận An xem diễn tập thuỷ quân, 5 ngày mới về cung.

Chia sẻ trang này