1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CƯƠNG VS NHU

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DONGBAI, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    CƯƠNG VS NHU

    Bên trang vinhxuân.org đang có 1 chủ đề về luyện tập theo cương trước hay nhu trước .chủ đề này tui cãm thấy cũng rất hay mong các bác rộng đường chỉ giáo.
    các bạn có thể thao khảo sao đây bài trao đỗi cũa võ sư NAM ANH theo nguồn từ trang vinhxuan.org.:
    http://vinhxuan.org/phorum/viewtopic.php?t=406
    phóng viên báo Tạp chí Ngay Nay.: Vì sao có sự khác biệt quá to tát giữa Vịnh Xuân tại miền Nam và miền Bắc nước ta, giữa Vịnh Xuân quyền của Việt Nam với hệ Vịnh Xuân của võ sư Diệp Vấn (Hồng Kông), thậm chí với hệ Trung Quốc nói chung? Nhiều người nói Vịnh Xuân miền Bắc thì chủ trương luyện nhu, có không chú trọng cước pháp của Vịnh Xuân, còn miền Nam thì chuyên luyện cương, mà cước pháp lai giống kỹ thuật của Taekwondo?


    VS Nam Anh. Vịnh Xuân quyền ở Việt Nam chủ trương đưa Ngũ hình làm căn bản để truyền dạy phần kỹ thuật, còn các hệ phái ở Hồng Kông trong mấy thập niên vừa qua không những không truyền dạy mà ngược lại còn phủ nhận Ngũ hình quyền và chỉ tập trung luyện 3 bài là ?oTiểu hình ý?, ?oTầm kiều?, ?oTiểu chỉ?, kết thúc toàn bộ quyền thuật Vịnh Xuân chỉ bằng hai bài binh khí là ?oBát trảm đao? và ?oLục điểm bán côn?(?). Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do bị thất truyền căn bản, bằng không thì Vịnh Xuân Việt Nam và Vịnh Xuân Trung Quốc, do cùng có chung cội nguồn, nên không thể không có Ngũ hình quyền. Một bằng chứng nữa là chúng tôi vẫn còn lưu giữ được một số ấn phẩm do Hồng Kông phát hành vào những năm 70, có đăng những bài ca quyết chứng tỏ bản thân Vịnh Xuân quyền ở Trung Quốc vốn tồn tại 5 bài Ngũ hình là Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc. Riêng về 3 bài tập đang thịnh hành trong hệ Vịnh Xuân Hồng Kông hiện nay, thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn luyện tập.
    Một người học võ thực thụ bao giờ cũng phải lấy khả năng và hiệu quả chiến đấu làm thước đo thành quả. Chỉ qua chiến đấu mới chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh và trình độ võ công đã tu tập. Như vậy, về logic, không Môn phái nào (tôi xin nhấn mạnh hai chữ Môn phái) lại chỉ luyện cương, hoặc chỉ luyện nhu, chỉ luyện quyền hoặc chỉ luyện cước; không có cá nhân nào lại muốn tự giới hạn những khả năng sẵn có hoặc thu hẹp các điều kiện cho phép trong những cục diện đối đầu sinh tử ! Ngược lại, phải kết hợp mọi khả năng, mọi phương tiện: cương, nhu, quyền, cước ở mức cao nhất thì khả năng chiến đấu mới đạt hiệu quả. Cho nên phân biệt Vịnh Xuân miền Bắc với miền Nam là hiểu sai nền tảng của võ học, là phản võ thuật và phản khoa học. Hơn nữa Vịnh Xuân miền Bắc và miền Nam đều xuất xứ cùng một thầy nên càng không có sự khác biệt, vì rằng Nguyên Tế Công và Nguyên Minh Đại sư đều là học trò chân truyền của Giác Hải Đại sư Phó Bá Quyền và Danh sư Phùng Tiều Thanh. Rất có thể trong quá trình truyền thụ Vịnh Xuân, có lúc, có nơi đã cắt nghĩa lệch lạc khẩu quyết căn bản của Bản Môn. Khẩu quyết đó rất phổ biến, là một trong những khẩu quyết được nhiều người biết tới, đó là ?oTiên luyện cực kim cương, hậu nhiên luyện cực kỳ nhu nhuyễn?. Đây là một logic của võ thuật nói chung: Người luyện võ phải luyện thật cứng, rắn như kim cương thì mới có khả năng đánh đối phương nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. ?oNhu nhuyễn? trong khẩu quyết là nói về sự mềm mại của một sợi xích sắt, thể hiện nguyên lý sử dụng kình lực của hệ Thiếu Lâm Phật gia. Điều này trái ngược với nguyên lý của Đạo gia Võ Đang, chủ trương ?otrong sự mềm mại của sợi bông goòng có sắt thép?. Chúng ta không nên quên rằng danh xưng đầy đủ của Vịnh Xuân quyền là ?oThiếu Lâm Phật gia Vịnh Xuân Quyền?, là hệ phái sử dựng nguyên l?Zý?Z ?otrong cương có nhu?. Nếu hiểu sai, người học Vịnh Xuân Phật gia có nguy cơ lạc sang hệ phái hoàn toàn ngược lại, chủ trương ?otrong nhu có cương? của hệ Đạo gia. Trong chốn giang hồ và từ xưa đến nay ai ai cũng biết trong chiến đấu hệ Phật gia bao giờ cũng can thiệp bằng quyền thuật như vũ bão. Một bằng chứng đơn giản mà ai cũng ngưỡng mộ, đó là phương pháp khổ luyện độc đáo với mộc nhân, một dụng cụ luyện tập cơ bản tượng trưng cho cho đối thủ cực mạnh, cực rắn chắc và cực to lớn để chuyên luyện cho sự cứng cáp và mạnh mẽ về thể chất, thể lực và tinh thần của Vịnh Xuân quyền.
  2. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    tôi xin được trình bày phương pháp tạp tại võ đường của mon phái tôi :
    Cụ thể khi đối với 1 võ sinh vừa vào tập thì sẽ trãi qua các giai đoạn tập đấm tam xuân quyền ,tập tấn ,hất chân chủ yếu là tập thể lực đễ có thể theo được những bài tập trong giai đoạn sau ,quay tay và thả lỏng các khớp tay chỉ ỏ trình độ trung cấp như theo shaolinwingchun.com.
    giai đoạn đầu rất chú trọng đến phần tấn và di chuyển ,tập rất lâu và cực khổ thường chiếm tới 1/3 thời gian tập ,song song đó chủ yếu phần tay là tập các thế tay căn bản của VX .Yêu cầu đánh thật mạnh ,giữ khuôn tay thật chuẩn và rất nhiều lần.
    Hít đất và tập đánh vào thân mộc nhân đễ tập độ cứng rắn của tay hầu như là cái không thể thiếu vào đầu cuối và trong thời gian tập,đánh riết đâm ra mỗi lần thấy mộc nhân hay gốc cây đều ngứa tay..
  3. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi mới lại thấy bác DONGBAI lên ttvnol post bài về VX nhỉ. Tranh luận cuơng vs nhu thì còn dài dài bác ơi.
    Môn phái phổ biến quan điểm "chủ nhu" rộng rãi ra quảng đại quần chúng có lẽ là Thái cực quyền. Nhưng ít người tập Thái cực quyền biết rằng để có thể chiến đấu được, cần phải tập các bài tập cương mãnh bên cạnh các bài quyền nhu nhuyễn. Mà các bài tập cương mãnh này thì hình như là bí truyền, ít người được học. Xem các đại sư Trần thị TCQ biểu diến có thể thấy ở mỗi người, tuỳ vào sở học mà khi diễn quyền, có tỉ lệ thể hiện cương nhu trong bài quyền khác nhau, dù là cùng diễn giá thức của Trần thị.
    Thế nên cùng là VX nhưng chắc sẽ có sự thể hiện cương nhu khác nhau ở mỗi dòng phái, mỗi cá nhân.
    Không biết bác DONGBAI có xem cái clip trận đấu giữa hai phái TCQ và Bạch hạc ở Macau năm 1953 (hay 1954 gì đấy) chưa nhỉ? TCQ thì khỏi nói rồi, còn Bạch hạc nghe nói cũng có những kỹ thuật tương đồng với VX. Vậy mà hai vị võ sư đại diện cho hai môn phái này lên đài đánh nhau như hai tay du côn ngoài chợ vậy, chẳng thấy nhu chỗ nào cả. Thế nên tôi nghĩ ai muốn chứng minh sự nhu nhuyễn của quyền cước thì không thể ngồi nói lí luận theo kiểu "nước chảy đá mòn" hay "miên lí tàng kim" mà cứ phải vào thực chiến mới được.
    Hỏi thăm bác DONGBAI cái, sao độ này các võ đường công khai dạy VX Nam Anh ở SG biến đâu mất hết vậy?
  4. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy cái khẩu quyết về "tiên luyện cực kim cương, hậu nhiên luyện cực nhu nhuyễn" hình như chỉ được bác Nam Anh nói ra thôi thì phải. Ngoài Bắc chưa bao giờ nghe cái khẩu quyết này. Bởi vậy, nếu nói khẩu quyết đó là quen thuộc nhiều người biết thì có lẽ là hơi vội chăng.
    Việc dạy và tập Vĩnh xuân trong Nam ngoài Bắc, Hồng Kông khác nhau đã đành. Ngay ngoài Bắc thôi thì 4 dòng chính đang truyền bá Vĩnh xuân cũng đều theo những khuynh hướng khác nhau mà khó nói là ai hơn ai. Ngũ hình quyền trong Nam và ngoài Bắc cũng khác nhau khá nhiều. Nếu nhìn thì không thấy có cùng một gốc. Ngoài Bắc thì ngũ hình quyền được dạy bởi dòng cụ Tuyển và dòng cụ Quý cũng khác nhau.
    Theo quan điểm của tôi thì tiên luyện cực kim cương, hậu luyện cực nhu nhuyễn hay ngược lại đều không hợp lý. Cương hay nhu đều phải đi song song có thể cái này trước cái kia một chút chứ không nên đến cực kim cương rồi mới đến nhu.
    Bên tôi tập có khác với bên bác là khởi đầu vào được chỉ dẫn tập tấn, xoay tấn, các động tác khởi động với mục tiêu lỏng khớp. Sau đó không bao lâu thì tập vào phần quay tay ngay. Việc luyện quay tay ngay này giải quyết được vấn đề học viên biết nghe lực hiểu lực, biết mượn lực, có kèm theo luyện phản xạ gạt đỡ. Như vậy là giải quyết cơ bản về khả năng tự vệ ban đầu một cách tương đối nhanh chóng. Và không thể nói luyện quay tay này là chỉ có nhu.
    Khi tay tháo khớp một cách tương đối tốt rồi thì bắt đầu giai đoạn tập lực với mộc nhân, bao cát để tay vào khuôn nhưng không bị bó theo khuôn và vẫn lỏng được khớp. Biết tăng cường lực nhưng vẫn hiểu về dụng lực.
    Cách tập khác nhau ắt sẽ ra kết quả khác nhau nhưng quả thật tôi không hề tin cái khẩu quyết về cương, nhu cái nào trước cái nào sau. Bởi lẽ vĩnh xuân hướng con người tới sự cân bằng cân bằng về cứng , mềm, chú trọng về tạo thế áp đảo hơn là phát lực cực mạnh. Vậy nên chẳng có lý do gì để tập một cách mất cân bằng cương, nhu trong giai đoạn đầu tiên.
  5. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác DONGBAI, đã đọc bài của bác ở topic Kungfu marketing nên đã rõ vì sao không còn thấy các võ đường VX Nam Anh mở cửa nữa.
  6. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    tôi rất cám ơn các bạn đã chia sẽ với tôi kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề này .Tôi theo cãm nhận của riêng tôi thì trong giai đoạn đầu thì phải cần trang bị cho học viên 1 nền thể lực có thể theo đuổi được việc tập võ .Sức bền ,sức mạnh trong mỗi cú đấm ,cú đá chỉ có thể có sau 1 thời gian rèn luyện thật cật lực và hết sức mình .sau đó khi đạt được 1 thân thể cường tráng ,mạnh mẽ thì mới theo đuổi được các bài tập nâng cao về độ chính xác ,thăng bằng ,trau chuốt đòn cho tinh .Thực tế với cách tập như của bên tôi thì sau 1 thời gian môn sinh mới vào thường không ngán giao thủ ,có thể dùng thủ để công vì đã có sẵn sự cứng rắn của đôi tay phá tay hay phá chân đối thủ .Khi tấn công thì với lực đánh cương mãnh nếu đối thủ khuôn tay không chuẩn hay thấy được điễm đặt lực để hoán lực thì thường là đối thủ sẽ ăn cho hết đòn đó.
    Được dongbai sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 05/05/2006
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    Cùng một quan điểm với Mr. DONGBAI dù rằng tui không thuộc Vịnh Xuân của các bạn.
    Khi 2 đối thủ lên sàn đấu và giao hẹn chỉ có 1 người được bước ra, còn người kia thì quan tài đã chờ sẵn thì sẽ rõ quan điểm là CƯƠNG hay là NHU.
    Võ thuật khi phôi thai đến lúc cường thịnh đều 1 mục đích là để tăng cường khả năng chiến đấu và để chiến thắng đối thủ. Khi phồn thịnh thì biến tấu thành trò tiêu khiển mua vui như : tuồng, chèo, cải lương, phim ảnh,... khi binh biến thì trở lại với bản chất đích thực của nó.
    Tập võ giống như ta đang đứng dưới chân "Kim Tự Tháp", khi đứng ở góc hướng Đông thì ta nói nó thuộc hướng Đông, khi ở hướng Tây thì coi nó là hướng Tây, còn khi ta trèo lên đến đỉnh của KIM TỰ THÁP thì ta nhận định nó là hướng nào cũng được.
    Theo tui võ gì thì võ cũng đều cần có sức mạnh, cần thể lực, cần nhanh nhẹn, cần tốc độ, cần sự chính xác,..... Nhu không thể thiếu Cương, và ngược lại Cương không thể thiếu nhu.
    Còn Cương thắng Nhu hay Nhu thắng Cương chỉ là lý thuyết.
    Riêng tui (so với các đồng môn khác) có quan điểm trung thành với lối Cương mãnh, ào ạt, đánh tràn, khác hẳn với các sư huynh và các sư đệ khác tuy cùng 1 thầy và 1 bài bản với tui. Và các môn đệ của tui sau này cũng đều trung thành với lối tập luyện này. Cái lợi là không ngại va chạm, không ngại đối thủ to lớn, sẵn sàng ăn miếng trả miếng, sẵn sàng đòn đổi đòn. Nhưng khi nào mệt, lại trở về với nhu nhưng vẫn không giấu đi sức mạnh tiềm ẩn sẵn có.
    Đôi dòng bày tỏ mong các bạn góp ý.
  8. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã chia sẻ. Tôi vẫn băn khoăn bởi lẽ. Như hầu hết các môn phái võ thiên về nhu thì khẩu quyết là "dĩ nhu chế cương, dĩ nhược chế cường". Mặc dù tôi tập thiên về nhu trước nhưng không thể không có thể lực trong đó. Như bác Đongbai có nói về cái nhu của Vĩnh xuân như là xích sắt chứ không phải "miên lý tàng kim". Tôi rất đồng ý với ý kiến đó. Nhưng vấn đề là làm sao nó phải như cái xích sắt chứ không phải như một cục sắt. Ở bên tôi khi tập ban đầu là tập linh giác. Với linh giác bén nhạy và đôi tay nhanh nhẹn và cái thân pháp "bám dính, quấn chặt" là hầu như có thể áp chế những người bình thường hoặc cả những người đã học võ của những môn phái cương khiến cho họ không thể phát lực được. Tuy nhiên ban đầu chưa tập cương nên họ cũng không phát lực mạnh được để dứt điểm. Tuy nhiên cái gì cũng vậy, để giỏi được thì cũng cần có thời gian và độ chuyên cần.
  9. linhlee

    linhlee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    hi
    đồng chí này có vẻ thuộc tâm pháp Vịnh Xuân Bắc Cầu nhỉ!!!
    Chúc vui vẻ
    Linhlee&F
  10. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    này xem con gái đánh VX nè ,có nhu không?
    http://www.youtube.com/watch?v=H35k2VqDQqM&search=wingchun

Chia sẻ trang này