1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cupid In Love (tạp chí tình yêu)

Chủ đề trong 'Tình bạn - Tình yêu' bởi cupid_in_love, 26/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cupid_in_love

    cupid_in_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    Trái Tim Con Rắn
    [truyện ma]

    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Thuật nín thở, lắng nghe. Nín thở, nhưng ông vẫn nghe thấy nó đang đập ở đâu đó trong người mình ồn ào, hối hả.
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Càng nín thở, tiếng đập nghe càng rền rĩ. Bên cạnh Thuật, Trinh đã ngủ say, vẫn kiểu ngủ nằm sấp "thấy ghét", nhưng hôm nay Thuật đành bất lực nằm nhìn.
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Vẫn nín thở, Thuật đè chặt bàn tay lên ngực trái.
    ***g ngực ông lặng thinh. Vậy thì cái gì đang đập, nếu không phải là nó, trái tim con rắn mà ông đã nuốt sống hồi chiều !
    Lưỡi dao phập xuống, cái đầu con rắn bị đóng đinh xuống mặt thớt nằm lại với hai con mắt trợn trừng. Thân hình vặn vẹo những co giật cuối cùng trong đôi tay của lão nhà bếp, phun những tia máu đỏ tươi xuống chiếc phễu cắm vào cổ chai rượu thuốc. Mũi dao nhọn rạch một đường nhỏ điệu nghệ, và ngón tay thành thạo thọc vào moi ra một quả tim nhỏ bằng ngón tay, còn thoi thóp thở. Nó dường như vẫn còn co bóp, khi đã yên vị trong chiếc ly nhỏ. Người ta đổ rượu thuốc đã trộn đều với máu vào ngập miệng ly. Đó sẽ là ly rượu bắt đầu cho buổi tiệc, và theo thông lệ, luôn được dành cho nhân vật quan trọng nhất.
    Hôm nay, đó là Thuật.
    Với Thuật, trái tim rắn ấy phải kể ở đơn vị hàng chục. Ngay từ trái tim đầu tiên được thưởng thức, thường thì mọi người đều cảm thấy cái gì đó nhờn nhợn, nuốt vội cho trôi, thậm chí còn có người từ chối cái quyền tiên chỉ. (ưu tiên), Thuật đã chứng tỏ sự lỳ lợm khác người của mình: Ông thò hai ngón tay vào ly rượu, nhón lấy trái tim rắn và cho vào miệng nhai chóp chép ngon lành, rồi mới chiêu cạn ly rượu để đưa tiễn nó vào dạ dày mình. Đặt ly xuống, Thuật há miệng cười, khoe hàm răng còn lem nhem máu. Hành động đó được tái lập từ trái tim thứ hai trở đi, và đã làm sáng thêm cái danh "chịu chơi "của Thuật.
    Nhưng chiều nay...
    Thuật đã có cảm giác là lạ lúc kẹp lấy nó ở đáy ly. Dường như nó quẫy nhẹ như muốn tuột khỏi tay ông. Cảm giác chưa từng có ấy thoáng qua rất mau, và Thuật cho rằng có lẽ vì hai độ nhậu dữ dằn ở hai điểm khác kéo dài từ mười giờ sáng cho đến giờ, đã làm ông run taỵ Nhưng vừa cho nó vào miệng, thì rõ ràng nó lăn lên lưỡi của ông và tuột vào yếu hầu, rồi dường như dừng lại ở thực quản. Ngay lúc đó, ông đã nghẹn thở mất mấy giây. Ly rượu tống tiễn nó vẫn không làm ông thấy cổ họng mình thông suốt, như có gì cứ nghèn nghẹn trong đó.
    - Ủa sao anh Hai không nhai nó? Một tên đàn em vọt miệng hỏị
    Thuật trấn tĩnh rất nhanh, giả lả:
    - Thôi mày, cho lẹ đặng nhậu cho rồi. Dô đi!
    Bữa tiệc hào hứng với đám chiến hữu thân thiết và các em nhân viên mặc quần sọc, áo thun lỗ tận tình phục vụ, đã làm Thuật quên ngay cảm giác khác thường ấy. Cái quán này vốn có biệt tài đó. Vào đến đây, chuyện quốc gia trọng đại gì nữa, người ta cũng quên hết, nói chi đến cái chuyện cỏn con không nhai được tim rắn! Em nào cũng thơm như múi mít, ngồi sát rạt trong vòng tay, nân từng ly bia, đút từng miếng mồi cho mình, còn hai tay mình thì cứ tự do như chưa bao giờ được tự do như vậy. Rồi kết thúc bữa tiệc, anh thích thì em chiều, phòng riêng tại chỗ, có máy lạnh, giường đệm... Hố hố, có ********* nào mà chẳng mê tít mắt!
    Thuật thường kết thúc hành trình một ngày nhậu của mình tại cái quán hẻo lánh này, chính là vì vậy. Để cho đầu óc nó thoải mái, đặng hôm sau mới làm việc tốt được. Chiêu đãi người ta nhân vừa "trúng" lớn, Thuật cũng dẫn lên đây. Mà được trả ơn, Thuật cũng gợi ý đến điểm "vui vẻ" này. Ai theo Thuật đến lần đầu, sau đó thảy đều giơ một ngón tay cái: Ông anh đúng là số một! Ngay chính vợ Thuật, Thuật cũng đã đưa lên đây. Từ lâu bà đã sợ Thuật như sợ cọp, vậy mà gần đây, chịu hết nỗi, dám sinh chuyện cự nự:
    - Ông đi đâu mà đi hoài, đêm nào cũng một hai giờ sáng mới về? Vừa vừa thôi, ít ra ông cũng phải tôn trọng tôi phần nào chớ! Rồi uy tín làm việc của ông nữa. Cái ghế ông ngồi không phải là muôn đời đâu.
    Lúc đó là năm sáu giờ chiều, Thuật ghé về nhà tắm rửa và thay quần áo lịch sự, ngồi chờ một thằng bạn đến kéo đi "tham quan" nhà hàng nổi một lần cho biết. Cú điện thoại hẹn lại giờ chót của thằng bạn, cộng với lời cằn nhằn của vợ con, bất ngờ làm Thuật nổi điên. Ông kéo tay vợ ra xe:
    - Bà muốn biết tôi thường đi đâu phải không? Được rồi xin mời bà đi theo tôi!
    Ban đầu, các em thấy Thuật đi với vợ, chỉ dám thập thò sau quầy ngó ra. Thuật ngang nhiên gọi một lúc sáu em ra ngồi cùng bàn, ôm hôn mỗi em một cái ngay trước mặt vợ. Bà chủ quán đi ra, chào Thuật bằng kiểu chào thường lệ; đứng sau lưng, đặt hai bàn tay lên vai Thuật, cúi xuống cọ má với Thuật. Vợ Thuật xanh mét cả mặt mày, muốn ngất xỉu. Thuật rút tiền bo cho mấy em, rồi đuổi hết cả đám đi, xong mới nói với vợ:
    - Bà thấy chưa, ở đây chúng nó đẹp như vầy, trẻ như vầy còn bà già còm, lép kẹp như vậy, có biết mắc cỡ hay không mà đi ghen với tụi nó? Biết điều thì cứ ngậm miệng, mỗi tháng tôi phát tiền cho dư xài. Tôi còn ở với bà là phúc đức lắm rồi. Lộn xộn tôi dẹp luôn, cho treo mỏ cả lũ. Còn cái ghế tôi ngồi hả? Chắc hay không thì tôi tự biết, nhưng bà ráng mà cúng bái hàng ngày cho nó. Nghe chưa.
    Thuật điềm nhiên ngồi ăn cho hết bữa, trong lúc bà vợ chạy ra ngoài vườn nôn thốc nôn tháo những miếng ăn vừa nuốt. Lần "giáo dục" kiểu đó đã có hiệu quả thấy rõ. Một tuần sau, vợ Thuật đến cơ quan tìm ông giữa trưa. Cửa phòng giám đốc chỉ đóng chứ không có khóa, vì đố thằng nào dám gnang nhiên bước vào! Thuật và một cô nhân viên đang ôm nhau trên chiếc đi văng dành cho giám đốc nghỉ trưa. Thấy vợ Thuật, cô gái sợ hãi toan vùng dậy. Thuật ghì cô ta lại, nói cứ bình tĩnh, không việc gì phải sợ. Rồi ông quay qua đuổi vợ về, mắng vợ là bất lịch sự, vào phòng không biết gõ cửa. Vợ Thuật chỉ nói được một câu: "Rồi trời sẽ tru đất sẽ diệt ông!", rồi run lập cập đi ra. Thuật cười hô hố.

    Bữa tiệc vẫn tiến hành náo nhiệt, mới đó mà đã qua thùng bia thứ ba. Hai tay Thuật giang ra ôm hai cô. Miệng Thuật thỉnh htoảng há ra để ực bia, để táp mồi, để cười khùng khục, để quay qua quay lại hôn hít trên mấy cái má hồng mịn màng thơm phức. Cứ mỗi lần đến đâỵ Thuật lại có cảm giác mình đang làm vua. Có đêm, Thuật kéo luôn năm em vào một phòng, quần nhau cho tới sáng. "Nhất dạ đế vương" cũng sướng đến đó là cùng! Hôm nay là ngày Thuật trúng lớn, vừa đẩy được mấy tấn nguyên liệu còn tốt mà Thuật chạy được quy thành phế liệu, nhậu hết cái nhà hàng này còn được, nói gì đến cái bàn tiệc chục thằng này. Dzô đi, dzô nữa đi! Còn bao nhiêu bia, nhà hàng cứ đem hết ra, cho tụi này tắm bia một bữa nhớ đời! Thằng Thuật này đã từng chi ba triệu cho một bữa tiệc ở đây, bằng lương một tháng của cả văn phòng xí nghiệp cơ mà! Tên kế toán trưởng hơi chợn, nhắc Thuật nên giữ lại một tấn cho bọn công nhân có việc làm, chứ hổm rày chúng nghỉ việc ăn 70 phần trăm lương, kêu trời như bọng rồi! Thuật trợn mắt, nói đồ ngu, ai có phần nấy. Người nào đã chịu nhiều gian khổ, sống chết, thì bây giờ phải được hưởng. Còn số thằng nào mạt thì ráng mà chịụ Đời này, ai ăn được thì cứ ăn. Đã chấp nhận cuộc chơi mà còn bày đặt chuyện lương tâm!
    Nỗi lo gợn lên, vào đúng lúc Thuật kê miệng húp chén cháo rắn được em Trinh bưng lên mời. Giữa ngực ông bất chợt nhói một cái đau đến nín thở. Kẹt cả hai tay, Thuật lắc đầu dùng cằm đẩy chén cháo ra. Cái gì mà đau như vậy? Thuật đổ mồ hôi khi cảm nhận dường như nó đang cựa quậy. Nãy giờ, bao nhiêu là bia là mồi tống xuống, vậy mà nó vẫn kẹt lại ở khoảng giữa ngực là sao? Thuật bỗng thấy nhợn nhạo trong họng. Ông cố trấn tĩnh, từ từ đứng dậy, gạt hai em, bước ra vườn. Đến sau một gốc cây khuất, ông đưa mấy ngón tay vào miệng, móc họng cho ói ra hết những gì vừa ăn uống. Đó là một động tác quen thuộc mỗi khi Thuật muốn hồi phục để có thể ngồi tiếp tục chiến đấu trong những độ nhậu kéo dài. Nhưng lần này không phải do ông thấy mệt, mà là để tống cái của nợ đáng sợ kia.
    Hoàn toàn yên tâm, Thuật bước vào bàn nhậu đầy khí thế trở lạị Mọi việc tiếp tục diễn biến bình thường. Thuật nói nhỏ vào tai Trinh, tối nay, anh chọn em làm hoàng hậu đó nghe. Trinh giả bộ trợn mắt, rụt vai, lè lưỡi. Cái lưỡi hồng dẻo quẹo đầy hứa hẹn, vậy mà làm Thuật liên tưởng đến cái lưỡi thở phì phì giận dữ của con rắn khi nãy, lúc nó đang bị lão đầu bếp lôi vào trò đùa trước khi chết.
    Cái nhói đau thứ hai xảy ra khi Thuật đã nằm trên giường, nhìn Trinh đang uốn éo cởi quần áo dưới ánh đèn hồng. Ông thánh cũng phải chào thua trước thân hình tuyệt mỹ của cô gái được phong làm hoa hậu ở quán này, vậy mà Thuật vẫn nằm yên, tay đè lên ngực. Máy lạnh chạy rì rì mà mồ hôi Thuật vẫn vã ra, ướt cả mặt đệm.
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Đó là lần đầu tiên trong đời, Thuật nghe thấy những âm thanh quái đản ấy. Nó dội lên trên đỉnh đầu, rồi cứ thế bục ra.
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Rồi Thuật nhìn xuống bụng, chợt ré lên một tiếng, lồm cồm ngồi dậỵ Ông vừa trông thấy đầu con rắn quặc qua quặc lại giữa hai đùi mình. Thuật đưa tay bật đèn nê- ông, lúc đó con rắn biến mất. Ông nhìn quanh quất. Còn Trinh thì co rúm người, nhìn ông bằng con mắt sợ hãi.
    - Gì vậy anh?
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Thuật thở dài, tắt đèn, ôm lấy Trinh:
    - Không có gì.
    Khoảng vài phút sau, Thuật thở dài, xô Trinh ra, nằm vật xuống.
    - Thôi, hôm nay cho em nghỉ. Ngủ đi.
    Trinh nằm xuống bên Thuật, và chỉ vài phút sau, cô đã ngủ ngon lành. Trong khi đó, tiếng đập ồn ào trong ngực Thuật vẫn cứ vang lên đều đặn.
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Ở chỗ giữa ngực ông, có cái gì đó chư nhô lên thụt xuống. Thuật úp hai bàn tay đè mạnh lên chỗ đó. Nó vẫn cứ phập phồng dưới tay ông.
    Ịch ình, ịch ình, ịch ình...
    Thở hổn hể, Thuật ngồi bật dậy, kinh hoàng khi nhìn rất rõ giữa ngực mình nổi hẳn lên một khối u nhỏ. Thật nhanh, Thuật chộp lấy nó, nghiến răng bóp mạnh. Ông cảm thấy như nó đang vỡ ra bên trong ***g ngực mình. Một cảm giác đau chết người ập đến. Thuật lăn ra giường cố gắng lết đến bên Trinh, ông cố gắng vươn tay ra định chạm vào người Trinh để gọi cô dậy nhưng đã kiệt sức...
    Sáng hôm sau, Trinh thức dậy thấy Thuật đã chết cứng đơ từ hồi nào. Khi đem xác của Thuật đến bác sĩ pháp y thử nghiệm thì các bác sĩ đều kết luận rằng Thuật chết vì nhồi máu cơ tim (heart attact). Ngực ông bị tím bầm, nổi hằn những vệt móng tay của chính ông cào cấu.
    Nhưng khi giải phẫu tử thi, mọi người chứng kiến đều rởn tóc gáy khi thấy ở giữa ***g ngực trái tim của Thuật là một trái tim nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay, đã bị bóp bể ra làm haị
    [​IMG]
  2. cupid_in_love

    cupid_in_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0

    48 giờ yêu nhau
    Hà Thanh Phúc
    Trời hôm nay có mưa. Những giọt mưa nghiêng nghiêng tựa như muôn vàn nước mắt của thế gian đang rơi xuống. Buồn. Gió lạnh từng cơn thổi qua khung cửa. Ngoài đường, những dòng người hối hả lao đi...

    Hôm nay là thứ bảy. Những ngày cuối tuần thế này, tôi thường đi cà phê, nhưng hôm nay thì không. Thôi gặm nhấm cô đơn bằng ly cà phê đắng mà bằng những cơn mưa cuối mùa...
    Thói quen cà phê một mình của tôi đã được bao lâu rồi? À, lẩm nhẩm, lẩm nhẩm, một năm ba tháng mười ngày, kể từ cái hôm chia tay anh. Nhanh quá, mới đây mà đã chừng ấy rồi sao? Lắm lúc tôi giật mình lo sợ mình mất đi ý niệm về thời gian. Anh đã có người yêu mới. Anh vẫn vui cười đi ngoài đường và không hề gọi cho tôi một cú điện thoại nào. Vậy mà, tôi vẫn chờ, vẫn đợi. Một sự đợi chờ rất kỳ lạ và mơ hồ. Mong mỏi nhận được một cú điện thoại từ anh vào mỗi ngày thứ bảy... Đợi rồi thất vọng. Nhiều khi tôi tự hỏi mình đang đợi chờ cái gì?
    Mỗi ngày tôi đều đọc đi đọc lại những bức thư anh từng viết cho tôi. Tất cả chỉ là một cái gì xa xôi của quá vãng. Đọc xong rồi cười, rồi lại bật khóc...
    Đã nhiều ngày tháng, tôi rơi vào tâm trạng trống rỗng. Không rõ buồn hay vui, trong lòng cứ rỗng tuếch, tôi đi và về như một chiếc bóng. Tôi tự thu mình trong một cái vỏ và vĩnh viễn không bao giờ muốn ai phá vỡ nó. Lắm lúc, khi một mình trong căn phòng hẹp, tôi sợ hãi mơ hồ. Tôi đã quá yếu đuối, đã quá tệ hại khi trở nên thế này phải không? Nước mắt tôi trào ra... Không rõ mình có phải đang khóc không? Cảm xúc cũng trở nên mơ hồ...
    Lát sau thì trời tạnh. Đứa bạn thân rủ: ?oĐi cà phê! Tao buồn quá!?. Lát sau nữa thì hai đứa có mặt ở một quán cà phê quen. Ít ra thì hôm nay, tôi không hoàn toàn là một kẻ cô đơn.
    Tôi lấy muỗng khuấy nhẹ ly cà phê đen sánh. Hớp một ngụm, đắng nghét đầu lưỡi. ?oCà phê đắng quá mày ạ!?. Tôi nhăn mặt bảo.
    ?oỪ, sao mày lại uống??. Tôi bật cười: ?oCũng giống như tao chấp nhận việc đợi anh...?. Nó ngán ngẩm lắc đầu: ?oTao không có ý kiến nhiều chuyện tình yêu của mày, vì dù gì, tao cũng chỉ là bạn thân của mày. Tao chỉ cho mày biết cảm nhận của tao, thế thôi. Tao không muốn đứa bạn thân của tao khổ?. Nó lặng đi ít phút rồi tiếp: ?oVì bản thân tao đã quá khổ vì tình?. Tôi mới giật mình nhớ ra, bạn mình đã trải qua mấy lần dang dở. Nó yêu hết mình, tôi vẫn nhớ cái lần tôi khuyên nó: ?oMày yêu gì yêu cũng nên giữ lại chút gì cho mình?. Thế rồi nó phớt lờ, nó bảo: ?oMỗi người có cách sống khác nhau. Đối với tao, yêu là trọn vẹn?. Rồi khi nó điện thoại cho tôi và nức nở. Tôi chỉ thấy thương nó hơn bao giờ hết. Vội chạy sang chở nó đi cà phê, đi vòng vòng. Lúc ấy, nó luôn nói: ?oChỉ có mày, một đứa không có bồ mới sẵn sàng chở tao đi khi tao đau khổ nhất!?. Rồi một hôm, nó bảo: ?oTao sẽ không yêu nữa mày ạ?. Tôi thở nhẹ, ừ, thà như thế tốt hơn. Tình yêu? Ừ, tình yêu là gì mà sao mọi người ai cũng phải đau khổ, cũng đớn đau?
    Nhưng đó cũng chỉ là một công bố nhất thời khi người ta đã mất mát quá nhiều vì yêu. Bản thân con người, tận sâu trong tiềm thức, yêu vẫn là một nhu cầu, một khao khát lớn lao. Rồi nó lại có người yêu. Nó nói với tôi: ?oTao không thể nào thực hiện được lời đã nói, tao cần một tình yêu. Tao không biết sẽ ra sao, nhưng tao đã đón chờ sẵn cuộc chia tay!?. Tôi lắc đầu, tại sao dẫu biết là đau khổ nhưng người ta vẫn lao vào. Con thiêu thân cũng thế, lao vào ánh sáng để rồi chết đi...
    *
    Trong một lần tha thẩn trên mạng, tình cờ tôi vào blog của một người con trai có khuôn mặt góc cạnh. Đọc hết những dòng nhật ký của một người dưng, vậy mà khi không lại bật khóc. Ừ thì, cái chuyện chia tay có phải là của riêng ai? Người nào cũng có một góc cô đơn trong tâm hồn. Tôi để lại dòng comment: ?oXin cám ơn anh?.
    Tôi quen biết anh từ dạo đó.
    Kể từ đó, tôi thường xuyên vào blog của anh như một thói quen, chỉ để lại dòng comment ?oCám ơn? sau mỗi bài viết.
    Có lần, anh viết: ?oTình yêu khiến người ta hạnh phúc, nhưng cũng khiến người ta đau khổ. Có lẽ, ta sẽ cô đơn, sẽ thấy tan nát nếu mất đi tình yêu, đừng né tránh nỗi đau, hãy đối đầu và làm bạn cùng nỗi đau và đơn côi. Rồi có lúc, ta sẽ bước qua được cái ranh giới nhỏ nhoi?.
    Tôi không biết mình có bước qua được cái ranh giới mà anh nói hay không. Lòng vẫn băng giá lạnh căm.
    Một hôm, anh viết e-mail cho tôi hỏi: ?oVì sao lại cám ơn anh??. Tôi trả lời: ?oVì những gì anh viết!?. Tôi trở thành một người bạn của anh. Chúng tôi nói với nhau nhiều. Về quá khứ của mỗi người, về tình yêu...
    Đối với tôi, anh là một người bạn ảo. Người ta có thể dễ dàng nói ra tất cả những gì bình thường người ta không thể nói khi bước vào thế giới diệu kỳ này. Hơn nữa, anh ở tận nước Nhật xa xôi...
    Thi thoảng, anh điện thoại cho tôi. Anh thường động viên tôi, rằng em đừng bận tâm việc mình cô đơn hay không, rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn nỗi cô đơn kia, em à! Nhưng có lần, tôi hỏi ngược lại anh, thế anh có cô đơn không? Anh vẫn trải lòng mình với cô đơn trên những trang blog đó thôi, anh vẫn chưa có được một người yêu nào đó thôi. Anh chỉ im lặng, rồi lại bảo: ?oCó những thứ không phải muốn là được. Anh chưa gặp được ai có thể làm anh rung động?.
    Tôi bận rộn với chuyện học hành thi cử, anh vẫn e-mail cho tôi đều đặn. Lòng tôi bớt đơn côi vì ít ra, cũng có một nơi san sẻ. Anh cũng bảo: ?oCám ơn cuộc sống đã cho anh quen em. Nhóc à! Một người bạn, một người em...?. ?oĐừng gọi em là nhóc, đã 20 rồi!?. ?oỪ, anh gọi là bé vậy!?.
    Nhiều lúc tôi bông đùa: ?oAnh có nghĩ mình sẽ yêu lần nữa??. Anh đáp lạnh lùng: ?oKhông bao giờ?. Rồi tôi tự hỏi mình, mình sẽ yêu lần nữa không? Anh - người yêu cũ của tôi - vẫn thấp thoáng trong ký ức của tôi...
    *
    Một ngày, khi tôi vừa tan học, có điện thoại, tiếng nói quen thuộc làm tôi giật mình: ?oAnh đang ở Sài Gòn, em đang ở đâu??.
    Nửa tiếng sau, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Trãi. Ở ngoài, anh trông có vẻ hiền lành và dễ gần hơn trên blog. Anh hay cười, nụ cười cũng hiền với hai cái răng khểnh. Hai chúng tôi không nói với nhau nhiều, chỉ nhìn nhau. Rồi anh bảo: ?oMắt em buồn quá đó nhóc, nó không nên có ở một người 20 tuổi!?. Tôi trả lời: ?oCũng không nên có ở một người 25, phải không??. ?oHôm nay, em có thể dành cho anh cả ngày để tâm sự không? Ngày mai anh đã đi rồi...?. ?oNgày mai? Nhanh vậy??.
    ?oỪ, anh về đây vì công việc mà!?.Tôi đồng ý rồi sau đó, tôi theo anh về khách sạn anh nghỉ. Hai chúng tôi bắt đầu nói với nhau nhiều hơn. Anh nói: ?oKhi nãy anh có gặp người yêu cũ, đúng là cái gì đã qua hãy cho nó qua, một cách bình thản em à!?. Anh chợt quay sang nói khẽ với tôi: ?oEm hiền và dễ thương lắm nhóc?.
    Anh nhìn tôi, im lặng. Cả hai đều không nói gì nữa.
    Rồi tôi nhắm mắt, đón nhận nụ hôn từ anh. Nụ hôn từ gần hai năm tôi mới được nếm lại. Một cảm giác vừa mới mẻ vừa quen thuộc chảy tràn vào lòng. Con tim tôi đập gấp gáp, vội vàng. Anh dừng lại, kê sát vào mặt, nắm lấy tay tôi và bảo: ?oChúng ta hãy yêu nhau, nha nhóc!?. Tôi nhìn anh, rồi lại khẽ gật đầu. Tôi và anh đến với nhau, trao cho nhau mà lạ kỳ thay nước mắt ai cũng chảy. Hai kẻ cô đơn đang tìm đến nhau?
    Rồi chúng tôi rời khách sạn, tôi chở anh dạo khắp nẻo đường Sài Gòn. Thứ bảy đầu tiên, tôi nghe lòng mình thôi khắc khoải.
    Ngày đầu tiên trôi qua chóng vánh. Tôi về nhà mà thao thức, tự hỏi mình đang làm gì? Vội vã? Dễ dãi? Tôi vốn không phải tuýp người đó. Nhưng vì sao? Tôi thở nhẹ, đổ lỗi cho con tim... Hình ảnh của người yêu cũ thấp thoáng, làm tôi bỗng nhói lòng, cảm giác có lỗi. Nhưng tôi biết, mình đã sẵn sàng cho một tình yêu mới...
    Ngày hôm sau, anh bận việc với công ty suốt cả buổi sáng. Đến chiều, anh gặp tôi, cả hai đều mừng rỡ tựa như đã xa nhau lâu lắm. Chúng tôi hát khe khẽ cho nhau nghe, tôi dựa vào lưng anh và nhận ra bờ vai anh rộng quá...
    Đêm đó, tôi nằm cạnh anh, trong khách sạn. Lại quấn lấy nhau, nóng bỏng. Tôi hỏi: ?oCòn bao lâu nữa thì anh phải đi??. ?oBốn tiếng nữa em à!? - anh đáp, giọng buồn buồn. ?oChừng nào gặp lại nhau hả anh??.
    ?oAnh không biết em à! Có thể là một năm hoặc hơn nữa. Anh sẽ cố gắng về thăm em...?.
    Tôi lặng im, vùi đầu vào ngực anh. Tay quàng qua ôm lấy anh. ?oChẳng lẽ yêu nhau mà chỉ gặp nhau mỗi năm một lần sao anh??. Tôi nhìn anh đợi lời đáp. Anh thì thầm: ?oĐợi anh, em nhé, khi anh đã có đủ những cái anh cần phải có, anh sẽ về cùng em! Và mình sẽ mãi bên nhau. Chắc khoảng hơn năm năm, anh sẽ về đây sống cùng em... Quan trọng cả hai có được niềm tin?. Tôi không đáp. Đợi? Tôi sẽ phải đợi bao lâu? Và tôi có đủ kiên nhẫn để đợi không? Liệu trong khoảng thời gian quá dài xa anh, tôi có đủ bản lĩnh để giữ mình thoát khỏi những cám dỗ bình thường của một con người. Và anh có thực hiện những gì anh đã nói? Có thật anh đang yêu tôi, hay chỉ nhất thời muốn chung đụng thể xác? Sao anh lại có thể yêu tôi nhanh đến vậy trong khi ngần ấy thời gian anh đã sống trong cô đơn? Rồi tuổi xuân của tôi, có chờ tôi không? Phải làm sao khi anh trở về, tôi không còn trẻ đẹp, và anh sẽ có người khác?
    Bao nhiêu câu hỏi rối bời đặt ra, tôi gần như choáng ngợp trong đống câu hỏi đó. Và tôi cũng sợ nghe những câu trả lời. Liệu câu trả lời ấy có phải là chân thật khi thời gian khiến cho mọi điều có thể thay đổi?
    *
    Cái gì đến sẽ đến.
    Tôi cùng anh trên chiếc taxi đưa anh ra sân bay. Lúc này, anh chỉ nắm tay tôi thật chặt, không nói thêm bất kỳ lời nào. Tôi nhận ra, tay anh thật to, thật chắc...
    Hai ngày. 48 tiếng, tôi và anh đã là của nhau.
    Có những thứ, tôi gìn giữ bao lâu, lại chấp nhận cho anh trong phút chốc.
    Tôi biết gì về anh? Một Việt kiều Nhật. 25 tuổi, chấm hết. Nhưng tất cả niềm tin của tôi đều đặt ở anh...
    Nước mắt tôi trào ra, trong giây phút đó, tôi ôm chặt lấy anh.
    Tôi chỉ biết mình yêu anh.
    Lúc sân bay cất loa gọi, tay tôi đột ngột níu lấy anh một cách vô thức. Anh đi thật sao anh? Đến lúc này, tôi cũng ngờ ngợ, rằng chuyện anh gặp tôi đó, yêu tôi đó, cùng tôi trải qua 48 tiếng đồng hồ chỉ là giấc mơ.
    Rồi anh cũng đi. Tôi đứng đó một mình, cố trông theo giây lát, rồi quay về nhà.
    Gần một giờ sáng...
    Gió đêm thổi tốc vào mặt. Lạnh căm. Tôi không mặc áo khoác, nghe hơi lạnh thổi cả vào tâm hồn. Giá mà trời lạnh hơn tí nữa, không chừng tâm hồn tôi cũng sẽ đóng băng theo...
    *
    Anh đi, để lại tôi trong nỗi nhớ thương vô bờ. Càng rơi vào sự cô đơn sẵn có. Những cú điện thoại gọi về cho tôi, tiếng anh nhẹ nhàng hỏi tôi: ?oCó đợi anh được không??. Tôi đáp: ?oĐược?, dù trong lòng hoài nghi về chính mình.
    Tôi nói với đứa bạn thân về anh. Về việc tôi đã bắt đầu cho một tình yêu mới. Nó bảo: ?oMày điên à? Mày vì một người tình hai ngày mà chờ đợi như thế sao? Một, hai hay năm năm hay hơn nữa? Mày đánh đổi cả một thời tuổi xanh và có chắc nhận được lại những điều mày đáng phải có??. ?oTao không biết!?. Tôi thở nhẹ, nhìn rất lung ra ngoài đường. Những chiếc xe hối hả lao đi...
    *
    Những tháng ngày dài lại nối tiếp nhau. Tôi vẫn sợ, những nỗi sợ mơ hồ cố hữu, vẫn hay khóc thầm và nhớ anh.
    Có những giây phút, tôi cô đơn kinh khủng. Những tối thứ bảy, tôi cà phê một mình và nghe nước mắt chảy ngược vào trong. Nỗi đau đôi lúc thành sự tị hờn khi thấy những cặp tình nhân hạnh phúc bên nhau vào những ngày cuối tuần.
    Người ta bảo, sự chờ đợi nào cũng sẽ xứng đáng với cái nó sẽ có.
    Tối về nằm dài trong một ngày thứ bảy cô liêu, nằm trong căn phòng 16 m2, giam hãm mình trong bốn vách tường lạnh giá. Tôi khát khao một bàn tay, một vòng tay ấm. Có những người muốn đến với tôi, nhưng tôi không dám đến lại với họ. Tôi nghi ngờ tất cả, liệu mình thử yêu lần nữa, có thành công không hay lại tiếp tục ôm lấy đau thương...
    Một ngày như mọi ngày trôi qua. Tôi nhắm mắt và chìm vào giấc mộng mị êm đềm. Trong đó, tôi thấy anh nắm lấy tay tôi và dắt tôi đi trên một con đường không người, rất bình yên...
    [​IMG]
  3. cupid_in_love

    cupid_in_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0

    Đêm yên lặng ! yên lạng thật , nghe thấy ca? tếng ục ục trong bụng , chắc đang đo?i ăn !... hafy tươ?ng tượng , hắn đê? 3 chiếc gối to va?o đầu giươ?ng , ngô?i tựa va?o đống gối ấy co chân lại rô?i đê? chiếc máy tính lên đu?i , cứ thế hắn online ca? đêm !... Khi?n chưa, con chuột mắc toi lại đo?i ăn ....
    " Ma?y kêu ít thui ma?y, bụng tao cufng đang reo ne?" .......
    Lươ?i ! hắn chă?ng muốn la?m gi? ...giá ma? có ai nấu cho bát phơ? thi? hay quá , va? cho con chuột chết toi kia ăn nưfa hix hix hix ....
    Thêm 30 phút ko chịu nô?i , hắn quăng cái laptop xuống va? nha?y ra lấy gói hạt hướng dương ma? hắn quên mất đaf mua ho?i sáng .....thế rô?i ca? chu? va? chuột cu?ng ăn hướng dương trư? bưfa ... Thế đấy , một đêm khi?n khi?n
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. cupid_in_love

    cupid_in_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0

    Tội của Giêsu
    I.BABEN

    [​IMG]
    Arina sống dựa vào những phòng phía cầu thang chính, còn Xêriôga thì ở phía cầu thang phụ, hắn phụ việc cho người coi sân. Giữa hai người đã xảy ra điều hổ thẹn. Hôm Chủ nhật Xá tội, Arina đã sinh cho Xêriôga hai đứa con sinh đôi. Nước cứ chảy, sao cứ sáng, anh chàng mu-gích tức điên lên. Rồi lần nữa Arina lại rơi vào một tình cảnh thú vị. Tháng thứ sáu trôi qua, mà những tháng ngày ấy, những tháng của người đàn bà, chúng nó trôi qua rất nhanh. Xêriôga ra lính, và tuy có ngập ngừng, nhưng Arina nói dứt khoát:
    - Anh Xêriôga yêu quí ạ, em không thể tính tới chuyện chờ anh về được đâu. Trong bốn năm trời chúng ta sẽ sống xa cách nhau, mà trong bốn năm em có thể sẽ cho ra đời ba đứa. Đã làm việc trong các phòng khách sạn thì phải tốc váy lên. Tay nào đến ở phòng thì tay ấy là ông chủ, dù là Do-thái, dù là gì gì cũng thế. Đến ngày anh đi lính trở về, cái bụng của em sẽ mệt mỏi kiệt quệ, em sẽ là một xơ xác rạc rài, chẳng nhẽ còn với được tới anh nữa hay sao?
    - Đúng là như thế, - Xêriôga gật đầu.
    - Hiện giờ đang có những tay muốn hỏi em: tay thầu khoán Trôphimưt, rất thô lỗ cục cằn, và lão Ixai Abramưt, tay già loắt choắt trùm trưởng nhà thờ Nhicôlô-Xviatxcaia, một thằng đàn ông sức lực ẽo ợt, nhưng em đã ngấy đến họng cái sức mạnh độc ác của bọn đàn ông các anh, em nói thành thật là đã bị hành hạ đến không thể nào chịu được nữa rồi... Tính từ hôm nay thì ba tháng nữa em sẽ sinh, em sẽ đem đứa bé đến nhà nuôi trẻ và sẽ đi lấy họ.
    Xêriôga đã nghe những lời như thế, anh ta tháo dây lưng quất Arina, và dũng cảm cố nhằm vào bụng.
    - Này anh, - người đàn bà nói với anh ta, - đừng quá chú trọng đến cái bụng, cái nhân trong ấy là của anh đấy, không phải của người khác đâu...
    Ở đây đã có một cuộc đánh đập tàn nhẫn, ở đây đã chảy ra nước mắt của người đàn ông, ở đây đã chảy ra máu của người đàn bà, nhưng chẳng nhìn thấy một lối thoát nào cả. Khi ấy người đàn bà bèn tìm đến Chúa Cứu thế Giêsu và nói:
    - Như thế và như thế đấy, thưa Chúa Giêsu. Con là Arina đến từ những phòng của khách sạn ?oMađrit và Luvr?, chỗ ấy là ở đường Tvecxcaia. Làm việc ở các phòng khách sạn tức là tốc váy lên. Tay nào đến ở phòng thì tay ấy là ông chủ, dù là Do thái, dù là gì gì đi nữa thì cũng thế cả. Sống ở đấy có kẻ nô lệ của Chúa, tay phụ việc quét sân Xêriôga. Năm ngoái vào ngày Chủ nhật Xá tội con đã sinh cho hắn ta hai đứa con sinh đôi...
    Và chị kể lại cho Chúa nghe tất cả mọi chuyện.
    - Nhưng nếu như Xêriôga hoàn toàn không đi lính nữa thì sao? - Đến đây Chúa Cứu thế nhận xét.
    - Thì có lẽ tay phân cục trưởng cảnh sát sẽ lôi đi...
    - Phân cục trưởng cảnh sát, - Chúa cúi đầu, - ta đã không nghĩ tới hắn... Con hãy nghe đây, nếu như con cứ sống sạch sẽ như không thì sao?...
    - Trong bốn năm trời ư? - Người đàn bà trả lời. - Nghe theo Chúa thế nào được, mọi con người đều cần phải phễnh cái bụng ra, tuy rằng Chúa thì từ lâu Chúa đã có cái thói như thế rồi, mà còn con cái thì Chúa sẽ kiếm đâu ra? Chúa hãy làm cho con nhẹ hẳn đi thôi...
    Nghe đến đây hai gò má của Chúa ửng lên, người đàn bà đã chọc vào đúng chỗ đau của Người, nhưng Người vẫn nín lặng. Không thể nào tự hôn vào tai mình được, điều này thì cả Thượng đế cũng biết.
    - Thế này này, hỡi kẻ nô lệ của Thượng đế, hỡi cô gái tội lỗi đáng yêu, - đến đây thì Chúa tuyên bố với vinh quang của Người, - trên các tầng trời của ta đang láng cháng một thằng thiên sứ nhỏ, tên nó là Anphrêt, nó hoàn toàn không chịu vâng lời, lúc nào cũng khóc nhè: Chúa ơi, Người đưa con lên làm thiên sứ ở tuổi hai mươi của cuộc đời là nghĩa lý thế nào, ngay giữa lúc con là một thằng thanh niên hoàn toàn sung sức? Vậy hỡi kẻ gái phụng thờ ta, ta cho con thằng Anphrêt thiên sứ trong bốn năm để làm chồng. Đối với con nó sẽ vừa là lời cầu nguyện, vừa là kẻ che chở, vừa là bồ của con. Mà với nó thì chưa nói gì đến một đứa bé, mà một con vịt con cũng không thể tưởng tượng sẽ đẻ ra được, vì ở nó những trò đùa rỡn thì nhiều, còn chuyện nghiêm túc thì không có đâu...
    - Đó chính là thứ đang cần cho con đấy, - cô gái Arina van xin, - do những chuyện nghiêm túc của họ, Chúa hãy đếm xem con đã chết đến ba lần trong hai năm...
    - Con sẽ có sự nghỉ ngơi ngọt ngào, hỡi Arina con của Thượng đế, con sẽ có lời cầu nguyện nhẹ lâng như bài ca. A-men.
    Hai phía đã quyết định như thế. Anphrêt được đưa tới. Một thiếu niên yếu ớt, dịu dàng, hai bên vai màu xanh da trời có hai cái cánh ve vẩy, óng ánh những sắc hồng hồng, nom cứ như những con bồ câu vỗ cánh trên trời. Arina vồ lấy nó, nức nở vì cảm động, vì nỗi lòng thầm kín của đàn bà.
    - Anphrêt yêu dấu, niềm an ủi của em, chồng chưa cưới của em.
    Nhưng Chúa dặn Arina rằng mỗi khi đặt thiên sứ vào giường thì phải tháo cánh ra, mà cánh thiên sứ thì có lắp những cái then, đại khái cũng như các thanh cửa chớp, vì thế ban đêm phải tháo ra và cuốn vào khăn giường sạch, nhỡ trong một động tác lăn lộn nào đó, cánh có thể gãy vì chỉ được làm bằng những hơi thở của trẻ th chứ không có gì hơn.
    Liên đoàn các Chúa chúc phước cho Arina lần cuối cùng. Để làm việc này đã gọi dàn đồng ca của các đại chủ giáo, đã có những bài ca rất vang lừng, còn các món đồ nguội thì không nên có món nào. Và thế là Arina cùng Anphrêt ôm nhau chạy theo cái thang bằng lụa xuống dưới trần. Cả hai đến phố Pêtrôpxki, vì ở đấy người đàn bà còn phi chạy long đi mua đồ cho Anphrêt (nhân tiện phải nói rằng anh chàng không chỉ không có quần mà còn hoàn toàn tự nhiên nguyên thủy). Arina mua cho Anphrêt ủng da láng ngắn, quần dệt kim kẻ ô, áo vệ sinh kiểu thợ săn, áo gi-lê bằng nhung mầu xám xanh.
    - Các thứ khác, - nói, - anh bạn nhỏ ạ, chúng mình về nhà sẽ tìm ra...
    Hôm ấy Arina không làm việc ở các phòng khách sạn vì đã xin phép nghỉ. Xêriôga đến gây chuyện ầm ĩ, không ra với hắn mà chỉ nói qua cửa:
    - Anh Xecgây Nhiphanchit ạ, lúc này tôi đang rửa chân, xin anh rời khỏi đây đừng có gây chuyện ầm ĩ...
    Thế là hắn ta bỏ đi không nói một lời. Như vậy là sức mạnh của thiên sứ bắt đầu cho thấy tác dụng.
    Còn bữa tối thì Arina sửa soạn một chầu cứ như bọn lái buôn, chà, cô có một lòng tự ái thật là ghê gớm. Nửa stôp vôt-ca, rượu vang đặc biệt, cá cháy sông Đanuýp nấu khoai tây, xa-mô-va nước trà. Chuyện Anphrêt nếm các đồ ngon ngọt này trên đời như thế nào là việc của Anphrêt. Lúc tháo hai cái cánh của Anphrêt ra khỏi chốt, Arina bọc lại và tự mình mang vào giường.
    Một thân hình tuyệt vời trắng như tuyết nằm ở chỗ của trên tấm đệm lông chim trải trên cái giường ọp ẹp đầy tội lỗi và phát ra vầng hào quang không phải của trái đất này, những cột sáng mầu ánh trăng luân phiên với mầu đỏ lượn trong gian phòng, đung đưa trên cặp chân phóng tia sáng. Arina khóc òa lên, trong lòng mừng rơn, hết hát lại cầu nguyện. Arina ạ, đã được hưởng điều chưa từng thấy trên cõi đời bị hành hạ ê chề này, thật là kẻ được ban phước trong cánh đàn bà!
    Cả hai uống cạn nửa stôp. Và nửa stôp này đã cho thấy tác dụng. Vừa thiếp đi, đã đè lên Anphrêt với cái bụng cháy bỏng, đã sáu tháng, của Xêriôga. Đối với Arina, được ngủ với một thiên sứ còn chưa đủ, vẫn chưa đủ khi mà bên cạnh không còn có kẻ nào nhổ vào tường, ngáy khò khò, như thế vẫn còn chưa đủ đối với đàn bà vạm vỡ, hung hãn, mà đã chưa đủ thì còn phải đốt nóng thêm cái bụng chưng phềnh và rực lửa. Thế là đã đè chết thiên sứ của Thượng đế, đè chết vì say rượu và vì điên cuồng trong sung sướng, đã đè chết như đè chết đứa hài đồng mới được một tuần, đã ép chặt nó bên dưới thể xác của... Như vậy sự kết thúc bằng cái chết đã đến với thiên sứ, và từ hai cái cánh bọc trong khăn giường những giọt nước mắt nhợt nhạt nhỏ xuống.
    Nhưng rồi trời đã hửng, các cây cối đều cong gục xuống. Trong các khu rừng xa trên miền bắc, mỗi cây thông đều đi làm thầy tu, mỗi cây thông đều quì gối.
    Người đàn bà lại đứng trước cái ngai của Chúa với cặp vai rất rộng, đầy sức mạnh, một cái xác non trẻ nằm trên hai bàn tay đỏ tía của?.
    - Ngài hãy nhìn xem, thưa Chúa...
    Lúc ấy trái tim nhân hậu của Giêsu không chịu đựng được nữa, Người tức giận nguyền rủa đàn bà:
    - Cái gì đã thường xảy ra dưới trần thì cũng sẽ xảy ra với ngươi, Arina...
    - Sao vậy, thưa Chúa, - người đàn bà trả lời Người rất khẽ, - chẳng nhẽ chính con đã làm ra cái thân hình nặng nề của con, chẳng nhẽ chính con đã nấu vôt-ca, chẳng nhẽ chính con đã nghĩ ra cái tâm hồn đàn bà cô đơn, ngu xuẩn...
    - Ta không muốn kéo dài với ngươi nữa, - Chúa Giêsu nói to, - ngươi đã đè chết một thiên sứ của ta, chao ôi, ngươi, đồ hạ tiện...
    Và bằng một luồng gió nồng nực, người xô Arina xuống trần, tới phố Tvecxcaia, tới các phòng của khách sạn ?oMađrit và Luvr? là chỗ vốn đã dành cho . Và ở đấy biển đã lên đến đầu gối. Gã Xeriôga đang đi chơi lần cuối cùng vì gã là lính mới. Tay thầu khoán Trôphimưt vừa từ Côlomna đi tới, trông thấy Arina, thấy khỏe mạnh và có cặp má hây hây như thế nào.
    - A cô em, cô em to bụng, - hắn nói, kèm theo là những lời đại khái cũng như thế.
    Ixai Abramưt, tay già nhỏ bé cũng đã được nghe về chị chàng to bụng này và cũng nói với cái giọng mũi của lão.
    - Sau những việc xảy ra, - lão nói, - tôi thì không thể nào cưới cô em được, tuy nhiên vẫn có thể nằm với nhau cũng theo trình tự như cũ...
    Có lẽ lão sẽ nằm ngay xuống đất mẹ ẩm ướt, nếu không thì còn làm thế nào khác được, nhưng trong thâm tâm lão nhổ vào tất cả. Tất cả đều đúng là vừa tuột xích: những thằng bé búp bê, những tay lái buôn, những kẻ dị tộc. Là con người, lão vốn quen đánh bạc.
    Và đây là đoạn kết của câu chuyện cổ tích.
    Trước khi sinh con, vì thời gian ba tháng đã trôi qua, Arina đi ra cổng phụ sau phòng người làm, ưỡn cái bụng to khủng khiếp của lên phía bầu trời mịn như lụa và nói rất khẽ:
    - Chúa ơi, Chúa hãy nhìn xem cái bụng đây này. Gõ lên nó nghe cứ như tiếng rắc đậu ấy. Nhưng thế này là thế nào, con không hiểu. Và Chúa ơi, con không muốn lại có chuyện này lần nữa đâu...
    Để trả lời, Giêsu nhỏ những giọt nước mắt xuống Arina, và Chúa Cứu thế quỳ xuống.
    - Hãy tha thứ cho ta, Arina nhỏ nhoi yêu quí, cho Thượng đế mang tội lỗi, và về những điều mà ta đã làm cho con như thế này...
    - Chúa sẽ không có được lời tha thứ của con đâu, Chúa Cứu thế Giêsu ạ, - Arina trả lời Chúa. - Không đâu.

    Nguyễn Thụy Ứngdịch
    Lần đầu tiên đăng trên tập văn tuyển ?oVòng Tròn? quyển 3, Nhà xuất bản ?oVòng Tròn?, Matxcơva - Lêningrat 1924. Tác giả ghi 1922. (N.D.)

  5. cupid_in_love

    cupid_in_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    ?oSấm? Petrus Ký
    Để tưởng niệm ngôi trường mang tên một vĩ nhân đã bị xóa tên


    Duy đạp xe dạo phố Sai Gòn. Những con đường quen xưa nay đã đổi, những địa danh, tên đường cũng được thay bằng các tên mới! Chàng đạp xe đi trong thành phố đầy người. Lòng đường không biết cơ man nào là đủ loại xe di chuyển. Các con đường giống như những con sông, nước bị tắt nghẽn. Nào xe hơi, xe gắn máy đủ loại, xe đạp, chen vào thêm một ít xe xích lô... Người đi bộ cũng không cần đi trên lề đường mà tự nhiên lấn ra lộ. Cuối cùng chàng đành xuống xe dắt bộ theo lề đường. Chàng không dám mạo hiểm ngồi trên chiếc xe đạp mà không có lối nào để chen. Thật ra, mọi người đang điềm nhiên đi, điềm nhiên cỡi xe gắn máy và lái xe hơi, còi xe inh ỏi... Nhưng riêng Duy, chàng không muốn bị người ta cọ quẹt hay đè lên người mình khi chiếc xe đạp chẳng may bị ai đó đụng phải...
    Hình như Sài Gòn bây giờ đầy người, ngập tràn, giống như nước lũ từ các nơi đổ dồn về con sông nhỏ. Con sông nhỏ chảy không kịp, nên nước dâng lên tràn bờ gây lũ lụt. Nếu ta ở trên một máy bay quan sát lượng người và xe cộ của một thành phố mà đường sá chưa được mở mang, trong lúc mật độ xe và người tràn đầy lòng và lề đường, thì ta có thể tưởng tượng đó là nước của những con suối nhỏ tìm chảy về dòng sông cái. Nhưng dòng sông cái ấy đã bị tắt nghẽn ở đâu đó... Ấy vậy mà Duy vẫn dắt được chiếc xe đạp mượn của bạn đi trên lề, tuy phải lách qua nhiều chướng ngại vật là người đi bộ cùng chiều và ngược lại.
    Xa Sai Gòn đã mười mấy năm trời, bây giờ về lại chính nơi chàng đã sống qua thời tuổi thơ; thế mà giờ đây chàng cảm thấy mình như bị rơi vào một hành tinh nào lạ hoắc. Chàng nhớ lúc bé, sống với ông bà nội từ tuổi lên năm, mẹ phải nuôi hai em nhỏ ở quê ngoại. Cha chàng là một Sĩ Quan chế độ miền Nam bị ?ohọc tập cải tạo? ngoài Bắc. Lúc vừa bị đưa xuống tàu biệt xứ, cha chàng viết thư từ giã gia đình. Hình như ông nghĩ rằng đi chuyến nầy là không có ngày trở về; cho nên nói với mẹ đem chàng cho ông bà nội nuôi. Theo quan niệm của ông bà, chàng là cháu đích tôn, lỡ ông bỏ xương nơi xứ Bắc thì cũng có người nối dõi tông đường... Thế là chàng đã phải xa mẹ xa em vào Sai Gòn ở với Ông Bà đi học... Lúc gia đình chàng được qua Hoa Kỳ theo diện tị nạn là lúc chàng đang theo học Đại Học năm thứ hai Phú Thọ, ngành Công Chánh.
    Qua Mỹ, với vốn liếng tiếng Nga và hành trang là một mớ kiến thức về XHCN trong đầu; những năm đầu tiên chàng phải vật lộn với cái cũ và cái mới, những chán nản xé rách cả một thời tuổi xuân. Từ năm thứ hai Đại Học rơi xuống con số không, một tiếng Anh chàng cũng không biết. Thế mà trước sự khuyến khích của cha mẹ, của các em và bè bạn, chàng đã quyết tâm nhập cuộc bằng từ con số không đó bò lên từng bước. Thế rồi bảy năm sau, chàng đã mặc áo thụng đen, đội mũ ra trường từ Đại Học nổi tiếng Berkeley! Thật là một niềm hãnh diện cho cả gia đình...
    ... Chàng vừa dắt xe đi theo lề đường Thống Nhất cũ, bây giờ mang tên Lê Duẫn, vừa ngắm mấy cô nữ sinh viên đang tung tăng với nhau gần nhà thờ Đức Bà. Phố xá có đổi thay một ít, nhà cửa cao hơn to hơn, người đông đúc hơn, nhịp độ buôn bán có phần sầm uất hơn lúc chàng ra đi, nhưng đường sá thì vẫn thế. Một thành phố không có những bãi đậu xe, không có những lối dành cho xe đạp, đèn xanh đèn đỏ chưa có ý thức tuân thủ... bao nhiêu đó khiến cho Sai Gòn vẫn là nơi tai nạn nhiều nhất và kém an toàn nhất... Mải suy nghĩ vẩn vơ, chàng vượt qua tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ lúc nào không hay. Lần đến công viên trước Dinh Độc Lập cũ, chàng cảm thấy mỏi mệt trong người. Tìm một ghế đá công viên, cho xe đạp sát vào, chàng ngồi trên ghế mà một chân thì xỏ vào xe phòng hờ bị cướp. Xe đạp mượn mà bị cướp mất thì phiền, chàng suy tính trong đầu...
    Buổi chiều Sài gòn nhè nhẹ đến trong cái oi nồng mùa hạ. Mồ hôi trong người chàng cứ xâm xấp, hực ra mùi chua khó chịu. Định cư lâu năm ở một xứ ôn đới, quanh năm ít có mồ hôi toát ra trừ khi tập thể dục; bây giờ về lại quê hương với cái nóng ẩm vùng nhiệt đới, chàng cảm thấy hình như mình đang bị bỏ vào lò lửa... Hai mắt chàng mệt mỏi nhìn về phía xa, những con chim trên cành đang nhảy nhót chít chiu với nhau rồi cùng ùa bay về phía dinh Độc Lập... Cái nóng mùa hè bốc lên làm mờ ngọn cờ đỏ. Màu cờ đỏ cọng với sự oi bức làm chàng chóng mặt... Chàng nhìn đồng hồ, đã 5 giờ chiều mà sức nóng vẫn chưa tha, ánh sáng chói chang, mặt trời vẫn như lò than. Hay là chàng bị dị ứng với khí hậu? Hai mí mắt cứ chờ cụp xuống, nặng trĩu...
    Bên kia đường bổng có mấy bóng đàn bà, không, mấy cô gái còn rất trẻ đang tiến về phía chàng. Họ vừa đi vừa cười nói vui vẻ, ăn mặc diêm dúa lẳng lơ đến sát ghế đá nơi chàng đang ngồi. Duy đứng vội lên, lúng ta lúng túng trong cổ họng muốn chào. May mà chàng kịp giữ những lời chào còn trong thanh quản, chứ nếu phát ra thì lộ tẩy chàng là người ở nước ngoài mới về! Chẳng là những câu chào hỏi bằng tiếng Anh cứ đợi sẵn theo thói quen!
    - Anh đợi ai đấy?
    - Anh có nhớ chúng em không?
    - A! người nầy lạ tụi bay ơi!
    - Trông sao búng ra sữa nè!
    - Cho tụi em ngồi với...
    Chàng nghiêm giọng:
    - Xin các cô cho tôi yên, tôi đang nhức đầu muốn ngồi tịnh dưỡng một chút, vả lại tôi không có tiền đâu!
    - Để em mát xa cho anh nghen, tay em lành lắm đó, hết liền hà!
    - Cảm ơn! Xin các cô đi kiếm nơi khác! Tôi đang bệnh mà!
    - Thằng chả chỉ biết cảm ơn thôi tụi bay...
    Mấy nàng cảm thấy không ra ngô ra khoai gì nên nguýt dài rồi cuốn gói qua phía bên kia, có mấy người đàn ông đang ngồi trên ghế hoặc đang đi dạo... Buổi chiều xuống dần trong tiếng ồn ào xe cộ, tiếng người, tiếng máy bay với sức nóng oi nồng nhiết đới...
    Từ sáng đến giờ, chàng đã đi qua những con đường kỷ niệm ngày xưa, những ngôi trường khi chàng còn đi học. Trường Nhật Tảo, nơi Duy đã mài đủng quần những năm tiểu học, nay xuống cấp trầm trọng. Chung cư Ấn Quang, nơi Duy lớn lên trong vòng tay nuôi dưỡng của ông bà nội, ngày nay mục nát, chàng có cảm tưởng rằng nó sẽ có thể sập bất cứ lúc nào. Không khí ồn ào chung cư trước sau vẫn thế, nhưng cái thối nồng ở các xó cầu thang thì không thể nào chịu nổi. Thế mà từng ấy người vẫn ở, từng ấy không gian nhỏ hẹp vẫn phủ chụp mọi người... Cái nghèo và cùng khốn của đám dân lao động khi xưa, bây giờ càng tệ! Bạn bè chàng hầu hết đã theo gia đình định cư ở các quốc gia. Chỉ còn sót lại thằng Lèo con ông Bốn Tân trên lầu ba chung cư Ấn Quang. Nó ngồi trước tủ bán vé số, thuốc lá lề đường với một vợ và ba con nhỏ.
    Lèo, sau khi đậu trung học, đi nghĩa vụ quân sự mấy năm, bị thương cụt hết một tay, giải ngũ về nhà báo gia đình. ?oMay là còn được một tay để đếm vé số!? Lèo vui vẻ tâm sự với Duy như thế. Nhìn bạn và nhìn cảnh sống của gia đình bạn, bỗng nhiên Duy thấy cay cay ở mắt. May mà chàng đã thoát khỏi và đã từ kinh nghiệm trong đói nghèo ở quê nhà, nên khi ra hải ngoại chàng mới hết sức cố vươn lên; bằng không, chắc gì giờ này chàng đã khác với hoàn cảnh của Lèo! Lúc xin phép đi vacation, Thằng Vương, làm cùng sở hỏi:
    - Du lịch chỗ nào vậy?
    - Về thăm Việt Nam.
    - Ứ! Như thế không phải là du lịch mà đi tìm quá khứ.
    - Có lý! Tìm quá khứ xem còn gì như trong ký ức không.
    - Có thể có có thể không, nhưng chắc chắn là mầy sẽ buồn suốt cuộc hành trình. Mầy sẽ thấy một tháng trời đầy nỗi u hoài mà thôi!
    Thằng Vương nói không sai chút nào. Duy về lại nơi xưa đã chất chứa bao kỷ niệm ngày thơ, tìm lại từng con đường, từng hơi thở dồn dập khi theo em xuống phố... Thế mà thực tế từ khi xuống máy bay đến giờ là những chán chường, những ray rứt, những suy tư cùng những cái không vui phủ chụp lấy... Đi chơi, đi vacation là để cho đầu óc nghỉ ngơi sau bao nhiêu ngày tháng làm việc. Nhưng chuyến hành trình nầy, chàng chỉ chuốc lấy chán và buồn mà thôi.
    Đạp xe ngang qua Trường Lê Hồng Phong, nơi Duy qua những năm trung học, những ganh đua, những tị hiềm giai cấp, những khăn quàng đỏ, những Mac- Lenin, Thanh niên CSHCM và XHCN tốt đẹp, những giờ học tiếng Nga...Nếu không vào được Đại học thì đi nghĩa vụ quân sự ở Miên thời ấy...! Ôi cái quá khứ không có gì vui sao cứ lẩn quẩn trong hồn! Giờ đây, Duy đứng trước cổng trường, sao xa lạ như một người vừa mới ngủ một giấc dài trên giường, khi thức giấc thấy mình đang nằm ngoài cánh đồng không mông quạnh... Chàng cô đơn nhìn những thế hệ đàn em đang vào lớp... Ngồi mơ màng suy nghĩ vẩn vơ, hai mắt Duy cố mở lớn, nhưng không hiểu sao, chúng cưỡng lại lệnh, cứ từ từ nhắm lại. Và chàng đi vào một giấc mơ...

    * * *
    ... Đứng trên một con cầu bắt qua suối, Duy ngắm những tia nước róc rách tìm lối chảy vào một hồ trong veo đầy những con cá Koi nhiều màu sắc đang bơi lội. Cảnh trí buổi chiều thong thả, bên kia hàng cây dâm bụt là một căn nhà cổ, cất theo lối miền Nam. Căn nhà mà hình như Duy đã thấy ở đâu đó từ trong tiềm thức. Đúng là chàng đang đứng trước một phong cảnh miền Nam. Đúng là Duy đang ở giữa những cánh đồng cò bay thẳng cánh... Căn nhà cổ sang trọng kia nằm giữa một vùng giàu có đầy thóc lúa! Nhưng Duy ngạc nhiên là tại sao mình có thể bất ngờ đến nơi nầy. Chàng đang thắc mắc và đang tìm câu trả lời thì trong nhà có hai em nhỏ khoảng mười ba tuổi chạy ra vái chào:
    - Chào anh Duy! Ông tổ của chúng em sai ra đây đón anh!
    - Sao các em biết tên anh? Ông tổ của các em là ai vậy?
    - Ông tổ nói ra đón anh Duy! như vậy ông tổ đã biết tên anh. Mời anh vào nhà.
    Duy theo chân hai em nhỏ vào sân. Sân trước nhà kê nhiều chậu hoa lạ, lối bước lên tam cấp có hai con lân bằng đá chạm trổ tinh xảo. Các loại kỳ hoa dị thảo đều có mặt mổi thứ hai chậu sắp đối hai bên trong thật là bề thế. Ánh sáng buổi chiều dìu dịu, mái ngói lâu năm màu xám xịt rong rêu, những cột kèo chạm trổ tinh vi bóng loáng. Bộ tràng kỷ xưa chạm trổ những hoa văn sa cừ... Một ông già đang ngồi thong thả uống trà. Chàng gập người vòng tay:
    - Cháu xin chào ông!
    - Ừ! Duy đấy hửng! Vào đây... Con học ở Petrus Ký từ năm 1982 đến năm 1988 phải không? Tuy tên trường bị đổi thành tên khác, nhưng đó là gia tài trí thức của miền Nam, là ngôi từ đường biết bao thế hệ mang tên Petrus phải không?
    Duy giật mình đánh thót, như có ai đó sờ vào lưng với bàn tay nước đá lạnh ngắt. Chàng chưa kịp tỉnh táo quan sát ông già đang ngồi trên ghế trường kỹ thì nghe ông nói tiếp:
    - Con học khá lắm! Qua Mỹ không những không nản chí mà còn làm nên được tiếng cho quê hương, cho trường Petrus Ký nữa.
    - Dạ thưa ông là ai mà biết con từ chân lông kẽ tóc?
    Ông già bỗng cười vang, giọng miền Nam vui:
    - Con ngồi đi! ông cho phép.
    Duy chưa dám ngồi vào ghế tràng kỷ, chàng nhìn ông lão tiên phong đạo cốt, bận áo dài, trên ngực có nhiều huy chương, có cả dây chuyền mang Thập Tự Giá, đội khăn đóng, không có râu... Ôi! sao giống tượng bán thân Petrus Ký chính giữa trường mà Duy thấy trước khi bị người ta hạ bệ cho vào dĩ vãng, thay thế bằng tên Lê Hồng Phong. Chàng đánh bạo nhìn kỹ lần nữa và... Ôi Chao! Đúng là ông Petrus Ký đang ngồi đó. Thất kinh, không kìm được sự kinh ngạc và kính phục, chàng quì xuống:
    - Thưa... Có phải Ngài là Petrus Ký? Con có mắt như không, xin Ngài tha lỗi!
    - Con thông minh lắm! Đứng dậy đi -
    Ông vừa nói vừa đứng dậy đến bên Duy hiền từ đỡ duy dậy, ấn chàng ngồi xuống chiếc trường kỷ đối diện. Trên bàn, bộ tách trà nhỏ màu đất sẫm tỏa mùi thơm kỳ dịu hương hoa lài.
    - Ta biết chuyến về quê hương lần nầy, mục đích của con là tìm kỷ niệm quá khứ. Nhưng con đang bị chán chường trước thực tế phải không? Uống trà đi rồi ta cùng trao đổi những kinh nghiệm cuộc đời!
    Duy rón rén ngồi xuống mà lòng đầy thắc mắc, làm sao mình đến nơi nầy, ai đã đem mình đến đây. Mà phong cảnh nầy hoàn toàn trong quá khứ? Ông già ngồi kia là Trương Vĩnh Ký? Ôi! hay là chàng đã chết, hồn đến đây gặp những người muôn năm củ...
    - Ta biết con đang có trong đầu trăm ngàn câu hỏi và thắc mắc rằng sao có thể đến nơi này gặp ta. Ta thấy con đang ngồi bên chỗ pho tượng của ta ngày trước trong công viên mà tâm hồn không ổn định. Ta gọi con đến đây để có một vài điều tâm sự cùng con. Khi xưa, lúc ta còn nhỏ, ta đã bị xa cha mẹ như con vậy... Ta cũng trăm đắng ngàn cay thoát ra từ đói nghèo mà không nản chí cầu học. Con nên hiểu câu ?otang điền biến vi thương hải?, mà Nguyễn Du, Cụ cũng có hai câu thơ hay: ?oBắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao!? Con đã vượt qua được những gian nan thời tuổi trẻ, giờ đây chờ dịp để giúp ích cho quê hương...
    - Thưa Ngài! Xin cho một vài giáo huấn về con đường trước mặt.
    - Sau mấy mươi năm vật đổi sao dời, thiên cơ còn bất khả lậu. Ngoạ Quỉ thì nhiều mà lòng người thì đang ly tán! Không thể tính một năm hai năm mà phải tính từ hàng chục. Con có thấy các triều đại vua chúa thời xưa không? Mỗi triều đại tính hàng trăm năm, mỗi dòng họ cai trị hàng bao thế kỷ. Thế thì nước ta bây giờ vẫn nằm trong những vòng xoay ta bà, rồi cũng sẽ biến thiên thuận thế! Về mặc nhân sinh, dân Việt mình đã đi đến tận cùng trái đất, đâu đâu cũng có con dân nước Việt. Đó cũng là việc tốt! Đất nước tuy trong vận hạn chưa tan chướng khí, nhưng những đổi thay tất yếu đang chuyển mình. Ngày con có dịp phục vụ quê hương trong tự do dân chủ không còn xa. Hãy cố gắng lên!
    Duy vừa uống trà vừa nghe, những âm vang quá khứ và tương lai như nhắc nhở cái hiện tại đầy bất trắc nhiễu nhương trong tham nhũng, áp bức, độc quyền độc tôn, giai cấp mới ngoi lên vẫn đè đầu dân quê ngheo xơ xác...
    - Thưa Ngài! Con xin có thắc mắc, Thưa, định hướng XHCN trong Kinh Tế Thị Trường có thể tồn tại được không ạ!
    - Nước với lửa thì không trộn vào nhau được nhưng không thể thiếu hai thứ ấy trong cuộc đời. Mỗi thứ dùng vào mỗi lãnh vực, nhưng không trộn cho chung một.
    - Thưa Việt Nam có thể nào có Đa nguyên như mọi người ước mơ?
    - Trước mặt thì chưa, cái nọc độc còn phát tát, dân trí chưa cao, nền giáo duc một chiều; Vả lại hệ thống công an và hệ thống Đảng cắm quá sâu vào từng thớ thịt quê hương... Ta cho con bốn câu thơ để suy nghiệm:
    Chó sủa hai lần định âm dương,
    Gà toi sống lại thuận Nam Phương
    Liềm búa trả về tay cố chủ,
    Lưỡng cực hòa minh rạng tỏ tường
    Muốn tháo gỡ phải mất hàng thế hệ bằng giáo dục, bằng thông tin, bằng ...

    * * *
    - Ê! Dậy mau, kiểm tra giấy tờ! Nằm ngủ ngay trong công viên là vi phạm...
    - Thằng nầy ngủ ngon quá! Dậy mau...
    Duy giật mình tỉnh dậy trong kinh hãi. Trước mắt chàng là một đám công an áo vàng, kẻ đèn pin, người cầm súng. Duy ngồi phắt dậy, dụi mắt:
    - Các ông làm gì vậy?
    - Anh cho xem giấy tờ chứng minh nhân dân.
    - Tôi không có chứng minh nhân dân, chỉ có hộ chiếu...
    - A! Ông nầy ở Mỹ về mà nằm ngủ ở đây có thể là đang ******** báo CIA! Đem về đồn Công An Quận 2 !
    - Mà cái xe đạp của tôi đâu rồi?
    - Ông nói cái gì? Chúng tôi đến đây chỉ thấy ông nằm ngủ chèo queo trên ghế đá, không xe cộ gì hết, đừng có lộn xộn... Đứng lên, về đồn sẽ biết!

  6. dhtcorp

    dhtcorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2005
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    hay thế, giờ mới biết cái này
  7. arsfan

    arsfan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Maybe,this is a extraodinary message.
    But, no kidding.
    Im looking for a friend for my mother.A friend has a wide knowledge.A friend is a deep thinker. A friend can share the sadness, only sadness...
    My mother is a special woman.i believe it.
    whoever wants to have a special relation with a special woman,please reply.
    thanks for reading!
    Note: my mother married!
  8. Firmy86

    Firmy86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Bài viết:
    1.843
    Đã được thích:
    3
    e đánh dấu thỉnh thoảng sang coi cop
  9. cupid_in_love

    cupid_in_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    Mưa sao băng
    [​IMG]
    Ngư�?i ta bảo, nếu thức ch�? qua đêm thì sẽ nhìn thấy một trận mưa sao băng trên bầu tr�?i. Ngư�?i nói tin đó cho tôi là bà Ninh, bà hàng xóm mù. Bà rủ tôi cùng lên sân thượng xem, nói mưa sao có thể là những linh hồn yêu đương chưa tr�?n trở v�? lần cuối.
    Tôi không có ti vi, bởi vì sau ngày ly hôn rồi d�?n đến đây tôi rất hay nằm mơ và nghĩ đ�?i mình chỉ thú vị trong những giấc mộng. Bà Ninh thì có hẳn một chiếc 21 inch. Chuyện mưa sao đối với tôi chỉ là một trò chơi chữ xa xỉ. Nhưng bà Ninh thì nôn nóng. Trưa nay tắm xong, bà g�?i tôi sang, nh�? tôi đỡ chiếc va-ly giả da trên xích-đông xuống rồi nói: "Em lấy hộ chị cuốn anbum". Bà lật đúng một trang trong cuốn ảnh, chỉ vào tấm đen trắng: "Em thấy anh ấy có đẹp trai không ? Anh chị chụp tấm này hồi mới cưới. Sau đó, cả hai cùng đi Nga". Tôi nói anh ấy rất đẹp trai. "Chị cũng đẹp", tôi nói thêm, thật không thể nhận ra cô gái đẹp và n�?n nã trong ảnh lại là ngư�?i hàng xóm mù hôm nay. Bà kể, sau giải phóng mi�?n Nam chồng bà vào �?à Lạt công tác, tính sẽ đưa bà vào sau. Bà chưa thu xếp được thì ông đã lòng thòng với một cô bán cà phê góa chồng. Bà biết là do tình c�?, lần bà vào chơi, ông dắt bà đi uống ở ngay cái quán đó. Khi đi vào toa-lét, liếc nhìn qua một cánh cửa, bà thấy chiếc áo sơ mi do chính tay bà mua cho ông treo trong buồng ngủ của bà chủ quán. Ông mất sau đó. Ngư�?i chủ quán di tản sang Mỹ. Và thế là hết, tình yêu lẫn hận thù. "Cái chết thật là kỳ diệu phải không em ?". Bà kết thúc câu chuyện với một nụ cư�?i buồn.
    Gi�? thì tôi đang ngồi lên đống gỗ cốp-pha bị b�? quên trên sân thượng, khoanh tay nhìn v�? phương �?ông. Không hiểu sao bà Ninh rủ mình cùng lên xem mưa sao rồi b�? đi ngủ. Bầu tr�?i phơn phớt một làn sương m�?ng. Những ngôi sao lùi xa, mong manh. Vũ trụ không h�? hay biết có một cái bóng nh�? thó là tôi, đang co rúm lại vì lạnh, ngồi ch�? đợi cuộc viếng thăm của những ngôi sao kém may mắn bị cuốn vào đuôi sao chổi. Có đúng như bà Ninh nói, đó là những linh hồn yêu đương chưa tr�?n lang thang đang trở v�? ? Cái đầu bạc của bà Ninh nhô lên nhìn quanh. Tôi bước lại giúp bà. Chúng tôi ngồi bên đống gỗ ướt sương.
    "Ngư�?i ta nói ba mươi năm trước cũng có một trận mưa sao" - bà Ninh nói.
    "Thì lúc nào mà chẳng có sao vỡ".
    Ba mươi năm trước, mẹ tôi mới cưới. Dãy lán sinh viên nằm dưới tán rừng. �?ám cưới chỉ có mấy chục bạn bè. Sau này tình c�? đ�?c cuốn nhật ký của mẹ tôi mới biết bố mẹ phải cưới nếu không muốn bị đuổi v�? quê. Bởi vì... mẹ đã có tôi trong bụng khi đang h�?c năm thứ tư và mẹ viết "không biết đi làm "cái đó" ở đâu ?". Chuyện ấy đâu có dễ dàng. tôi không buồn, thấy thương mẹ. Bà Ninh đặt tay lên đầu tôi.
    "Sao ?�? - Bà lần bàn tay trên b�? vai, bàn tay bà m�?m, ấm. Tôi nhớ đến mẹ, mẹ cũng có một bàn tay như thế - ?oEm định ở đây đến bao gi�? ? Từ ngày tôi bị mù, không còn nhìn thấy ai, nhưng tôi biết là em vẫn đẹp phải không ?".
    Bà lại lần s�?. Những ngón tay run run vuốt d�?c mái tóc: "Tóc em để thế này hợp, trông nghịch mà hay phải không ?". Bà s�? s�? mũi tôi rồi nói: "Hồi chưa mù tôi vẫn ngắm vụng em khi em đi qua phòng làm việc, em có cái mũi hếch dễ thương quá phải không ?". Bà nâng bàn tay tôi lên: "Còn bàn tay nữa, tay em thì phải chơi đàn dương cầm mới xứng phải không ? Em đẹp lắm phải không ?".
    Tôi chống chế:
    "Em có bao gi�? đẹp đâu !".
    Bà Ninh nói:
    "�?ừng tự bỉ mình như thế. Cái khốn nạn nhất của con ngư�?i ta là thiếu tin tưởng vào sự thật. Nhưng em định ở vậy đến bao gi�? ?", bà nhắc lại câu h�?i.
    Chính tôi cũng không biết mình sẽ ở vậy đến bao gi�?. Tôi đi làm, v�? nhà đ�?c sách và ngủ. Thỉnh thoảng, mới nấu ăn còn thì đi ăn cơm bình dân. Thỉnh thoảng, làm một bữa bún chả, không có đứa bạn gái nào đến thì ăn một mình. Thỉnh thoảng, có một anh chàng bị vợ bắt "ly thân một tối" tìm đến tán tỉnh, có anh cả gan th�? thốt, quỳ trên hai đầu gối hẳn hoi đòi ngủ lại, phải ngồi nghe một cách lịch sự, phải tống khéo khách ra một cách lịch sự, toàn những thứ nuốt không trôi.
    "Em quả thật không nghĩ tới", tôi nói.
    Bà Ninh đưa cả hai tay vuốt vào mặt tôi nói tiếp: "Em còn khóc được, thế cũng là hay. Nhưng khóc thì được cái gì ? Như chị đây, ngư�?i ta bảo chị không biết khóc".
    Trong bóng tối mặt mũi mình ra sao ? Tôi lấy mu bàn tay quệt mắt, hạt bụi vô hình này làm sao quên được đây ?
    "�?�?i chị bị ngư�?i khác phá tan, còn em thì do chính em...", tôi nói "Em không biết vì sao có lúc mình lại thế".
    "Một phút bất cẩn và nhẹ dạ".
    Không phải, tôi không bất cẩn chút nào. Hắn v�? Viện như một kẻ lang thang tìm được nhà tế bần, ở căn phòng xép cạnh nơi làm việc. Thỉnh thoảng, vợ chồng tôi m�?i hắn đến nhà ăn bún chả ngày chủ nhật. Tôi nhìn hắn ăn, nghĩ nếu sau này có con trai đi bụi, nó đói ghé qua nhà, tôi d�?n cho nó ăn và chắc cũng nhìn nó như đang nhìn hắn ăn hôm nay. Hắn thèm thuồng một cuộc sống gia đình. Ăn xong, được m�?i ở lại nghỉ chủ nhật, hắn sung sướng lắm, tự bày việc ra làm: sửa điện, chỉnh lại cái ti vi, đóng đinh cái chân ghế hay tìm cách lau tấm gương bàn trang điểm của tôi làm nó trong veo như hồi mới mua. Hắn là kẻ khát khao được làm việc nhà. Chồng tôi tiếp thu ngôi nhà mênh mông của ông nội để lại với một rừng đồ đạc cần phải sửa sang, phải lau chùi. Nhưng anh ấy chẳng đụng tay vào cái gì, anh là mẫu ngư�?i của tính th�? ơ. Hình như tất cả th�?i gian anh dành để ?odạy dỗ�? tôi, như anh nói. Một việc đơn giản như thay cái cầu chì anh ấy cũng không biết xoay sở làm sao. Hắn kể, hắn mồ côi, theo ông cậu lên Sài Gòn h�?c, bà mợ cay nghiệt, chỉ thoát được tay bà ấy khi thi đại h�?c hai chín điểm rưỡi trên ba mươi, được sang Nga du h�?c. Hắn hận đ�?i nên cố h�?c, được m�?i ở lại làm phó tiến sĩ rồi làm luôn tiến sĩ. Việc h�?c hành làm nhỡ mất th�?i cơ yêu đương, lấy vợ, cả việc kiếm cho mình một mớ vốn liếng để sinh sống sau khi v�? nước như nhi�?u sinh viên du h�?c khác. Những bữa bún chả chủ nhật dày thêm. Chồng tôi lấy tư cách đàn anh mà sai bảo thằng em ngoan ngoãn, muốn hắn đến nhà để làm hộ anh những việc vặt vãnh đáng lẽ anh phải làm. Anh ấy vốn thích sai bảo ngay cả trên giư�?ng. Còn tôi thì bắt đầu thấy thiếu hắn. Hắn có tất cả những gì chồng tôi không có, trừ tính th�? ơ. Tôi phụ giúp hắn một tay, có nhi�?u lúc "hai chị em" lúi húi trong gian nhà kho với bụi bặm và những món đồ gỗ của thế kỷ trước. Cho đến một hôm, hắn phát biểu trong một hội thảo khoa h�?c, bẽn lẽn trước những tràng vỗ tay như sấm của cánh trẻ và những đôi mắt kinh ngạc đến sợ hãi của các ông già.
    Bây gi�?, tôi không chỉ thấy thiếu hắn trong những ngày chủ nhật mà còn biết rõ hắn đã làm m�? nhạt đi hẳn ngư�?i chồng lâu nay vẫn sống bên cạnh mình, vẫn yêu mình như một ông giáo yêu cô h�?c trò ngốn ngấu những l�?i giáo huấn em phải thế này, em phải thế kia; ngư�?i chồng chưa từng làm tôi say đắm, chỉ được tôi thương như một ngư�?i anh khinh suất không h�? hiểu được những gì đang xảy ra trong lòng cô em gái.
    Hắn đã đi thẳng vào tim tôi, ngoan cố, lì lợm không chịu ra nữa. Và chính trong gian nhà kho chật chội và bụi bặm đầy đồ gỗ cần phải sửa sang lại đó, hắn cùng tôi khiêng một chiếc độc bình ra để đánh bóng lại cái đế bạc. Tay hắn đặt lên tay tôi, tôi run bắn lên nhưng vẫn để nguyên bàn tay trong tay hắn. Chiếc độc bình từng được vua Khải �?ịnh ban cho ông nội chồng tôi bày trong phòng khách rơi xuống đất vỡ tan. Như chỉ ch�? có thế, hắn hôn tôi. Tôi không liếc nhìn chiếc độc bình vỡ một giây, ngã vào tay hắn, đón nhận cái hôn đã được chuẩn bị ngay từ lần đầu tiên hắn bước vào nhà này. Tôi sung sướng vì đang yêu, được yêu, như kẻ lữ hành thoát kh�?i biển cát của sa mạc. "Chỉ đến khi gặp hắn em mới biết là mình không thể sống với chồng nữa, tại sao thế hả chị ?". "Vì em yêu hắn. Và chị chắc là hắn cũng yêu em".
    Tôi thở dài:
    "Em đã có một tuần với hắn nhân chuyến đi công tác chung ở �?à Lạt. �?ến lúc này thì cả hai chúng em đã sang một thế giới khác mất rồi. V�? nhà, em vẫn phải làm vợ, nhưng em chỉ nhìn thấy hắn, chỉ nghĩ đến hắn. Hở ra là em đến với hắn li�?n. Cuộc sống vợ chồng em đã đến lúc không thể nào chịu nổi. Cho đến một hôm, quấn cái chăn chiên quanh mình như con nhộng trong kén, em đã nói với chồng...".
    "Em nói sao?".
    "Tất cả, chị ạ, trừ tên hắn. Anh ấy gầm lên, h�?i thằng nào. Em khai ngay. Chồng em không nói gì nữa. Như là anh ấy hiểu, nếu em yêu ai chứ yêu hắn thì em có lý. Em nói ra là đúng, phải không chị ?".
    "Rạch ròi như thế là hơn".
    Sau đêm ấy, tôi chạy đến với hắn, với cả linh hồn đầy ắp hy v�?ng và yêu thương, chỉ chưa mang theo đồ đạc tư trang nữa thôi. Hắn lặng đi, nói: "Sao em lại làm thế? Anh Khang là bạn của anh!". Những ngày sau đó, hắn có những câu nói, những cử chỉ khác thư�?ng. Một số ngư�?i trong Viện nói hắn bị tâm thần hay ung thư khởi phát. Có ngư�?i bảo tài năng bao gi�? cũng điên một nửa. Không có cách gì gặp hắn được, tôi muốn phát điên phát khùng lên. Rồi hắn đi khám bệnh và mang đâu v�? một t�? giấy bác sĩ bảo phải nghỉ ngơi vài tháng. Hắn đi rồi tôi mới hay tin: hắn xin chuyển hẳn ra Hà Nội. Suốt th�?i gian ấy vợ chồng tôi ngậm miệng, không ai biết gì v�? cái đêm kinh hoàng khi tôi thú nhận với chồng. Cuộc ly hôn thật bất ng�? và nhanh chóng đối với m�?i ngư�?i. Hắn không một l�?i nhắn tin, không gửi lại thư từ. Hắn tránh mặt tôi vì mặc cảm tội lỗi. Nhưng còn tình yêu với tôi thì sao ? Hắn b�? chạy như một thằng ăn cắp sau khi móc túi được cả cuộc đ�?i.
    "Mưa sao". Bà Ninh kéo tôi ra kh�?i phút trầm tư. Tôi nhìn v�? hướng đông. Một luồng sao băng vút ngang vòng cung chân tr�?i. Những chấm sáng nhấp nháy tưởng như không dứt nữa.
    "�?ẹp quá phải không ? Chị nhìn thấy hết, chị nhìn thấy anh ấy...", bà Ninh nói. Tôi vâng. Chúng tôi im lặng cho đến khi ngư�?i đàn bà mù nhận ra trận mưa sao đã chấm dứt. "H�? đi xa rồi !". Tôi vẫn không hiểu nổi bà Ninh nhìn thấy mưa sao như thế nào. Nhưng đúng là bà đã nhìn thấy. Tôi dìu bà lại cái lỗ chui cầu thang.
    Dãy hàng lang tối vì bóng đèn đã bị ai lấy mất. Tôi đưa bà Ninh v�? phòng rồi mở cửa, mệt m�?i nằm xuống giư�?ng. Nhưng một cái gì đó đang cựa quậy trong hồn tôi. Như là những mảnh sao vỡ đang ập vào, phá tan cái thế giới an phận, tĩnh lặng lâu nay của tôi. Cái cảm giác đòi h�?i quen thuộc tưởng đã quên từ lâu trở lại dày vò tôi làm đảo lộn sự bình yên thư�?ng ngày. "Em định ở vậy đến bao gi�??". �?ó là câu h�?i bà Ninh hay của chính tôi ? Tôi không biết nữa. Có tiếng gõ gấp gáp. Tôi ra mở cửa. Hắn đang đứng đó. Trong bộ quần áo đi đư�?ng dãi dầu, chiếc cặp đen trong tay, hắn hiện ra, y nguyên như trước đây lần đầu tiên hắn đến nhà tôi. Thằng con trai đi bụi của tôi đã trở v�?. Tôi giận lắm, nhưng đó chỉ là cơn giận của ngư�?i mẹ.
    Hắn không nói gì cả, như hắn vẫn thế, đặt chiếc cặp xuống mặt bàn viết của tôi, ngồi lên ghế rồi rụt rè tháo tất. Tôi ngửi thấy mùi hôi chân khi hắn cởi giày. Tự nhiên, tôi không còn giận như mỗi lần nghĩ tới hắn trước đây. Tôi muốn quỳ xuống cạnh, tháo tất giúp hắn. Nhưng tại sao hắn lại tháo tất ? Tôi không muốn bất cẩn nữa mặc dù lòng tôi chao đảo như váng đầu hay lên cơn sốt. Tôi cố đứng vững, tự nói thầm: ?oKhông được nhẹ dạ!�?.
    "Em !�? - Hắn nói theo kiểu của hắn - ?oAnh đã được ân xá". Chỉ thế. Tôi hiểu, hắn đã tự ân xá cho mình. Còn tôi ? Tôi chợt nhớ từ ngày hắn đi Hà Nội đến nay chỉ mới được sáu tháng.
    -Truyện ngắn của Trần Ng�?c Hoàng-
  10. u40chuachong

    u40chuachong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2007
    Bài viết:
    863
    Đã được thích:
    1
    bác này chịu khó pót truyẹn thế!hôm nào có time phải đọc hết mơi được có vẻ hay nhỉ!

Chia sẻ trang này