1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CƯƠNG VS NHU

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DONGBAI, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đúng là biểu diễn khi đối phưong đứng yên thôi. Mà Vĩnh xuân bên tôi đánh không có nét như thế.
    Thông thường thì bên tôi hay chơi theo lối bám dính, quấn chặt dồn đối thủ đi khắp nơi. Nhiều khi có chân tay mà không sử dụng được. Bọn tôi gọi là đùa. Tất nhiên tuỳ trình độ đối tượng nhưng nhiều khi thấy việc đá vào hạ bộ, véo mũi, véo tai giơ ngón tay chạm mắt đối thủ là chuyện không khó khăn lắm. Tuy nhiên không dễ phát được lực làm đối thủ gục vì tầm phát lực ngắn.
  2. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    bên tui đúng là khác bên bạn ,khi đấu không bao giờ cho kiều để mà bám ,quấn hay dồn .tất cả là tự kiếm kiều thui .Vì theo lẽ tự nhiên đấu nhau í , tui không cho bạn khoảng cách và sờ tay tui đâu .đến đây có nhiều trò vui đây .nào trá ,bắt nhịp ,chiến thuật chiến đấu......VX đâu phải chỉ có cặp tay đâu bạn đòn chân nguy hiểm lắm nhất là mấy cái đòn đánh khoảng cách gần và giấu chân ,lạng quạng đưa tay là ăn đòn ngay.đừng tưởng dồn sát vào tui là tui không đánh được àh nha ,lối đánh ép ,ủi dồn sát của bên bạn tui đâu còn lạ gì .gặp thằng chuyên dùng chân tiên công và tinh thì cứ hễ động đậy thì nó bắn cho 1 phát .
  3. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đâu cần phải chạm tay bạn mới là kiều đâu. Quấn hay dồn đều là đòn đánh cả. Tôi đánh bạn bạn không đỡ sao ?? và đỡ bằng gì. Đó là cơ hội để nhập nội và các bước tiếp theo. Bọn tôi cũng dùng đòn chân đấy chứ nhưng chủ yếu để đá chặn, đá gối, hạ bộ. Nói chung là đòn thấp. Tuy nhiên, như tôi đã nói thì vẫn là vấn đề trình độ thôi. Tập đến mức độ nào thì dùng được ở mức độ ấy. Còn lên đỉnh cao thì cương nhu đủ cả. Vấn đề ở đây tôi muốn nói là cương nhu nên luyện song song. Cái này trước cái kia một ít thôi chứ không phải đến cực kim cương rồi mới chuyển sang nhu. Như vậy cân bằng hơn.
  4. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Thông thường thì người Thầy thường sẽ truyền lại cho trò con đường luyện tập họ đã từng đi qua.
    Đúng là võ thuật có gốc Thiếu Lâm thường là luyện thân thể cứng mạnh trước tiên.
    Tuy nhiên, với Vịnh Xuân thì chất Thiếu Lâm đã thay đổi nhiều, khó mà có thể nói rằng phải luyện thế này hay luyện thế khác.
    Cũng như là khi chưa đủ thông tin để nhận xét về dòng võ khác e.g. VX HongKong thì cũng chỉ nên nêu tính chất giả thiết thôi.
    Cũng chưa có ai chính thức tuyên bố rằng VX ngoài Bắc "tiên luyện cực nhu nhuyễn, hậu luyện cực kim cương". Ai nghĩ vậy chỉ là võ đoán.
    VX ngoài Bắc đặt vấn đề tháo lỏng,kết hợp toàn thân, dda(.t Ý vào các chiêu thức trước ----> ti''nh Nhu NHƯNG quá trình tập ban đầu đã có sự va chạm với mộc nhân ngay ----> ti''nh Cu+o+ng????.
    Sau 1 năm tập có bài bản, chuyên cần khí công, quyền pháp, 108 căn bản, mộc nhân, người ban đầu có thể trạng yếu ớt nay cũng không đến nỗi nào.
    Quan niệm về tập Niêm Dính lại khác. Xưa tui tập Ly thủ nhiều hơn tập niêm thủ , cũng có lợi là không phải lúc nào cũng có bạn tập cùng để mà niêm.
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Chính vì vậy nên mới có chuyện các sư huynh sư đệ cùng học 1 thày, cùng học 1 bài bản như nhau, nhưng do kiến giải nhận thức khác nhau mà sau này hình thành nhiều lối luyện tập dựa theo kinh nghiệm và bản năng của họ mà hình thành nên nhiều chi phái như bây giờ.
    Điều này không phải là không có lý, võ Thiếu Lâm từ xưa nổi danh là võ thuật CĂN BẢN nên lấy luyện vững chãi, mạnh mẽ làm đầu, và cũng vì tính thực tế - thực dụng mà võ Thiếu Lâm lấy cứng mạnh làm sở trường, lấy linh hoạt làm trung tâm của tập luyện.
    Theo tôi nghĩ thì Vịnh Xuân đã đề ra một hướng luyện tập mới chứ không phải là "đã thay đổi nhiều", lý do: vẫn lấy linh hoạt làm trọng, vẫn luyện CĂN BẢN là chính, vẫn lấy sự mạnh mẽ trong đòn thế để áp đảo đối thủ. Còn luyện Cương trước nhu, hay Nhu trước Cương hoặc Cương Nhu song hành là theo nhận thức của mỗi dòng nhánh của người truyền bá từng nhánh đó theo kinh nghiệm mà ra. Mọi đường lối luyện tập đều đúng cả, chỉ do khả năng và tố chất của người luyện có "ĐẠT" tới hay không thôi.
    Đây chính là suy nghĩ trong đường lối luyện tập của từng cá nhân, đường lối này sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sự thành tựu của cá nhân đó. Theo tui con đường luyện tập mà bạn đã chọn có vẻ như giống với đường lối VÕ ĐÀI : Tấn công, tấn công, và tấn công.
  6. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Đây là một logic của võ thuật nói chung: Người luyện võ phải luyện thật cứng, rắn như kim cương thì mới có khả năng đánh đối phương nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. ?oNhu nhuyễn? trong khẩu quyết là nói về sự mềm mại của một sợi xích sắt, thể hiện nguyên lý sử dụng kình lực của hệ Thiếu Lâm Phật gia. Điều này trái ngược với nguyên lý của Đạo gia Võ Đang, chủ trương ?otrong sự mềm mại của sợi bông goòng có sắt thép?. Chúng ta không nên quên rằng danh xưng đầy đủ của Vịnh Xuân quyền là ?oThiếu Lâm Phật gia Vịnh Xuân Quyền?, là hệ phái sử dựng nguyên l?Zý?Z ?otrong cương có nhu?. Nếu hiểu sai, người học Vịnh Xuân Phật gia có nguy cơ lạc sang hệ phái hoàn toàn ngược lại, chủ trương ?otrong nhu có cương? của hệ Đạo gia.
    Nhân đọc bài mở đầu topic này của bác DONGBAI, đến đoạn trích trên tôi có một ít thắc mắc, hy vọng được bác DONGBAI giải đáp giúp:
    - Được biết thầy Nam Anh đã học Võ Đang với Đại sư Trương Tòng Phú trước khi học VX với Đại sư Nguyên Minh. Vậy thầy Nam Anh có gặp vướng mắc gì khi chuyển từ nguyên lí trong nhu có cương của Đạo gia Võ Đang sang nguyên lí trong cương có nhu của Thiếu Lâm Phật Gia? Nếu có thì vướng mắc đó được giải quyết như thế nào?
    - Hiện nay, ngoài việc truyền dạy VX ra, thầy Nam Anh có còn truyền dạy Võ Đang không? Nếu dạy cả hai môn cho cùng một đệ tử thì thầy Nam Anh giải quyết sự mâu thuẫn của nguyên lí của hai môn phái này như thế nào khi truyền dạy cùng một lúc để "tránh nguy cơ sai lạc" như bác đã đề cập ở trên?
    Xin cảm ơn bác DONGBAI trước, và xin lỗi đã làm phiền bác vì sự tò mò của tôi.
  7. tecongdoton

    tecongdoton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Thực ra câu hỏi "tiên nhu - hậu cương" nếu trả lời là "đồng thời" thì cũng đúng nhưng sẽ mất ý nghĩa của việc phân biệt cứng - mềm, đặc biệt cho người mới học.
    Theo tôi nhìn nhận, cách phát lực chính là "dấu ấn" của các môn phái (dù cũng chỉ tương đối), thế nên mới có chuyện đi Thái Cực Quyền mà vẫn có thể nhận ra VX, hoặc ngược lại đi VX nhưng lại rõ ràng vay mượn từ TCQ. Hoặc đi VX mà vẫn ko có dấu ấn VX (Cho phép chủ quan tí thế nhé, ko có ý định ám chỉ ai ... :=) ). Môn nào cũng có luyện khí, nhưng cách dùng lại khác nhau, có lẽ chính là dấu ấn chăng ?
    Nhận xét của VX2006 "Tuy nhiên không dễ phát được lực làm đối thủ gục vì tầm phát lực ngắn" là rất chính xác. Luyện cái này ở VX chính là Tiên Nhu - Hậu cương. Trong thời gian đầu, càng mềm thì càng ko có lực, nhưng nếu luyện đúng cách thì thời gian sau lực phát sẽ mạnh lên rất nhiều. Trong khi đó do mềm, lỏng cả tay và chân, hông, các khớp v.v. người tập lại vẫn giữ được sự linh hoạt và cảm nhận để có thể di chuyển và biến đòn nhanh.
    Nếu luyện theo "tiên cương - hậu nhu" thì cũng giống như các môn cương khác, thành đạt khá nhanh vì vẫn dựa vào sức cơ bắp sẵn có. Việc vừa mới tập đã đánh mộc nhân chính là theo đường lối này. Đối với những người học được khoảng 5 năm (tức chưa đạt tột đỉnh để cực cương sinh nhu - hay cực nhu-sinh cương), dấu ấn phát lực của hai đường lối này khác nhau rất rõ ràng.
    Còn bạn DHN cho rằng "tiên nhu hậu cương" là võ đóan, chứ thực ra dòng VX cụ Quý, cụ Khai, cụ Tiển đều thể hiện đường lối này, dù không dùng các từ hoa mỹ như vậy. Tuy vậy, khi xem băng biểu diễn của một số nhánh VX tôi khá ngạc nhiên là hầu như không có ai phát được sức (theo kiểu phát lực nhu) cả. Các bài quyền khi biểu diễn cũng không thấy tóat ra sức nhu. Chủ yếu vẫn là lực cơ bắp mà các cụ ngày xưa gọi là ngưu lực. (Có lẽ là do các đệ tử không thể hiện được). Phụ nữ hay những người nhỏ bé ít cơ bắp, hoặc ít sử dụng cơ bắp, nếu tập theo đường lối "tiên cương - hậu nhu" mà tôi từng gặp, có khi tập 10 -15 năm đều không tăng cường được khả năng chiến đấu thực sự lên bao nhiêu (so với hồi chưa tập). Trong một bài phân tích mà tôi đọc, nếu luyện tiên nhu - hậu cương, thì phụ nữ sẽ tiến nhanh hơn nam giới vì không bị thói quen dùng ngưu lực quá lớn như nam giới.
    Do vậy, có thể thấy tùy thể trạng mà người ta hay theo đường lối nào: người to khỏe, vâm váp sẵn, thì có khi vào tập là thích tập cương ngay (kể cả trong VX, như tập va chạm, mộc nhân ngay) và cũng khá nhanh chóng có thành tựu. Ngược lại, người bé, yếu thì đi theo "tiên nhu - hậu cương" là thích hợp, thậm chí dù không chiến đấu được, nhưng nếu so sánh với chính người đó thì lại cảm thấy có bước tiến rất rõ. Cũng do điều này mà việc so sánh ưu thế của 2 đường lối này bằng cách "thử tay", nói chung là có tính phiến diện: vì 2 người đó thường có các điểm xuất phát khác nhau, quỹ đạo tiến bộ cũng khác nhau v.v.
    Không biết các kinh nghiệm rất phiến diện của tôi có giống với các bạn không ? Xin được chia sẻ.
    Được tecongdoton sửa chữa / chuyển vào 13:44 ngày 08/05/2006
  8. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    1-Cụ thể khi đối với 1 võ sinh vừa vào tập thì sẽ trãi qua các giai đoạn tập đấm tam xuân quyền ,tập tấn ,hất chân chủ yếu là tập thể lực đễ có thể theo được những bài tập trong giai đoạn sau ,quay tay và thả lỏng các khớp tay chỉ ỏ trình độ trung cấp như theo shaolinwingchun.com.
    2- giai đoạn đầu rất chú trọng đến phần tấn và di chuyển ,tập rất lâu và cực khổ thường chiếm tới 1/3 thời gian tập ,song song đó chủ yếu phần tay là tập các thế tay căn bản của VX .Yêu cầu đánh thật mạnh ,giữ khuôn tay thật chuẩn và rất nhiều lần.
    3- Hít đất và tập đánh vào thân mộc nhân đễ tập độ cứng rắn của tay hầu như là cái không thể thiếu vào đầu cuối và trong thời gian tập,đánh riết đâm ra mỗi lần thấy mộc nhân hay gốc cây đều ngứa tay
    4-.Tôi theo cãm nhận của riêng tôi thì trong giai đoạn đầu thì phải cần trang bị cho học viên 1 nền thể lực có thể theo đuổi được việc tập võ .Sức bền ,sức mạnh trong mỗi cú đấm ,cú đá chỉ có thể có sau 1 thời gian rèn luyện thật cật lực và hết sức mình .sau đó khi đạt được 1 thân thể cường tráng ,mạnh mẽ thì mới theo đuổi được các bài tập nâng cao về độ chính xác ,thăng bằng ,trau chuốt đòn cho tinh.
    5- Khi tấn công thì với lực đánh cương mãnh nếu đối thủ khuôn tay không chuẩn hay thấy được điễm đặt lực để hoán lực thì thường là đối thủ sẽ ăn cho hết đòn đó.
    Xin phép bạn DOngBai cho tui quote lại hết mấy dòng của bạn để tiện việc phân tích cho rõ khái niệm Cương- Nhu bởi vì cách bạn viết dễ hình dung hơn các bạn khác
    1- Khi xưa (ngày nay thì không rõ các anh em sau này tập thế nào) tôi tập ròng 3 tháng chỉ đứng quay mặt vào tường tập tấn, tập xoay chân, xoay tay, tập các đòn căn bản nhất và khi tập đã phải lấy khái niệm dùng Ý để điều khiển sự đồng bộ, thả lỏng. Thầy tôi dạy thì theo lối cổ, ai thích chăm tap, lười tap ra sao thì tuỳ, Thầy chỉ nói là tập những cái căn bản này càng nhiều càng tốt.
    2- Cái này thì cũng khá giống bạn. Yêu cầu đánh có khuôn và "đồng bộ" các chuyển động để ra được hết lực Nhưng tuyệt đối không có sự lên gân, xiết gân gì ráo nên nếu nhìn thì sẽ thấy không biết có mạnh hay không nữa hì hì
    Tôi tập VX có học 2 nguyên tắc đầu tiên là "đồng bộ" và "cho hết" trong giai đoạn đầu tập ly thủ.
    3- Tuyệt đối không hít đất đến khi nào tự mình thấy các gân, khớp của mình đã "thoát" . Đánh mộc nhân đặc biệt được khuyến khích. Có những anh em khác chăm chỉ đánh hàng ngàn cái/ngay, đôi tay cũng khá cứng cáp mặc dù người ngoài nhìn có khi lại tưởng là đang vỗ chơi với cây
    4- đồng ý với anh DongBai ở điểm này. Chỉ có điều là luyện thể lực, cường tráng cũng có các phương pháp tuỳ các đối tượng khác nhau. Có anh sư huynh tôi, vốn bị hen suyễn nên thời gian đầu cần dành thời gian rất nhiều để tập khí công và các đòn đánh không đặt vấn đề phát lực để tránh gây suy hại đến cơ thể.
    5- ĐỒng ý với anh
    Tôi thử diễn giải dài dòng như vậy xem để thử xem có phải chúng ta đang làm rối nhau về khái niệm Cương -- Nhu hay không.
    Nếu anh DongBai cho rằng Cương tức là phang thật lực, đánh hết sức đi, gân cơ khớp cứng chút cũng được rồi sau này làm lỏng nó ra sau (Nhu) thì trong trường hợp này, quả là VX ngoài Bắc không tập như vậy.
    Với cách tập của VX ngoài BẮc, nếu chăm chỉ tập luyện ngay từ đầu thì cũng không kém mạnh mẽ. Chỉ có điều là nếu người tập không chăm chỉ đủ mức và không ý thức được mình đang tập gì thì sẽ giống cục bột mất và chẳng dùng vào viẹc gì được cả. Hãy thử hình dung mỗi ngày chơi dùa với mộc nhân ngàn đòn đúng cách, quay, di chân quay tay quay người đúng cách ngàn lần. Thì thử hỏi thân thể có tráng kiện không ?
    Có ông sư huynh, trước chưa hề tập võ, tập VX 6 tháng, quật ngã 3 chú côn đồ có dao, côn ở chợ Giời chỉ bằng mấy đòn căn bản gạt tay, đấm, di chuyển. Nhưng trong 6 thágn đó thì hắn tập chăm dã man luôn ----> han ba?o lúc đó là chơi tới bến đi, chân chạy tay đánh, sợ gì.
  9. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ chúng ta dễ bị nhầm khi nói Cứng - Mềm khi phát lực.
    Có thể dùng khái niệm Xoắn/xiết gân --- lỏng/bật gân thay thế không ?
    Đánh mộc nhân không có nghĩa là tập cương nếu như đánh đúng cách, kiên trì, nhẫn nại và chọn mộc nhân phù hợp.
    Càng nhỏ bé, yếu ớt thì càng nên tập với mộc nhân. Kết hợp nội luyẹn khí, ngoại luyện va đập.
    Vậy nên có lẽ anh em ta xem lại khái niệm về Cương --- Nhu cho chung 1 cách nhìn đã nhỉ.
  10. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    tui cũng xin không bàn về sư công Nam Anh bở đó là môn qui của môn phái .
    tui xin được đính chính là với trẻ nhỏ ,phụ nữ ,người có thể trạng yếu sẽ có giáo án riêng phù hợp với thể trạng từng người .
    Ở đây tui nhấn mạnh là trong giai đoạ tập ban đầu ,việc luyện tập các bước như trên nhằm đem lại 1 nền thể lực vững chãi ,và sự cứng cáp ,mạnh mẽ ,đó là cái móng để đi đến các thành tựu sau này.Giai đoạn tập nội công thật sự cần đến cái nền móng thể lực đó .Và xin hỏi nội công thì có liên quan gì tới việc luyện tập nhu nhuyễn sau này? Đó là giai đoạn nạp khí để sau này có khí mà dẫn mà phát .Tui cũng tương đồng với ý kiến của 1 bạn về nói về sức nhu ,vậy sức nhu đó là gì ? đó là sự luân chuyển của khí trong cơ thể .Cụ thể nhất là sẽ cãm nhận khi đánh bài Tiểu Hình Ý .Ý -Khí -Lực.
    vài dòng trên là nhận biết đơn sơ của tôi ,mong các bạn cùng bàn luận.

Chia sẻ trang này