1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    + Tập nhảy: Luyện để nhảy được cao và xa. Tập nhảy cao thì chọn gò đất để nhảy từ dưới chân lên sườn rồi lên đỉnh gò, hoặc đào hố sâu dần để nhảy từ dưới hố lên miệng hố.
    Khi tập nhảy phải buộc túm hai ống quần rồi bỏ cát vào trong, lúc đầu bỏ ít cát sau tăng thêm dần và có thể buộc thêm vật nặng như chì, sắt vào hai chân. Tập cho đến khi nhảy qua tường cao và nhảy qua mái nhà một cáh dễ dàng. Tập nhảy xa thì nhảy ở bãi cỏ hoặc sân cát, sau thì nhảy ở bất cứ chỗ nào, để rồi có thể nhảy qua hào nước hoặc dàn lửa.
    + Tập vật: Để tăng cường thể lực và phản ứng nhanh nhạy trong khi đánh nhau bằng tay không. Vật tập hàng ngày, ngay cả khi chơi đùa. Người học vật phải thuộc các miếng để tấn công và các miếng để đối thế phá miếng của đối phương, cũng biết những miếng cấm ( như bóp cổ, hay đánh vào hạ bộ) để không phạm quy, biết nguyên tắc thua là "lấm lưng trắng bụng" hay "chân rời đất" để đánh ngã đối phương.
    + Tập xách nặng: Để võ sinh "dẻo dai sức, mang vác nặng đi được xa dần". Thông thường lúc đầu xách một hòn đá lớn hoặc một quả cân nặng chừng 60 cân tạ (36kg), bê lên nhấc xuống cho cứng chân tay, sau bê vật nặng và đi xa dần, cứ thế tăng dần trọng lượng vật bế và chiều dài đường đi.
    Thời Nguyễn, đời Minh Mạng chỉ quy định trong phép tập luyện hàng ngày thì đầu tiên là tập xách nặng, đến Thiệu Trị quy định rõ cách tập xách nặng: hai tay nâng một vật nặng trên 100 cân ta (60kg) mới đầu đi xa 5 trượng (20m) rồi tăng lên dần 20 trượng; hoặc một tay xách nặng trên 100 cân, thoạt đầu chỉ đi xa 10 trượng, sau dần đi tăng lên tới 40 trượng.
    + Tập đu: Để rèn luyện chân tay và toàn thân vừa cứng mạnh vừa mền dẻo. Võ sinh chọn cành cây cứng nằm ngang hoặc trồng cột bắt giá để vịn vào tập. Khi tập hai tay vịn vào cành cây hay giá đu, từ từ co tay đưa mình lên cao rồi lại hạ xuống, cho tới khi duỗi thẳng cánh tay trên xà để đầu gối nâng sát xà đu và làm đi làm lại được nhiều lần. Sau đó võ sinh tập lộn trên xà đu sao cho gọn đẹp và nhiều lần.
  2. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    + Tập quyền thuật: Tức tập các miếng võ công và thủ để đấm đá và tránh đỡ theo các thế võ khi giao đấu với đối thủ. Võ sinh sau khi tập luyện thuần thục các môn trên, gân cốt đã cứng cáp, thân thể mềm dẻo, cơ bắp săn khoẻ thì mới tập quyền thuật.
    Tập quyền, côn và võ có binh khí, dù theo thế võ gì, trước hết cũng đều mở đầu bằng động tác " bình thân đứng bái tổ tiên" tức đứng thẳng lễ tổ. Quyền thuật tập theo từng bài võ, ở mỗi bài lại phải thứ tự theo từng thế. Có nhiều bài quyền phần lớn dựa vào hoạt động của các con vật như rồng, rắn, hổ, khỉ... rồi cách điệu các tư thế rình bắt, tấn công và phòng tránh, tạo ra các bài võ như Long hổ xà quyền, Hầu quyền, Mai hoa quyền, Bạt bộ liên hoa quyền, Tiên ông quyền... với những miếng hiẻm hóc riêng.
    Lúc đầu võ sinh dựa theo bản thảo của từng bài quyền, múa võ một mình, khi nào thuộc đủ các miếng các thế của bài quyền thì giao đấu với võ sư để hướng dẫn cho cách vận dụng các miếng võ, các thế võ đã học, lúc tấn thủ sao cho vừa mạnh vừa kín, lại khai thác được sơ hở của đối phương.
    Mỗi thảo bộ có vài thức, thậm trí cả trăm thế. Chẳng hạn thảo bộ Tiên ông trong gia phải Hồ Ngạnh, ở Bình Định có 32 động tác rất phức tạp, đặc điểm là ít đá, hầu hết dùng tay tấn ông với những chiêu thức đánh nghịch từ hạ bộ lên rất nguy hiểm. Hay thảo Long - hổ - xà quyền gồm 72 thế khai thác các thế đá khi lâm trận của ba con vật này, lại tập trung vào động tác chân với những miếng đá lợi hại.
    + Tập múa roi: ( đánh côn): Roi tức côn, gậy tức vũ khí đơn giản, dẽ kiếm, tự tạo được, thậm chí dùng ngay đến đòn gánh, hay dọc đường bẻ cây làm gậy... Nhưng đánh côn rất giá trị cả đánh và đỡ. Bài " Biến thế côn quốc âm ca" trong sách " Võ nghệ quốc ngữ ca" trên nêu những biến hoá khôn lường của các thế. Bài " Thảo roi" còn lưu truyền trên đất võ Bình Định có tới 81 thế rất phức tạp. Các thế roi căn bản để phòng thủ, triệt hạ các đường roi tấn công của đối phương là "bát" tức roi đâm của đối phương trên vùng mặt, "bắt" tức chặn roi tấn công của đối phương từ thắt lưng trở xuống, "triệt" là chặn ngón roi đánh ngang (còn gọi là ngón roi phất cờ) và "chặn" là trừ roi đánh ngay trước mặt.
    + Tập võ binh khí: Gậy chỉ là vũ khí thô sơ, binh khí chủ yếu là khí giới của quân lính dùng trong trận đánh như dao, kiếm, cung, nỏ, súng... và cả cái khiên phòng thân khéo sử dụng cũng thành vũ khí tấn công.
    Võ binh khí tăng rất nhiều hiệu quả cho quân đội trong chiến đấu. Mỗi môn khí giới có một bài dạy riêng. Đại đao cán ngắn và long đao cán dài thường đánh đơn, còn kiếm thường múa đôi, gọi là song kiếm. Đánh đao và múa kiếm đều phải theo các thế dùng cho tấn công hoặc gạt tránh các đòn cảu đối phương, có thể tiến hành trên bộ hoặc cưỡi ngựa, voi.
    Cũng hay gặp là bắn cung nỏ. Cung chủ yếu là cánh bằng tre hoặc gỗ uốn cong, chằng bằng dây tốt. Khi bắn lắp tên vào cung, kéo căng dây về phía sau của tên rồi thả ra cho cánh cung giãn đẩy tên đi. Nỏ hình thức như cung nhưng có trục ở giữa, trên trục có lẫy. Khi bắn, lắp tên vào trục, kéo căng cánh nỏ rồi bật lẫy cho đẩy tên đi. Bắn cung và nỏ thành thạo trên bộ thì tập cưỡi ngựa bắn, bắn tốt rồi thì có thể ngoái lại đích ở phía sau hướng ngựa chạy.
    Về sau, ở triều Nguyễn còn tập bắn súng hiệp có mồi lửa. Bắn súng cũng như bắn cung, bắn nỏ đều quan trọng là phải tập ngắm đích chính xác, mắt không chớp, lúc đầu ở gần sau xa dần, thạo bắn đích cố định thì tập sang đích di động.
    Khiên tròn không chỉ để che chắn côn đánh và tên bắn của đối phương còn dùng để lăn và ẩn mình phía sau cho đến chỗ tiếp cận đích thì lùa gươm phía dưới phạt chân địch hoặc đánh giáp lá cà, còn khiên đẻ che đòn địch.
    Ngoài ra còn một số vũ khí riêng của Việt Nam, là thiết lĩnh, bút chì, bút sắt...
    Thiết lĩnh gồm hai thanh gỗ rắn hoặc tre già, nối với nhau bằng dây hoặc con xỏ ở đầu, thanh mẹ dài để cầm đánh, thanh con ngắn quay vung lên phang đối phương. Thiết lĩnh đơn giản, đánh rất mạnh.
    Bút chì là mai ( hoặc thuổng) có buộc dây thừng ở cuối cán. Khi ném nắm chắc đầu dây, vung tay ném mai ra tiện chân địch, rồi lại kéo về ngay để đánh tiếp.
    Bút sắt là ngọn giáo, ngọn mác hay mũi sắt nhọn cắm trên đầu cán tre, Khi tiếp gần giáp đối phương, uốn cong cán bút rồi lựa chiều buông ra cho văng mạnh vào đối phương. Phong bút sắt không thu lại được.
    Có một thứ võ binh khí ở thời Lê rất được coi trọng ( trong qui chế và các khí giới quân đội cũng như lẹ thi đặt ra từ năm 1437 cho các tướng võ) đó là thủ tiễn tức tên bắn bằng tay. Các tác giả sách " Việt sử thông giám cương mục" trong Quốc sử quán nhà Nguyễn dẫn sách " Bội văn vận phủ" ( quyển 76, thượng, tờ 15b) cho rằng tên này có bề dài không đầy một vỗ tay, thường để trong áo giáp, khi gặp quân địch người ta mới tung ra hàng trăm chiếc tên rồi vung roi cho bắn đi, có khi lấy ngón tay kẹp luôn mấy chiếc tên mà phóng ra.
    Sau một thời gian tập luyện, Trường Võ học tổ chức kiểm tra, lệ năm 1725 qui định: Phàm viên quan nào, khi khảo công bị liệt vào hạ đẳng thì mãn hạn 6 năm mới được bảo cử, từ nay về sau phép này thành lệ mãi mãi.
    Học võ để phòng thân, giúp đời và chiến đấu, do đó không chỉ có đấu người với người, còn đấu người với thú dữ (voi, hổ...). Tình hình này đã xảy ra từ thời nguyên thuỷ, khi rừng rậm bị đẩy lùi dần thì việc đấu thú dữ càng đậm tinh thần thể thao và võ thuật, sử còn ghi năm 1456 hổ rừng vào tận chùa Diên Hựu giữa kinh thành Thăng Long, vua sai võ sĩ đâm chết hổ. Chắc chắn võ sĩ ngoài sức khoẻ còn phải sử dụng những miếng võ hiểm, đã vận dụng cả lực và mưu.
    Ngoài ra người ta còn chủ động săn hổ về nuôi để cho đấu nhau với voi và đấu với võ sĩ. Từ xa xưa nhân dân đã thuần dưỡng voi, duùng voi vào sản xuất và nhất là chiến đấu. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XVIII đều có các đội tượng binh. Hình tượng Hai Bà Trưng, Bà triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung cưỡi voi ra trận, là hình tượng uy nghi, lẫm liệt quyết thắng của dân tộc. Trong chạm khắc trang trí cổ dân tộc, đặc biệt là ở nhiều đình làng nửa sau thế kỷ XVII thường gặp cảnh người săn bắt hổ hoặc đấu nhau với hổ. Kôp-phơ-le ( Jean Koffler 1711 - 1760) trong cuốn sách "miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong" ( Description historique de la Cochinchine) viết vào năm 1766 cũng có mô tả khá chi tiết cảnh săn hổ với bắt voi ở Đàng Trong. Sử cũ còn ghi năm 1478 nhà Lê cho các quân tập trận voi ở sân điện Giảng Võ; năm 1481 đã tiến hành đào hồ Hải Trì bên cạnh điện Giảng Võ để mở rộng và sử dụng trong tập luyện binh và voi. Như vậy việc tập luyện voi để dùng vào chiến trận rất được nhà nước coi trọng. Năm 1509 vua Lê Uy Mục tuyển chọn voi của đội quân trong kinh và các trấn, đặt hai giám quân đấu sức với nhau: hai bên cầm gạy đánh nhau từ cửa Thanh Dương đến ngoài của Thái Miếu, nhà vua tới xem, lấy làm thích và thưởng cho tiền và lụa. Tiếp theo vua Lê Tương Dực cũng thích dũng lực, năm 1513 có lần ngự ra điện Quang trị xem voi đấu nhau với hổ. Chúng ta không được biết chi tiết về những cuộc voi - hổ đấu nhau ở Đàng Ngoài, nhưng tại Đàng Trong năm 1750 Pierrepoivre đã chứng kiến cảnh voi và cọp đấu nhau ở Cồn Dã Viên trên sông Hương, lần lượt 40 con voi đã giết chết 16 con hổ. Chúa Nguyễn và các quan trong phủ chúa đã đi trên 12 chiếc thuyền, đến gần cồn để xem. Đấu trên cồn, sông nước bao quanh là "hàng rào bảo vệ" cho người xem. Nhưng đến đời Gia Long (1802 - 1819) các trận đấu voi hổ tổ chức ngay trên khoảng đất trống ở kinh thành, quân lính cầm khí giới xếp thành vòng tròn quây quanh làm hàng rào đấu trường. Michel Đức Chaigneau) trong cuốn "Hồi ký về Huế" kể lại một trận đấu khi ông làm cố vấn cho Gia Long: " Voi được đi lại tự do, còn hổ bị buộc bằng sợi xích cột vào các cọc đóng chắc chắn ở giữa đấu trường và bị cắt nanh vuốt nhưng nó đã dứt đứt xích, nhảy lên tát người lính ở đầu voi roi xuống đất rồi còn bị voi dẫm chết, còn làm nhiều quân lính bị thương và gây khiếp đảm cho cả vua quan và dân chúng đi xem".
    Trong dịp lễ Tứ tuần đại khánh cảu vua Minh Mạng vào năm 1829, triều đình tổ chức trận đấu voi - hổ ở bờ bắc sông Hương. Nhà vua ngồi xem trên thuyrnf rồng đậu gần bờ. Hổ bị buộc vào cọc bằng dây xích, nhưng trong khi đấu đã dứt đứt xích và nhảy xuống sông bơi về thuyền vua. Những người lính tượng dịch phải mái chèo thuyền và giết hổ ở giữa dòng nước. Để tránh nguy hiểm cho người xem, năm sau 1830 Minh Mạng cho xây Hổ quyền ở đồi Long Thọ, người xem đứng trên mặt tường thành nhìn xuống. Các trận đấu voi - hổ ở Hổ quyền được tổ chức hàng năm và cả những khi vua thích. Vào trận đấu, hộ bị cắt nanh và bỏ vuốt để trong trận đấu voi phải dành phần thắng, hổ bị xem là đối tượng để rèn cho voi dũng cảm hơn. Trận cuối cùng tổ chức đời vua Thành Thái năm 1904: Hổ mấy lần nhảy lên trán voi, nhưng rồi bị voi dồn vào thành tường húc chết.
    Cùng với các cánh tập luyện võ nghệ của quân đội được phản ánh trong sử sách, trên thao trường, nhất là khu Giảng Võ của thời Lê, đã đào được nhiều vũ khí là bằng chứng vật chất về hoạt động tập luyện của quân đội thời Lê. Riêng trong khu hồ Ngọc Khánh thuộc phường Giảng Võ (Ba Đình - Hà Nội) chỉ đợt đào đất năm 1983 đã phát hiện được cả một bộ sưu tập vũ khí gồm cả hoả khí và bạch khí, trong bạch khí có cả vũ khí đánh xa cà vũi khí đánh gần, cả vũ khí phòng ngự. Hoả khí là những vũ khí hoạt động do sức đẩy của thuốc nổ, ở đây tìm được một khẩu súng lệnh bằng sắt và 27 viên đạn đá kích thước khác nhau.
  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Trực tiếp liên quan tới võ thuật là bạch khí, nó hoạt động do sức cơ bắp của con người. Trong nhóm vũ khí đánh xa có 7 ngọn lao hai ngạnh, có họng tra cán dài và 5 ngọn lao một ngạnh, có chuôi tra cán, cán lao tương đối ngắn, chiến binh có thể dùng tay phóng cây lao đi xa để sát thương đối phương ở cự li khoảng từ 10 - 30m. Ngoài ra còn tìm được nhiều mũi tên sắt dính bết nhau do rỉ sắt gắn kết lại, đều gồm loại có chuỗi trấcn, thân mũi tên hình thoi dẹt hoặc chuyển thành hình lá lúa. Những mũi tên này bắn bằng cung hay nỏ sẽ đi rất xa và khá chuẩn. Nhóm vũ khí đánh gần và cũng để tuỳ thân, gồm 6 chiếc mũi giáo hình búp đa có hình tra cán dài gọi là giáo trường và 4 chiếc mũi hình lá lúa có chuôi tra cán, lại có 5 mũi đầu nhọn, 1 chiếc đinh ba 1 chiếc bát xà mâu, 1 kiếm dài, 1 kiếm ngắn và 1 dao găm. Những di vật này đã xcs định tính chất thao trường của khu Giảng Võ, việc binh lính và tướng võ tập luyện các môn võ nghệ và thao diễn ở đây hoàn toàn chân thực. Trong cuốn sách " Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài" (Ristoire du royaume de Tonquin) năm 1651 của Alexandre de Rhodes đã ghi nhận quân đội Lê - Trịnh thường tập bắn hay đấu vật mỗi tháng 2 lần trước mặt vua. Quân đội Đàng trong cũng được chúa Nguyễn Phúc Tân cho tập kéo co và đánh vât.
    Nhờ tập luyện thường xuyên và không ngừng, quân đội thời Lê được truyền thuyết và người nước ngoài ca ngợi không tiếc lời. Chẳng hạn về môn bắn súng hoả mai rất ít phổ biến Alexandre de Rhodes trong cuốn sách trên có kể một trường hợp lý thú: có một người Bồ Đào Nha bắn súng khá giỏi đã nhận lời thách đấu với một người lính Đàng Ngoài bắn trước và viên đạn đã xuyên thủng chính giữa hồng tâm. Người Bồ Đào Nha biết không thể thắng, để cứu vớt danh dự đã bắn một viên đạn không đầu và nói là đầu đạn đã chui qua lỗ viên đạn trước.
    Vẫn chuyện thi bắn súng, chúng ta có thêm giai đoạn " Tết năm 1895 sau khi biết tài Cả Trọng ( con cụ Đề Thám) và Cả Dinh ( con cụ Đề Sử) bắn xuyên thủng 7 cái đít chai xếp nằm đặt cách xa 100m, nhân dịp đình chiến với nghĩa quân Yên Thế, tên đại uý Pháp ở đồn Cao Thượng ( Hà bắc) mang lính đến doanh trại cụ Đề Thám chúc tết và bầy trò thi bắn. Lính Pháp vẽ một vòng tròn đường kính 3 cm trên tấm bảng cách xa 100m, mỗi bên bắn ba phát trong số 10 tên chỉ có vài tên bắn trúng. Đến lượt nghĩa quân Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh ( con cụ Chánh Tả, một chỉ huy nghĩa quân) cùng 7 chiến sĩ chia thành hai hàng để cụ Đề Thám đi giữa. Mười tên lính Pháp, mỗi tên tung ba đồng bạc hoa xoà phía trên đầu cụ Đề, lập tức mười nghĩa quân giơ súng lục bắn tan tất cả những đồng bạc trắng, sau đó lại lấy nỏ bắn mười mũi tên làm chết 10 con trong đàn chim sẻ đậu trên cành cây cao.
    Đúng là bắn cung nỏ: là sở trường của quân lính Việt Nam. Thám hoa nhà Lê là Đình Lưu chẳng những giởi văn, còn giởi đá cầu, cưỡi ngựa và bắn cung. Tung nắm tiền xuống đất, ông vừa cưỡi ngựa vừa cúi xuống nhặn tiền không thiếu một đồng nào.
    Nhà buôn Samuel Baron trong cuốn " Địa chí vương quốc Đàng Ngoài" ( Description du royaume de Tonquin) viết năm 1683 đã nhận xét tài bắn của quân lính nhà Lê: " binh sĩ của họ là những người bắn giởi, tôi nghĩ rằng họ ít thua kém ai, họ vượt xa nhiều nước khác trong việc sử dụng khéo léo súng hoả mai và bắn nhanh. Họ ít dùng súng, thường dùng cung tên, và họ sử dụng cung tên lại càng giỏi".
    Alexandre de Rhodes trong cuốn " Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài" đã nói trên, còn nhận xét rằng quân sĩ nhà Lê thường tập đánh trận và đánh vật, nhà vua thường cùng tuỳ tùng đi xem quân lính đánh vật.
    Trong khi đó, ở Đàng Trong, Kố -phơ-le ở cuốn sách đã nói trên còn cho biết quân lính của chúa Nguyễn rất giỏi bắn cung, phóng lao và bơi thuyền. Những thuyền nhiều mái chèo bơi nhịp nhàng theo hiệu lệnh của người gõ phách.
    Về bơi thuyền phải nói đến binh lính Đàng Ngoài. Năm 1688 sứ nhà Thanh là Chu Xán sang ta, nhận thấy thuyền của ta rất tinh xảo, chắc chắn, chần sào ăn mặc mạnh mẽ, tiến lui có nhịp, vua Lê và chúa Trịnh đều thích xem đua thuyền. Alexandre de Rhodes vẫn trong cuốn sách kể trên còn cho biết về lệ đua thuyền của quân lính: " Những người chèo thuyền, chèo khéo và nhanh đến mức lạ thường những chiếc thuyền đó đi thành hàng ngang từ ba, năm đến bảy chiếc, không có chiếc nào đi quá chiếc nào một bộ ( 0,324m) và nếu như phải dừng lại, lượn quanh, đi xiên ngang, lùi lại thì tất cả những chiếc thuyền đó như là một chiếc và do một sự vận động thúc đẩy mà làm cũng nhịp nhàng và đều đặn".
  4. hai_nt

    hai_nt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Anhsanghong đã và đang cố gắng chuyển tải nội dung cuốn sách lên đây.
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Anhsanghong đã đi được một đoạn khá dài rồi. Anh em mình có ý kiến gì thì ý kiến đi. Chứ cứ khen mãi thế này rồi cũng chán.
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Chúa Trịnh rất thích tổ chứccho quân đội mở những hội mang tính thượng võ. Giáo sĩ Ban-di-nôt-ti người Ý đến Đàng Ngoài truyền giáo, trong thư đề ngày 12/12/1626 tại Ma Cao với nhan đề " Tường thuật về quốc vương Đàng Ngoài đất mới phát hiện được" ( Relation du eoyaume de Tonquin, npuvellêmnt decouvert) đã viết: " Nhà vua ( tức chúa Trịnh) thường mời chúng tôi đi xem những hội hè của Người, đấy là những cuộc đấu voi, những cuộc đua ngựa và đua thuyền. Nhà vua thường cưỡi một con voi rất lớn đuổi theo những người lính, con voi đó dùng vòi giật lấy những ngọn giáo mác và những vũ khí khác để dâng lên cho nhà vua. Những con ngựa cũng làm như thế, hất từ dưới đất lên những ngọn giáo dể chuyển cho những kỵ mã... Nhà vua trọng võ luôn tập cưỡi ngựa, voi và bắn cung. Người rất thióch bắt những thuyền phải bơi đi bơi lại theo nhiều cách, theo nhịp điệu của những nhạc cụ gõ, như là bắt các thuyền nhảy múa vậy... Nhà vua có 4000 thuyền, mỗi thuyền có 36 người chèo ở mỗi bên. Người dân ở đây rất thích nghề binh, đặc biệt họ bắn súng thần công và súng tay rất giỏi. Da họ trắng, tầm người cao, nhanh nhẹn và can đảm".
    Lính tập võ, nhất là những người dòng dõi nhà võ, J.B Tavernier ( 1605 - 1689) trong bản " Tường thuật mới mẻ và độc đáo về vương quốc Đàng Ngoài" ( Relation nouvelle et singuliere du Royaume de Tonquin) cho biết con các quan võ được học tập nghề võ từ rất sớm, khoảng 11 hay 12 tuổi. Đầu tiên phải học múa gươm, sau đó học bắn cung, bắn nỏ và tập cưỡi ngựa. Phải vừa phi ngựa vừa bắn cung. Cũng phải học phóng lao. Sau khi đã thành thạo các môn đó, võ sinh phải học chế các loại súng, pháo hoa để chống voi, làm cho voi hoảng sợ, làm rối loạn đội ngũ đối phương khi chiến đấu. Như vậy với nhiều nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước, đặc biệt là những người đã chứng kiến cảnh tập võ đương thời, chúng ta thấy trong Võ học Việt Nam xưa có chương trình khá hoàn chỉnh và tiến hành một cách bài bản cả về lý thuyết và thực hành, có kiểm tra và đx cho những kết quả thật khả quan.
  7. longvans

    longvans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Kô biết cuốn sách còn bao trang nữa các bác nhỉ ?Em kô có quyển sách này nên rất háo hức.
    thanks những người đã post lên.
    Em thấy rằng trong box có rất nhiều người nhiệt tình, post những bài có chất lượng, có chiều sâu để chia sẻ cùng mọi người.
    Nhưng lại chưa thấy có quy chế nào khen thưởng cho họ cả???
    1 điều nữa em muốn hỏi: Qua cách nói chuyện thấy rằng mọi người rất thân nhau, mặc dù không cùng môn phái.Vậy làm cách nào để duy trì mối quan hệ ???
    ===
    Em là thành viên mới, còn nhiều thắc mắc mong muốn được các anh chị giải đáp.Nếu làm phiền thì ...sori.
  8. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Quyển sách có 285 trang, mà đã đưa lên tới trang 115, còn 170 trang nữa.
    Chúc các bác một ngày mới vui vẻ.
    (tiếp nào):
    Vừa thắng nhà Tây Sơn bằng quân sự, nhà Nguyễn có sự nhìn nhận lúc đầu nặng nề về võ ban, cử các võ tướng Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành phụ trách Gia Định thành và Bắc Thành là những vùng rộng lớn và quan trọng của đất nước. Để có lực lượng võ bị chính qui, võ học cũng sớm được chăm sóc, trước hết là việc dạy võ trong quân đội, rồi mở trường dạy võ luyện tập cả các môn võ nghệ và trận đồ, rồi in sách võ kinh cho võ sinh học. Năm 1832, Minh Mạng cho dựng trường dạy võ ở phía tả nam Kinh tành. Nhưng trường võ học với tính chất quân sự, phải đến năm 1866 mới được Tự Đức cho mở ở phía tây Kinh thành.
    Về chương trình học võ ban xin chia binh giáo dưỡng làm 2 chi, đặt hai quản quan mỗi người phụ trách một chi, cho tự chọn người dạy, mỗi chi 3 người, theo sở trường mà diễn tập các môn võ nghệ côn - quyền - gươm - mộc - súng tay. Còn việc chỉ bảo nghĩa binh thì xin đặt mỗi chi 1 viên. Kỳ khảo hạch, theo tài nghệ mà chia hạng thưởng phạt. Văn bản bàn khá chi tiết: lập ra diễn trường, đặt hai quan tuyên giáo hàm từ ngũ phẩm., một viên giảng sách võ kinh, một viên giảng về võ nghệ, thêm 4 quan phân giáo hàm lục thất phẩm để theo quân tuyên giáo, tuỳ từng nghệ mà chia dạy. Hàng tháng lấy ngày 2 - 12 - 22 dạy tập bắn cung, đấu giáo, đánh côn quyền, đẩy gươm, đỡ mộc, đấu dao (dao gươm đều làm bằng gỗ). Những ngày 4 - 14 - 24 diễn tập bắn súng tay. Những ngày 6 - 16 - 26 tập nhấc vật nặng ( dùng hai khối chì mỗi khối nặng 100 cân ta). Những ngày 8 -18 - 28 giảng học võ kinh và Tứ thư ( tức 4 sách: đại học, trung dung luận ngữ và mạnh tử). Hàng năm lấy tháng 2 và tháng 8 làm khoá khảo, mỗi khảo có 4 kỳ, sai nhị tam phẩm ở võ ban và quan ngũ lục phẩm ở Bộ binh và văn thư phòng, mỗi hàng 1 người sung làm giám thị. Kỳ thứ nhất xét về các môn võ nghệ bắn cung, đán côn, đánh quyền, đấu gươm, đô mộc, đấu dao, đấu giáo. Kỳ đệ nhị xét về bắn súng tay. kỳ đệ tam xét về nhấc vật nặng. Kỳ đệ tứ hỏi về võ kinh. Chia làm bốn hạng: ưu - bình - thứ - liệt ghi vào danh sách. Kỳ đệ nhất, bắn cung lấy trúng đích làm thượng, trúng vòng tròn làm thứ, trúng vào gộc lại là thứ. Về côn, quyền, gươm mộc, dao, giáo lấy kỹ thuật sức lực thắng được là thượng. Hễ hai môn võ nghệ hợp cách, các môn khác hơi khá là ưu; một môn hợp cách, các môn khác hơi khá là bình, ba môn đều hơi khá là thứ, các môn đều không hợp cách là liệt. Kỳ dệ nhị bắn 3 phát súng tay. Kỳ đệ tam nhấc vật nặng ( khối chì 100 cân ta). Trong 3 năm học, 6 khoá kiểm tra đều ưu cả cho chỉ tên tâu xin lựa dùng, liệt cả thì đuổi về ngạch cũ.
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô anhsanghong, post tiếp lên đê, đợi hơi lâu rùi đấy.
    Nhân tiện copy hộ quyển sách này luôn (như đã hứa)
  10. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    hehe người đẹp còn đang bận học mờ làm chi thúc dữ vậy hihi , bác gửi tiền photo chưa mà đòi copy
    Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường
    Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng
    Sàng trung tú bị quyển bất tẩm
    Chi kim tam tải văn dư hương
    Hương diệc cánh bất diệt
    Nhân diệc cánh bất lai
    Tương tư hoàng diệp tận
    Bạch lộ thấp thanh đài
    Gửi Phương Xa
    Người đẹp còn đây, hoa thắm tươi
    Người đi, giường trống, lá hoa rơi
    Trên giường chăn gấm y nguyên nếp
    Xuân Hạ ba lần hương chửa phai
    Hương thơm phảng phất còn đây mãi
    Người đẹp đi xa chẳng trở về
    Mốc trắng, rêu canh cùng đẫm ướt
    Lá vàng lác đác nhớ thương hoài...
    Gửi Phương Xa
    Người đẹp còn đây, nhà đầy bông,
    Người đẹp đi rồi, giường bỏ không.
    Giường không, đệm cuốn, nào ai ngủ,
    Nay đã ba năm, hương còn xông.
    Hương thơm, thơm không dứt,
    Người đi, đi không về ?
    Nhớ nhau lá vàng rụng,
    Rêu biếc sương dầm dề.
    Nguyễn Hữu Bổng dịch
    hehe

Chia sẻ trang này