1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Cuốn theo chiều gió"-Đâu chỉ là một chuyện tình...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoacuctay, 10/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cháu chào bác Paladin ạ. Cám ơn bác vì đã hào phóng khen tặng cháu. Có điều sáng nay, hứng lên post một bài chen chân vào chuyện bàn luận của bác VNHL và chị Fallriver, đến bây giờ vào đọc bài của bác cháu mới thấy là mình nông nổi quá! Chà, lần sau phải suy nghĩ kỹ hơn trước khi viết mới được.
    Nhưng mà bác ơi, cháu có một điều muốn thắc mắc. Đấy là nếu như Tấm Cám - theo các bác là có hại cho trẻ nhỏ, vậy thì tại sao nó không bị cấm đoán hẳn?
    Cháu còn nhớ rất rõ lần đầu tiên mình tiếp xúc với truyện này không phải trên ghế nhà trường mà từ lâu lắm rồi, từ thuở còn chưa biết chữ, còn hay nhõng nhẽo bà kể chuyện. Lớn hơn một chút (khoảng lớp 1), một trong những quyển sách tranh đầu tiên cháu được đọc là "Truyện Tấm Cám". Ông bà, cha mẹ chúng ta, hầu như ai cũng thuộc nằm lòng câu chuyện cổ tích về cái thiện chiến thắng cái ác này. Không chỉ thế, hiện nay, hầu như ở nhà sách nào, trong gian sách giành cho trẻ con, đều có sự hiện diện của "Tấm Cám". TC gần như là một câu chuyện không thể thiếu được trong tuổi thơ của những đứa trẻ như cháu, cũng như những thế hệ sau cháu.
    Vậy nếu như các bác phân tích, tức là không nên cho các em lớp 6, 7 có điều kiện tiếp xúc trở lại với câu chuyện cổ tích của tuổi thơ, không giải thích, đào sâu, phân tích cho các em, mà để các em tự suy nghĩ liệu sẽ có được một định hướng đúng, một sự hiểu đúng về tác phẩm dân gian này không? Hay là từ đó, sẽ dẫn đến cái lối hiểu như của bác đề ra, nghĩa là: "nhưng khi tưởng mình đã là THIỆN, chúng nó (tức là bọn trẻ con ý - bây giờ nhớn nhanh lắm) biết đâu lại tự cho phép mình làm những gì mà cô Tấm yêu quí, hiền thục đã làm thì ... nguy lắm. ". Trẻ con bây giờ biết nghĩ sớm lắm, đúng, nhưng có chắc là chúng nghĩ ĐÚNG không?
    Người lớn đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Cháu lấy ngay trường hợp của chị Fallriver. Chị ấy đã từng thắc mắc về hành vi của Tấm với bà chị ấy. Nhưng bà chị ấy đã không giải thích cặn kẽ mà chỉ nói khi nào lớn sẽ hiểu. Người lớn nói chung hầu như đều có xu hướng đó. Tất cả đều đánh giá thấp nhận thức của trẻ con. Nhưng điều đó vô tình dẫn đến cái lối tự tìm hiểu, tự suy luận và kết luận. Mà trẻ con có phải lúc nào cũng nghĩ được thấu đáo? Chính vì thế, giáo dục trong nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng. Học ở trường không chỉ học văn hoá mà còn học cách suy nghĩ, cư xử. Chẳng trách trong các trường đều có khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" mà.
    "Ơ, tớ cũng chưa hiểu lắm về cái mà cháu Pittypat gọi là "Con người" và "Nhân đạo"? "
    -----> hì hì, thực ra khi dùng từ "con người" để tổng quát cho suy nghĩ của chị Fallriver, cháu cũng thấy hơi có vấn đề. Nhưng cháu lại không biết dùng từ nào khác cả (khả năng từ vựng của cháu kém lắm!). Ý cháu muốn nói ở đây là chị Fallriver đã đứng trên khía cạnh tâm lý con người đời thường để cảm nhận nỗi đau của Tấm, và qua đó thông cảm với hành động của Tấm. Cháu nghĩ cách suy nghĩ này hoàn toàn hợp logic. Bởi tác giả dân gian thực ra cũng dùng cách này mà xây dựng nên hành động trả thù của Tấm như một sự phản kháng quyết liệt của cái thiện với cái ác. Tấm phải chịu quá nhiều đau khổ và thiệt thòi. Thực ra, không phải Tấm không khoan dung với những hành động của Cám và bà mẹ ghẻ. Sau mỗi lần bị giết, Tấm đều hoá thân thành một vật vô tri vô giác hoặc một con vật nào đó không có khả năng gây hại cho ai. Tất cả chỉ vì Tấm muốn ở gần người thương, sống một cuộc sống hoà bình ở một "kiếp khác", hoàn toàn không có ý tranh đấu với mẹ con Cám. Điều này thể hiện sự bao dung của Tấm đối với những kẻ đã hại mình. Nhưng cái ác không chỉ diễn ra một lần. Sự tàn nhẫn của mẹ con Cám đã đẩy đến mức cao độ khi tìm mọi cách triệt đường sống của Tấm, cho dù đó chỉ là sự sống nhỏ nhoi như của con chim, cái khung cửi... Tiếng nói mà mẹ con Cám nghe được thực ra là tiếng nói của lương tâm chúng. Nhưng chúng tìm mọi cách để trốn chạy cái lương tâm ấy, phá huỷ tiếng nói cuối cùng của tình người trong mình. Một kẻ mất hết tình người, tính người thì liệu có đáng tồn tại trên cõi đời này không? Chính vì thế, tác giả dân gian đã cho Tấm, lần cuối cùng hoá kiếp thành người, thể hiện sự vùng lên của cái THIỆN. Sau tất cả sự nhẫn nhịn, bao dung của mình, điều duy nhất Tấm nhận được chỉ là sự oán ghét, căm thù, giết người không ghê tay của mẹ con Cám. Mẹ con Cám đã trở nên không còn có thể tha thứ được nữa. Tấm trở về và mang theo trong mình cán cân công lý. Và kết cục của chuyện là điều hết sức hợp lý.
    Có thể nói, vai trò của cái THIỆN và thực thi công lý của cái thiện hoàn toàn không có gì phi logic trong câu chuyện này. Cái THIỆN đã cố tìm cách cảm hoá cái ÁC, nhưng không được, vậy chỉ còn cách là tiêu diệt cái ác mà thôi.
    Nhưng điều mà bác VNHL muốn nói lại không phải là việc cái THIỆN đã thắng cái ÁC, mà là hình thức chiến thắng của cái thiện. Đấy là vì bác ấy đứng trên lập trường chủ nghĩa nhân đạo, nghĩa là hành động "làm mắm" con gái và cho bà mẹ ăn là một hành động man rợ, phi nhân tính. Bác ý không chấp nhận hành động ấy, và cho rằng nếu như cái THIỆN dùng một hình thức khác thì cái kết sẽ toàn vẹn hơn.
    Thực ra thì cháu nghĩ ai cũng đúng. Bởi nếu nói như Fallriver, là con người bình thường, khi sự sống của mình bị đe doạ, ai chẳng vùng lên tự vệ, đấu tranh?! Thậm chí, chỉ cần đụng chạm đến những người thân yêu của mình, mình cũng đã không chịu được rồi. Lòng căm thù là sự chuyển hoá tất yếu của đau thương. Tấm đã bị tước quyền được sống một cách phi lý quá nhiều lần, một người bị chà đạp như thế mà không phản kháng mới là lạ!
    Nhưng hành động của Tấm, người đọc, nhất là trẻ con, thường bị ấn tượng bởi sự dã man và tàn độc của nó. Có lẽ, Tấm trả thù cũng được, nhưng trả thù sao cho bớt "độc" hơn thì truyện sẽ hay hơn chăng?
    Nhưng như thế liệu có hợp lý không? Cái chết nhẹ nhàng liệu có đáng dành cho những kẻ táng tận lương tâm như mẹ con Cám không?
    Cháu chờ ý kiến các bác.
    PS: Bác Paladin ơi, cái signature của bác và của cháu đúng là "có duyên" với nhau rồi! Hay quá!
    Tomorrow is another day
  2. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Cháu hỏi về chuyện cấm đoán cũng khó nói lắm, thiên hạ mỗi người một phách, cấm nhau cái gì cũng khó - nhất là những gì đã ăn vào tiềm thức, trở thành thói quen thì càng khó khăn. Người ta sẽ viện đủ lý do để bảo vệ nó, như bảo vệ của quí để trong lọ giấu dưới gầm giường ý.
    Ơ, thế truyện Tấm Cám đến tận mãi lớp 6,7 mới học à? Tớ lại lạc hậu rùi. Khà khà, thế thì bọn trẻ con đó cũng nhớn lắm rồi (có khi yêu mấy lần rùi chứ). Thế thì xin rút lại ý kiến trước nhá, về việc dạy dỗ mà. Nhưng tớ vẫn phản đối nếu như bố mẹ hay ông bà kể cho các bé truyện cổ tích này.
    Cháu pittypat lấy ví dụ chị Fallriver của cháu ra, nhưng cháu thấy là chị Fallriver bây giờ rất trưởng thành rùi à, hìhì, nên có nhiễm chút tư tưởng Tấm thì cũng không nguy hiểm lắm đâu. Đôi lúc người nhớn nói ra câu đó cũng không phải hoàn toàn không có lý đâu (hìhì, mặc dù hầu hết trường hợp là vì lười hoặc muốn biện hộ một cái gì đó như cháu đã viết), người bệnh mới ốm dậy thì không nên ra gió, cháu nhỉ?
    Thế là xong về truyện cổ tích cho trẻ con rùi nhá. Trở lại vấn đề cổ tích cho người nhớn cái. Tư tưởng của cháu phải nói là rất cách mạng - rất phù hợp để đánh giặc giữ nước - rất đúng với truyền thống của dân tộc ta. Các cụ ta ngày xưa chắc cũng có lí của nó khi đưa ra câu chuyện này. Nhưng nếu đặt vào thời kỳ này, tức là xây dựng tổ quốc, hội nhập với thế giới, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, vân vân và vân vân, mà chúng ta cứ đề cao cô Tấm mãi có lẽ không ổn. Lúc đầu, chị hiền lành đến ... ngớ ngẩn, ai lại để người ta hãm hại mình hết lần này đến lần khác (chứ bây giờ ra ngoài đường có khi liếc cái đã bị mắt tội nhìn đểu rùi đấy chứ), kiểu như người ta tát mình một bên má thì đem má kia cho tát nốt đã đành, lại còn giương nốt cổ ra cho chém nữa. Về sau, thì cô Tấm ... quả là kinh khủng, cái này cháu cũng đồng ý rùi mà. Người nhớn ai chả biết cái THIỆN thắng cái ÁC nhỉ? Hìhì, dưng mà thắng kiểu này rùng rợn quá, không biết có ai là fan của Bush không đấy? Dù sao thì cuộc sống bao giờ cũng là đáng quí nhất, ai đó muốn tước bỏ cuộc sống của mình quả thật đáng căm thù, nhưng cũng vì cuộc sống là đáng quí nhất nên tốt hơn hết là không ai có quyền tước bỏ đi cuộc sống của người khác ngay cả đó là kẻ thù của mình, cháu pitty nhỉ.
    P.S: Hẹn tomorrow gặp cháu nhá
    Tomorrow never dies
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    "Nhưng tớ vẫn phản đối nếu như bố mẹ hay ông bà kể cho các bé truyện cổ tích này."
    ---> hic hic, bác ơi, có phải mình phản đối là người ta sẽ không kể đâu! Vốn kiến thức văn học của người lớn bây giờ kém lắm (mải học kinh tế để lo kiếm tiền mà) nên thường đùn đẩy cháu cho ông bà. Mà ông bà thì bảo thủ lắm, làm gì có chuyện họ nghĩ khác về TC được?!
    Hì hì, trời ạ, bác lại cố tình làm chệch choạc ý cháu rùi! Cháu lấy ví dụ câu trả lời của bà chi Fallriver để nói đén cách giả nhời "biết rồi khổ lắm nói mãi" của người nhớn thôi muh! Cháu đâu có nói chị ấy làm sao đâu?! Ma` hình như người đặt vấn đề trẻ con dễ hư hỏng do đặt cơ sở mình là cái thiện, mình có quyền này nọ là của bác thì phải, có phải cháu khơi ra đâu?! Mà "tư tưởng Tấm" thì sao chứ? Đó cũng là tư tưởng đấu tranh cơ mà (cho dù đấu tranh muộn).
    "Tư tưởng của cháu phải nói là rất cách mạng - rất phù hợp để đánh giặc giữ nước - rất đúng với truyền thống của dân tộc ta"
    ----> Dạ thôi ạ, cháu cám ơn nhời khen của bác, chỉ có điều cháu ghét chính trị lắm, cứ đụng đến chính trị là xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt... rồi! hic. Thế thì làm sao mà có tư tưởng Cách mạng ở đây được?! Lại còn đánh giặc giữ nước nữa chứ! Khiếp thật!
    Chà, nếu mà được quyền xét đoán Tấm theo con mắt người hiện đại (xem chừng không công bằng với cô nàng lắm) thì cháu phải thú thực một điều rằng cô nàng "hiền quá hoá dần". Hehe. Sự thật đúng là như vậy! Có thể ngày xưa các cụ bị bắt nạt quá, mà bọn quan phụ mẫu lại nắm quyền sinh quyền sát trong tay nên các cụ quan niệm hiền lành là nhẫn nhịn, là chịu đựng. Nhưng mà thời nay dân chủ được nâng cao thì dĩ nhiên quyền lợi của cá nhân phải đưọc coi trọng. Thế nên cháu thấy nếu Tấm sống trong thời đại bây giờ thì hoặc là bị xã hội đào thải (do ngốc nghếch, chậm chạp, khó thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh, khả năng ứng xử yếu kém) hoặc là suốt đời chỉ có thể làm cu ly cho kẻ khác.
    Cuộc sống, điều kiện sống của ta đã thay đổi gấp vạn lần so với cái thời của Tấm, thế nên những quan niệm của con người mình bây giờ cũng khác xưa nhiều(mà trẻ con là người sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng bởi quan niệm của xã hội nó sống). Vậy mới có chuyện bây giờ các bác, chị Fallriver và cháu lò dò vào đây bàn luận về những câu chuyện xưa, phải không các bác? Và ai dám đảm bảo rằng khoảng 5, 6 năm nữa, khi mà bon lớp 6, 7 bây giờ bằng tuổi cháu, chúng nó lại không "phanh phui" một đống chuyện cổ dân gian và ngay cả một số tác phẩm chúng ta ưa chuộng bây giờ ra để mà bàn luận như thế này?
    Chà chà. Nhân tiện nói về những quan niệm thay đổi. Cháu xin hỏi các bác quan niệm về cái Thiện trong xã hội ngày nay thay đổi như thế nào so với cái thời Tấm rồi nhỉ? Một người như thế nào được coi là người luơng thiện? Một phụ nữ như thế nào được coi là chuẩn mực thời đại này? (ta đang nói đén cái lý tưởng thôi, như là xây dựng một nhân vật cổ tích thời hiện đại í mà).
    Cháu thấy cuôc sống phức tạp quá. Nhiều khi không dám khẳng định thế nào là đugns thế nào là sai, thế nào là tôt, thế nào là xâu nữa. Bởi bản thân cái tôt cũng tiềm ẩn cái xấu, và ngay trong cái ác cũng lấp ló cái thiện. Hic, chẳng biết đâu mà lần! Bác Paladin nói Bush cứ như thể ông ta là đại điện cho cái xấu không bằng. Chẳng biết các bác nghĩ thế nào, chứ cháu thấy, ngay trong việc tấn công cua Bush vào Afghanistan cũng có một phần nào đấy có lý (tuy nhiên bao giờ chẳng có mặt trái của nó, nhất là đối với Mỹ). Hic, thôi chết, có vẻ quá đà, từ văn học lấn sang chính trị rồi. Thôi, nói dài nói dai chẳng qua nói dại. Cháu stop ở đây thôi.
    Các bác nhớ giả nhời cháu nhá!
    Tomorrow is another day
  4. Fallriver

    Fallriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chào Pitiypat. Cô nàng thông minh như thế mà không khoái chính trị thì lạ thật. Chị mê cái vụ giải thích hai chữ "con người" và "nhân đạo" của Pittypat quá. Chị muốn viết thuyết phục thế mà đang chịu đây. (Dạo này hay được khen, sướng chưa?). Đùa chứ chị nói thật lòng đấy. Em chắc là giỏi văn?. Cảm ơn vì đã bênh vực chị. Cái vụ em bảo người lớn không tôn trọng trẻ em lắm, nhất là trong nhận thức thì chị Ok ngay lập tức. Nhưng cái vụ bà nội chị thì không nằm trong số đó đâu nhé. Em biết không, bà chị bảo chị tự hiểu nhưng đã định hướng cho chị bằng câu "Với Cám như thế là còn nhẹ" rồi. Tức là bà không nói toạc ra mà để chị dần hiểu lời bà. Cai hay của người già chính là ở chỗ đó. Họ biết mình không thể truyền kinh nghiệm sống cho lớp trẻ một cách áp đặt mà phải để họ tự nghiệm ra. Có một câu danh ngôn chị rất thích. Đó là: " Kinh nghiệm là ngọn dèn chỉ soi sáng cho người cầm nó" ( Sao chữ Đ ở máy chị cứ bị mã hoá không đọc được nhỉ? Đành viết là "dèn" vậy, chắcem hiểu?) Chị thấy bà chị thành công vì khi lớn rồi chị thấy bà nói đúng quá. Ngẫm từ lời bà ra thì ta không thể chờ đợi cái Ác bị trừng phạt bằng luật nhân quả( tức là do trời phạt như kiểu bị sét đánh ) mà phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, phải biết yêu thương nhưng không được quên rằng cần trừng phạt thích đáng những cái đáng phải trừng phạt.
    Cái thiện thời nào cũng có một chuẩn mực chung. Đó là tính nhân đạo. Cái gì cũng thế, nhất là nghệ thuật mà không có tính nhân đạo, không vì con gười thì chẳng có lí do gì để tồn tại.
    Chị lại chen ngang vào chuyện của em và bác Paladin chút nữa. (Mà paladin là gì nhỉ? Hiệp sĩ à?) Chị thấy con gái cần có nhất một đức tính, đó là sự dịu dàng. (Cái này trước đây chị không cho là chính xác nhưng từ hồi đọc Mac thấy cụ phân tích thì thấy đúng quá) Dịu dàng phải hiểu theo đúng nghĩa của từ này. Chính điều này làm cho người phụ nữ khác biệt thật sự so với nam giới. ( Thế tức là ngoài điều này ra còn cân nhưng phẩm chất khác, nhưng điều này rất quan trọng)Tuy nhiên, thật bất hạnh là chị cực kì ba toác và vô duyên, chả mấy khi dịu dàng đươcj với ai mặc dù trong lòng thì không có ý độc ác với ai bao giờ. Thôi kệ nó em nhỉ
  5. linly

    linly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Cháu thấy cuôc sống phức tạp quá. Nhiều khi không dám khẳng định thế nào là đugns thế nào là sai, thế nào là tôt, thế nào là xâu nữa. Bởi bản thân cái tôt cũng tiềm ẩn cái xấu, và ngay trong cái ác cũng lấp ló cái thiện. Hic, chẳng biết đâu mà lần! Bác Paladin nói Bush cứ như thể ông ta là đại điện cho cái xấu không bằng. Chẳng biết các bác nghĩ thế nào, chứ cháu thấy, ngay trong việc tấn công cua Bush vào Afghanistan cũng có một phần nào đấy có lý (tuy nhiên bao giờ chẳng có mặt trái của nó, nhất là đối với Mỹ)
    -----------------------------------------------------------------------
    Pittypat còn nhỏ tuổi mà suy nghĩ chín chắn, sâu sắc và người lớn quá. Nhiều người nhiều tuổi hơn mà chắc là phải học cách cư xử và suy nghĩ của Pittypat rùi. Keep going on!
  6. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Chị em các cô cứ khen nhau, sao lại lôi tên tớ vào làm gì. Đã tưởng không phải viết nữa vì tomorrow được gặp cháu pitty, ai dè người chẳng thấy đâu mà cháu lại cứ bắt người ta giả nhời, hì, hẹn tiếp tomorrow nhá.
    À, có viết về chính trị gì đâu mà cháu chứ giãy nẩy như đỉa phải vôi vậy. Truyền thống đánh giặc giữ nước mà cháu lại bẩu là chính trị thì ... chắc mình cũng phải tra lại từ điển cái.
    Hì, còn cái THIỆN hay ÁC thứ thiệt theo tớ chỉ có trong chuyện cổ tích thui. Chứ thời buổi này THIỆN ÁC lẫn lộn chả biết đâu mà lần, miễn là cứ thấy mình thoải mái, không phạm pháp, không ảnh hưởng người khác là được, cháu nhỉ. Ai THIỆN, ai ÁC mặc ai. Còn về phụ nữ ngày nay thì tớ hổng dám phát biểu, chị em đánh hội đồng thì chết.
    Tomorrow never dies
  7. boybuonvietnam

    boybuonvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2001
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    tui moi chi nghe noi ve chuyen nay thoi nhung chua doc ai biet trang web noi ve chuyen do thi chi dum tui voi (tieng viet thi cang tot )hay lien lac voi tui nhe
    boybuonvietnam@yahoo.co.uk
    cam on nhieu
    [/size=6]/red]
    phuong thang
  8. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Ớ, bác Paladin ơi, sao bác lai giấu diếm suy nghĩ của mình như thế chứ? Cháu đang bảo ta ví dụ có một truyện cổ tích hiện đại trong đó nhân vật nữ chính là biểu trưng cho cái thiện, cho những điều tốt đẹp của phụ nữ Việtnam, vậy thì cô ta sẽ phải là người như thế nào cơ mà?! Việc gì bác phải lo cuống lên bị người ta đánh cơ chứ?! Cháu xin đảm bảo với bác, đứa nào dám đánh bác Paladin của cháu thì chị Fallriver và cháu sẽ... nhảy vào đánh hôi (hehe). Đùa chút thôi. Đây là diễn đàn của chúng ta, vậy thì ngại gì mà không phát biểu ý kiến thực của mình nhỉ?!
    "cái THIỆN hay ÁC thứ thiệt theo tớ chỉ có trong chuyện cổ tích thui. Chứ thời buổi này THIỆN ÁC lẫn lộn chả biết đâu mà lần, miễn là cứ thấy mình thoải mái, không phạm pháp, không ảnh hưởng người khác là được, cháu nhỉ. Ai THIỆN, ai ÁC mặc ai"
    ----> Bác thật thực tế! Ngẫm đi ngẫm lại, thấy bác nói chẳng sai chút nào!
    Chị Fallriver này, cám ơn chị nhiều vì đã động viên em. Cái chuyện phụ nữ cần sự dịu dàng ấy, em thấy chưa thuyết phục lắm. Em cũng chưa được đọc những bài viết của Marx nên không biết ông đã nói thế nào về đức tính này để chị phải "mê mẩn" đến như thế?! Dịu dàng có phải chỉ đơn thuần là ăn nói nhỏ nhẹ với chất giọng ngọt như mía lùi không? Có phải đơn giản chỉ là khi bị người ta đánh rất đau (cả nghĩa đen lẫn bóng) vẫn nhẹ nhàng yêu cầu người ta... đừng đánh nữa không? (hic, soz, em viết có vẻ hơi láo quá). Nhưng mà chị giải thích thêm cho em hiểu được không? Từ bé đến giờ em chưa được nghe một cách đầy đủ khái niệm "dịu dàng" bao giờ cả.
    Mà chị học trường nào vậy? Nghiên cứu đầy đủ cả về Marx nữa thì em đoán chị đang học một ngành khoa học xã hội phải không?
    Tomorrow is another day
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Paladin ở lại kể chuyện cổ tích nhá.
    Tớ đi đây.
    Trước khi đi, nói nốt mấy lời vậy.
    Phụ nữ có cần sự dịu dàng không? Tất nhiên là không rồi. Ít nhất cũng đối với các cô gái hâm mộ Scarlet. Hì hì.
    Nhân bàn về Thiện với Ác, suy cho cùng thiện và ác cũng chẳng khác gì nhau. Trong Thiện có Ác, trong Ác có Thiện.
    Như cô Tấm nhân danh cái Thiện để làm một việc ác. Và khi đã nhúng tay vào tội ác thì liệu cô ta cũng trở thành cái Ác. Cứ giả sử Cám có một đứa con thì trong mắt đứa bé này, Tấm là đại diện cho cái Thiện hay cái Ác.
    Như Scarlet được một số người cho rằng có hành động đúng đắn (Thiện), một số khác lại phê phán là độc ác, tàn nhẫn (Ác). Vậy cô ta là Thiện hay Ác.
    Chẳng Thiện cũng chẳng Ác. Những người như Tấm hay Scarlet hành động mang tính bản năng, theo quy luật sinh tồn và trong những hành động mang tính bản năng thì đã luôn tồn tại cả hai yếu tố: Thiện và Ác lẫn lộn, hoà quyện với nhau rồi.
    Bác nào đọc Tiếu ngạo giang hồ hay Cô gái đồ long ắt thấy cái triết lý Thiện Ác không phân minh này. Những kẻ bị coi là tà ma ngoại đạo, cùng hung cực ác có khi chỉ là những nạn nhân, còn những kẻ tự xưng (và được xưng tụng) là chính nhân quân tử, hiệp nghĩa chính phái thì lắm khi lại là lòng lang dạ sói.
    Thế nên dân gian mới thờ cả ông Thiện lẫn ông Ác trong chùa. Đạo Hinđu thờ ba vị thần thực ra đều là biến thể của một vị duy nhất là thần Sáng tạo (Brahman) trong đó có hai vị là thần Thiện (Visnu) và thần Ác (Siva),
    Mạnh tử, một bậc thầy Nho giáo nói: Nhân chi sơ tính bản thiện
    Còn Tuân tử, cũng một bậc thầy Nho giáo khác thì lại bảo: Nhân chi sơ, tính bản ác.
    Suy cho cùng, chẳng có thiện và cũng chẳng có ác. Thiện với Ác cũng là hai mắt đối lập, chúng thống nhất biện chứng với nhau, đấu tranh với nhau và có thể chuyển hoá cho nhau.
    Loài người đã bao nhiêu lần lầm lẫn bởi cái quan niệm đơn giản về cái Thiện và cái Ác rồi. Những kẻ như Hitler hay Polpot những hành động cực ác, sau này bị lịch sử lên án nhưng vào lúc chúng còn ngạo nghễ thì có chúng cũng nhân danh những mục đích cao cả, tốt đẹp vì lợi ích của nhân loại hay của dân tộc mình đấy chứ.
    Thế nên đừng bao giờ để bị loá mắt bởi cái vỏ Thiện, Ác bề ngoài mà hãy nhìn vào hành động để phán xét (chứ không phải chỉ vào mục đích).

    Quan quan này tiếng thư cưu
    Đôi chim quấn quýt luyến lưu chẳng rời
    Kìa nàng thục nữ xinh tươi
    Bên chàng quân tử trao lời yêu đương
  10. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Bác VNHL cứ dùng cái signature này có phải dễ hiểu không? Tớ thích từ "xinh tươi" lắm đó. Mà cái THIỆN với ÁC việc gì bác cứ phải ví dụ tận truyện chưởng hay mấy ông gì gì Tử đó, rắc rối bỏ xừ. Lại còn triết học với cả nhân chi sơ cái gỉ gì gi nữa chứ. Chẳng bản gì hết - mới đẻ ra cứ thử quẳng nó vào bầy sói như trong truyện gì nhỉ ... - thì sẽ biết ngay là bản gì thôi. Bác lấy đời thường ra mà ví dụ xem có ai thấy ai chỉ THIỆN hoặc chỉ ÁC thôi không thì biết ngay. Tớ thì chẳng để ý đến việc phân biệt THIỆN hay ÁC nữa, có lẽ nếu cứ cố phân biệt rồi thì tớ cũng rơi vào cực đoan hay cũng tẩu hoả nhập ma mà chết thui. Cố gắng giữ cho mình được tự do, thoải mái (như LHX trong Tiếu ngạo của bác) mà không bị đẩy vào các thái cực hoặc thật giả đảo điên quá mức là hạnh phúc lắm rồi.
    Tớ cũng xin stop cái cổ tích với THIỆN/ÁC, còn về phụ nữ thì xin chị em tiếp tục - tớ không đủ "kinh nghiệm"!
    À, chào cháu pittypat nhá, see u tomorrow.
    Tomorrow never dies

Chia sẻ trang này