1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Cuốn theo chiều gió"-Đâu chỉ là một chuyện tình...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoacuctay, 10/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngo187

    ngo187 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2001
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Hoa cúc tây nói đúng đó,trong tryện này còn có cả lịch sử của nước Mỹ ,cả nghị lực vươn lên,cả tình yêu giữa người với người nữa!
    LNP
  2. Fallriver

    Fallriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Anh VNHL ới! Anh gặp một Pittypat 17 tuổi rất quyết liệt rồi chứ không như Miss Pittypat trong CTCG. Những gì em muốn nói với anh xem chừngPitiypat đã nói hết rồi. Nhìn chung là cô ấy nói đúng quá rồi nhưng đừng hy vọng cải tạo nổi anh vì anh "bướng như một con la" vậy. (Rhett vẫn bảo Scarlet như thế thì phải!!!)
    Em thì có cảm tưởng là chúng ta đang khuấy cơn bão trong một chén trà. Em cũng không ưa Scarlet nhưng em không bao giờ coi nàng là "con ả" đểu cáng. Ngay cả M.M cũng chưa bao giờ thật sự ưa nàng. Nàng chẳng thể tạo ra cái anh gọi là "chuyện cổ tích tuổi 17" bởi trong truyện, nàng là người thất bại. Câu truyện của nàng quá nhiều cay đắng và cô đơn. Nếu anh nói Rhett mới là nguyên nhân phù hợp với lứa tuổi ăn ô mai thì em lại OK hoàn toàn, vì chàng quá quyến rũ. Mà chuyện các thiếu nữ khoái nhưng hình tượng kiểu như vậy lại quá thường tình và chẳng có gì là xấu cả. Xét đến cùng, không nên tước bỏ ước mơ kiếm được một anh chàng hoàng tử từng trải và duyên dáng của các thiếu nữ trước khi ước mớ đó tan tành bởi thực tại. Em nghĩ phải nữ chiếm đa số trong những độc giả yêu CTCG vì họ rất thích Rhett chứ không vì họ khoái chà đạp lên tất cả thản nhiên như S, tức là không phải như Mask nói. Không biết có đúng thế không nhưng cứ ngihệm từ bản thân em thì em thấy ...đúng lắm. Em rất thích Rhett, gần như không thể chê chàng điều gì. Nhưng thôi chả nói về chuyện Rhett làm chi vì ta đang cãi nhau về S.
    Em không đồng ý khi anh nói cuốn truyện này đã miêu tả "sự lên ngôi của chủ nghĩa vị kỷ". Em lại thấy nó miêu tả cái giá của chủ nghĩa này qua sự thất bại của Scarlet. Nhiều người chạy theo chủ nghĩa ấy như các cô bạn Cộng Hoà của S sau rốt cũng bị coi khinh và trở thành kẻ lạc loài. Xin đừng gắn cho CTCG những giá trị mang tầm thời đại hay chính trị bởi có lẽ M.M cũng không có ý định đó. Em hoàn toàn đồng ý khi anh cho rằng CTCG là một tiểu thuyết "không tồi". Em cho đó là một lời khen có giá trị và có vẻ mâu thuẫn với quan niệm của anh từ trước tới nay. Nghe anh khen thế, em đồ rằng chúng ta cãi nhau mà lại cùng quan điểm. Thú thật là chưa bao giờ em có ý định xếp CTCG vào hàng "kiệt tác" hay "bất hủ" vì nó là một tiểu thuyết có thể gọi thế nào nhỉ, nhỏ bé đáng yêu và nữ tính. Đó là một tác phẩm tốt, một tác phẩm " không tồi". Trong nền văn học bao la của nhân loại, những tác phẩm "không tồi" cũng chưa phải là nhiều và đáng trân trọng, đáng đọc lắm chứ.
    Chuyện Meloni quá thánh thiện, đặt cạnh S một cách quá lộ liễu thì sao hả anh? Cuốn truyện này mang khuynh hướng lãng mạn và thủ pháp tương phản là rất đặc trưng cho khuynh hướng này. Ví dụ Huy gô là người hàng đầu trong việc đặt "trời" và "vực" cạnh nhau. Sự trong lành mát ngọt của Mely đâu có gượng gạo bởi M.M đã điển hình hoá nàng quá thành công cũng như bà . đã làm điều đó rất tốt với R và S. Em sẽ chẳng bao giờ có được được những thứ mà Meloni có cũng như trên đời này không ai như vậy . Nhưng thế thì sao hả anh?Nàng vẫn mãi là tấm gương nhân ái để chúng ta học tập. Em mơ ước mình có thể sống cả đời hạnh phúc như nàng, có thể có sự "quý phải tại tâm" như nàng.
    Chuyện S yêu Tara như một thứ tình cảm sở hữu thì sao hả anh? Em thấy ai yêu mà chả thế. Hơn nữa S không chỉ yêu nó bằng tình cảm sở hữu mà bằng cả sự tôn thờ.
    Trong CTCG, Dương Tường đã dịch quân miền Nam là quân "Liên Bang" nên em quen thói gọi như thế. Đúng là gọi như thế là không chính xác vì tên của miền Nam sau khi li khai miền Bắc vao năm 60 la HIỆP BANG. Không biết trong nguyên bản là từ gì mà Dương Tường dịch là "Liên bang".
    Anh ơi, em cho là anh nhân ái đến dại dột rồi đấy. Sao anh không dành một chút cho CTCG? Em cứ tưởng tượng thế này. Em giúp người ta hái cau thì bị người ta chặt cau làm em chết đuối ( chết ngạt nhé , đau đớn lắm, nhất là khi em chả làm gì có lỗi). Chết rồi phải hoá ra con chim Vàng Anh để được gần người mình thương thì bị kẻ cướp chồng mình bắt giết lần nữa, làm thịt ăn rồi vứt xương ra vườn (chẳng có nơi chôn cất). Sau hoá ra cây xoan thì bị chặt làm khung cửu. Rồi lại bị đốt thành tro đổ ra mé ngoại thành. Từ tro tàn vẫn đấu tranh cho hạnh phúc mới biến thành cây thị và cuối cùng mới giành lại được hạnh phúc chính đáng. Em cho là hoạ có kẻ điên mới không bóp chết người đã hại mình như thế. Nhất là khi trong chuyện cổ tích chả có luật pháp nào cấm "làm mắm" người khác như bây giờ. Nếu Tấm không giết Cám và mẹ nghẻ của mình tức là Tấm đã chấp nhận cái chết của bản thân, Làm sao lại đồng nhất Tấm với các bà ghen tuông mù quáng, tạt axit vào tình địch hả anh. Nếu tình địch của các bà ấy cũng như Cám, giết người không nghê tay thì em cho rằng tạt axit là còn nhẹ. Dẫu sao em cũng cho rằng nếu để Cám chết bởi người khác thì có vẻ hợp với tư duy "người tốt cái gì cũng đẹp" của dân tộc mình. Nhưng việc Cám bị giết bởi chính Tấm là một nét rất khá trong truyện cổ tích đấy chứ? Va phải chăng điều đó thể hiện quan niệm sống rất đâu ra đấy của dân gian VN. Nó không mâu thuẫn với lòng khoan dung độ lượng đâu anh.
    Em và Pittypat đều không đánh giá giá trị của một tác phẩm chỉ trên cơ sở dư luận hay giait thưởng nó nhận được. Em đã nói rằng không chỉ có giả thưởng mà cả THỜI GIAN sẽ minh chứng cho chân lý. Nếu anh viết một cuốn sách phỉ báng Mohamet thì chưa chắc anh đã nỗi như cồn nếu anh không có tài, kẻ cả những cái tài kiểu "tiêu cực". Nếu anh có thể nỗi như cồn thì anh cũng chỉ nỗi rồi chìm ngay nếu sự phỉ báng của anh không mang giá trị gì ngoài mục đích câu khách. Tức là thời gian sẽ đào thải anh. Mà có khi anh sẽ nổi như cồn bởi sẽ bị mấy chàng khủng bố Hồi giáo đặt bom cho nổ tung. Nhưng đó lại là nổi tiếng cách khác rồi .Em dám chắc là CTCG không nằm trong số nhưng tp được viết theo kiểu một người vừa mất việc phỉ báng Mohamet như anh nói đâu. Minh Phụng cũng thế, danh tiếng của hắn đã trở thành tai tiếng rồi, có giẩu nổi đâu? Khi nào CTCG cung thế thì anh sẽ đúng. Nhưng em đoan chắc nó cùng đứng tốt và đưng mãi nếu nhân loại vẫn còn giữ nhưng chuẩn giá trị chung như ngàn đời nay. Bản chất của cái đẹp là vừa mang tính thời sự, vừa mang tính vĩnh cửu. CTCG là một tác phẩm đẹp.
    Ngoài ra, em chưa bao giờ coi giải Oscar có giá trị gì đích thực ngoài việc là nới cho các nữ diễn viên phô phang sự nghèo túng của bản thân bằng thứ quần áo quá ít vải cũng như việc giành giải nhất cho nhưng bộ phim quảng cáo giỏi nhất thay vì có giá trị cao nhất. Thực ra ngay từ thập kỉ 70, nhiều diễn viên đã chả coi giải thưởng này ra gì. Chẳng hạn như Marlon Brandon, được giải diễn viên xuất sắc nhất trong phim "bố già " đã cử đại diện của mình là một người da đỏ đến nhận giải để biểu thị thái độ phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mĩ cũng như sự khinh bỉ của bản thân với giải thưởng này. Rất nhiều giải thưởng trên thế giới giờ đây đang ngả nghiêng chao đảo bởi đồng tiến. Em muốn dựa vào thời gian để định giá trị của một tác phẩm. Cuốn theo chiều gió đã được trân trọng lâu hơn rất nhiều tác phẩm khác.
    Thôi, nói lắm quá rồi. Em đang thi ngập. đầu mà vẫn online để cãi nhau đấy. Bye Bye.
  3. dude_T

    dude_T Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    he he! Luc dau doc may cuoc tranh luan o day, thay hay va nong hoi qua cung dinh gop vui vai cau, nhung ma thay moi nguoi qua xuat sac nen danh "dựa cột" ngoi nghe vay. Cang ngay moi nguoi cang co ve sau sac va ky cang hon nhi, khong con kieu nong gay len noi cho do tuc nhu Fall river hoi dau nua.
    Toi la mot male, cung mê CTCG va toi nghi rang tat ca nhung dieu pitty pat voi FR noi o hai bai gan đay da la qua du de co the noi them mot dieu gi nua ve gia tri chan thuc cua tac pham nay ( noi nua cung chi la thua thoi ) Tuy nhien, cung muon xem bac vnhl xoay so ra sao khi ma` bi hai co nuong dong loat phan kich nhu the. Co ve nhu khong dung nhu the mask noi ve tinh dong chi dong doi cua males roi vi trong cuoc chien khong can suc nay roi bac VNHL dang phai chien dau voi may females lien, ma ho thi lai rất sac ben va dong tam (Ko ro co phai :" great minds think the same" ko hay Suc manh thuoc ve chan ly' ??? )
    Chi e rang cuoc tranh luan nay sap di vao hoi ket thuc neu khong co mot de tai moi duoc khoi goi ra thoi.
    Hi vong la se con duoc doc cac bai tranh luan thu vi dai dai.
    dude_T
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thư The Mask ơi, sao tiểu thư lại bỏ tôi ở lại một mình chốn này khi mà ngọn lửa nữ quyền đang ngùn ngụt bốc khói. Hì hì, chả lẽ tiểu thư không biết rằng thục nữ bao giờ cũng là người nói lời cuối cùng trong mọi chuyện chứ không phải là quân tử à. Thế nên chả bao giờ có chuyện các thục nữ lại chạy mất dép đâu. Trái lại, quân tử đang chuẩn bị vắt chân lên cổ đây.
    Fall River à, lập luận của em trong bài viết mới đã chặt chẽ hơn bài trước khá nhiều. Hì hì, chắc là do em đã bình tĩnh hơn phải không.
    Em Fall River và cháu Pitypat thân mến. Có lẽ Trinity nói đúng, văn học cũng giống như các món ăn vậy, và mỗi người có một khẩu vị khác nhau. Và cái khẩu vị ấy cũng phụ thuộc cả vào các yếu tố như lứa tuổi, giới tính nữa. Thôi anh cũng chẳng cố gắng làm cái việc bắt thằng Tây phải khen mắm tôm ngon nữa.
    Anh hết hứng thú với cái vụ CTCG này rồi. Nhưng anh lại thấy hứng thú hơn với cái vụ chuyện cổ tích VN đấy. Em bảo hành động trả thù của cô Tấm là hợp lẽ, còn anh thì thấy nó quá man rợ. Làm mắm tình địch rồi lừa bắt mẹ cô ta phải ăn!!!.Thật đáng ghê tởm! Nếu so sánh với một chuyện cổ tích tương tự của châu Âu là chuyện nàng Lọ Lem thì chúng ta có thể thấy rõ điều này.
    Nhưng thôi, dù sao đấy cũng là cách giải quyết của dân gian. Chúng ta không thể bắt các cụ của chúng ta phải ??onhân đạo??? hơn được một khi các cụ đã lựa chọn cách giải quyết như vậy. Nhưng kể cho trẻ con những truyện này, đưa nó vào trong chương trình văn học phổ thông rồi ép chúng phải thừa nhận nàng Tấm là hiền thục, hiếu thảo thì thật là khó chấp nhận. Tấm là một người đàn bà ngoa ngoắt, thù vặt, cực kỳ tàn nhẫn. Việc giết mẹ con Cám là một hành động được tính toán kỹ lưỡng, sử dụng đủ mọi thủ pháp từ lừa lọc tới bạo lực để cùng một lúc thực hiện hai mục đích là trả thù và loại trừ đối thủ (dù sao khi bị giết, Cám vẫn là vợ vua như Tấm). Rõ ràng, chúng ta đang làm hỏng tâm hồn trong trắng của lũ trẻ, dạy chúng nó những điều không tốt cho sự phát triển nhân cách của chúng sau này.
    Lại nhớ trong chương trình văn học lớp 7 ngày xưa tôi được học cũng có truyện Tarat Bunba của Gôgol. Tuy truyện này rất hay, nhưng trong trích đoạn SGK có những đoạn rất bạo lực được đưa vào: ??oNhững người lính Codắc lấy kiếm thọc vào bụng trẻ con và quẳng chúng vào lửa...???. Đội quân Codắc của Tarat Bunba đốt phá làng mạc, nhà thờ, giết hại phụ nữ và trẻ em đó lại được ca ngợi hết lời mà không hề bị lên án tội ác. Liệu trẻ em có hiểu được rằng, những tội ác đó là điều thường xảy ra trong chiến tranh không và có thể có những nguyên nhân sâu xa đưa đến các tội ác đó, nhưng dù thế, luôn cần phải lên án chúng? Hay chúng chỉ hiểu một cách đơn giản là mục đích luôn là cái có thể biện minh được cho hành động, và để thực hiện một mục đích (được một số người tin là) tốt đẹp, người ta có thể phạm bất cứ tội ác gì từ làm mắm tình địch, quẳng trẻ em vào lửa hay là cướp chồng của em gái....

    Quan quan thư cưu
    T
  5. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi đã xen vào cuộc tranh luận của Fallriver (chị đang học đại học phải không ạ?) và bác VNHL, nhưng phải thông báo cho bác VNHL một "tin vui" rằng cái trích đoạn trogn sách lớp 7 của bác đã được loại bỏ từ thời lớp 7 của cháu rồi. Và ngay cả việc bàn về truyện "Tấm Cám", các thầy cô giáo trong nhà trường cũng đã nói thêm về khía cạnh phi nhân tính trong sự trả thù của Tấm rồi ---> thế hệ con cháu của bác không đáng lo như bác tưởng đâu. :)
    Thực ra theo cháu nghĩ, cả bác và chị Fallriver đều có lý. Cái đáng nói ở đây chỉ là việc dân gian đã đẩy lên cao quá đáng mức độ sự trả thù của Tấm: không chỉ ác mà còn độc. Điều này chỉ thể hiện thái độ chống đối kịch liệt đối với cái ác của các cụ thôi. Vì thực ra, thời xưa, luật pháp nước mình còn lỏng lẻo, "quan" nghĩa là "pháp quyền" nên dân chúng không hiểu biết về luật pháp và nhân văn sâu sắc ---> sống và suy nghĩ phần nhiều theo bản năng. Chính vì thế, họ yêu thì yêu lắm, mà ghét thì cũng ghét đến căm thù ---> nếu bác đem cái tư duy cua người hiện đại để mà phán xét thì cháu e rằng không được ổn thoả cho lắm.
    Cháu nghĩ, chương trình giáo dục đưa văn học dân gian vào nhà trường để học sinh có thể hiểu thêm về một bộ phận quan trọng, nền tảng của nền văn học dân tộc, tìm hiểu thêm về suy nghĩ, quan niệm, tình cảm và lối sống của các cụ. Ngoài ra còn giúp các em phân biệt cái hay cái đẹp, cái xấu cái dở, biết yêu người tốt, biết ghét kẻ xấu. Sở dĩ cái tốt và cái xấu trong truyện cổ tích được đẩy lên rất cao vì nó sẽ dễ dàng hơn trong việc phân biệt. Ngay cả hành động trả đũa của cái thiện đối với cái ác cũng có ý nghĩa giáo dục. Ý đồ của việc trả thù của Tấm khẳng định rằng cái THIỆN luôn luôn chiến thắng, và cái ÁC sẽ phải TRẢ GIÁ ĐẮT. Chưa cần kể đến lòng nhân đạo, tính nhân văn trong việc trả thù ấy, chỉ cần nhìn thấy kết quả bi thảm của Cám, đứa trẻ nào chẳng cảm thấy e sợ?! Điều này sẽ tạo được ấn tượng mạnh trong đầu chúng về kết quả của những hành động ác, và chúng sẽ không dám làm điều ác.
    Đó là tác dụng của truyện cổ tích đối với trẻ nhỏ, khi mà chúng chưa có ý thức hoàn toàn về cái thiện, cái ác. Nhưng thời nay, khi mà trẻ con được tiếp xúc rất sớm với các khái niệm, với cuộc sống, thì ngoài việc tạo ấn tượng đó, các thầy cô đêu có mục "nói thêm, bàn ra, mở rộng" về ý nghĩa các hành động. Đương nhiên, lúc này, tính nhân đạo trong hành động của cái tôt được quan tâm.
    Fallriver nói về khía cạnh "Con người", còn bác VNHL lại nói về khía cạnh "Nhân đạo". Còn cháu nghĩ, để hiểu sâu sắc và thấu đáo tác phẩm thì phải kết hợp cả hai khía cạnh đó. Trên đời này không có cái gì hoàn toàn xấu, cũng chẳng có gì hoàn toàn tốt đẹp. Cũng chẳng có tác phẩm nào là không có khiếm khuyết. Người ta thường tìm ra chân lý ở những điều tưởng chừng vô lý. Cháu nghĩ, việc đưa các truyện cổ tích dân gian mà trong đó, cái tốt đấu tranh mạnh mẽ với cái xấu, vào trong nhà trường chỉ góp phần giúp đỡ cho sự phát triển nhân cách của các em, gi?
  6. Fallriver

    Fallriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Nếu anh VNHL chuyển từ chuyện cổ tích sang mục giáo dục học thì anh lại có đồng minh rồi. Em chưa bao giờ đồng ý với cách giáo dục trẻ con của VN, nhất là chương trình SGK. ( Chẳng hạn truyện Sự tích trầu cau, Mị ChâuTrọng Thuỷ đầy nhân bản như thế mà vào SGK trở thành thứ nghĩa vụ cứng kèo) Lúc trước em chỉ muốn bàn về chuyện cổ tích đơn thuần thôi, tức là bàn về cách nhìn của chúng ta, những người tạm gọi là lớn rồi. Chuyện cổ tích khi nó ra đời không với mục đích dành riêng cho trẻ con mà còn có cả quan niệm, nguyện vọng của cả người lớn nữa. Đó là tới thời bây giờ cách lý giải cuộc sống trong đó chỉ còn thích hợp với trẻ con thôi. Chúng ta có thể tìm thấy trong chuyện cổ tích nhiều điều rất "người lớn". Trong đó có những chuyện như chúng ta đang bàn, đúng là không thích hợp với trẻ em thật. Hồi lớp 6 học truyện Tấm Cám em cũng không đồng ý với Tấm đâu, nhưng bây giờ thì thấy trong chừng mực nào đó cái câu "các cụ nói cấm có sai bao giờ" cũng có mặt đúng. Nếu Tấm đã tính toán kĩ lưỡng để giết Cám thì em chỉ thấy thêm một điều là cô đã thông minh hơn trong cuộc đời (không dại dột như ngày trước, người ta nhờ trèo cau là trèo ngay rồi bị chết oan). Tấm có thể là người đàn bà ngoa ngoắt, tàn nhẫn nếu anh cho là thế. Nhưng nếu cả "thù vặt" nữa thì em chịu rồi. Trời ơi, thế còn "vặt" nữa thì thế nào mới là "không vặt"? Chúng ta vẫn ưa cái môtip kẻ ác bị sét đánh chết hay biến thành con gì đó xấu xí như những truyện cổ tích thông thường. Nhưng điều đó không cản trở việc ta tiếp nhận một môtip kết thúc kiểu khác.
    Em cho là em với Pittypat đã hài lòng rồi vì cuối cùng anh đã chấp nhận vấn đề CTCG chỉ là vấn đề khẩu vị. Thế thì em và Pittiypat thích CTCG, còn anh không thích nó không có gì mâu thuẫn cả. Nếu nah còn hứng thú về chuyện cổ tích thì chúng mình bàn thêm cho vui nhé!
    Bye bye
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, đúng chỉ là vấn đề khẩu vị thôi, em gái ạ.
    Nhưng anh nghĩ rằng khẩu vị này cũng thay đổi theo lứa tuổi nữa cơ. Hồi bé, anh thích ăn kẹo lắm, ai cho anh kẹo là anh yêu người ấy nhất trên đời nhưng giờ thì anh chẳng ưa gì mấy thứ đồ ngọt, ăn nhiều chỉ tổ hại sức khoẻ với lại dễ sâu răng.
    Sẽ chẳng sao nếu một đứa trẻ thích nhai kẹo cả ngày, nhưng nếu như đã lớn rồi, mà chỉ khoái ăn mỗi kẹo thôi thì nhạt nhẽo lắm.
    À, mà em còn chưa trả lời một câu hỏi của anh đấy nhá.

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, hình như không gửi được bài à?

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu
  9. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Khà, cái cổ tích này thì tớ cũng góp vui được vài câu đây.
    Cháu pittypat suy nghĩ sắc sảo, chín chắn phết. Hy vọng sau này sẽ hơn được chị fallriver và bác VNHL nhẩy? Bác VNHL đúng là già cả lạc hậu rồi, bây giờ giáo dục của VN đổi mới chứ đâu có bất cập như cái cải cách của bác ngày xưa. Tuy nhiên, cháu pittypat nói là trẻ con thì nên khiến chúng nó phân biệt rõ ràng THIỆN và ÁC thông qua những truyện cổ tích kiểu Tấm Cám cũng chưa hẳn đúng. Chúng nó thấy ÁC trả giá đắt mà không dám ÁC nữa, hihi, nhưng khi tưởng mình đã là THIỆN, chúng nó (tức là bọn trẻ con ý - bây giờ nhớn nhanh lắm) biết đâu lại tự cho phép mình làm những gì mà cô Tấm yêu quí, hiền thục đã làm thì ... nguy lắm. Do vậy, nếu khi cô giáo giảng bài mà chỉ nói về khía cạnh tích cực hoặc có nói về tiêu cực nhưng chỉ theo kiểu bàn thêm, mở rộng thì tớ e là không ổn. Nhưng mà đem cả 2 mặt của một câu chuyện cổ tích để giáo dục trẻ con thì cũng hơi khó, ngay cả "người nhớn" như bác VNHL cũng có phải khi nào cũng để ý tới đủ 2 mặt đâu . Có người nói là nên cắt bỏ đoạn Tấm trả thù Cám đi, như vậy người nhớn lại phạm một tội lớn là lừa dối, hìhì, khi lớn lên một chút thì chúng nó (vẫn bọn voi còi ấy) sẽ dễ dàng phát hiện và tiếp thu "nói dối" từ thế hệ trước. Túm lại thì tớ vẫn phản đối việc đưa truyện Tấm Cám vào cuộc sống trẻ thơ dưới bất cứ hình thức nào.
    Ơ, tớ cũng chưa hiểu lắm về cái mà cháu Pittypat gọi là "Con người" và "Nhân đạo"? Cháu giải thích giùm cái, tuổi trẻ tài cao chí nhớn mà.
    Còn em Fallriver nữa, nếu đánh giá Tấm Cám theo quan điểm truyện cổ tích cho người nhớn mà em vẫn cho là Tấm đúng thì cũng hơi lạ đấy. Phụ nữ VN mà cứ 100 cô có 10 cô bắt chước cô Tấm thì ... hìhì ... bây giờ người ta ... vẫn phải kêu gọi nam nữ bình đẳng, nhưng mà là để đấu tranh cho nam quyền.
    À, suýt quên. Cháu pittypat ơi, mình có signature gần giống nhau nhỉ.
    Đi rồi chợt nhớ ra, quay lại viết nốt. Hình như chúng ta đã bước ra ngoài chủ đề của topic này rùi nhỉ.
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 14/01/2002 18:08
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chán quá, buổi sáng có post một bài mà không được.

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu

Chia sẻ trang này