1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cứu em dzới!!! Công ảo là j` dzậy???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Archimedes, 24/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Thế là có khái niệm công ảo? Không sao cả. Nếu có một số không biết đến nó thì cũng không vấn đề, bởi vấn đề đó của trường Xây dựng. Biết thì thưa thốt, dốt thì dựa cột vậy. Cậu định nghĩa công ảo cho mọi người nghe và giải quyết vấn đề cho người đặt topic này đi.
    Mà này, công là chuyển hóa năng lượng, còn chuyển hóa năng lượng thì có thể do một số quá trình nhé. Logic thế mà cũng không hiểu, lại còn kinh với chả dị :D!!!
  2. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại công ảo là công tương ứng với dịch chuyển ảo. Dịch chuyển ảo là dịch chuyển không có thật, chỉ ta tưởng tượng ra. Ví dụ vật thể đang cân bằng, ta tưởng tượng ra một dịch chuyển của nó.
    Thực ra khi phát biểu công ảo là khái niệm nhức nhối tôi thấy mình quá liều và không thể ăn cơm trong buổi chiều hôm đó (tối về lại ăn bình thường). Nhưng tôi thấy cũng có vài người liều không kém, như anh bạn chicong1 chẳng hạn, khi đưa ra định nghĩa công ảo. Có lẽ phải kết bạn tri kỷ đây :D!!!
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đã vào đến xây dựng mà không chịu tìm quyển Cơ lý thuyết mà đọc, đọc rồi chắc khỏi cần hỏi
  4. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Trong ngành điện có công suất thực (kW, MW...) và công suất ảo ( đơn vị là kVar, MVar) . Công suất ảo không sinh ra công thực, không bị điện lực tính tiền. Nhưng nếu công suất ảo của 1 phân xưởng nhỏ sẻ dẫn đến cos phi thấp lúc đó điện lực sẽ bắt buộc phải gắn thêm tụ bù đó.
    PS: Công suất ảo sinh ra công ảo. Nhưng không ai đo công ảo đó vì chẳng để làm gì cả. ( Đâu có tính tiền)
  5. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Giời ạ, em đã vào xây dựng đâu, em mới học lớp 10 mới đau chứ. Mấy thg` bạn em nó làm bài tìm trọng tâm hình quạt, nó bảo dùng pp công ảo là coi tâm đg` tròn chứa quạt là tâm quay tạm thời, kéo nó xoay đi 1 góc rất nhỏ, rồi.... chả rõ nữa. Cuối cùng tìm đc trọng tâm ở cách tâm 1 đoạn 4R/3pi
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lớp 10 làm gì đã phải tìm trọng tâm nhỉ?
    Mà muốn tìm thì học thêm là đúng rồi. Có mấy quyển đó em tìm đọc đi, không khó lắm. Nghe em bảo thế thì đúng là phương pháp di chuyển có thể (công khả dĩ hay đại loại cái gì đó tương tự) rồi.
    Thứ hai nữa là anh nghĩ đáp số chưa đúng. Trọng tâm hình quạt phải phụ thuộc vào góc ở tâm nữa đúng không? Anh có một cách là xét hình quạt và phần còn lại của hình tròn (cũng là hình quạt nốt. Gọi trọng tâm của 2 thằng đó có khoảng cách tới tâm là d1, d2. trọng tâm hình tròn thì ở tâm rồi, cho nên m1d1 = m2d2. m1, m2 phụ thuộc vào góc ở tâm. thử biến đổi xem có được ra cái gì không.
    Nếu em học tích phân rồi thì có công thức tính trọng tâm đó. Tìm hiểu thêm nhé!
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.181
    Đã được thích:
    5.574
    Kết quả đấy là khi hình quạt là nửa hình tròn:
    Treo nửa hình tròn lên giá với điểm treo tại tâm đường tròn bao, ban đầu nửa hình tròn ở vị trí cân bằng (toàn bộ các điểm trên nửa hình tròn không cao hơn điểm treo). Ta đẩy nửa hình tròn quay đi một góc a rất nhỏ. Nhận thấy rằng thế năng trọng trường của vật tăng lên, ta tính lượng tăng thế năng này theo 2 cách:
    Cách 1: gọi d là khoảng cách từ tâm treo O đến trọng tâm G của vật. Sau khi quay thì G cũng quay đi một góc a, tức là cao hơn vị trí cũ một khoảng là d(1-cosa). Do đó độ chênh thế năng là d(1-cosa)Mg = d(1-cosa)gp(pi)(R^2)/2 (với p là khối lượng riêng).
    Cách 2: Việc quay vật đi góc a tương đương với việc cắt bớt ở một bên vật một hình quạt góc a và đắp vào bên kia, phần còn lại đứng im không đổi. Điều này có nghĩa là hình quạt góc a có khối lượng m = pa(R^2)/2 được nâng lên so với độ cao cũ một khoảng h = 2(2R/3)sin(a/2). (Để ý là hình quạt góc a rất nhỏ tương đương với tam giác, trọng tâm cách đỉnh O một khoảng 2R/3). Độ chênh thế năng theo cách tính này là mgh = (2gpa/3)(R^3)sin(a/2)
    Độ chênh thế năng tính theo 2 cách phải như nhau. Cân bằng biểu thức sẽ ra được d = 4R/(3pi), lưu ý là với góc a nhỏ thì a/2 = sin(a/2).
    Với vật là hình quạt bất kỳ, thao tác biến đổi lượng giác sẽ khó hơn.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 02/03/2009
  8. ConNgaiNgu

    ConNgaiNgu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    cái nì có trong phần Cơ giải tích, em cũng chả hiểu gì nó còn có phần độ dài thực, độ dời khả dĩ phần định nghĩa, đk xác định khả dĩ còn có liên quan đến Liên kết lí tưởng,....
    còn có cái nguyên lý to đùng d''ambert-euler-lagrange sách bảo thế
    tiện các bác nào pro cho em hỏi xác định pt lagrange loại 2 em thấy phần này hay nhưng ko phải dân chuyên nên ko hiểu gì hết.
    trong phần nì cái tọa độ suy rộng em kho hiểu lắm, cách tìm động năng, thế năng trong 1 dạng cd em cũng ngu luôn
    ai giải thích hay có, tai lieu sách vở cho em xin
    mà đừng kí hiệu nhiều quá em ko hiểu đâu.

Chia sẻ trang này