1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CỨU EM VỚI ! EM SẮP CHẾT VÌ ĐIỆN ĐÂY! LÀM ƠN ĐI

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi conanhero, 01/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conanhero

    conanhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    CỨU EM VỚI ! EM SẮP CHẾT VÌ ĐIỆN ĐÂY! LÀM ƠN ĐI

    CÁC ANH CÓ BIẾT TẠI SAO KHI ĐỨNG TRÊN GHẾ GỖ TA LẠI KHÔNG BỊ GIẬT ĐIỆN KHÔNG?
  2. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    chắc nó sợ bạn bị ngã khi giật nên thương tình không giật. Chứ bạn đứng dưới đất thử xem, nó nghĩ là nếu có giật cũng ngã xuống đất chứ đi đâu mà thiệt, nên trêu bạn tí thôi.
  3. hello__world

    hello__world Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Vì khi đứng trên ghế gỗ thì ta cách điện với đất, không có dòng điện qua người nên ta không bị điện giật
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    PHẦN 1
    Thực ra để trả lời chính xác câu hỏi thú vị này , cần phải có tính toán cụ thể .
    Chúng ta không thể kết luận " không có dòng điện qua người nên ta không bị điện giật "
    Câu trả lời chính xác ở đây là : Vẫn có dòng điện qua người nhưng chúng quá nhỏ , không đạt ngưỡng gây cảm giác điện giật , do đó không gây nguy hiểm cho người
    Giả sử một tay người trên ghế gỗ chạm vào pha nóng
    Điện trở người trong trường hợp lấy để tính toán thường được chọn R(n) = 1000 ohm , ghế gỗ " cách điện" có điện trở khoảng R(g)= 440.000 ohm . Do đó mạch 2 điện trở nối tiếp này có điện trở tương đương R(tđ ) = R(n) + R(g )= 441.000 ohm .
    Dòng điện qua người ( và qua ghế ) : I = U/ R(tđ) = 220 / 441.000 = 0,000498 A = 0,498mA
    Dòng này quá nhỏ nên người đứng trên ghế gỗ không có cảm giác bị giật .
    ---------------------------------------
    PHẦN 2
    Bạn đặt câu hỏi này làm LVH nhớ đến thời tuổi thơ của mình , vô tình nó là một trường hợp 2 của câu hỏi , sẵn đây xin trình bày cùng các bạn .
    Khi nào người đứng trên ghế gỗ vẫn bị điện giật ?
    Lẽ dĩ nhiên bạn nào cũng trả lời được là " người trên ghế gỗ nắm một tay vào pha nóng , một tay vào pha nguội " .
    Nhưng khi nào người đứng trên ghế gỗ chỉ đụng một tay vào pha nóng mà vẫn bị điện giật ???
    Đó chính là trường hợp của LVH và cha mình cách đây hồi xửa hồi xưa . Khi đó ông đang ngồi ghế sửa Tivi cho hàng xóm , LVH đi chơi về và chạy ào đến nắm tay cha hỏi " Ba đang sửa cái gì đấy ? " , câu hỏi chưa kịp thốt hết thì LVH giật bắn mình vì " Trời ơi người ba có điện !" , và kinh ngạc hỏi : " Sao Ba vẫn ngồi yên mà không sao ?"
    Ba LVH cười xoà và bảo " Người Ba có dòng điện chạy nhưng rất nhỏ , con đến đụng vào Ba làm cho dòng điện nó lớn lên đấy nên hai ba con mình đều bị giật ! "
    LVH ngạc nhiên : " Hơ , nhưng mà người con đâu có điện ! "
    Ông vẫn cười noí : " Con suy nghĩ kỹ đi " đoạn ông lấy giấy bút viết nguệch ngoạc cho LVH vài giá trị điện trở .
    Và đây là bài toán đó :
    Nếu có một người thứ hai ( đi chân trần ) chạm vào ( chẳng hạn chân ) người thứ nhất thì mạch của chúng ta sẽ là mạch một điện trở người R(n) nối tiếp với một mạch song song gồm 2 điện trở : ghế R(g) và người thứ 2 ( ta giả thiết cùng bằng R(n) )
    [​IMG]
    Điện trở tương đương của mạch song song này là
    1/ R(ss) = 1/ R(n) + 1/R(g)= 1/1000 + 1/ 440.000
    R(ss) = 997,7 ohm
    Điện trở tương đương cả mạch sẽ là R(tđ) = R(ss) + R(n ) = 1000 + 997,7 = 1997,7 ohm
    Dòng điện qua người đứng trên ghế và cũng là dòng điện qua mạch chính I = U/R(tđ) = 220/1997,7 = 0,110A = 110 mA
    Với trị số khá lớn này người đứng trên ghế bị điện giật vì chịu dòng rất nguy hiểm .
    Thế còn người chạy đến chạm vào chân người đứng trên ghế thì sao ?
    Hiệu điện thế đặt trên người này là :
    U(phảy) = I x R(ss) = 0,110 x 997,7 = 109,75 V
    Và dòng chạy qua người này
    I (phảy) = U (phảy) / R(n) = 109,75 / 1000 = 0,1077A = 107,7 mA
    Với trị số dòng không thua sút bao nhiêu , người chạy đến chạm chân người đứng trên ghế cũng lãnh một cú giật để đời ! Đó chính là hình ảnh cậu bé LVH cách đây hơn 20 năm đấy các bạn ạ .
    P/S : Về trị số dòng đạt ngưỡng gây nguy hiểm cho người , bạn đọc tham khảo link dưới đây ( lật đến trang 4 )
    http://www2.ttvnol.com/dtvt/597795/trang-3.ttvn?SearchTerms=le,viet,ha
    VÀI KẾT LUẬN HỮU ÍCH VỀ AN TOÀN ĐIỆN : ( Trích sách " An toàn điện" )
    Qua 2 trường hợp của bài toán thú vị trên chúng ta rút ra kết luận gì ?
    Khi đang tiếp xúc với điện , cho dù bạn đứng trên ghế hay đứng trên đất và chân có mang ủng cách điện , đứng trên thảm cách điện ...
    1-Tuyệt đối không được chạm thân thể trần vào tường hoặc vật kim loại có nối đất
    2-Người khác , không trang bị bảo vệ cách điện không được chạm vào ngươì đang tiếp xúc với điện vì sẽ làm tăng giá trị dòng rò đột ngột rất nguy hiểm cho cả hai .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 02/04/2006
  5. conanhero

    conanhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    EM CẢM ƠN CÁC ANH RẤT NHIỀU!
  6. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi các cao nhân:
    Nếu ta đứng trong "không khí", sờ vào đường trung áp 6KV có sao không?
  7. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Nếu có cách điện tốt với đất thì kh«ng sao. Đành rằng lưới 6 kV là lưới trung tính cách đất nhưng vẫn có dòng điện dung. Dòng này đủ để nướng chín người chạm vào.
    Tôi thấy trong sửa chữa, bào dường đường dây, người ta còn thao tác trên các đường dây cao áp 110 - 220 - 500 kV) trong khi đường dây vẫn có điện, có sao đâu. Dĩ nhiên là kh«ng đơn giản. Người ta cho người công nhân ngồi lên một cái ghế như cái cần cẩu, gắn với cột điện, được cách điện bằng các chuỗi cách điện compozit. Sau đó đưa ra vị trí thao tác trên đường dây. Người công nhân này phải được bảo vệ tốt. kiểm tra các thiết bị mang theo, mặc một bộ áo lưới thép vào che mặt như chiến binh để chánh hồ quang có thể phát sinh, điện trường mạnh. Ví dụ ở điện trường cao, những đầu ngón tay có thể có phóng điện vầng quang.
  8. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    1. "Nếu cách điện tốt" thì chắc rồi vì tôi đang ngồi trên dây mà, chả chạm đất tí nào! - Chết chắc do điện từ trường mạnh!
    2. Nếu bạn cho công nhân sửa điện sống như thế trên lưới thì công ty của bạn sẽ sạt nghiệp vì tiền tử tuất!
    Nếu muốn làm việc trên lưới đang có điện, các kỹ thuật bảo hộ thì đúng như bạn nói... Cách làm thì khác:
    Sau khi mặc bộ quần áo dẫn điện! bạn sẽ được "cấp điện" với điện áp tăng dần cho đến khi bạn vẫn chịu được và điện áp đặt vào người bạn xấp xỉ điện áp trên lưới mà bạn cần làm việc.
    Cần cẩu sẽ đưa bạn lên và bạn chạm vào dây pha -> bùm! - ồ không! - 2 vật đẳng thế sẽ không phát sinh dòng, không có hồ quang. Lúc này, người ta sẽ "cấp điện" cho bạn bằng nguồn chính từ dây pha bạn đang làm việc! Bạn mặc bộ quần áo dẫn điện thì theo nguyên lý ***g Faraday, bạn sẽ không bị ảnh hưởng của điện từ trường mạnh do dòng điện với điện áp cao của dây pha...
    Nếu có 1 sự cố nhỏ tiếp xúc giữa dây nối từ dây pha và quần áo bạn thì bạn sẽ bị nướng chín như trong lò vi sóng!
  9. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm phục đầu óc tưởng tượng của bạn. Như bạn nói thì mấy con chim đậu trên dây điện phải mặc áo giáp hết nếu không thì mọi người sẽ tha hồ được ăn chim nướng.
  10. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nói giỡn chơi cho vui vậy thôi. Có điều bạn nói nâng điện thế người bạn lên tôi thấy không ổn chút nào hết. Ai có gan thì làm chứ không có tôi.

Chia sẻ trang này