1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cứu lúa hay cứu lấy nền công nghiệp non trẻ tỉnh nhà?

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi tbprince, 11/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Cứu lúa hay cứu lấy nền công nghiệp non trẻ tỉnh nhà?

    Vắt óc đánh đổi

    Nghị định 69 ra đời đã đẩy tỉnh lúa Thái Bình vào tình thế khó khăn. Bài toán làm thế nào để vẫn thu hút công nghiệp mà không làm thâm hụt ngân sách đang khiến những người có trọng trách ở Thái Bình vắt óc tìm lời giải?

    Tịt đường tăng ngân sách

    Để tạo điều kiện cho các xã có tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vì ngày tháng ngóng ngân sách của tỉnh và TƯ, UBND tỉnh Thái Bình đã có QĐ 372 cho phép các xã được quy hoạch một số diện tích đất để bán đấu giá. Các xã vồ vập đón nhận và hồ hởi thực hiện, càng bán được đất nhanh và nhiều càng tốt. Đến nay nhiều xã có đường nông thôn trải nhựa, xây nhà văn hoá, trường học?cũng nhờ tiền bán đất. NĐ 69 (quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư) ra đời, các xã buồn hẳn.

    ?oTôi chưa đọc NĐ 69, nhưng đọc báo nghe đài thì hết đường bán đấu giá đất rồi chú ạ. Ở xã tôi, đất đấu giá chỉ được 32-35 triệu đồng/suất mà rất ít người mua. Nay giá hỗ trợ đền bù tăng từ 1,5- 5 lần, tôi cứ cho là tỉnh Thái Bình còn nghèo chỉ áp khoảng giữa- 2,5 lần thôi thì với giá bán 32- 35 triệu đồng/suất 100m2 là hoà. 32-35 triệu đồng đó chỉ đủ hỗ trợ đền bù GPMB, có dư ra cũng chả đáng kể gì. Không bán được đất, cộng với việc Nhà nước không cho thu các khoản đóng góp của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, chắc chắn là xã đói?- một lãnh đạo xã ở huyện Đông Hưng than vắn thở dài.

    Khi hỏi, NĐ 69 ra đời có ảnh hưởng gì đến túi ngân sách của huyện không, PCT UBND huyện Đông Hưng Phạm Văn Hằng khẳng định: ?oCái chúng tôi lo nhất về sự thâm hụt ngân sách bởi các xã sẽ không còn một nguồn thu rất lớn để trang trải, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tiền đấu thầu đất. Nếu Thái Bình tăng hỗ trợ lên 3 lần thì rất ít xã đấu thầu đất còn dư tiền cho ngân sách. Hầu hết các xã sẽ rơi vào cảnh đấu giá đất mà không thu được đồng nào, thậm chí phải bù lỗ. Không bán được đất, xã sẽ tịt đường tăng ngân sách. Chỉ còn cách trông chờ vào Nghị quyết TƯ7 về nông nghiệp ?" nông dân ?" nông thôn tăng đầu tư cho nông thôn thôi?.

    Liều lĩnh đánh đổi

    NĐ 69 ra đời còn ?obịt? cả đường cấp sổ đỏ cho dân. Theo thống kê đến thời điểm này, toàn huyện Đông Hưng vẫn còn trên 80% số hộ chưa được cấp GCNQSD đất. Tỉnh giục huyện, huyện đang cố gắng, nhiều người dân cho rằng cấp sổ đỏ cũng chả để làm gì, cơm ăn phải chạy từng bữa mà bỏ ra mấy trăm ngàn đồng để lấy một cái giấy về để không trong tủ. Trong khi đó, theo quy định mới của ngành TN-MT, các xã muốn cấp sổ đỏ đầy đủ cho dân thì phải bỏ ra số tiền khoảng 5-600 triệu đồng tiền ngân sách để đo đạc, lập bản đồ, thẩm định?nhiều xã không biết lấy tiền ở đâu ra.

    Ông Vũ Quý Nhật, Phó phòng TN-MT huyện Đông Hưng: ?oNếu tính theo NĐ 69 thì chi phí làm sổ đỏ sẽ tăng gấp 3 lần. Trước đây trung bình mất 200 ngàn đồng một sổ thì nay phải là 600 ngàn. 200 ngàn dân đã chẳng thèm làm sổ đỏ thì 600 ngàn dân có làm không? Chắc chắn là không?

    Đông Hưng là một trong những huyện công nghiệp vào nhiều nhất tỉnh Thái Bình. Đến nay đã thu hồi khoảng 150ha đất nông nghiệp cho công nghiệp và kế hoạch sẽ thu hồi khoảng 300ha đất nông nghiệp nữa trong thời gian tới. Theo PCT UBND huyện Đông Hưng Phạm Văn Hằng, huyện vẫn quyết tâm thu hút công nghiệp vào thì đây thực sự là một sự đánh đổi. Công nghiệp vào, ngân sách của huyện sẽ bị hao hụt đi vì phải bỏ tiền ngân sách ra thu hồi đất cho TĐC, cấp đất dịch vụ và nhiều khoản thu khác theo NĐ 69. "Nhưng chúng tôi lại được công nghiệp. Có thể khó khăn ban đầu, nhưng về dài hơi, có công nghiệp, tăng trưởng của huyện sẽ vẫn lên"- ông Hằng tin như vậy.

    Những tháng trước đây, tháng nào cũng có vài ba DN về huyện Đông Hưng tìm hiểu đầu tư, nhưng khoảng một tháng trở lại đây chẳng có DN nào về nữa. Trong khi đó, một số DN đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư đã có dấu hiệu ?ochạy làng?. Còn những DN đang GPMB thì liên tục giục huyện GPMB nhanh để không phải áp dụng NĐ 69. Một số KCN của huyện đang GPMB như Gia Lễ, Sơn Hải?thì dậm chân tại chỗ. Người dân xã Đông Sơn, nơi có KCN Sơn Hải vào cho hay, khi bắt đầu có dự án, họ đã đòi DN 70- 80 ngàn đồng/m2, tức là cao hơn nhiều mặt bằng giá đền bù lúc đó ở nhiều huyện của Thái Bình, nay có NĐ 69, giá lên 100 ngàn đồng/m2 dân cũng khó mà giao đất. (Còn nữa)

    Theo NNVN
  2. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Bức xúc quá các bác ạ, e ngại là chính văn bản chính sách đang đi ngược lại mục tiêu CNH HĐH, dù biết rằng an ninh lương thực quốc gia đưọc đảm bảo, nông dân được đối xử công bằng, nhưng những khó khăn trước mắt, ..mất ngủ mất thôi, ôi ` người dân bình thường như mình mà còn ... các vị lãnh đạo có lẽ còn đau đầu hơn, hy vọng sẽ được giải cứu, để không riêng TB mà nhiều tỉnh khác có thể bước trên con đường công nghiệp hóa đất nước sớm, thoát khỏi kiếp tỉnh nghèo, tỉnh lúa 1000 năm nay.
  3. cuongMILANO

    cuongMILANO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cái khó là cái khó riêng của tỉnh mình thôi tôi cho rằng các nhà hoạch định sẽ tìm ra được phương án tối ưu, thế pác nghĩ sao khi trên Hà Nội, Thủ tướng phải cho dừng ngay gần chục cái dự án xây dựng sân golf.
    Người ta phá ruộng làm sân golf, rồi như 1 xa nhỏ ở Hà Nam có đến 3 cái nhà máy ximăng nói là xây dụng nhà máy rồi sẽ cho con em địa phương vào làm, rồi là hỗ trợ phí chuyển đổi, rồi học nghề, nhưng ai có thể tuyển vào làm những người dân chỉ biết làm đồng ruộng, trình độ văn hoá mới hết cấp2, đó là những người trẻ tuổi, còn sẽ ra sao khi cho 1 ông già ngoài 60 tuổi vài ba triệu đồng để .... đi học nghề khác, với số tiền đó may ra người ta sống qua được nửa năm, chế độ không có thì cuộc sống sẽ ra sao.
    Phải thực tế rằng đất nông nghiệp trồng lúa là nguồn tài nguyên vô giá đang ngày càng cạn kiệt nhất là ở TB ta, cũng có câu " phi thương bất phú " - xong không phải cứ thấy nhà máy về là đã vui...
  4. novemberrain_2006

    novemberrain_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    thế theo chú thì cứu cái gì, HỞ??Anh thì anh có ý kiến thế này: kệ cụ nó, làm gì cũng được!? Cái Thái Bình cần bây giờ là một sự thay đổi, bất kể là thế nào đi nữa thì thay đổi vẫn tốt hơn là lìu tìu như một tỉnh hạng thường trong bản đồ kinh tế VN.
    Ngồi chờ đi, sắp có quả khai thác than vô tiền khoàng hậu tại quê hương rồi, sẽ khá lên thôi, cho dù có phải đánh đổi một số thứ: môi truờng chẳng hạn...

  5. tavcsp

    tavcsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đánh đổi cái gì ư, bác biết nó lấy than như thế nào rồi đấy, chỉ cần sau 10 năm thôi, nứớc ngầm hết, đất sụt lún khắp nơi, không trồng cấy gì nữa, đến mồ mả ông bà cũng trôi theo than, rồi con cháu bác lúc ấy chắc chắn nó sẽ chỉ lên trời mà chửi cái lũ đã phá hoại quê hương chúng nó ra thế này, em thì em chả muốn thế.
    Dân mình đang bị huyễn hoặc bởi cái viễn cảnh đổi đời nhờ than, vâng có đổi đời thật, chuyển từ ăn lúa sang ăn ...THan
    Được tavcsp sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 18/09/2009
  6. novemberrain_2006

    novemberrain_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
  7. tavcsp

    tavcsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Khỏi nhìn bác ơi, em đang ở chỗ đó rồi, vừa đi tân rai về 2 tuần trước, toàn tàu khựa đang đào xới khắp nơi, đường từ SG - ĐL bị xe tải quần nát bét,
    Còn ở miền tây, đang xuất khẩu cát ầm ầm, tàu thuỷ từ ngoài bắc cũng vào đây lấy cát, một số chú giàu lên còn đa phần dân hai bên bờ sông bị mất đất vì lở bờ.
    Chẳng hiểu là hích cái kiểu gì nữa ? MÀ thôi, chuyện nhạy cảm khỏi bàn sâu, em nhường sân cho bác , khỏi mất đoàn kết. Chào bác.
    P/S: em không làm đoàn nào cả, nhưng hình như bác thì có?
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    nếu chú nhìn ra khỏi cái đất Thái Bình xa xa một tí về phía nam, chú chắc sẽ hiểu, để có một dự án bôxit hoành tráng như thế, đã tốn không biết bao nhiêu công tranh luận hẳn hoi bằng khoa học chứ không phải bằng thứ lập luận mang nặng tính cảm tính, đờn bà của chú. Anh vẫn giữ quan điểm: Nên có một cú hích vào kinh tế TB, đó là tất yếu!!
    P/S: chú làm bên đoàn chèo hở!!?
    >>> hehe, vụ khai thác bể than nâu ở ĐBSH mà giai đoạn 1 dự kiến là 90 % ở Thái Bình thì ngay Công ty than Sông Hồng (thuộc TKV) cũng chưa giải quyết được vấn đề chống sụt lún, nước ngầm cơ mà. Trên thế giới cũng chưa có trường hợp nào giải quyết được vấn đề này (ở Nhật có trường hợp khai thác than tương tự, nhưng chất đất của họ rất rắn, khác hẳn lớp đất phù sa mềm xốp của ĐHSH).
    Còn theo cảnh báo của nhiều nhà khoa học thì nếu khai thác làm phá hỏng nguồn nước ngầm thì sẽ gọi nước biển tràn vào. Lúc đó chả còn 5 tấn hay 13 tấn/ha, cũng chẳng còn Thái hay Bình.
    Nghe dự án thì hoành tráng lắm, nhưng cứ nhìn những gì mà ngành than khai thác ở Quảng Ninh thì thấy. Lúa má, lương thực chỉ là một chuyện, còn đời sống của hàng chục triệu dân cư ở cái nôi văn minh của người Việt thì sao? Vụ Tàu khựa vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì "biết rồi khổ lắm nói mãi".
  9. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Sụt lún vẫn chỉ là vấn đề phản biện thôi. Tỉnh cũng không quá kỳ vọng than này đâu các bác ạ, tại sao?
    Vì chỉ thăm dò khai thác thôi ít ra cũng gần chục năm nữa, không lẽ ngần ấy năm vẫn chờ đợi bằng ..lúa à.
    CHủ trương của tỉnh là vẫn phải phát triển công nghiệp để tăng nguồn thu ngân sách. tại sao?
    Vì hơn 1000 tỷ tiền thu nội địa của tỉnh hiện nay phần lớn là do thành phần kinh tế công nghiệp đóng góp, không quên ghi nhận của lúa là lo cho cái miệng của bà con nhà mình nhưng để phát triển rõ ràng phải tăng nguồn thu để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ ... không làm công nghiệp, ;lấy ở đâu.
    Và những điều trớ trêu:
    Nhà nước ban hành nghị định bồi thường đất nông nghiệp mới, dễ cho bà con nhưng khó cho tỉnh khi không có nhiều ngân sách bồi thường phát triển công nghiệp. Trong khi chính sách Nhà nước còn đang phải chờ xem phân bổ ngân sách hàng năm đến đâu thì thời gian qua đi những dự ánm những kỳ vọng vào sự hiện đại đổi thay trên quê lúa đang dần bị thiếu quan tâm, không thiếu những khó khăn bức bách, thậm chí ảnh hưởng đến quyèn lợi, nguồn thu của ngân sách nhiều địa phương từ cấp xã, cấp huyện.
    Từ cán bộ lãnh đạo tỉnh đến người dân: Chắc chắn đến 90% mọi người muốn thoát khỏi cảnh bùn đen, chân lấm tay bùn, vậy tai sao chúng ta không thể tự quyết định tương lai cho chính mình.
    Gạt bỏ những khó khăn vường mắc sang 1 bên, chúng ta đành phải tin tưởng vào chính những con người mảnh đất này, đã từng là đất lúa nhưng tương lai cũng như chính những con ng nơi đây, chưa bao giờ biết dừng lại ...
    Tôi tin là thế!
  10. novemberrain_2006

    novemberrain_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    0
    Sụt lún vẫn chỉ là vấn đề phản biện thôi. Tỉnh cũng không quá kỳ vọng than này đâu các bác ạ, tại sao?
    Vì chỉ thăm dò khai thác thôi ít ra cũng gần chục năm nữa, không lẽ ngần ấy năm vẫn chờ đợi bằng ..lúa à.
    CHủ trương của tỉnh là vẫn phải phát triển công nghiệp để tăng nguồn thu ngân sách. tại sao?
    Vì hơn 1000 tỷ tiền thu nội địa của tỉnh hiện nay phần lớn là do thành phần kinh tế công nghiệp đóng góp, không quên ghi nhận của lúa là lo cho cái miệng của bà con nhà mình nhưng để phát triển rõ ràng phải tăng nguồn thu để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ ... không làm công nghiệp, ;lấy ở đâu.
    Và những điều trớ trêu:
    Nhà nước ban hành nghị định bồi thường đất nông nghiệp mới, dễ cho bà con nhưng khó cho tỉnh khi không có nhiều ngân sách bồi thường phát triển công nghiệp. Trong khi chính sách Nhà nước còn đang phải chờ xem phân bổ ngân sách hàng năm đến đâu thì thời gian qua đi những dự ánm những kỳ vọng vào sự hiện đại đổi thay trên quê lúa đang dần bị thiếu quan tâm, không thiếu những khó khăn bức bách, thậm chí ảnh hưởng đến quyèn lợi, nguồn thu của ngân sách nhiều địa phương từ cấp xã, cấp huyện.
    Từ cán bộ lãnh đạo tỉnh đến người dân: Chắc chắn đến 90% mọi người muốn thoát khỏi cảnh bùn đen, chân lấm tay bùn, vậy tai sao chúng ta không thể tự quyết định tương lai cho chính mình.
    Gạt bỏ những khó khăn vường mắc sang 1 bên, chúng ta đành phải tin tưởng vào chính những con người mảnh đất này, đã từng là đất lúa nhưng tương lai cũng như chính những con ng nơi đây, chưa bao giờ biết dừng lại ...
    Tôi tin là thế!
    [/quote]
    Ờ, làm sao tự quyết hở chú, Đăk Nông có được tự quyết không!??
    Thế theo chú, công nghiệp TB là gồm những cái gì, đã có cái gì rồi!?

Chia sẻ trang này