1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuốn sách " Lược sử võ thuật Việt Nam "

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 18/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Các võ sinh hai ngạch anh danh ( giành cho con các quan võ tứ phẩm trở lên) và giáo dưỡng là những vốn võ sĩ quí của nhà nước phong kiến. Năm 1858, TựĐức định lệ các khoá thi võ, người nào là anh danh thi đỗ thì thăng bổ suất đội, là giáo dưỡng mà thi đỗ thì bổ tứ suất đội. Người nào chưa từng thi đỗ thì 3 năm khảo hạch bổ 1 lần vào các năm Thìn - Tuất - Sửu - Mùi. Người nào ghi sổ ngũ đủ 6 năm sát hạch các môn võ nghệ côn gỗ, khiên, dao súng điều sang chia làm các hạng ưu - bình - thứ, là anh danh đạt hàng ưu thì dùng làm suất đội thí sai, đạt hạng thứ cùng với giáo dưỡng đạt hàng bình đều dùng làm đội trưởng, giáo dưỡng đạt hàng thứ dùng làm ngoại uý đội trưởng. Còn người nào không được dự trúng hạch bổ vẫn được lưu lại học tập đợi khoá sau, 2 lần khảo hạch không trúng mà tình nguyện về quê cũng cho.
    Vệ quân lính tuyển phòng cũng được dạy võ rất chu đáo. Năm 1848 Tự Đức định chương trình huấn luyện cho vệ quân tuyển phòng; trước hết dạy phép dùng giáo trường và bắn súng điểu sang, sau dạy phép chèo thuyền ngắm bắn. NGười nào giỏi về võ nghệ thì rèn tập cho tinh, người nào có sức khoẻ thì gồm tập cả kỹ thuật, sức khoẻ, nguồi nào có môn võ nghệ nào giỏi như ném thuỗn nhọn, ném đước lửa, lặn nước bơi sông... cũng khiến cho có một môn tinh giỏi, bất tất phải giỏi đủ các môn võ nghệ. Khi nào mộ được nhiều người, tạm đủ, am hiểu tài nghệ, lúc đó sẽ dạy cách đào trận, bẫy đồn, chia đi tuần tiễu, đặt quân mai phục để phòng khi dùng đến. Lấy khu đất bỏ không ở ngoài quách mạn Tây kinh thành đặt làm noi diễn trận để tập cá nghề thuỷ bộ. Những súng, khí giới và thuyền thì lĩnh ở Thuỷ sư và Vũ khố cho đủ dùng. Có tập bắn súng lớn thì ở diễn trường quân thành cơ, tập phương pháp ngắm đích súng thì ở trường bia Nam Giã, thực hành phương pháp bắn súng, đợi sau một nă thông thạo rồi mới chia ban. Lấy tháng 4 và tháng 10 làm kỳ khảo hạch. Đương quan bộ binh và 1 viên quan võ hội đồng vơicác viên kiêm quản vệ sát hạch một lần, người nào vẫn giữ nguyên hạng thì chiểu lệ nguyên mà cấp cho, người nào được thăng hạng hay giáng hạng thì cũng chiểu thể lệ được tăng lên hay phải giảm xuống mà cấp cho. Người nào hai lần khảo hạch được liên tiếp vào hạng ưu cả, thì mỗi tháng thưởng thêm cho 2 quan tiền. Người nào có võ nghệ xuất sắc hoặc kiêm thông sách thao - kiếm (binh thư) thì trích a tâu xin cho khen thưởng cân nhắc lên. NGười nào hai lần khảo hạch liên tiếp vào hạng thứ thì bị trọng phạt 80 roi. Người nào sức lực mỗi ngày một kém, yếu hay cam tâm làm người lười nhác, thì cũng trích ra tâu xin thải hồi về nguyên tịch binh dân, sung làm sai dịch.
  2. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
  3. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Năm 1854 Tự Đức cho định lại 5 điều về chương trình sát hạch ngạch binh tuyển phòng cả ở kinh và ở ngoài về các phép đánh côn, bắn súng điểu sang, múa khiên, múa giáo.
    Ngạch lính tuyển phòng có thể xem như một trường dạy võ, nên năm 1861 chọn kỹ những người tinh nhanh, khoẻ mạnh ở các doanh vệ sung làm lính tuyển phòng.
    Diễn tập cưỡi ngựa chính là cách cưỡi ngựa múa võ binh khí, qua đấy ta thấy một cách dạy võ toàn diện. Năm 1840, Minh Mạng quy định cách tập ngựa của viện thượng tứ:
    - Về cách tập cưỡi ngựa: cứ 3 ngày một lần, xuất phát từ cửa đông nam ngoại thành đến đích ở cầu Gia Hội cộng hơn 400 trượng làm mức. Mỗi ngày sớm, tối hai buổi quản quan phát trên dưới 50 con ngựa, sai lính tại ban diễn tập cưỡi: trước hết tập một vòng đi nước tiểu, thứ đến tập hai vòng đi nước trung, tiếp theo tập 3 vòng đi nước đại.
    - Về cách tập chạy ngựa múa gươm và ném xiên, ném giáo: cứ 10 ngày 1 lần, về môn cưỡi ngựa chạy, múa gươm thì hai bên dọc đường đi trồng vây chuối cao đến 5 thước, người cưỡi ngựa chạy qua, múa gươm chém đứt cây chuối làm mức.
    - Về môn tập ném xiên, ném giáo: cùng hai bên dọc đường kết hình người bằng rơm dựng đó, đều cách nhau 2 trượng, người cưỡi ngựa vừa chạy vừa ném xiên, lấy tim của hình người rơm làm mức.
    - Về tập cưỡi ngựa bắn súng ngắn và phép đánh trận: mỗi tháng một lần, quản quan gọi hợp đông đủ lính cưỡi ngựa ra bãi tập, mọi người đều cầm khẩu súng ngắn, cưỡi ngựa, xếp hàng chữ nhất. Chiếu theo phép thao diễn, súng điều sang mà tập 3 lần. Ngựa không được sợ, ***g lên, người không được hốt hoảng, phải một loạt tề chỉnh. Lại theo lời dạy bắt buộc, bầy ra hiệp trận, trực trận, nhạn trận, mỗi trận gặp nhau ở trước mặt, ở bên tả, ở bên hữu, đều ở trên ngựa nhồi thuốc súng, cho mã tài, bắn ra 2 phát, cốt sao tiếng súng bắn kêu một loạt, không được tiếng trước, tiếng sau, làm rối loạn hàng thứ, 3 trận diễn xong, quản quan ra lệnh cho quân nghỉ ngơi. Cứ 3 tháng 1 kỳ phải văn võ đại thần đều có 1 người đến giáo trường xem xét, có ai thạo thuộc thì làm bản tâu lên khen thưởng, ai còn bỡ ngỡ thì cũng nêu ra để học lại.
    Năm 1851 Tự Đức chuẩn định lệ diễn tập trên ngựa, thực chất là cuộc duyệt võ quy mô.
    Năm 1881 định lại phép thao diễn trận ngựa: cưỡi ngựa đeo thêm súng dài hoạc 1 cái đao chuôi, khi lâm trận dùng để bắn và đâm, để bù vào sức gươm không tới.
    Rõ ràng tập trận ngựa và thao diễn trận ngựa là môn võ nghệ tổng hợp và công phu, lại phối hợp diễn ra theo trận đồ, và nâng từ kỹ thuật võ nghệ lên trình độ nghệ thuật võ thuật.
    Lại còn diễn tập tổng hợp nhiều binh chủng. Năm 1849 võ ban tâu bầy công việc về binh kinh thao diễn: Hàng năm, đến tháng giêng, sau khi biến binh đã họp đông đủ, chiểu lệ thao diễn: vệ thần cơ và pháo thủ mỗi vệ 100 người diễn tập bắn súng lớn; vệ binh tượng viện Thượng tứ đúng kỳ hạn phải thao diễn trận voi, trận ngựa. Ngoài ra doanh Vũ Lân hai dực tả hữu, các doanh Thần cơ, Tiền phong, Long Vũ, Hổ Uy, Hùng Nhuệ, Kỷ Vũ và các bảo, đều do viên thông chưởng các doanh ấy điều chỉnh số lính ở bản trên, sức sai viên cai quản thay nhau đến giáo trường thao diễn phép bắn sungs, phép bày trận. Lại bất kỳ tập về việc chèo thuyền đi chậm đi nhanh. Biến binh các doanh thuỷ sư cũng do viên thống chưởng các doanh chiếu lệ sức sai thao diễn, lại tới bờ nam sông Hương gần đấy tập về bắn súng nhỏ, súng lớn và phép ngồi, đứng, đi, dừng, khiến cho biết phương pháp đánh ở trên bộ. Tựu trung những biên binh coi giữ phần đồn biển và ở lại canh trại xưởng cũng đều phải thay đổi nhau diễn tập. Các viên thống trưởng đều phải thường kỳ dốc sức, sao cho đều, thạo cả.
  4. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Công việc thao diễn để rèn luyện quân đội tinh thông võ nghệ được đặt ra rất nghiêm túc. Tự Đức chuẩn duyệt tâu trình rồi giao Bộ Binh thi hành: cứ đến cuối tháng xuân, viên thống chưởng phải lần lượt đích thân đến kiểm điểm đốc xuất biền binh cả toàn tiêu, đem đến giáo trường thao diễn một lần. Rồi đem chức hàm họ tên người quản suất, số mục biền binh ấy, cùng là có am tường kỷ luật hay không, đã quen thạo kỹ thuật hay chưa, cứ thực tư bộ để lưu chiểu. Giản hoạc có vệ đội nào hiệu quân số nhiều mà số đến thao diễn có ít, hoạc quân lính có ý lười biếng, thao diễn không tinh cho phép viên Thống chưởng trích ra tham hoặc tâu lên trừng phạt. Nếu còn vị nể, thiên tư, coi là giáy tờ cho đủ lề lối thì viên thống quản ấy cũng bị giao xuống nghị xử để nghiêm chỉnh lệnh việc quân.
    Cuộc diễn tập năm 1867 do vua Tự Đức trực tiếp xem duyệt, là cả một cuộc diễn xướng theo 6 trận đồ, trận nhất tự tràng xà, trận nhị nghị kiêm tam tài nhị bố tả hữu, trận tứ tượng kiêm ngũ hành, trận nhất tự chỉnh hàng ngũ. Chia cho các vệ cơ ở kinh và tỉnh ngoài tuân theo thao diễn. Lại chia làm 5 đồn thay nhau diễn tập: Cẩm Y, Vũ Lâm, Cấm binh các bảo đều 1 đồn, Kỳ Võ, Võ sanh, Tuyến phòng hợp làm 1 đồn, vì quân lính sai phái đi nhiều số lính hiện tại hơn 2 nghìn người, chọn lấy mỗi đồn 350 người hợp cả 5 đạo là 1750 người, cho mỗi đạo 2 con voi, 10 con ngựa. Quân theo voi 106 người, quân theo ngựa 153 người, một đạo ra đánh thì bắn 1 phát súng quá sơn và 5 phát súng điểu sang. Vua duyệt, thấy quân sĩ tập quen, thưởng cho thônmgs, chưởng, quản, suất và đường quan Bộ Binh kim tiền. Quân lính cũng đều được thưởng mỗi người 5 tiền. Sai các thống chưởng trở xuống phải nhớ kỹ để thường dậy quân lính tập chớ quên.
    Trong nhiều cuộc diễn tập có đâm và bắn bù nhìn rơm. Năm 1866 định rõ phép sát hạch bắn bù nhìn: bắn 3 phát, lấy bắn tin vào bụng, đầu, làm trúng đích, còn lại là trúng vòng tròn, không cắm vào là bắn ra ngoài bù nhìn, cả 3 phát tin vào vòng tròn trở lên là hạng ưu, 1 phát tin đích 1 phát tin vòng 1 phát ra ngoài hoạc 2 phát tin đích, 1 phát tin vòng, 1 phát ra ngoài là hạng thứ, không được là hạng liệt.
    Binh lính nhà Nguyễn, nhất là biền binh đóng ở kinh đô, đặc biệt các hạng lính giáo dưỡng và tuyến phòng, kỵ mã và tượng binh được tập võ nghệ chu đáo, thao diễn trận đồ thường xuyên. Để có kiến thức võ toàn diện, năm 1861 nhân chuẩn bị chương trình thi hội võ và thi đình võ đã tổ chức khai khoa vào năm 1865, nhà nước đã chi in nhiều sách Võ kinh ban phát cho võ sinh học tập để người có tài năng sức lực, biết rõ đường lối, người thành đạt ngày một nhiều.
  5. wixivo0oo8o

    wixivo0oo8o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Anhsanghong có vẻ tinh thông võ nghệ ghê ha ... thấy nói chuyện về võ cứ trơn tru như không hà .
    Chắc lại võ cắn đây !
  6. Anhsanghong

    Anhsanghong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hổng dám đâu ạh, võ nì toàn ở trong sách thui mừ...
    Mừ giỏi võ cắn... cũng hay chứ sao ... nhìu lúc cũng lợi thế mừ... anh Vienanh!
  7. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Giúp anhsanghong chut! để đỡ trùng lặp tui xin post phần
    Chương III
    VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM XƯA VÀ NAY​
    Võ cổ truyền với lịch sử hàng ngàn năm lập nước, dựng nước và giữ nước, tren cở sở gốc bản địa, đã nẩy sinh tù cuộc đấu tranh sinh tồn. Từ sau công nguyên, trong cuộc giao lưu văn hoá với Ấn Độ và Trung Quốc đã tiếp nhận thêm những môn võ mới và những kỹ thuật mới thích hợp. Các võ sư tham bác lẫn nhau, các võ phái thâm nhập nhau. Về sau trong cơ chế chính quyền, nhà nước lập võ ban bên cạnh văn ban, rồi mở trường võ bị và tổ chức thi võ ở địa phương, ở Trung ương với những chương trình quy định thống nhât, đã xoá dần những quan niệm hẹp hòi, tát cả hợp thành võ dân tộc.
    Nhưng từ cuối thế kỷ XIX, với sự tấn công của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng sức mạnh từ xa, thì khoa học quân sự Việt Nam với trận pháp, chiến thuật và kỹ thuật tác chiến cổ truyền đã trở nên lạc hậu. Thành luỹ cao, dầy không cản được đại bác; giáo gươm sắt khó đọ với súng đạn hiện đại. Tính quân sử của có thuật từ chủ công đã lui xuống hàng thứu yếu và thu lại ở phạm vi hẹp. Tiếp đó với sự thống trị của thực dân Pháp, quân đội không được học võ, Truờng võ bị của nhà nước giải tán, các khoa thi võ bị bãi bỏ, TDTT của phương Tây được đưa vào các phong trào thanh niên và trường học thay cho tập võ, tất cả đã làm cho võ không còn là một dụng cụ cai trị của giai cấp thống trị. Võ cung đình bị xoá bỏ.
    Những võ cổ truyền mang tinh chất văn hoá và trên mảnh đất văn hoá dân gian ở các làng quê, võ đã cắm sâu rễ, vẫn cứ tồn tại. Người ta học võ không phải để tham gia thi cử rồi tiến thân vào giai cấp thống trị, mà để tham dự lễ hội khắp các làng quê, để giữ đạo lý và làm việc nghĩa để, để chống cường bạo, bảo vệ quê hương và cao hơn để ra nhập nghĩa quân giả phóng đất nước. Gia đình các võ sư trở thành các võ đường, trước hé truyên dạy cho con cháu để gìn giữ gia phong và mở rông cho một số người chiệt tâmm với võ, mỗi thầy truyeenf theo một cáh mà mình sở trường, từ đó hinh thành các gia phái. Các họ đã có bề dày võ nghiệp vơi nhũgn cử nhân võ, những Tạo toat và Phó bảng võ, Những Tạo sỹ và Tiến sỹ võ vẫn là niềm tự hào cần nuôi dưỡng và phát triển. Từ các vùng võ có sự kết dình các võ sỹ tạo nên những lò võ, trong đó mọi người đều chung cửa và do đó hình thành những môn phái. Trên phạm vi cả nước, qua các cuộc thi võ cấp cao thời Lê trung hưng và thời Nguyễn, lịch sử đã dần tạo lập được nhứng trung tâm võ: Bắc bộ có Thăng Long ?" Hà Nội và vùng phụ cận là các sứ Bắc, xứ Đoài và sứ Đông; Trung bộ có Thanh Nghệ ở phía bắc và Bình Định ở phía nam; Nam Bộ có Sài Gòn và lục tỉnh, mỗi trung tâm tạo thành một số dòng võ cổ truyền. Trên cơ sở các các dòng võ với những môn phái mà hạt nhân là các gia phái. Cõ cổ truyền vẫn tiềm ẩn một sức sống dai dẳng, các võ sư tuy ?omai danh ẩn tích? vẫn truyền dậy cho các thế hệ nối tiếp, để rồi đến những thập kỷ gần đây được sự quan tâm của chính quyền nhân dân đã phục hồi và nhanh chóng phát triển lên trình độ cao.
    Bên cạnh đó, vào những thập kỷ cuối của nửa thế kỷ XX, một số chi phái, nhất là các dòng võ Thiếu lâm và Võ Đang từ Trung Quốc cũng bằng nhiều cách thâm nhập vào Việt Nam, được các võ sư Việt Nam tiếp nhận, nhiều khi còn cải biến và kết hợp với võ bản xứ, đã làm cho gần gũi với võ bản địa, thích hợp với thể tạng người Việt Nam và trở thành một bộ phận của võ cổ truyền hiện tại.
    Ngoài ra trong những thập kỷ gần đây, môn Quyền anh cùng với một số môn võ từ Nhật Bản và Triều Tiên cũng vào Việt Nam như: Juđo, Teakwondo, Karate? đã làm cho bộ mặt của võ thuật Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
    Ở đây, với tính chât tìm hiểu lịch sử võ cổ truyền ở Việt Nam, trước hết ta đi sâu vào các dòng võ dân tộc trên phạm vi cả nước, và sau đó là các chi phái võ gốc từ Trung Quốc đã vào Việt Nam trên dưới nửa thế kỷ và được hoà hợp thành bộ phận của võ cổ truyền, nhất là các chi phái thuộc dòng võ Thiếu Lâm, võ đang? Các dòng võ, các môn phái và chi phái võ ngày nay không bị bõ hẹp trong một địa bàn nhỏ mà đã lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước. Sau đây là giới thiệu lần lượt các võ phái thường được nhắc đến.
    Có thể phân loại võ cổ truyền Việt Nam thành 4 nhóm như sau:
    Nhóm các võ phái Bắc Hà.
    Nhóm các võ phái Bình Định.
    Nhóm các võ phái Nam Bộ.
    Nhóm các võ phái gốc từ Trung Hoa và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam.
    I. Nhóm các võ phái Bắc Hà
    Là những võ phái được hình thành và phát triển tại các địa phương miền Bắc. đó là các võ phái chính như : Vật liễu đôi, Việt võ đạo, Nhất Nam, Nam hồng sơn, Võ tổng hợp( võ đặc công)?
    Vật liễu đôi:
    Vật là môn võ nghệ phổ biến, nhấp là ở miền Bắc nước ta. Hội xuân khắp các làng quê thường có tổ chức thi vật. Vật võ lịch sử lâu đời và đậm chất văn hoá lễ hội, vật được huyền thoại hóa gắn với những truyền thuyết lịch sử: tuơng truyền, trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40, các đô vật Hà Bắc đã cùng nàng Thánh Thiên tham gia và trở thành đội quân tiên phong. Ông tổ lò vật Mai Động (Hà Nội) là Nguyễn Tam Chinh đã dẫn tất cả học trò đến hôi quân với Hai Bà? Trong lịch sử, các đô vật nổi tiếng cũng được dân gian tôn làm Trạng, như trạng vật Võ Phong ở Mộ Trạch( thế kỷ XV) và trạng vật Lê Như Hổ ở Tiên Lữ(thế kỷ XVI) ( nay đều thuộc Hải Hưng)?
    Trong vật truyền thống, sau các thủ tục vật thờ, vật trình thánh, vào cuộc đấu các đo vật phải vái tạ Thành hoàng làng bằng những động tác xe đài với lối múa như Hổ vờn, Phượng múa, Rồng bay. Sau đó hai đô thăm dò tài sức của nhau bằng động tác ?o ***g tay tư?, cùng đưa hai cánh tay ra phía trước xoắn vào nhau hoặc bám vào bả vai nhau, còn chân rập rình xoay xoay lựa thế, rồi bất ngờ tấn công và đối thế chọi nhau. Đô vật có tài luôn biết giữ mình và tìm sự sơ hở của đối phương mà đánh thắng. Tiêu chuẩn thắng, thua mỗi nơi có có khác, song nói chung là làm đối phương ?o lấm lưng, trắng bụng? hoặc? túc ly địa?. Để chống lại, đô vật ngã rôi, nhưng không chịu nằm ngửa, có bị vần ngửa vẫn cố ưỡn lưng không để bị sát đất; khi có nguy cơ bị nhấc bổng thì phải dùng hết sức làm cho ngón chân cái vẫn chạm đất. Và khi bí thế, cứ nằm soài bám lấy mặt đất, hai bên xoay xoay, chờ cơ hội tấn công.
    Lò vật có ở khắp nơi, nhất là vùng Hà Bắc, Hà Nội và Hà Nam Ninh. Mỗi lò có những miếng sở trường truyền thống. Đặc biệt ở các huyện của đất Hà Nm (thuộc văn hoá Liễu Đôi), người dân ở đây vừa giỏi võ, vừa tài vật. Về võ, họ ?o múa gậy dựng đứng bè tre, múa gươm chém đứt cả bè gỗ lim?, về vật họ gây sóng khắp cả nước: ?ovật đổ xứ Đông, vật ***g xứ Bắc, vật lắc xứ Thanh?, ?ovật cho Ngô mất vía, cho Tía mất thiêng?? Vật Liễu Đôi là chỉ chung một truyền thống vật của mấy huyện chung cho một đồng đất: Thanh Liêm, Vụ Bản, Kim Bảng, Bình Lục, Ý Yên? trong đó lấy hội Liễu Đôi từ mồng 5 đến 10 tháng giêng làm trung tâm.
    Ở đây, môn vật có tới 300 miếng cơ bản: ?o Cởi áo vật gói ba trăm miếng?. Mỗi lò có những miếng mạnh được truyền dạy theo gia phái, và đến hội, họ mang về Liễu Đôi cái manh; cái tổng hợp của địa phương mình để cùng thi thố: Đô Tiên Lý (Bình Lục) thạo miếng gồng, rút đối phương về phía mình, xoay lưng, nghiêng vai đỡ, rồi hất đối phương từ sau lưng mình lộn ngửa râphía trước; còn Đô Thượng Đồng (Ý Yên) lại thuận miếng bốc túm ngã ba khố ở phía sau lưng, thọc tay vào háng hoặc nắm lấy đùi đối phương mà nhấc bổng lên: ?oTiên Lý miếng gồng, Thượng Đồng miếng bốc?. Đô Hạ Nhân(Ý Yên) nổi tiếng miếng xốc lên rồi đệm cho ngã, còn đô Tam Bạch(Vụ Bản) sở trường miếng sườn( hai tay bám chặt vào sườn đối phương rồi lừa thế tấn công): ?o Hạ Nhân xốc nách, Tam Bạch vạch sường?. Đô Quán Gỏi (Thanh Liêm) cũng giỏi miếng sườn nhưng gọi là miếng mói, đô Đình Bói ( Thanh Liêm) cũn giỏi miếng bốc nhưng gọi là miếng chòi ?o Quán giỏi miếng mói, Đình Bói miếng chòi?. Đô làng Quành tài miếng gỏi bốc, nhấc nâng đối phương lên khỏi mặt đất; còn đô làng Cuộng hay dùng miếng bành xốc nách rồi bẻ ngửa đối thủ ra: ?o Miếng bốc làng Quành, miếng bành làng Cuộng?. Đô các làng Luồng và Sóng ( Vụ Bản) ưa dùng miếng vét, lừa thế túm lấy cổ chân đối phương mà rút cho ngã ngửa; trong khi đô làng Hai lại giỏi miếng cài ghé lưng, cài chân rồi lẳng đối phương ra xa: ?o lườn, sóng vét tài, đô Hai cài giỏi?. Đô Ba Hàng ( Bình Lục) thích miếng háng với động tác gần như miếng bốc, thọc tay vào háng, ghì lấy đối phương, rồi lựa thế bốc lên mà quật; đô Lào láng lại thạo miếng kheo( tức túm lấy kheo đối phương mà giật cho ngã): ?oBa hàng ba miếng háng, Lào láng miếng kheo?. Đô Chè Môi ( Thanh Liêm) khoẻ lôi,kéo; đô Hạ Chế ( Thanh Liêm) mạnh ở miếng bẻ ghì lấy thắt lưng đối phương rồi rút mạnh, có khi còn co một tay đệm phía trước ngực mà bẻ ngửa ra: ?oChè Môi lôi khỏe, Hạ chế bẻ nhanh?. Đô Cát Lái (Bình Lục) ưa miếng chân, tức giẫm lên bàn chân đối phương đối phương mà xô; còn đô Kiện Khê (Thanh Liêm) lại chuộng miếng dái, tứ bóp dái đối phương ( về sau miếng này bị cấm): ?omiếng chân CátVái, miếng dái Kiện Khê?. Đô Giải Dâm ( Bình Lục) ưa miếng bế, cũng giống ,miếng bốc bổng đối phương lên; trong khi đô Ba Chạ ( tức Liễu Đôi) quen miếng nằm( có nơi còn gọi là miếng bò) nằm áp sát đất chờ đối phương sơ hở thì vùng dậy tấn công.
    ?o Vật bế Giải Dâm, vật nằm Ba Chạ?
    Miếng sườn của Tam Bạch cũng là miếng sở trường của đô Bồng lạng, và miếng Háng của Ba Hàng cũng là miếng số một của đô Liễu Đôi: ?o miếng sườn Bồng Lạng, miếng háng Liễu đôi?. Cũng miếng sườn ấy, các đô ở Ngăm và Gôi (Vụ Bản) lại dùng để phá miếng ?ochớp chảo? ( tức một kiểu nắm ngã ba khố để bốc) của các đô ở Viềng và Vôi cùng huyện.
    ?o Viềng và vôi chớp chảo ngã ba
    Ngăm, Gôi nó lại dò là miếng sườn?
    Đo Tam cờ ( Kim Bảng) có kỹ thuật nhấc tôm, ghì lấy bụng đối phương mà nhấc lên; còn đô Thanh La dùng cách bỏ giỏ, lừa cho đối phương sơ hở, rồi đột nhiên dùng một lợi thế hại nhẹ nhàng tấn công:
    ?oNhấc Tôm thì nhấc Tam Cờ
    Còn như bỏ giỏ thì chờ Thanh La?.
    Thật khó để kể hết miếng mạnh mỗi nơi, song có miếng manh, các đô vùng Liễu Đôi còn quan tâm nhiều đến cách đấu. Bước vào sới vật họ luôn chú ý ?ogiấu miếng, nhử mồi?, giành thế chủ đội vào tạo sự bất ngờ cho đối phương. Trước hết, các đô tìm cách giữ mình cho kín ?o giấu ngã ba, xa hai nách? không để đối phương giật ngã ba khố hay khoá nách, nếu gặp đối thủ mạnh, họ tạm tránh né để chờ cơ hội:
    ?o Hễ cách tay giang thì chàng màng và lựa?.
    Họ biết rõ sự lợi hại của các miếng đối phương tung ra, để không chạy theo, dễ sơ hở mà mất nhiều sức:
    ?o Chớ xa miếng đội, chớ đối miếng bò?.
    Và tuỳ thế mà lừa đối phương hiệu quả nhất:
    ?o Nó nằm bò, ta giả đò hở nách?.
    Như thế sẽ chuyển thế thủ sang thế công, lừa cho đối phương nhỏm dậy mà hất miếng quật đổ. Họ cẩn thận đề phòng khi đối phương xông vào như sóng vồ cướp miếng, và sẵn sàng đón những miếng càn:
    ?o Giữ miếng sóng, hóng miếng càn?
    Họ biết sức và thế của mình để đưa ra những đòn đánh thích hợp: ?o Sắc miếng rút, nhụt miếng bò?, tức giỏi rồi thì dùng miếng rút đối phương về phía mình rồi bốc lấy đùi mà vác lên, chưa giỏi thì dùng miếng bò. Và khi bị tấn công thì phải biết ?o rút bàn tay đệm búi tó? tức là nếu rút được thì tất đệm được, mà đệm được thì đối phương phải thua. Tuỳ miếng tấn của đối phương mà đưa ra miếng phá thích hợp. Chẳng hạn, khi sa vào miếng rút của đối phương thì phải lùi ra xa để trách bị đệm hoặc bốc, còn nếu sa vào miếng choài thỉ phải dùng tay và đầu ôm chặt ngực đối phương để tránh bị bốc:
    ?oSa vào miếng rút, phải tụt ra ngoài
    Sa vào miếng chài, phải gài vào ngực?.
    Cũng thế, gặp ?o miếng bò thì gỡ lưng lại?, gặp ?o miếng lái thì quay sau hông?, tuỳ miếng đối phương ra mà đón hay tránh: ?o miếng lẳng thì kháng, miếng táng thì nghênh?.
    Để giỏi thì phải lường trước miếng đối phương sẽ đưa ra để bắt và chế ngự:
    ?o Bắt miếng hiểm, yểm miếng độc?.
    Còn bản thân luôn luôn chủ động tấn công, và nhớ kỹ kỹ thuật với các bước đi làm tiền đề cho nhau:
    ?o Xông giật cẳng, lẳng đệm chân?
    ?o Muốn đệm khoá cẳng, muốn lẳng khoá sườn?
    ?o Rút chân, ghì cánh, thánh cũng phải thua??
    Lại phải biết tiến và thoái, tạo thời cơ hạ đối phương:
    ?o Tiền lui, hậu tấn
    Kế cận tạo cơ?
    Hoặc ?oỞ xa tìm thế, ở xế tìm mồi?.
    Phải phát hiện ra cái yếu của đối phương để đưa ra cái mạnh của mình để có thể sớm chế ngự:
    ?oGặp cao, cần nhất đôi chân
    Gặp thấp, cần nhất ngang tầm thắt lưng?.
    Nói chung là phải nhanh nhậy và xông xáo:
    ?oĂn nhau ở con mắt tinh,
    lừa Đông, xông Bắc phải cần cho nhanh?
    và tuyệt đối không được sơ hở:
    ?oĐô vật mười năm phải nằm vì mất miếng?.
    Với các kỹ thuật vật nói trên, các đô đồng đất Hà Nam đã tung hoành khắc các hội làng miền Bắc nước ta, họ luôn làm chủ xới vật. Nhưng mở đầu mỗi năm, ngay sau mấy ngày tết, họ thường gặp mặt ở hội vật ?" võ Liễu Đôi.
    Hội xuân của làng, nên phải mở đầu bằng hội vật. Liễu Đôi luôn khẳng định truyền thống ?oTrai làng phải giỏi vật, biêt vật ngay sau lúc lọt lòng mẹ?. Đó là lễ vật ?onăm keo trai sau rốt?, làng mở sổ chiếu gọi đôi trai gái mới sinh sau rốt, và hai ông bố ( nếu vắng bố thì ông thay) thay con ra vật năm keo trình làng, lễ thánh. Vật thờ họ chỉ được vật vờn, vật biểu diễn, tuyệt đối không được vật ngã nhau, để gây niềm tin đôi trẻ sẽ là những đô vật bất khả chiến bại.
    Sau năm keo trai sau rốt, các đô Liễu Đôi vào giao đấu trước để gây không khí hào hứng của hội vật, gọi là ?ođô xã làm nền?. Khi cac đô bốn phương được kích thích hăng say rồi, thì đô vật Liễu Đôi rút ra, nhường dóng cho khách. Hội vật Liễu Đôi cấm ngặt các miếng hiểm độc chết người ( như khoá hầu và bóp dái); quy định các đô vào dóng phải mình trần, đóng khố, nhưng khi cởi áo cũng như lúc mặc áo phải luôn bắt đầu tay trái trước, với dụng ý tay phải lợi thế sẵn sàng cho cuộc đấu.
    Hội Liễu Đôi kéo dài 6 ngày, trong đó dóng vật luôn là trung tâm của hội, thu hút mọi người cả ngày và đêm:
    ?o Vật trâu, vật bò, vầt gà, vật đống
    Vật sang canh còn giành keo nữa
    Vật nổ trời, nổ đất, vật cho cật thành thau
    Vật cho đá thành vôi, vật cho đồi thành nước??
    Các đô tài giỏi đã đi vật khắp nơi nhưng về Ba Chạ ( tức ba thông Đồng, Sấu, Thép hợ thành Liễu Đôi) mới thật là đất vật và có thể bị ngã:
    ?o Vật tấn, vật tần, vật lần thiên hạ
    Vật đến Ba chạ lại ngã đồng kềnh!?
    Và tài Liễu Đôi càng được khẳng định: ?o Vật đổ La Hào, vật nhào La Quán, vật bung làng Vạn, vật rạp làng Chiềng, vật nghiêng làng Mực?? Thiên hạ mỗi nơi một tài, song đều thừa nhận: ?oCòn như vật võ thì vào Liễu Đôi?.
    Được vovinamhn sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 21/07/2006
  8. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    vovinamhn ơi phần chương 2 đã hết chưa vậy?
  9. wixivo0oo8o

    wixivo0oo8o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Nghe thấy nói rằng Anhsanghong đã từng cắn ai đến nỗi toàn vết răng trên cánh tay người ta à ? Có đúng không ?
  10. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chương II chưa hết bác ạ, nhưng em post phần này để đỡ trùng lặp và nhầm lẫn với anhsanghong.

Chia sẻ trang này