1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cứu người phần 2

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi quynhkhung, 30/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quynhkhung

    quynhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    cứu người phần 2

    mình cũng làm tiểu luận giống trinhcong nhưng dề tài là;"thực trạng,giải pháp phát triển nông thôn Vệt NAm" ai có tài liệu giúp với
  2. _matnaden_

    _matnaden_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒI NÚI MIỀN BẮC
    PGS. TS Đào Châu Thu
    TS. Nguyễn Ích Tân
    Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Việc triển khai phối hợp các đề tài nghiên cứu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN). Sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi miền Bắc Việt Nam là đề tài trong khuôn khổ Nghị định thư đã ký với Cộng hòa liên bang Đức, thực hiện tại Sơn La.
    Qua 3 năm, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cùng phối hợp với Trường Đại Học Hohenhein (Cộng hòa Liên bang Đức) đã bám sát nội dung và thu được một số kết quả.
    Vùng đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích đất toàn quốc, với khoảng 23,9 triệu héc ta. Đất đồi núi có mặt ở trên 41 tỉnh thành, dân cư ở đây chiếm khoảng 1/3 so với toàn quốc. Vùng đồi núi nước ta có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp, an ninh quốc phòng... Đất vùng đồi núi đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, phong phú về khả năng sử dụng. Yếu tố chính gây trở ngại cho sản xuất ở đây là đất dốc, chia cắt, khả năng xói mòn lớn nên dễ bị thoái hoá, người dân vùng này còn hạn chế về trình độ sản xuất, tiếp thu khoa học và công nghệ (KH&CN) và vốn nguồn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp lại càng trở nên khó khăn hơn. Để giúp cho người dân vùng núi từng bước giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, rất cần có những biện pháp tổng hợp thích hợp và trước hết là khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu, lao động, phát huy những kiến thức bản địa của đồng bào các dân tộc để phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng bền vững đất đai. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ KH,CN&MT (nay là Bộ KH&CN) đã giao cho Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội thực hiện đề tài: Sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi miền Bắc Việt Nam. Đây là đề tài trong khuôn khổ Nghị định thư ký với Cộng hòa liên bang Đức năm 2001 về nhiệm vụ hợp tác KH, CN&MT. Đề tài được thực hiện tại tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh miền núi có những đặc điểm đại diện cho vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Đề tài có sự phối hợp của các cơ quan: Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Đối tác là Trường đại học Hohenhein - Cộng hòa liên bang Đức. Nội dung chính của đề tài là: Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý tài nguyên đất; xây dựng phương thức sản xuất nông nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế vùng đồi núi và các giải pháp phát triển nông thôn bền vững. Qua 3 năm triển khai thực hiện (2001- 2003), đề tài đã thu được 1 số kết quả:
    Thứ nhất là thử nghiệm các loại cây phủ đất chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.
    Một trong những biện pháp để bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, cải tạo đất nhằm giữ vững và nâng cao độ phì đất là trồng các loại cây che phủ đất. Bên cạnh việc trồng thử nghiệm các loại cây che phủ đất, chúng tôi đã tiến hành xác định động thái độ ẩm của đất theo tầng đất, 15 ngày một lần và trong suốt cả năm. Các số liệu thu thập, xử lý theo phương pháp thống kê đã khẳng định: Trong điều kiện khí hậu thời tiết ở Sơn La việc trồng cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu mèo, các cây phân xanh bản địa có khả năng che phủ đất sau 2 tháng đạt 45 đến 65%, sau 3 tháng gieo hạt đạt từ 65 đến 100%. Xếp theo khả năng che phủ đất giảm dần từ đậu mèo - lạc - đậu tương và cuối cùng là đậu xanh. Ngoài tác dụng che phủ đất chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm đất sau 3 tháng, các cây họ đậu còn cho thu hoạch mỗi vụ từ 547 đến 1057kg hạt/ha; lượng chất hữu cơ từ 6125 đến 11025 kg/ha; với lượng dinh dưỡng đạm từ 31,4 đến 61,3 kg/ha; từ 8,5 đến 16,5kg P2O5; từ 35,9 đến 69,8kg K2O/ha. Khi trồng xen cây họ đậu trong vườn xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân (từ 5 865 000 đến 7 902 600 đồng/ha).
    Thứ hai là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh, phục tráng vườn xoài.
    Cây xoài là cây trồng bản địa của huyện Yên Châu, Sơn La. Nó là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở vườn đồi và có nghĩa lớn trong đời sống kinh tế ?" xã hội của đồng bào các dân tộc ở Yên Châu. Hiện tại cây xoài ở đây đang đứng trước thách thức về giống, phẩm chất, thị trường, đầu tư. Kỹ thuật thâm canh cần phải tháo gỡ nhằm giúp người dân khôi phục và bảo tồn giống bản địa, thâm canh tăng năng suất xoài. Chính vì vậy, đề tài đã triển khai thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở 7 xã trồng xoài của huyện, 3 mô hình được xây dựng tại các vườn xoài của các nông hộ thuộc xã Sập Vạt. Đó là mô hình đốn cải tạo, trẻ hoá xoài già, mô hình trồng mới cây xoài theo hướng canh tác bền vững trên đất dốc; mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cắt tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng các chế phẩm tăng năng suất. Kết quả cho thấy tiến hành thâm canh tổng hợp tăng từ 2,1 đến 6,5 kg quả/cây/ năm; tăng so với đối chứng từ 15 đến 45%.
    Thứ ba là ứng dụng công nghệ sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời cho các nông hộ có vườn đồi.
    Thiết bị sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời kiểu tunnel phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta. Cấu tạo thiết bị đơn giản, vận hành dẽ dàng phù hợp với trình độ nông dân, chi phí sấy thấp, sử dụng thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời cho phép nâng cao giá trị thương phẩm, tăng thu nhập cho nông hộ, kết quả là đã sấy được 8 loại sản phẩm khác nhau: Chuối, dứa, nhãn, đu đủ, ớt, nấm, sắn nạo. Hiện nay dàn sấy đã được bàn giao cho Hội phụ nữ huyện Yên Châu, hiệu quả sấy chuối rất cao, chất lượng ngon, bán được 8000 đồng/kg, hơn hẳn chất lượng và giá bán chuối sấy thủ công.
    Thứ tư là nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong hộ gia đình.
    Do đặc điểm của vùng, các hộ dân tộc ruộng đất ít, năng suất cây trồng thấp nên càng ảnh hưởng đến chăn nuôi. Qua điều tra cho thấy ngoài thu nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, trong đó chủ yếu là nuôi lợn thịt, sau đó 1 ít từ gà hoặc trâu bò. Giống lợn nuôi ở đây chủ yếu là giống lợn bản địa. Ngoài ra giống lợn Móng cái, một ít lợn ngoại Coocvan, Đại bạch. Người dân ở xa trung tâm, xa thị xã thích nuôi lợn Bản, 51,7% số hộ không muốn nuôi lợn khác mặc dù giống lợn Bản không cho hiệu quả kinh tế cao. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần phải tác động đến các khâu giống, thức ăn, thú y, tiền vốn, kỹ thuật chăn nuôi. Đề tài đã đưa các giải pháp trong đó đã xây dựng được đàn giống lợn hạt nhân Móng cái và lợn Bản để nhân giống và cung cấp cho các nông hộ. Tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho nông hộ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng phòng trừ dịch bệnh cho cán bộ thú y thôn bản.
    Thứ năm là xây dựng cơ sở dữ liệu tăng cường quản lý nguồn tài nguyên đất bằng kỹ thuật GIS.
    Để nâng cao năng lực quản lý đất nông lâm nghiệp cho cán bộ chuyên ngành địa chính của tỉnh Sơn La và của huyện Yên Châu, chương trình đã hoàn thành việc nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật GIS trong việc xây dung cơ sở dữ liệu các loại bản đồ đất và sử dụng đất của huyện Yên Châu. Đây là một công nghệ mới và rất có hiệu quả nhằm đánh giá và quản lý nguồn tài nguyên đất, các dữ liệu và bản đồ được xây dựng bằng các phần mềm chương trình máy vi tính, đảm bảo tính chính xác, thuận tiện và dễ sử dụng. Chương trình cũng đã tập huấn và chuyển giao sản phẩm cho cán bộ địa chính tỉnh Sơn La và huyện Yên Châu.
    Biên tập: Nguyễn Công Mai

  3. _matnaden_

    _matnaden_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Trong đây có hình như khá đầy đủ, do nhiều quá và chức năng của TTVNOL không cho phép post hết nên đồng chí vào link này mà tham khảo nhé
    http://www.nguyen-family.ws/tuan/rural.html
    Bạn nên có chương trình Adobe Reader để đọc được tài liệu trên
    Được _matnaden_ sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 30/11/2004
  4. _matnaden_

    _matnaden_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    http://www.mpi.gov.vn/quyhoach.aspx?Lang=4&mabai=193
    Được _matnaden_ sửa chữa / chuyển vào 13:18 ngày 30/11/2004
  5. shadi

    shadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    mọi người ơi! có thể cho shadi vài cái link lien quan đến các chính sách tài chính của nước ta ko?
    thanks
  6. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Cô bé @shadi tham khảo thử nhé:
    http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=14180
    http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=12335
    http://www.na.gov.vn/vietnam/chuyende/04-09-14chsachtaichinh.html
    http://www.mpi.gov.vn/strategy.aspx?Lang=4&mabai=52
    http://www.undp.org.vn/undp/unews/mr/2004/viet/0216v.htm
    http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/phapluat/130204/thoisu_chinhsach.htm
    http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=14&id=734
    http://www.vnn.vn/kinhte/toancanh/2003/9/30406/
    http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0600&id=041103143929
    http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&mid=520&ItemID=371
    http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&mid=520&ItemID=393
    http://www.agroviet.gov.vn/vnagroforestry/HTML/luat/cs82-00.htm
    http://www.vnn.vn/kinhte/toancanh/2003/1/1457/
    [nick] [/]
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 15:41 ngày 22/12/2004
  7. hoangvu1980

    hoangvu1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết web nào nói về luật thuế của VN mình không vậy ? Đặc biệt là thuế VAT liên quan đến việc mua bán đất, nếu có thì post lên giùm em nhé
    Cám ơn trước.
  8. shadi

    shadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    đa tạ đa tạ
  9. caheo_

    caheo_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Ai có tài liệu liên quan đến chăn nuôi bò thì gửi lên đây cho mình nhé... Tất tần tật, càng chi tiết càng tốt
  10. VOZERX

    VOZERX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Ai cò tà?i liẶu vĂ? " tự do hòa sà?n xuẮt " cù?a VN trong quà trì?nh chuyĂ?n sang cơ chẮ thì trươ?ng trong nhưfng nfm qua khĂng ?
    Cho hò?i thĂm là? quà trì?nh chuyĂ?n sang cơ chẮ thì trươ?ng bf́t 'Ă?u tư? nfm nà?o ?
    Cơ chẮ thì trươ?ng là? gì? ? Cò gì? khàc kinh tẮ thì trươ?ng ?
    hehhehhe ... kiẮn thức lùfng lĂ? nhiĂ?u wà mong bà? kon giùp dù?m . GẮp lf́m nghen .
    Thanks .

Chia sẻ trang này