1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CUỐN THEO CHIỀU GIÓ và Anh và Em...

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi cundc, 25/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ chôm chôm một ít thời gian làm việc, vào "khoe" tí nào...
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=96781&ChannelID=10
    Cuốn theo chiều gió: Phim thành công nhất mọi thời đại tại Mỹ
    06/09/2005
    [​IMG]
    Bộ phim kinh điển Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) ra mắt năm 1939 của đạo diễn Victor Fleming do Clark Gable và Vivien Leigh đóng vai chính vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ.
    Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest.
    Năm ngoái, Cuốn theo chiều gió cũng dẫn đầu cuộc bình chọn Phim thành công nhất về số lượng khán giả đến rạp tại Anh.
    Một bộ phim khác của thập niên 30 cũng lọt vào Top 10 trong cuộc thăm dò của Screen Digest là phim hoạt hình Bạch Tuyết và 7 chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs) năm 1937 của hãng Walt Disney.
    Thập niên 70 được xem là thời hoàng kim của điện ảnh Mỹ khi có đến ba bộ phim lọt vào top 10 là Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) sản xuất năm 1977 của đạo diễn George Lucas (hạng 2), Hàm cá mập (Jaws) sản xuất năm 1975 của đạo diễn Steven Spielberg (hạng 7) và Người đuổi tà ma (The Exorcist) sản xuất năm 1973 của đạo diễn William Friedkin.
    ?oBỏ qua những bộ phim cổ điển của thập niên 30, bạn có thể thấy đỉnh điểm sự hưng thịnh của nền công nghiệp điện ảnh tại Hollywood rơi vào hai thập niên 60-70 và từ đó bắt đầu có dấu hiệu xuống dốc? - David Han****, người phụ trách cuộc thằm dò phát biểu.
    Theo kết quả cuộc thăm dò này, 20th Century Fox là hãng phim thành công nhất khi dẫn đầu số lượng phim lọt vào Top 100 với 17 phim, tiếp theo là hai hãng Paramount và Disney với 15 phim.
    Với vị trí 26, phim về James Bond có tựa đề Thunderball (năm 1965) của đạo diễn Terence Young được xem là bộ phim Anh thành công nhất.
    Danh sách 10 bộ phim thành công nhất mọi thời đại
    1. Gone with the Wind (1939)
    2. Star Wars (1977)
    3. The Sound of Music (1965)
    4. ET (1982)
    5. The Ten Commandments (1956)
    6. Titanic (1997)
    7. Jaws (1975)
    8. Dr Zhivago (1965)
    9. The Exorcist (1973)
    10. Snow White and the Seven Dwarfs (1937)

  2. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Chả biết post đâu,post đây vậy
    Tặng 4everonelove theo yêu cầu nè:
     
  3. Aventura

    Aventura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Nhân vật nào được coi là cá tính và nổi bật nhất trong CTCG thì mình lại chẳng thấy nhớ được cái gì ngoài cái tính phù phiếm và giả tạo (Một phần do tác giả đã cố gắng khắc hoạ tính cách nhân vật một cách... nói thế nào nhỉ...ah,,,, tiểu thuyết hoá tính cách nhân vật để cho sách của mình bán chạy ấy mà...)
    May ra nhớ mãi hình ảnh bà vú già da đen của nàng Scarlett nông cạn. Đó mới thật là một con người chân thật và tốt bụng. Cái tính cách trung thành và tận tuỵ khi nào cũng làm mình cảm động. Sự quan tâm thường xuyên luôn làm mình bị ám ảnh về lòng tốt.
    Lại nhớ một phụ nữ da đen đã cho mình đi nhờ xe về nhà trong một lần lạc đường về KTX của những ngày xa xôi một mình nơi tuyết trắng,,, hix
    Đấy..... về CTCG, chỉ nhớ có mỗi cảm giác thế thôi, thu nhận được cảm xúc cũng chỉ có mỗi thế thôi.
  4. 4everOneLove

    4everOneLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    0
    Cuốn theo chiều gió?T có doanh thu lớn nhất
    Tạp chí điện ảnh Empire vừa công bố danh sách những bộ phim ăn khách nhất tại Mỹ (đã được điều chỉnh theo thời giá hiện tại). Bộ phim của Clark Gable và Vivien Leigh đánh bại những bộ phim kinh điển khác để giành ngôi đầu bảng.

    Phim Cuốn theo chiều gió.
    Tính theo giá hiện nay, Gone With the Wind lãi 1,68 tỷ USD tính từ tiền bán vé. Vị trí thứ hai thuộc về Star Wars (1977) của đạo diễn George Lucas, với 461 triệu USD.
    Bộ phim ca nhạc The Sound of Music do diễn viên Julie Andrews thủ vai chính về thứ ba, đứng trên phim khoa học giả tưởng The Extra-Terrestrial (E.T.) của đạo diễn Steven Spielberg.
    Bộ phim phơi phới tình yêu của chàng Jack và nàng Rose - Titanic - do Kate Winslet và Leonardo DiCaprio đóng vai chính, được xếp ở vị trí thứ 6.
    Matt Coyte, biên tập viên của tạp chí Empire, thừa nhận, nhiều bộ phim có mặt trong top 10 khiến ông ngạc nhiên. Ông nói: ?oTôi không bất ngờ về thành công của Gone With The Wind. Nhưng tôi đã luôn nghĩ rằng, Star Wars sẽ bội thu nhất. Bộ phim Doctor Zhivago được xếp thứ 8, nhưng nếu phát hành trong thời điểm hiện nay thì chắc chắn sẽ vắng khách vì buồn tẻ?.
    10 bộ phim có doanh thu lớn nhất mọi thời đại:
    1. Gone with the Wind (1939)
    2. Star Wars (1977)
    3. The Sound of Music (1965)
    4. E.T. (1982)
    5. The Ten Commandments (1956)
    6. Titanic (1997)
    7. Jaws (1975)
    8. Dr Zhivago (1965)
    9. The Exorcist (1973)
    10. Snow White and the Seven Dwarfs (1937).
    (VnExpress)
  5. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Sự thành công của Gone with the Wind là do sự già dặn trong bút pháp của Margaret Mitchell. Không chỉ đơn giản là một chuyện tình tay ba với những hờn ghen và mâu thuẫn tâm lý (về chuyện này thì Quỳnh Dao cũng làm được), Mitchell đưa chúng ta về với bối cảnh lịch sử hào hùng của nước Mỹ: cuộc nội chiến Nam Bắc.
    Scarlet O''Hara là đặc trưng cho cái mà bây giờ chúng ta gọi là cá tính người Mỹ: tự đắc, hiếu thắng và luôn bắt nạt những ai trong khả năng của mình. Đối lập là sự hy sinh, lòng trung thành và sự nhạy cảm tinh tế của Melanie Wilkes.
    Hơn cả một tiểu thuyết, Gone with the Wind đã định hình và khẳng định lối sống và văn hoá Mỹ, điều mà chỉ một tác phẩm lớn mới làm nổi.
    ps. Trái ngược với trên phim, Olivia de Havilland (Melanie) đã sống rất thọ so với Clark Gable(Rhett) và Vivien Leigh (Scarlet).
  6. JoannaFalconer

    JoannaFalconer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    1.031
    Đã được thích:
    1
    Em chỉ thắc mắc là bây giờ trên thực tế,liệu người ta có thể nói với nhau những lời như trong phim?
    Đọc lại mấy lời đối thoại giữa 2 người,em thật....không tin nổi,cứ như là họ đã phải tự soạn trong đầu một mớ ngôn ngữ hỗn độn để những lời nói không bao giờ trùng lặp lại.Thấy giả tạo làm sao ấy!Em không ghét cũng không thích phim này,suy cho cùng có thích thì chỉ thích những mẩu đối thoại nảy lửa,khích nhau xong rồi....lại kiss,và cứ thế....Kịch thật!
  7. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Rất làm tiếc phải đồng ý với JoannaFalconer. Đó là điểm khác nhau giữa thực tế và phim ảnh.
    Trên phim các tài tử điện ảnh là các diễn viên chuyên nghiệp, được đào tạo cẩn thận, được các đạo diễn bậc thầy chỉ đạo, và hơn thế, lời thoại của họ được soạn sửa kỹ càng sau hàng tháng hay hàng năm suy nghĩ của các nhà văn.
    Mặc dù vậy, họ vẫn phải làm đi làm lại hàng chục lần mới được đạo diễn ưng ý (trong phim này là các cảnh chốt như cảnh Rhett cứu Scarlet ra khỏi biển lửa ở Atlanta, hay cảnh Rhett cầu hôn Scarlet).
    Trong thực tế mâu thuẫn và tình cảm của chúng ta ít khi đạt đến cao trào như trong phim. Không rõ đây là may mắn hay không may nữa.
  8. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Mỗi người có một cách cảm nhận riêng trước mỗi tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là văn học mà còn kể cả hội hoạ, điện ảnh, âm nhạc...v.v... Thế nên những người tương đồng về cảm nhận với cùng một tác phẩm mới thấy quý mến nhau là vậy.
    Thử tưởng tượng, tôi mời cậu đi uống rượu.
    Tôi gọi loại rượu mà tôi thích và khen suốt ngày. Cậu nhấm một ngụm và tấm tắc khen: "Ừ, hảo tửu!!!" Thế là hai ta gật gù chén chú chén anh, cụng ly chan chát. Bữa rượu ấy quả là "rượu ngon lại gặp được bạn hiền".
    Thế nhưng, nếu cậu nhấp ngụm rượu rồi nói rằng cậu không thích lắm... Ờ, kết quả thế nào thì biết rồi. Một bữa rượu nhạt nhẽo. Và từ đó tôi sẽ không bao giờ mất công giới thiệu với cậu những thứ đồ ăn thức uống hay bất kỳ thứ gì mà 1 trong 5 giác quan của tôi ưa thích. Rượu ngon đã phí, bạn hiền không gặp được.
    Vậy đấy. Khi cậu chê thứ mà tôi thích, thì tôi tụt cả hứng thú để giao tiếp với cậu rồi.
    Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc nhất định trong trao đổi quan điểm về một tác phẩm nghệ thuật. Tôi sẽ kiên nhẫn nghe ý kiến của cậu nếu như cậu chê đúng chỗ. Nhưng tôi sẽ rất nản nếu như cậu chê những cái đâu đâu. Tôi rất khách quan khi đánh giá quan điểm, cảm nhận của nguời khác về bất cứ tác phẩm nào, nhưng tôi cũng tự cho mình cái quyền coi ai đó là "khả năng nhận diện nghệ thuật yếu kém" nếu như họ có những phát ngôn quá thiếu thuyết phục về tác phẩm đó.
    Ở đây, cậu nhận định rằng: "tác giả đã cố gắng khắc hoạ tính cách nhân vật một cách... nói thế nào nhỉ...ah,,,, tiểu thuyết hoá tính cách nhân vật để cho sách của mình bán chạy ấy mà..".
    Tôi đánh giá rất thấp nhận định này. Tiểu thuyết vốn là một SÁNG TÁC. Mà SÁNG TÁC thì tự nó đã thể hiện tính chất hư cấu rồi. Ngay cả những tiểu thuyết lịch sử cũng đậm chất hư cấu trên nền SỰ THẬT. Vậy mà cậu lại tỏ ra khinh thường cái TÀI SÁNG TÁC đó là sao?
    Cậu có bao giờ tự hỏi là tại sao Việt Nam ta chưa có tiểu thuyết nào được mang tầm thế giới như thế? Điểm yếu của ta là SÁNG TÁC đấy (hãy hiểu thật sâu khái niệm SÁNG TÁC nhé!).
    Mà tôi thật sự ngạc nhiên... Cậu coi SÁNG TÁC đó là GIẢ TẠO, tức là cậu muốn nó THẬT hơn. Lẽ ra một người đòi hỏi nhiều tính THẬT ở văn học như cậu thì càng phải yêu CTCG chứ nhỉ? Cậu không thấy là trong đó bà tác giả đã khéo léo hư cấu các nhân vật trên nền một bối cảnh lịch sử CÓ THẬT hay sao?
    Nói vậy thôi nhé. Dù cậu không khen loại rượu mà tôi thích, nhưng vẫn muốn cụng ly với cậu, vì cậu cũng tỏ ra một chút hứng thú để thích nó. Không thích rượu thì cụng bia nào. Cụng ly vì SỰ TẬN TUỴ TRUNG THÀNH của vú già Mummie!
    Thú thực là tôi từng muốn viết về bà ý. Nhưng cứ mãi luẩn quẩn với mấy anh chị nv chính nên chưa có lúc nào viết được. Một mẫu "trung thần" mà bất cứ ai cũng mong muốn có được!
    Tôi đã cực kỳ khoái vú già da đen đó khi thấy bà nói với Scarlett thế này (lúc cô nàng quyết định cưới Rhett):
    Cô chỉ là một con la mang yên cương ngựa không hơn không kém. Người ta có thể đánh bóng móng chân con la, nhưng không gạt được ai. Cô cũng vậy, cô mặc quần áo bằng lụa, làm chủ trại cưa, chủ tiệm bán hàng và giàu có, cô giống như một con ngựa đẹp, nhưng cứ là cái cốt của một con la. Cô không gạt được ai đâu. Và tên Butler đó cũng vậy, sanh trưởng trong danh giá, lanh lẹ như một con ngựa đua, nhưng cũng chỉ là một con la mang yên cương ngựa, giống y như cô.
    Quả là một người hầu cận trung thành tận tuỵ có trình độ! Bà ta sâu sắc hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Mà có được tâm huyết của một người sâu sắc như thế thì hoàn toàn có thể yên tâm về sự trung thành tận tuỵ của người đó.
    Thôi dừng nhé!
    Hôm nào nói về những con la mang yên ngựa. Hy vọng bạn sẽ thấy thích những con la đó hơn và sẽ thấy rằng những con la đó KHÔNG HỀ GIẢ TẠO mà hoàn toàn là SỰ SÁNG TẠO CỰC KỲ LOGIC.
  9. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Gớm. Hôm nay mới nhớ ra chưa cảm ơn bà bạn. hì hì... :D
    Mấy cái thông tin như vầy đọc mát ruột quá cơ. Cảm ơn bà share lên đây nhá!!!
    P/S: À mà không thấy bi bô gì nữa nhỉ? Khoái anh chị nào trong truyện không? Hay là chỉ mê mệt bộ phim với mấy diễn viên xinh đẹp?
  10. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Bác ôi... em... nổi da gà đây này.
    Trùi ui sao mà nhận định hay thế nhở? Hầu như toàn bộ câu chữ trong cái bài này của bác đều quá chuẩn và tuyệt.
    Duy chỉ có việc bác lôi Quỳnh Dao ra đây là em thấy... củ chuối. Nói thế bác đừng bực mình nhé! Thật sự là em thấy rất củ chuối đấy. Bác đã nhận định cực kỳ sắc sảo về cá tính, lối sống, phong cách và văn hoá Mỹ, vậy mà bác lại đem so sánh với một bà ở Á mình thế hử?
    Nếu bác so sánh để nhìn ra những điểm GIỐNG-KHÁC thì okie quá. Nhưng đằng này bác là so sánh HƠN -THUA. Em e rằng hơi... củ chuối. Cũng có thể em thắy thế là vì bác chưa phát biểu rõ ràng và "oánh trúng" vào trung tâm của sự so sánh đó. Khi nào có thời gian, bác nói rõ hơn về bút pháp Quỳnh Dao so với M.M. được không ạ?

Chia sẻ trang này