1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin R.Laird nói về sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi huy_bus, 03/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Thay kết luận
    Một yếu tố liên hệ khác khá quan trọng mà báo chí và các chính trị gia, kể cả ông Melvin Laird, từ chối không nói đến là ảnh hưởng của chiến tranh Trung Đông giữa Do Thái với các nước Á Rập đối với Việt Nam. Từ năm 1967 đến năm 1973 đã xẩy ra hai chiến tranh ngắn ngủi nhưng đấm máu giữa Do Thái một bên và Ai Cập, Syria, Jordan, và Iraq một bên. Trận chiến 6 ngày trong tháng 6.1967 đã gây tổng số thiệt hại về nhân mạng của cả hai bên là 22.000 lính tử trận và 48.000 lính bị thương. Chiến tranh Yom Kippur trong tháng 10.1973 có tổng số thiệt hại nhân mạng của cả hai bên là 11.200 binh sĩ tử trận và 27.000 binh sĩ bị thương. Hoa Kỳ luôn luôn ủng hộ Do Thái về cả súng đạn và tài chánh. Trung Đông rất quan trọng đối với Hoa Kỳ vì ba lý do:
    - dầu hoả;
    - Do Thái là đồng minh của Hoa Kỳ
    - ảnh hưởng và thế lực chính trị và tài chánh của người Mỹ gốc Do Thái rất mạnh.
    Sách lược quân sự của Hoa Kỳ đã thay đổi từ khả năng đương đầu với 2 ½ cuộc chiến cùng một lúc xuống còn 1 ½ cuộc chiến kể từ đầu thập niên 1970. Do đó Hoa Kỳ đã phải chọn lựa Trung Đông thay vì Đông Nam Á với áp lực của người Mỹ gốc Do Thái sau khi đã đầu tư nhiều năm vào bán đảo Đông Dương.
    Một vấn đề khác cần làm sáng tỏ là ai thực sự chịu trách nhiệm bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Quốc hội, chính quyền Ford hay Nixon? Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Laird, như đã trình bày ở trên, Quốc hội Hoa Kỳ là thủ phạm chính. Tổng thống Ford, và hai Bộ trưởng Kissinger và Schlesinger là phụ vì không đủ ý chí phấn đấu với Quốc hội. Nhưng theo sư phân tích của GS. Larry Berman, khi ký Hiệp định Paris 1973, Tổng thống Nixon và Bộ trưởng Kissinger đều biết rõ rằng Hiệp định này có một điểm rất bất lợi cho miền Nam Việt Nam vì nó cho phép 150,000 quân cộng sản Bắc Việt (CSBV) ở lại miến Nam Việt Nam. Những tài liệu mới giải mật do GS. Berman tìm kiếm được cho thấy Hiệp định Paris chỉ là một sự thoả thuận để cho Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam và lấy lại tù binh an toàn. Hiệp định Paris 1973 được chính quyền Nixon gọi là ?oThoả hiệp Chấm dứt Chiến tranh và Tái lập Hoà bình tại Việt Nam? (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam). Khi thoả hiệp này được Lê Đức Thọ và Henry Kissinger ký tắt tại Paris vào ngày 23.1.1973, Tổng thống Nixon tuyên bố tại Washington rằng ?oHoa Kỳ không phản bội đồng minh để đánh đổi lấy hoà bình, không bỏ rơi tù binh, không chấm dứt chiến tranh đối với Hoa Kỳ, nhưng lại để chiến tranh tiếp tục đối với 50 triệu dân ở Đông Dương.?
    Tổng thống Nixon biết rõ rằng việc bảo đảm hoà bình là một điều rất khó thực hiện trên căn bản Hiệp định Paris. Nhưng ông dự trù can thiệp bằng không lực, theo một thoả thuận bí mật giữ Tổng thống Nixon và ông Nguyễn Văn Thiệu, để hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam cho đến khi mãn nhiệm kỳ nếu Bắc Việt vi phạm trắng trợn. Vụ Watergate đã làm hỏng kế hoạch của ông Nixon. Bộ trưởng Kissinger đã tiên đoán rằng Bắc Việt sau cùng sẽ thắng và miền Nam sẽ chỉ đứng vững được trong một năm rưỡi. Do đó kế hoạch thực hiện ?oHoà bình trong danh dự? chỉ là ảo tưởng.
    Sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, thuyết Domino không xảy ra ở Á châu như một số chính trị gia tiên đoán, nhưng đã có những chứng cớ hiển nhiên trong quá khứ cũng như vào hai thập niên 1970 và 1980. Một năm sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục vào năm 1949, cộng sản Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên và chiến tranh kéo dài đến khi hai bên chấp nhận hưu chiến vào năm 1953. Cộng sản tiếp tục bành trướng lãnh thổ ở Á châu với sự chiếm đóng miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Cuba trở thành một nước cộng sản đầu tiên ở Châu Mỹ Latin vào năm 1959. Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 có thêm bốn nước theo chủ nghĩa cộng sản là Bắc Yemen, Cộng hoà Nhân dân Congo, Somalia, và Ethiopia. Ngay sau khi cộng sản đã chiếm được cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia vào mùa Xuân 1975, một loạt các nước khác rơi vào tay đế quốc cộng sản như Benin, Angola, Mozambique, Afghanistan, Grenada, và Nicaragua. Đến năm 1979 làn sóng đỏ mới ngưng. Vào thời điểm đó, chế độ cộng sản cai trị một phần ba dân số thế giới, nhưng không tồn tại được lâu. Đến cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, chế độ cộng sản tan rã tại hầu hết các quốc gia này, đồng loạt với các nước Đông Âu, Nga Sô, Trung Á, và Mông Cổ. Riêng tại Á châu, phản ứng của những nước bạn với Hoa Kỳ rất rõ ràng. Thái Lan yêu cầu Hoa Kỳ trả lại 5 căn cứ và rút 27.000 binh sĩ ra khỏi lãnh thổ trước ngày 17.3.1976. Chính phủ Phi Luật Tân đòi lại chủ quyền về Căn cứ Không quân Clark và Căn cứ Hải quân Subic, và duyệt xét lại Hiệp định An ninh giữa hai quốc gia. Kết quả là Hoa Kỳ đã hoàn trả tất cả các căn cứ Hoa Kỳ đang sử dụng cho Phi Luật Tân vào năm 1979. Tổng thống Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba nhận định rằng Hoa Kỳ không còn khả năng để can thiệp vào vùng Đông Nam Á nữa và chỉ còn lai hai đối thủ cạnh tranh thế lực trong vùng này là Trung Quốc và Nga Sô. Nam Hàn lo sợ Bắc Hàn dùng võ lực để thống nhất hai miền như đã xẩy ra trước đó một phần tư thế kỷ. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Bắc Hàn Kim Il Sung viếng thăm Bắc Kinh trong khoảng thời gian 18-26.4.1975 vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. Lúc đó có nhiều dấu hiệu từ Bắc Kinh cho biết là Nam Hàn sẽ là một con cờ domino, nhưng không nhất thiết phải xảy ra ngay sau Việt Nam.
  2. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    Theo ông Laird, chiến tranh Việt Nam bắt nguồn từ những sai lầm quá tệ hại về tình báo. "Hoa Kỳ đã không hiểu được động lực nào thúc đẩy ông Hồ Chí Minh trong thập nhiên 1950. Nếu hiểu được tinh thần quốc gia sâu xa của hồ Chí Minh, Hoa Kỳ đã có thể thay đổi khuynh hướng cộng sản của ông".
    THEO TÔI Ý KIẾN NÀY HOÀN TOÀN ĐÚNG VÌ THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƯỜI VIỆT LÀ THẾ GIỚI QUAN MỞ, CHÚNG TA CHỈ CẦN ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐI KÈM VỚI QUYÊNLỢI CỦA NHÂN DÂN ĐƯỢCĐẢM BẢO BẤT KÊ LÀ THEO KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ NÀO. KHI ĐÓ NHIỀU KHẢ NĂNG HỒ CHỦ TỊCH SẼ ĐƯA NƯỚCTA TIẾN THEO MÔ HÌNH "CHÚ NGHĨA XÃ HỘI KIỂU MỚI" CHỨ KHÔNG ĐỢI TỚI NĂM 1986 NƯỚC TA MỚI LÀM.
    QUẢ LÀ TIẾC CHO NHỮNG NGƯỜI MỸ KHÔNG HIẾU VĂN HOÁ VIỆT NAM
  3. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bài báo này cũng có những thông tin đáng tham khảo! Nhưng có một ý của ông Laird tớ thấy không chính xác: đó là đánh giá khả năng chiến đấu của quân đội VNCH. Ông ấy cho rằng, VNCH bị thua trận là do không được Mỹ viện trợ nhiều như LX viện trợ cho VNDCCH. Xem ra ông Laird đánh giá chất lượng binh sỹ VNCH theo như ước mong của mình chứ không phải theo thực tế chiến trường Vì đến trước trận Buôn Ma Thuột, mức độ trang bị và hoả lực của quân đội VNCH vẫn cao hơn QGP nhiều, nó có kém là kém so với hồi còn nửa triệu quân Mỹ còn ở VN thôi. VNCH thua trận là do binh sỹ không còn tinh thần chiến đấu nữa thôi chứ có phải là do cạn kiệt nguồn đạn dược và trang bị quái đâu
  4. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    đọc đoạn này tức cười nhỉ ?
  5. vitchetduoi2987

    vitchetduoi2987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    1.481
    Đã được thích:
    0
    Cái này em có chút ý kiến.Chiến dịch Tây Nguyên với cuộc "tùy nghi di tản" của quân đội Miền Nam Việt Nam đủ thấy tinh thần chiến đấu của QLVNCH.Với lại mặc dù Mỹ đã rút khỏi VN nhưng vẫn tài trợ rất nhiều vũ khí trang thiết bị,nếu em nhớ ko nhầm thì quân đội VNCH là quân đội được trang bị thuộc loại hàng đầu thế giới lúc đó.Điều đó cho thấy trang thiết bị của miền Nam ko thua kém gì thậm chí là hơn cả quân giải phóng.Cái mà chính quyền Sài Gòn thiếu theo em đó là một lí tưởng chiến đấu và tinh thần chiến đấu của quân đội + sự ủng hộ của nhân dân.Ko thể nói quân miền Nam ko có binh cường tướng giỏi,mà chỉ có thể nói là họ chiến đấu với một tinh thần kém bền vững và cũng giống như là quân Mỹ - phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí tối tân.Họ quên mất là quân giải phóng còn có một thứ vũ khí mạnh mẽ đó là sự ủng hộ của người dân.
  6. ipbte

    ipbte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tôi có nghe một người bác ở gần xóm nói là khi QGP đánh buôn mê thuộc xong thì khả năng chiến đấu VNCH không còn nữa, vì ở mặt trận xuân lộc bác ấy là chính trị viên trung đoàn nói đang đánh nhau mà bác nghe bộ đàm bên chỉ huy VNCH nói bỏ mẹ chạy đi( nói với lính đang báo cáo). Theo bác ấy nhận định trận đánh đó VNCH còn hỏa lực, xe tăng rất nhiều, nếu kháng cự lại thì trung đoàn của của bác tổn thất nặng nề. Bởi vậy mới nói ông Melvin R.Laird chỉ ca tụng VNCH để lên dây coót tinh thần theo kinh nghiệm quản lý của mình thôi..
  7. ipbte

    ipbte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Theo nhận định của tôi thì nếu QGP được 1/3 thiết bị và vũ khí quân sự của VNCH, thì dù có lính Mỹ và VNCH phối hợp cũng phải tiêu sạch.
  8. vitchetduoi2987

    vitchetduoi2987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    1.481
    Đã được thích:
    0
    Lúc đó quân giải phóng cũng đang được trang bị hoành tráng phết đấy bác ạ,vì anh lớn Liên Xô cũng đang máu me mà.Chỉ thua chúng nó chút ít về công nghệ thôi.
  9. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Đến tận năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra ở miền Bắc chỉ còn lại 1 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn tăng. Cả chiến dịch huy động được có gần 500 tăng và thiết giáp. Pháo binh thì có thể mạnh. như thế thì chưa thể bằng số lượng tăng và thiết giáp của VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719. Sau 30/4 ta còn thu được hơn 800 tăng thiết giáp của VNCH vậy thì đâu thể gọi trang bị của quân giải fóng dồi dào hơn được. Nói về quân số 1 triệu quân là quân số chính qui của VNCH vào thời điểm 1973. Lúc đó quân giải phóng giỏi lắm là được cỡ 600,000 đến 700,000. Không hiểu bác gì đó ở trên kia lấy số liệu 1million quân giải fóng ở đâu.
    Không quân thì ta chỉ có đuợc 1 sư đoàn thăng Long và 1 trung đoàn độc lập với 70 đến 90 Mig 21, Mig 17 cũng tương đương, mig 19 chắc vào khoảng 40. Trong khi VNCH có 6 sư đoàn không quân với hơn 200 F5 A/B/E và gần 150 A 37. Chưa kể số lượng trực thăng vũ trang, máy bay vận tải trinh sát và hơn 100 chiếc A1 E/G/H làm nhiệm vụ cường kích. Bác phải biết đến tận năm 1973 mà không quân VNCH đứng hàng thứ 4 thế giới với khoảng 2000 máy bay. Hải quân thì khỏi cần nói cũng biết là vuợt trội so với QĐNVN.
    Vậy thì phe nào được trang bị dồ dào hơn.
    Từ năm 68 LX và TQ đã viện trợ hạn chế cho ta. Đến năm 72 thì TQ ngừng hẳn viện trợ.Số lượng đạn trong chiến dịch HCM chỉ có 15% (cái này em nhớ không rõ) là viện trợ còn lại là do ta tiết kiệm từ truớc. Vậy thì ai được trang bị dồi dào hơn ai chắc các bác cũng biết!
    Nếu bác nào hỏi em nguồn thì em cũng chịu vì em lấy đuợc tù rất nhiều sách vở báo chí thậm chí là tù 1 cựu sĩ quan không quân của VNCH( ông này từng phục vụ trong quân mình đến những năm 1979, bạn của ông chú em trong TSN)>
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    So sánh cấp sư đoàn cho dễ thấy nhá các bác.
    - Quân số : VNCH : 11.000-13.000 người. QĐNDVN : 8.000-9.000 người.
    - Pháo binh : 72 khẩu pháo (54 khẩu 105 và 18 khẩu 155). QĐNDVN : 20-30 khẩu pháo (85, 105 hoặc 122, cối 120 hoặc 160, cao xạ 37).
    - Thiết giáp : VNCH : 1 thiết đoàn 60-70 xe tăng thiết giáp. QĐNDVN : không có.
    - Không quân : 20-30 trực thăng UH-1. QĐNDVN : không có.
    - Hậu cần, tiếp vận, yểm trợ : các bác tự so sánh nhá.
    Lưu ý luôn là với QĐNDVN thì đây là biên chế của 1 sư đoàn thuộc hàng elite (kiểu 304, 308...) vào năm 1975 (năm được xài sang nhất). Còn các sư khác và những năm trước đó thì quên đi.
    Đây gọi là "chỉ thua chút ít về công nghệ" đấy hả.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 29/03/2007

Chia sẻ trang này