1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Trong khi diễn tập, các thuyền khi đi, khi dừng, không có thứ tự, do đó chánh phó tổng duyệt Nguyễn Chi, Trần Văn Tuy và hiệp quản Trần Văn Long đều bị giáng cấp được lưu nhiệm, riêng Chi bị giáng tới 2 cấp.
    Đặc biệt về sự luyện tập của kỵ binh và thao diễn trận ngựa thực sự là tập và biểu diễn võ binh khí, là thao diễn trận đồ theo binh thư binh pháp, chúng ta sẽ thấy rõ ở phần võ học sau đây.
    Để tiến tới những cuộc thao diễn và duyệt binh, quân đội nhà Nguyễn được tập luyện theo những quy cách chuẩn định. Năm 1834 Minh Mạng dụ cho các hạt từ Quảng Bình đến Khánh Hoà phải luyện binh, những hương dũng thao luyện, tất cả đều được tinh và khoẻ, để trở thành đạo quân giỏi. Điều lệ quy về tổ chức quân theo các vệ. Các hương dũng tham gia tập luyện được miễn thuế thân năm nay và xong đợt tập cuối năm được thưởng một quan. Đặc biệt liên quan trực tiếp đến võ thuật có điều ba và điều năm ( Đại Nam thực lục: tập XIV, trang 256 - 257):
    "Điều ba: đến kỳ về tập, đều phát cho cờ, trống, trường thương, điểu thương, nón trận để thao luyện; nếu có sai phái lại phát cả cho quần áo.
    ... Điều năm: Những trận pháp và phương pháp sử dụng trường thương và bằn điểu thương đều theo cách thức đã lập thành để làm".
    Ngay sau đó, các vệ kinh binh đã ttề tựu thao diễn. Vua thân hành đến duyệt, thấy mọi người tráng kiện, hàng ngũ chỉnh tề bèn thưởng cho những viên quan đã đôn đốc tập luyện. Bèn sai người đến các tỉnh xem xét thao diễn.
    Tiếp vài tháng sau, lại quy định việc tập cho lính từ Hà Tĩnh ra Bắc, trong đó có việc sát hạch thuộc viên, phạt chỉ huy để lính đào ngũ, xét hạch người chăm, kẻ lười.... đặc biệt các điều 3, 4,5,6 trực tiếp gắn với võ thuật.
    "Điều 3: Rèn luyện quân lính: Võ nghệ của binh dõng được tinh thục, là cốt ở rèn luyện sẵn sàng, quan trên phải chia định nhật kỳ luyện tập, chẳng hạn: trong 1 tuần thì 7 - 8 ngày tập trận pháp, tập bắn súng điểu sang và pháp trường thương; 2 - 3 ngày thì tập xen côn quyền.
    Điều 4: Diễn tập voi và súng: Dùng voi đánh trận rất được việc. Quan trên phải chiếu theo chương trình thao diễn đã định trước trực tiếp đốc thúc trông coi, khiến cho các voi đều hăng hái, mạnh tợn và quân lính cũng mười phần thông thạo, vậy phải nghiêm sức chăn nuôi đúng phép. Dùng súng điểu sang giết giặc lợi hơn đao và thương. Những biền binh dùng súng điểu sang, máy đá, thì phải biết rõ những máy móc then chốt bên trong khi đi trận, mỗi khẩu kèm theo dăm viên đá lửa, không được dùng bùi nhùi. Người cầm súng điểu sang máy Trung Quốc, những lúc châm lửa vào bùi nhùi phải cẩn thận. Phép diễn tập: trước tiên, tập châm lửa đốt ngòi thuốc, bấy giờ mới lên trên ụ, bắn 3 phát thuốc không rồi mới cho bắn ba phát đạn thuốc để được tinh tường. Sức thuốc và viên đạn phải khớp với nòng súng thì mới đi xa và trúng địch.
    Điều 5: Sửa sang binh khí: Binh khí phải chắc chắn và sắc bén, các viên đốc, phủ bố, án và hành binh phải trực tiếp xem xét các binh khí còn ở trong kho hay đã giao cho lính, sai mài cho cái nào cũng sắc bén...
    Điều 6: Chỉnh bị quân nhu: quân nhu phải sắc bén và đầy đủ. Quan tỉnh phải trù tính từng thứ một. Thiếu thốn thì chế tạo, hư nát thì sửa chữa. Chẳng hạn, súng với đạn phải hợp nhau, đao và thương phải thật sắc, thuốc súng và ông phun lửa phải mạnh dữ, không thứ gì là không chu đáo..."
    Để khuyến khích quân đội tập luyện, chẳng những sau các đợt thao diễn có thưởng, ngay từ những năm 1814 Gia Long đã quy định thưởng thi bắn cho các quân với phần thưởng rất thiết thực: người bắn 3 phát trúng cả thì thưởng một áo kép vải, một quần trừu nam và 20 quan tiền, 2 phát trúng đích và 1 phát vào vòng tròn thì hưởng một áo kép vải, 1 quần sai và 10 quan tiền; 3 phát trúng vòng tròn thì được thưởng 1 áo kép vải và 1 quần vải.
    Như vậy quân đội thời Nguyễn được tổ chức khá chặt chẽ, quy định, kỷ luật nghiêm, võ nghệ được rèn luyện tập thường xuyên nhưng trang bị bạch khí và binh pháp của thời trung cổ không còn thích hợp với sự tấn công của quân đội tư bản trang bị hoả khí hiện đại.
  2. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Chặc, chịu khó đọc đến đây thì em thấy rằng đây là một công trình mang tính tổng hợp các đoạn nói về tổ chức võ bị của các triều đình trước đây, nguồn toàn lấy từ chính sử nên hay thì có hay nhưng phần quan điểm của tác giả thì không rõ.
    Nếu nói là lược sử võ thuật mà không có các phái lớn hiện hành, nguồn gốc phát tích các phái, các bài danh quyền, quyền lý có gì đặc sắc, cá nhân vật nổi trội của các phái qua các thời kỳ thì dưới góc độ tập võ thì phần thu nhận được phải nói thật là ít.
    Dù sao bạn Anhsanghong chịu khó type thế này cũng rất quý, nếu có điều kiện tôi tống nó vào file pdf cho bà con dễ xem, xin phép trước rồi đấy
  3. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có đoạn trích nhiều ở cổ sử, nhưng cũng có phần giới thiệu các môn phái đấy bạn ạ, nhưng ở đoạn sau.
  4. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Hay bỏ qua giai đoạn quá độ, tiến thẳng lên phần giới thiệu phái nhỉ, đợi lâu quá
  5. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    hi hi đợi chút đi bạn ơi, vì bạn ánh sáng hồng đã mất công gõ rồi. Mới cả khi gõ đầy đủ như thế thì bạn mới chuyển sang pdf được đầy đủ. Có lúc mình sẽ dùng tới ví dụ như bổ sung thêm ảnh hoặc bổ sung thêm các môn phái mới hoặc các môn phái mà cuốn sách chưa nói tới chẳng hạn
    Đợi chút thêm đi bạn nhé
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    B. VÕ HỌC:
    Khác với nhiều nghề và nhiều bộ môn khoa học thường truyền dạy lý thuyết truwcs, thuộc lý thuyết rồi mới tiến sang thực hành. Võ nghệ dân tộc một thòi kỳ dài chỉ truyền dạy theo kinh nghiệm của thầy qua thực tế "cứ làm sẽ hay". Trên lĩnh vực quốc gia, việc dạy võ, học võ để đào tạo các võ quan cao cấp cũng ở trường bắn trước, mãi sau mơi có học cả ở nhà.
    Từ Xạ Đình ( trường bắn) thời Lý ở vùng đát phía tây nam kinh thành, sang thời Trần mở rộng cả về qui mô trên thực địa và chức năng trong nội dung hoạt động thành Giảng Võ đường để làm nơi tập luyện võ nghệ cho cac vương hầu tôn thất. Sang thời Lê, Thăng Long đổi thànhĐông Kinh, trường bắn phía tây kinh thành vẫn được duy trì. Tậi đây, năm 1434 vua Lê Thái Tông đã lại mở hội thề ( mà các triều Lý - Trần mở ở đền Đồng Cổ) giết ngựa trắng để trăm quan văn võ uống máu ăn thề, khấn cáo với đất trời và thần linh.
    Trường bắn phía tây kinh thành là cả một thao trường mênh mông, có đồng ruộng, có sông hồ nhiều ( mà nay còn sót từng đoạn là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, là Hồ Tây, hồ Thủ Lệ, hồ Giảng Võ), có gò đống rải rác ( nay còn gọi là các núi Bò, núi Voi, núi Chúa, núi Cung... đều gợi lên sự diễn tập trận). Nền sân đượcc đắp lên thành đài xem gọi là núi Khán Sơn, sau được xây nhà thành nơi đọc, học và giảng võ kinh, võ nghệ. Quần thể kiến trúc có cả khu trường bắn không chỉ tập võ quyền, võ binh khí, có thể bắn cung, bắn súng, còn tập trạn cho đủ các binh chủng thuỷ, bộ, tượng và mã, lại có nhà kho chứa vũ khí các loại, có cả xưởng công binh nữa. Sử cũ cho biết vua Lê Thánh Tông thường đến núi Khán Sơn xem khảo hạch và tổng duyệt võ, lần ngự duyệt võ tháng giêng năm 1479 kéo dài 16 ngày. Tại đây, trong nhiều đợt xây dựng, năm 1481 đã " đào hồ Hải Trì quanh co đến 100 dặm, giữa hồ có điện Thuý Ngọc, bên cạnh hồ có điện Giảng Võ để thời thường luyện tập điểm duyệt binh mã". Vua Lê Thánh Tông trong đời Hồng Đức (1470 - 1479) lệnh cho cháu trưởng các tước công - hầu - bá - tử - nam và con trưởng các quan văn võ hàm nhj phảm và tam phảm, ai xin học nghề võ thì giao cho quan võ trong vệ quần y huấn luyện, hàng ngày họ đến trường Giảng Võ ( tức trường bắn phía tây kinh thành) tập bắn cung tên, phóng lao và và lăn khiên, hàng năm đến tháng chạp sẽ khảo hạch, sau 3 năm học tập sẽ dự thi khảo do Bộ Binh tổ chức, ai trúng tuyển sẽ bổ vào các chức vũ y.
    Ngoài võ nghệ, quân đội còn được tập võ trận, tức là học và diễn tập theo trận đồ. Năm 1460 vua Lê Thánh Tông ra sắc dụ cho các viên tổng qản ở các vệ quân 5 đạo và ở phủ các trấn phải dựa theo trận đồ, nghiêm ngặt dốc sức các đội ngũ luyện tập để quân sĩ học tập được thành thuộc. Chúng ta chưa rõ các trận đồ ấy như thế nào, nhưng 5 năm sau (1465) trong khi ban quân lệnh, nhà nước nói cụ thể vào dịp răm hàng tháng, các viên tổng quản, tổng trị dành vài ngày dựa theo trận đồ chia quân linh theo từng đội, từng ngũ, dạy cho các phép ngồi, đứng, tiến, lùi, nghe rõ hiệu lệnh về chiêng, trống, làm cho quân sĩ tập quen việc bắn cung tên Trận đồ của thuỷ quân có các phép: trung hư, thường sơn, xà mâu, nhạn hàng, liên châu, ngự đôi, tam tài, thất môn và yến nguyệt; còn bộ trận có các phép: trương cơ, trương kích và kỳ binh... Năm 1467 tháng 2 va Lê Thánh Tông trên đường đi Lam Kinh trở lại Đông Kinh, khi về đến Thiện Trường ( Hà Nam Ninh) đã bảo phép tập thuỷ trận: ngày 20 diễn tập trận trung hư ở Lỗ Giang, ngày 25 tập trận tam tài và trận thất môn ở Sông Vị... Lúc ấy, bọn đô đốc Tây quân Lê Thiệt vì trái lệnh trongn khi duyệt tập, nên bị trói chặt hai tay lại đằng sau, điệu đến cửa đình chịu tội; sau đó được tha cho. Ngày 26 tập trận ngư - đội và trận nhạn - hàng ở sông An Cha, lại tập trận thuờng - sơn ở ngã ba Bạch Hạc.
  7. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cũng thời gian này, vua Lê Thái Tông bãi chức bọn trấn điện phó tướng Hán Đình và Nguyên Đức. Nguyên là viên chỉ huy sứ Đào Bảo tiến cử với triều đình rằng vận sứ Hán Đình và thái chức thừa Nguyên Đức vốn giỏi binh pháp. Bọn này dâng các trận đồ 1) Trận trung - hư, 2) Trận Mãn thiên tinh, 3) Trận thường xà, nhà vua khen ngợi và thu nạp làm trấn điện phó tướng quân, rồi sai họ dạy 5 phủ diễn tập, nhưng tập mãi không được, vua giận, sai đánh đòn, rồi bãi chức và đuổi về bản quán. Xem mấy sự việc trên, vua Lê Thánh Tông quả rất quan tâm và cũng rất nghiêm khắc trong việc tập binh pháp. Nội dung các trận đồ của binh pháp thời này không phải chỉ là những điều lệnh đơn giản mà thật sự phức tạp, khó tập. Phải dày công nghiền ngẫm mới hiểu được.
    Tuy nhiên việc học võ phải đến năm 1721 mới được nhà nước Lê - Trịnh quy định rõ ràng: Nhà nước thiết lập trường học võ và đặt chức giáo thụ để dạy bảo. Con cháu công thần và con cháu bày tôi đều được cho học võ, để học tập chiến lược trong võ kinh và các môn võ nghệ. Hàng tháng thi tiểu tập, bốn tháng trọng ( tháng 2,5,8,11) thi đại tập. Mùa xuân và mùa thu tập võ nghệ. Mùa đông và mùa hạ giảng, bàn võ kinh. Viên giáo thụ đề cử người nào trúng tuyển sẽ được bổ dụng.
    Trường học võ tức nhà dạy võ còn gọi là "võ học sở" thiết lập năm 1721, đến năm 1725 chúa Trịnh Cương bảo các quan lại vào phủ chúa làm bài ký ca ngợi. Bài ký Binh Bộ thượng thư tham thụng kiêm Đề đốc Bạo công Nguyễn Công Cơ được xếp hạng nhất thưởng 5 quan tiền, bài ký của Võ uý điều trung hầu Văn Đình Trai xếp hạng nhì đuwọc thưởng 4 quan tiền. Qua bài võ học sở của Nguyễn Công Cơ chúng ta thấy tình hình học võ một cách chính quy trước đó hầu như chưa có mà chỉ là truyền trong dân gian: " nhà võ học được thiết lập, từ xưa cũng là sùng thượng như thế rồi. Còn quy chế về việc võ ít thấy từ xưa sắp xếp ra sao. Võ miếu tuy lập từ nhà Đường, nhưng sự thờ cúng chỉ là nhảm nhí ! Võ học tuy lập từ thời Tống, nhưng rút cục chỉ là ham chuộng hư danh. Than ôi ! Chỗ đất gây dựng nhân tài ngày một hoang vu, mà tạo thành võ sĩ hãy còn thiếu sót. Vì vậy, người chăm việc lược thao chỉ truyền riêng cho gia đình, thành thử việc giáo dục ở quốc đô chưa được rộng khắp; kẻ biểu diễn võ nghệ chỉ tụ tập ở trường ốc, còn sự lập ra nhà Giảng võ thì chưa thấy nói đến bao giờ. Đó là điều mà các triều đại đã đi theo gót nhau, gây thành thói quen và lại là việc mà những người võ biền bấy lâu nay vẫn đau lòng, nuốt hận".
    Phải đến bây giờ việc dạy và học võ chính qui mới được coi trọng: " Những lúc nhàn rỗi, chính chúa thượng ( Trịnh Cương) cũng với những viên võ tướng có học, nghiên cứu giảng luận về các ý chỉ màu nhiệm của binh gia. Phương pháp bảo vệ đất nước tất phải cần tướng tài, đường lối tác thành là phải có học quy".
    Và trường dạy võ chính thức mới được thiết lập, quy mô bề thế, hoạt động nhộn nhpj, nội dung dạy và học bao gồm lý thuyết và thực hành, hiệu qủ tốt và nhiều triển vọng.
    " Bấy giờ (1721) mới ngắm đất ngoài châu thành, chọn lấy chỗ thắng địa này làm nơi lập trường học võ, đặng cung cấp nhân tài cho nhành võ...
    ... Sở Võ học vị trí giáp với đàn Nam Giao, hình thể liền với sông Nhị Hà, bốn mặt hồ ao, sân hè rộng rãi, nhà miếu nguy nga... những kẻ võ dũng được lên ùn ùn như mây hợp lại, những bậc anh hùng được vào nhà đọng lại như sương móc long lanh. Những người cầm cung và đao mà thao diễn toàn là hạng võ sĩ mạnh mẽ. Nhưng người cầm binh thư mà giảng luận đều là bậc mưu sĩ tài tình... Bồi dưỡng từ đây, khoa học bác cử kén được nhân tài, do đây sẽ hun đúc những người đăng đàn bói tướng, sẽ thi thố được tài thực dụng. Mai sau nhân tài dấy lên, lương tướng thay nhau ra đời, võ công phấn chấn, thế nước vững vàng chưa chắc không do nền võ học này gây ra".
    Như vậy để hiểu võ học, cần nghiên cứu trên hai mặt võ kinh và võ nghệ. Ở đây liên quan đến võ miếu. Năm 1740 nhà Lê quy định cách thờ ở võ miếu với ngôi thứ bài vị và thể lệ cụ thể: Ở chính giữa thờ Võ Thành Vương Thái công vọng, còn hai bên đông vũ và tây vũ thờ từ Tôn Vũ Tử, Quản Tử trở xuống tất cả 18 người. Trần Hưng Đạo Đại Vương Quốc Tuấn cùng thờ theo vào võ miếu. Lại dựng miếu thờ riêng thờ Quan Công nhà Hán. Hàng năm tổ chức hai kỳ lễ tế vào mùa xuân và mùa thu, đều lấy ngày mậu thượng tuần.
    Qua nội dung thi sẽ trình bày ở phần võ cử tiếp theo sau, kết hợp với cáh thờ trong võ miếu, các môn học về Võ kinh và Võ nghệ trong trường Võ nhà Lê - tức sự chuẩn bị cho việc thi, được hiểu đầy đủ hơn, cả thi Sơ cử và thi Bác cử đều gồm võ kinh và võ nghệ, chỉ khác nhau ở phạm vi rộng hẹp và mức độ nông sâu: Võ kinh gồm 7 bộ sách binh thư. Về võ nghệ có các môn cưỡi ngựa múa đầu mâu, rồi múa siêu đao, lăn khiên và múa gươm giáo, lại xét khí sắc cá nhân, sau cùng về trình độ bày trận đánh địch và giữ thành.
    Vậy võ kinh giảng trong trường võ học trước hết là 7 bộ binh thư do các binh gia Trung quốc cổ soạn. Đó là sách " Lục thao" của Thái Công Vọng; là " Tam lược " của Hoàng Thạch Công; là " binh pháp" của Tôn Tử, của Ngô Tử, của Tư Mã và vấn đáp của Uất Liêu Tử, cả Lý Vệ Công.
    Thái Công Vong tên chính là Khương Thượng, một viên tướng giúp Chu Vũ Vương đánh chúa Trụ nhà Thương. Khương Thượng làm 6 quyển binh thư nha đề là Lục thao: Văn thao, Võ thao, Long thao, Hổ thao, Báo thao và Khuyển thao.
    Hoàng Thạch Công nguwòi thời Chiến quốc làm 3 quyển binh thư gọi là " Tam lược".
  8. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Tôn Vũ người nước Tề ( thời Xuân Thu) được Ngô Vương Hạp Lư dùng làm tướng phá nước Sở, uy chế nước Tề, làm bá chủ chư hầu. Tôn Vũ giỏi về binh pháp làm "Tôn Tử" gồm 13 thiên là " Tôn tử thập tam thiên".
    Ngô Khởi người thời Chiến Quốc làm binh thư nhan đề " Ngô Tử" gồm 6 thiên.
    Tư Mã Nhương Thư người Xuân Thu, biên soạn binh thư nhan đề " Tư Mã pháp".
    Uất Liêu người thời Chiến quốc, là học trò của Quý Cốc Tử. Sách Uất Liêu Tử nói về việc dùng binh gồm 5 quyển, 24 thiên.
    Lý Tĩnh người Tam Nguyên, thời nhà Đường. Trước làm quan với nhà Tuỳ, sau về với nhà Đường, thời Đường Thái Tông bình nước Ngô, phá Đột quyết, có công to, được phong làm Vệ quốc công. Những lời bàn về binh pháp của ông, người sau chép thành sách, nhan đề là " Lý vệ công vấn đối" gồm 3 quyển.
    Như vậy tủ sách Võ kinh chính là 7 bộ sách binh pháp của Trung Quốc từ xa xưa cho đến đời Đường: Lục thao, Tam lược, tôn tử, Ngô tử, Tư Mã Pháp, Uất Liêu Tử và Lý vệ công vấn đối.
    Trong Võ Miếu bên cạnh thờ các binh gia Trung Quốc, còn thờ cả Hưng Đạo Vương trần Quốc Tuấn, do đó trong những binh pháp Việt Nam thì tác phẩm " Binh thư yếu lược" cũng được xem là một thứ sách Võ kinh, được dạy ở trong trường Võ học thời Lê. " BInh thư yếu lược" viết ở thế kỷ XIII, chắc chắn đến đầu thế kỷ XV là một trong những sách trọng tâm phải thu huỷ của quân Minh xâm lược, nhưng tin rằng không thể hết được. Phan Huy Chú đầu thế kỷ XIX trong sách " Lịch triều hiến chương loại chí" viết rằng" Binh thư yếu lược" của Trần Quốc Tuấn không còn nữa. Nhưng tủ sách gia đình của một nho sĩ nào đó thời Nguyễn vẫn còn toàn bộ hay một phần tập " Binh thư yếu lược", và nho sĩ với những kiến thức quân sự, lịch sử Việt Nam, với tập " Hổ trướng khu cơ" của Đào Duy từ, đã sửa sang viết thêm vào sách của Trần Quốc tuấn những đoạn trong sách của Đào Duy từ và những sự kiện lịch sử về chiến tranh thuộc các thế kỷ XVI - XVII - XVIII, để rồi truyền lưu đến nay mà nhà xuất bản Khoa học xã hội đã dịch in và xuất bản năm 1977.
    Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo cho biết nguồn gốc sách " BInh thư yếu lược": " Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp thành một quyển gọi là " Binh thư yếu lược ". " Binh pháp các nhà" nói ở đây chính là tủ sách võ kinh, trước hết là binh pháp của Tôn Vũ và Ngô Khởi. " Binh thư yếu lược" ngay khi ra đời đã được các tướng nhà Trần nghiên cứu và dạy cho quân lính tập theo. Học binh pháp trong " Binh thư yếu lược" vừa là học tóm lược Võ kinh của Trung Quốc, vừa là học tổng kết tư tưởng quân sự Việt Nam cho đến thời trần mà Trần Hưng Đạo đã nhiều lần pháp biểu với quân sĩ và với Vua Trần, đi sâu cả về lý luận và thực hành.
    Qua " Binh thư yếu lược", gạt đi những phần mới viết thêm ở thời Nguyễn ( trước hết là phần lấy của Đào Duy Từ và các kiến thức quân sự liên quan đến giai đoạn lịch sử sau đời Trần), chúng ta phần nào hiểu được Võ kinh và binh pháp Việt nam thời trần mà trường Võ học nhà Lê đã giảng dạy. Tập " Binh thư yếu lược" hiện nay có 4 quyển thì các quyển II, III, IV có nhiều đoạn rút từ " Hổ trướng khu cơ" của Đào Duy Từ và ngay ở quyển I cũng có đoạn viết thêm ở thời sau ( nói đến sự kiện sau thời Trần) lọc ra có nhiều đoạn trích từ các sách Võ kinh mà phần lớn là Tôn Tử và Ngô tử, cả những sách binh pháp khác nữa, và những đoạn thực sự là tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo, chẳng hạn căn cứ chủ yếu vào Tôn tử và Ngô tử, " Binh thư yếu lược" trích lục và sắp xếp thành các chương: chọn tướng, Đạo làm tướng, Rèn luyện, Tuyển người làm việc dưới các trướng... Nhiều chương khác cũng trích lục nhiều đoạnk của tủ sách Võ kinh.
    Trường Võ học nhà Lê về lý luận dạy Võ kinh và tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo, đã trang bị cho các võ sinh nhiều kiến thức về lý luận quân sự và thực hành đánh trận.
    Được Anhsanghong sửa chữa / chuyển vào 09:45 ngày 27/06/2006
  9. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Trong khi đó ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn tuy không mở Trường Võ học, nhưng với mưu toan cát cứ lâu dài nên cũng rất coi trọng học võ, đặc biệt được Đào Duy Từ trong 6 năm (1628 - 1634) theo giúp đã xây dựng cho một lực lượng quân sự khá mạnh. Ông soạn ra sách " Hổ trướng khu cơ" là một sáng tạo quân sự lớn của Việt Nam ở đầu thế kỷ XVII, gồm 3 quyển thiên - địa - nhân với 17 chương, trình bày tất cả 37 điều rất thiết thực cho quân đội thời ấy. Ở quyẻn Thiên trong chương "hoả công", tác giả giới thiệu cho phép điều lửa đốt giặc, phép làm quả nổ, phép làm quả mù, phép chế đạn nổ, phép làm tên lửa, phép đặt súng dưới đất đánh giặc, phép tên lửa chứa thuốc độc, phép làm súng gỗ, phép đốt đước trước gió, phép làm đèn phin thiên. Sang chương "Thuỷ chiến", tác giả dạy các phép lấy nước ngọt trong biển, phép phá xích sắt chặn ngăn sông, phép đặt tên ngầm dưới nước, phép đóng cọc lòng sông, phép dùng chum tre cho quân vượt sông, cách lấy nước lên núi, phép làm cầu phao trăm cấp, phép đặt thuỷ lôi dưới nước. Chương " Bộ chiến" có các phép thần cơ đắp luỹ tạm, phép xe súng bắn liền, phép xe gươm phá giặc, phép gài tên dưới đất, phép ống tên dấu hình, phép nấu cơm ở đầu ngựa, phép thuốc tiên chịu đói, phép thang hai tầng, phép súng bắn đổ núi. Chương " Giữ trại" có các phép bắn đá giữ trại, phép nỏ thần giữ trại, phép dây tiên trói giặc, phép nỏ khoẻ phòng gian, phép lưới trời yểm trại, phép làm cờ xem hướng gió. Sang quyển Địa, có các chương " Yếu chỉ về trận"; chương " Các phép trận" gồm các trận " Thái cực bao hàm - Thái tổ tam tài - biến làm trận Thái thuỷ hồn nguyên - Tiên thiên hà đô dất hẹp nhất biền - Tiên thiên hà đô đất rộng nhị biến - Bát môn kim toả - Bát môn kim toả nhị biến - Bát môn kim toả tam biến - Bát môn kim toả tứ biến - Tiểu chu thái cực hồn nhiên - Tiểu chu lưỡng nghi phân khai - Tiểu chu tứ tướng đối xứng - Tiểu chu trận vuông - Tiểu chu trận tròn - Tiểu chu trận cong - Tiểu chu trận thẳng - Tiểu chu trận nhọn - Tiểu chu trường xà đảo quyền - Tiểu chu trường xà liên châu. Chương " Yến luận về giáo trường diễn trận" và chương " Yến pháp phá trận". Quyền Nhân có các chương " Yếu chỉ về tướng" - Phép chọn tướng luyện binh - Yếu luận về quân cơ - Phép dạy quân đánh giặc - Phép giữ thành chống giặc - Yến luận về địa thế. Nói chung binh pháp trong " Hổ trướng khu cơ" bàn về thực hành quân sự, có giá trị trực tiếp trong việc chống nhau với chúa Trịnh ( 1627 - 1672).
    Triều Tây Sơn chưa kịp mở trường Võ học và dựng Võ miếu song các binh thư pháp mà quan quân Tây Sơn đã rèn tập trong khi đánh Nguyễn và Trịnh, đã tỏ rõ hiệu quả mà sau đấy triều đình Tây Sơn càng phát huy hơn nữa.
    Sang thời Nguyễn, tại Huế có lập Võ miếu ở gần Văn miếu., đến thời Thiệu Trị cho in sách võ kinh. Về hình thức, nhà Nguyễn mở rộng việc học võ, không giới hạn ở võ sinh trong nhà trường và binh lính trong quân đội , mà còn lan toả đến tận dân. Bài tấu của Bộ Binh làm năm Thiệu Trị 5 (1845) cho biết chủ trương của nhà nước là: " Việc giảng tập văn và giảng tập võ được tiến hành song song, qua đó lựa chọn rộng khắp các bậc anh tài... văbn võ là cùng một đường, cần phải có bài bản học tập thường xuyên, lại cần phải có trình tự huấn luyện để kích thích sự chuyên cần". Về học lý luận, người học trước đây " tuỳ hoàn cảnh mà tự luyện tập võ kinh, cần phải thông hiểu sách vở", nay quy định cụ thể " về các sách binh thư, ai muốn học thì theo lớp học nơi trường mở, các viên giáo huấn ở đó phải chỉ bảo cho họ". Có học thì phải kiểm tra như các môn võ nghệ. Trong 4 ngày kiểm tra của tháng 2 và tháng 8, phải dành ngày thứ 4 để kiểm tra ý nghĩa võ kinh. Nhưng từ 1845 không thấy quy định kiểm tra võ kinh. Tuy nhiên trong thi hương và thi hội hỏi thêm môn võ kinh để xếp hạng, phải đến thi đình nhất thiết khi làm văn sách phải trình bày võ kinh và được coi là hàng đầu. Việc học võ kinh là do " tuỳ hoàn cảnh" và "ai muốn học thì theo" là tuỳ tiện. Hơn nữa, trong binh pháp các chiến lược cũ đã lạc hậu vẫn được nàh nước theo. Các trận đồ vẫn theo bát quái, ngũ hành, long thao, hổ lược, ra trận vẫn xem ngày giờ tốt xấu. Nói chung những binh thư, binh pháp cổ đại và trung đại đã một thời phát huy tác dụng tích cực. Giờ đây trong tình hình tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản, về lý luận còn phần nào giá trị, còn ở trên phương diện thực hành, nhất là về binh khí và trận đồ ở thời Nguyễn đã trở lên lỗi thời.
  10. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Lý luận Võ kinh và binh pháp trận đồ nặng tính quân sự, thì trong Trường Võ Học việc hoccạc môn võ nghệ cụ thể lại đậm tính chất thể thao với tinh thần thượng võ. Suốt trong nhiều thế kỷ trước khi Nhà nước có trường Võ học (1721), ngay cả sau đó bên cạnh cách truyền dạy chính thống của nhà nước, phổ biến vẫn là cách truyền dạy võ riêng trong từng gia đình. Cách truyền võ trong quân đội và các cấp quan võ trước năm 1724 chủ yếu để phục vụ cá đợt khảo hạch, và từ 1724 là để chuẩn bị cho các kỳ thi võ, nó trì trệ ít thay đổi nên về kỹ thuật có cáh thức chung suốt từ thời Lê đến thời Nguyễn. Dựa vào nội dung khảo hạch và thi cử, kết hợp với những ghi chép tản mạn, các môn võ nghệ vẫn được truyền dạy, trước hết là bắn cung, phóng lao, và lăn khiên, về sau bổ sung có cưỡi ngựa múa giáo, bắn súng, múa siêu đao, múa kiếm, đấu kích, chạy bộ múa vũ trang; đến thời Nguyễn nhấn mạnh môn xách tạ và cả múa côn, đánh quyền một số môn võ tuy không thành mục thi riêng nhưng thi kết hợp như chạy, nhảy, đấm, đá, xỉa, đam, lại có những môn hỗ trợ cho võ cử như bơi, lặn, đua thuyền... thậm chí là môn rất gần với võ như vật. Vì vậy võ sinh phải được tập luyện tất cả các môn võ nghệ trên.
    Sách sử ghi khá đầy đủ quy cách từng môn, nhưng hầu như không ghi cách tập luyện, nên chúng ta chỉ biết học võ nghệ theo cách truiyền dạy dân gian.
    Sử sách có ghi cách truyền dạy võ cũng rất chung chung,chẳng hạn năm 1731 cho " chỉ truyền rằng cá quản quan, thuộc viên và binh lính ai có sức khoẻ thì tập lối " huyền nhũ" (cách bắn nỏ kê ở vú), ai kém sức khoẻ thì tập lới " huyền kiểm" ( cách bắn nỏ kê ở má). Binh lính thì đều phải tập lối " huyền nhũ"... năm ấy lại sai thuỷ quân tập bắn nỏ"
    Thư viện Khoa học Xã hội, trong kho sách Hán Nôm có cuốn "Võ nghệ quốc ngữ ca" ký hiệu AB597 dày 146 trang, gồm 61 trang đầu có cả hình vẽ và lời thơ, tức dạy những bài thảo (múa) côn và quyền có phần thiệu (lời) diễn giải, số trang còn lại hầu hết là những bản thảo một số môn võ, cuối cùng là bài hỏi đáp về võ Thiếu Lâm. Sách không rõ tác giả và niên đại, song căn cứ vào dạng tự, hoa tiết trang trí và hình tập từng động tác các thế võ côn và võ quyền, có thể tin được làm vào thời Nguyễn.
    Côn (roi) và quyền là hai môn mạnh của đất võ Bình Định mà nay vẫn lưu truyền lời tổng kết: " Roi Thuận Truyền, quyền An Thái". Võ Bình Định từ sau khi Gia Long thắng thế và trả thù nhà Tây Sơn đã cấm võ binh khí ( kiếm, đao) nên chỉ còn côn, quyền. Triều đình Huế cũng đã từng mời võ sư Hồ Ngạch từ Thuận Truyền lên kinh đô dạy côn - quyền cho một số thanh niên hoàng tộc hâm mộ võ. Sách "Võ nghệ quốc ngữ ca" có thể xem là sách giáo khoa về võ, ngoài côn và quyền còn có những bài thảo không có hình dạy về pháo, bắn súng, bắn cung, đại đao, long đao, khiên đao và song kiếm nên không phải của vùng Bình Định mà là chung của cả nước ở thời Nguyễn dùng để dạy võ.
    Nhiều bài dạy võ ở đây tự xác định là bài thảo roi (côn):
    "Nay trăm đường thế biến ra
    Kiếm làm một thảo ngâm nga để truyền"
    và thảo bộ (quyền):
    " Có khi việc nhàn ngày rỗi
    Kiếm làm một thảo để rồi ngâm nga"
    Ngay trong thảo roi cũng có nhiều bài dạy về trung bình côn, trường côn, thương côn, độc đầu côn, điểu du côn...
    Căn cứ vào "Võ nghệ quốc ngữ ca" và những ghi chép rải rác khác cùng với những cách truyền dạy ở các lõ võ, có thể nêu ra mấy môn tập thông thường: tập luyện chân tay, tập quyền thuật, tập nhảy, tập xách tạ, tập múa đao, múa kiếm, múa thiết lĩnh, lăn khiên, bắn cung nỏ, bắn súng, vận nội công...
    + Tập luyện chân tay: Luyện cho chân tay cứng cáp. Luyện tay bằng cách giương hai bàn tay xoè thẳng các ngón mà đâm xỉa vào thúng thóc, cho da cọ xát vào thóc để tay cứng rắn dần lên. Lúc đầu còn xỉa nông, sau dần xỉa đến đáy thúng thóc thì chuyển sang xỉa vào thân cây chuối cho đến khi xuyên suốt qua được cây chuối. Những người tập luyện nhiều, bàn tay có sức mạnh cứng chém gãy đôi vài hòn gạch hay chồng ngói.
    Tập chân thì lúc đầu đá vào vật mêm như cây chuối cho tới khi đá một phát gãy đôi cây chuối, rồi chuyển sang đá vào gò đất, vào vách gỗ rồi vào tường gạch cho đến khi phá nát vật cứng mà chân không đau, không sây sát.

Chia sẻ trang này