1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

?Đ?Đ?Đ Phặ?ặĂng ph?Ăp luỏ?ưn s?Ăng tỏ?Ăo cặĂ bỏ?Ên -tutorial post here ?Đ?Đ?Đ

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi hoctro_vn, 16/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, anh hoctro_vn đã học PPLST rồi àh hay tự tìm tài liệu thế? Các bạn có ai biết ở HN học PPLST ở đâu thì tốt không?
    Mèo nghe nói HN có mở lớp PPLST ở trên Cung Việt Xô, không biết học thì thế nào nhỉ? Môn này hay thế mèo muốn đi học!
  2. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    GIÁO TRÌNH PPLST-Mô hình biến đổi thông tin thành tri thức..

    ? Tri thức ( knowledge) la? thông tin có ý nghifa hoặc/ va? có ích lợi đối với ngươ?i có thông tin đó. Do vậy, tri thức co?n mang tính chu? quan, phụ thuộc va?o ngươ?i có thông tin: ngươ?i dó có kha? năng ti?m ra ý nghifa hoặc/ va? ích lợi cu?a thông tin mi?nh có hay không? Kha? năng đó cao dện mức độ na?o? Thông tin cho trước la? tri thức cu?a ngươ?i na?y có thê? chi? la? thông tin đối với ngươ?i khác va? ngược lại. Ngay trong một con ngươ?i có thê? xa?y ra việc quá ta?i (bội thực) thông tin va? suy dinh dươfng, thậm chí, đói tri thức. Cho đến nay, quá tri?nh biến dô?i thông tin tha?nh tri thức, chu? yếu, diêfn ra bên trong bộ óc cu?a con ngươ?i, chứ không pha?i trong các thiết bị công nghệ thông tin. Mặt khác, vi? tri thức la? thông tin nên tri thức sau khi có được nhơ? hoạt động cu?a bộ nafo biến đô?i thông tin ban đâ?u, nay lại có thê? được sư? dụng (maf hóa, truyê?n, lưu trưf, truy cập...) với tất ca? sức mạnh cu?a công nghệ thông tin, xem Hi?nh 12.

    [​IMG]
    Tất ca? các ba?i toán, cuối cu?ng, đê?u có thê? biến tha?nh lơ?i phát biê?u ba?i toán (hiê?u theo nghifa rộng) chứa các thông tin vê? ba?i toán. Quá tri?nh suy nghif gia?i quyết vấn đê? va? ra quyết định, nhi?n theo góc độ na?y, chính la? quá tri?nh biến đô?i thông tin: tư? các thông tin cu?a ba?i toán tha?nh thông tin cu?a lơ?i gia?i hay quyết định. Đây la? trươ?ng hợp đặc biệt quan trọng cu?a quá tri?nh biến đô?i thông tin tha?nh tri thức hoặc biến tri thức đaf có tha?nh tri thức mới, vi? lơ?i gia?i hay quyết định chính la? thông tin đem lại ích lợi cho ngươ?i gia?i ba?i toán: giúp đạt được mục đích đê? ra.
    ? Thơ?i đại bu?ng nô? thông tin va? các tha?nh tựu cu?a công nghệ thông tin tạo nên sự không tương hợp trên con đươ?ng phát triê?n trong mối quan hệ với quá tri?nh biến đô?i thông tin tha?nh tri thức diêfn ra trong bộ óc cu?a con ngươ?i, xem Hi?nh 13( nhấp vào để xem hình phóng to )
    [​IMG]
    PPLST giúp gia?i quyết vấn đê? "thắt cô? chai" va? việc chuyê?n tư? thơ?i đại thông tin sang thơ?i đại sáng tạo va? đô?i mới hay thơ?i dại tri thức la? bước phát triê?n tất yếu.
    ? Hi?nh 14 cho thấy các giai đoạn cu?a quá tri?nh suy nghif nhi?n theo góc độ biến đô?i thông tin. Hi?nh vef na?y la? hi?nh vef chi tiết hóa Hi?nh 4 - phương pháp thư? va? sai. ( nhấp vào để xem hình phóng to )
    [​IMG]
    Mặc du? giưfa máy tính va? bộ óc, giưfa các phâ?n mê?m cu?a máy tính va? quá tri?nh biến đô?i thông tin trong bộ óc có nhiê?u điê?m tương đô?ng nhưng các yếu tố, quá tri?nh tâm-sinh lý cu?a bộ óc có nhưfng đặc thu? riêng, rất khác với máy tính. Chúng câ?n được hiê?u, tính đến, sư? dụng va? điê?u khiê?n đê? ngươ?i gia?i thực sự suy nghif theo các quy luật sáng tạo (các quy luật vê? sự phát triê?n).
  3. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    GIÁO TRÌNH PPLST-Từ nhu cầu đến hành động

    ? Các nhu câ?u cu?a cá nhân la? nhưfng nguyên nhân dâfn đến các vấn đê?.
    ? Với thơ?i gian, các nhu câ?u cu?a cá nhân trơ? nên ca?ng nhiê?u, ca?ng đa dạng. Điê?u na?y dâfn đến số lượng các vấn đê? tăng lên chứ không gia?m đi.
    ? Các ha?nh động cu?a cá nhân có nguô?n gốc sâu xa la? các nhu câ?u cu?a cá nhân va? nhă?m la?m tho?a mafn các nhu câ?u đó cu?a cá nhân.
    ? Ba nhóm các nhu câ?u nguyên tố cu?a cá nhân:
    1) Các nhu câ?u sinh học: ăn, uống, ngu?, nghi? ngơi, giưf thân nhiệt, tiết kiệm sức lực tự ba?o vệ, duy tri? no?i giống... (các nhu câ?u đê? cá nhân tô?n tại va? phát triê?n như một cá thê?, một giống loa?i sinh học).
    2) Các nhu câ?u xaf hội: nhu câ?u thuộc vê? va? giưf một vị trí nhất định trong một cộng đô?ng xaf hội na?o đó. Nhu câ?u được đê? ý, chú ý va? quan tâm. Cao hơn nưfa, nhu câ?u được kính trọng, được yêu mến... (các nhu câ?u đê? cá nhân để tô?n tại va? phát triê?n trong xaf hội).
    3) Các nhu câ?u nhận thức: nhu câ?u tra? lơ?i các câu ho?i na?y sinh trong dâ?u cu?a cá nhân (các nhu câ?u biết, hiê?u va? gia?i thích thế giới xung quanh cufng như chính ba?n thân mi?nh).
    ? Các nhu câ?u cá nhân khác la? các tô? hợp cu?a các nhu câ?u nguyên tố.
    ? Các nhu câ?u có thê? khác nhau vê? mức độ đo?i ho?i tho?a mafn. Nhưfng nhu câ?u có mức độ đo?i ho?i tho?a mafn cao được gọi la? các nhu câ?u cấp bách. Trên thực tế, chính các nhu câ?u cấp bách na?y đo?i ho?i ngươ?i ta ha?nh động.
    ? Có nhiê?u cách ha?nh động khác nhau, thậm chí hoa?n toa?n ngược nhau lại đê?u có thê? tho?a mafn nhu câ?u cho trước. Ngược lại, một ha?nh động duy nhất có thê? cu?ng một lúc dâfn dện tho?a mafn các nhu câ?u khác nhau. Chưa kê? môi trươ?ng, nơi ha?nh động xa?y ra va? pha?n ứng cu?a môi trươ?ng với ha?nh động cho trước cufng thươ?ng rất da dạng.
    ? Tính đa nguyên nhân, đa kết qua?, nhưfng đặc thu? cu?a môi trươ?ng va? sự không ý thức cu?a ngươ?i ha?nh động vê? nhưfng diê?u đó la?m cho, trong nhiê?u trươ?ng hợp, ha?nh động nhă?m tho?a mafn nhu câ?u cấp bách cho trước cufng theo phương pháp thư? va? sai (xem Hi?nh 10).
    [​IMG]
    ? Xúc ca?m âm được hi?nh tha?nh khi kết qua? ha?nh động không la?m tho?a mafn nhu câ?u cá nhân. Xúc ca?m âm có tác dụng ngăn cá nhân tiếp tục ha?nh động vê? phía đó. Ngược lại, ha?nh động giúp tho?a mafn nhu câ?u dâfn dện sự hi?nh tha?nh xúc ca?m dương, có tác dụng thúc đâ?y nhưfng ha?nh động tương tự. Xúc ca?m âm không có nghifa la? xấu, xúc ca?m dương không có nghifa la? tốt. Việc đánh giá tốt, xấu phụ thuộc va?o hoa?n ca?nh cụ thê?.
    ? Nếu các xúc ca?m nói trên được duy tri? trong thơ?i gian da?i chúng tạo nên mong muốn tự nguyện, thậm chí tha?nh các thói quen ha?nh động tương ứng.
    [​IMG]
    ? Hi?nh 11 diêfn ta? nhưfng điê?u vư?a tri?nh ba?y va? co?n cho thấy nhưfng điê?u khác.
    1. Nói chung hành động của cá nhân có nguồn gốc sâu xa là nhu cầu cá nhân, nhưng hành động cụ thể của cá nhân cụ thể, trong môi trường cụ thể có thể bị chi phối trực tiếp hơn, mạnh hơn bởi một hoặc vài yếu tố nhất định.
    2. Tư duy chi? thực sự va?o cuộc khi cá nhân có vấn đê? va? muốn suy nghif gia?i quyết vấn đê?.
    3. Tư duy không pha?i la? nguô?n gốc cu?a ha?nh dộng ma? chi? la? một mắt xích trung gian trong chuôfi nhu câ?u - ha?nh động. Do vậy, tư duy chịu tác động rất lớn cu?a các nhu câ?u, xúc ca?m, thói quen. Nói cách khác, tư duy cu?a môfi ngươ?i không khách quan, trong rất nhiê?u trươ?ng hợp, lơ?i gia?i hoặc quyết định cu?a chúng ta đưa ra đê? ha?nh động, bị diê?u khiê?n bơ?i các nhu câ?u, xúc ca?m, thói quen chu? quan. Trong số các phép thư? cu?a phương pháp thư? va? sai, nhiê?u phép thư? - sai có xuất xứ tư? nguyên nhân vư?a kê?.
    4. Mặc du? vậy, tư duy có một kha? năng rất to lớn ma? trên thực tế nhiê?u ngươ?i co?n ít khai thác. Đó la? kha? năng cu?a tư duy điê?u khiê?n ngược trơ? lại các nhu câ?u xúc ca?m, thói quen va? ha?nh động. Nếu mọi ngươ?i la?m tốt việc điê?u khiê?n đó, số lượng các vấn dê? không đáng na?y sinh trong cuộc đơ?i cu?a mi?nh sef gia?m đi một cách đáng kê?.
    Một trong nhưfng mục đích cu?a PPLST la? phát triê?n kha? năng điê?u khiê?n bă?ng tư duy các nhu câ?u, xúc ca?m, thói quen va? ha?nh động.

  4. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã cho nhận xét nhé.
    Đây chỉ là một số bài về các khái niệm cơ bản (không cần học TRIZ thì các bạn vẫn có thể hiểu được). chủ yếu là mình trích từ www.trizvietnam.com
    Sang tháng tới, mình sẽ có một topic khá hấp dẫn khác

    Cách áp dụng TRIZ vào thực tế.
    Mời các bạn đón xem và ủng hộ nhé.
  5. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Đây là tài liệu của Trung tâm sáng tạo KH-KT (TSK) dùng làm giáo trình giảng dạy cho học viên các khoá đào tạo tại TSK. Được sự đồng ý của TSK, Trizvietnam đưa lên một số phần chủ yếu để các bạn học viên PPLST dùng làm tài liệu ôn tập khi cần thiết. Các tài liệu được đưa lên dạng file PDF. Các bạn tải về file nén (ZIP) rồi dùng các phần mềm giải nén để xem.
    http://trizvietnam.com/train_details.asp?TrainID=21&cat=3
  6. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    TỰ HỌC PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO ONLINE
    Các bài học các bạn có thể tham gia trực tiếp để đặt câu hỏi và thảo luận tại:
    http://trizvietnam.com/forum/forum.asp?FORUM_ID=36
  7. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bài 1:
    Chào các bạn
    Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu cùng nghiên cứu môn học có tên là "Tư duy sáng tạo". Sở dĩ có tên này, là gì môn học không nhằm dạy cho người học cách sáng tạo ( hay sáng chế theo ngôn ngữ kỹ thuật), mà mục đích là học cách suy nghĩ một cách sáng tạo.
    Vì số người làm công việc sáng tạo chuyên nghiệp rất ít, nên sẽ có nhiều người nói "sáng tạo không phải là việc của tôi". Nhưng tư duy thì ai cũng cần. Mà ai tư duy sáng tạo hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống, vốn đang đòi hỏi suy nghĩ nhiều hơn là dùng cơ bắp. Vì thế đối tượng môn học này là tất cả mọi người cần cải tiến cách suy nghĩ của mình. Không phân biệt trình độ, thậm chí không cần phải đọc được ( chúng ta có thể làm băng caset hoặc CD, để cho người khiếm thị, hoặc mù chữ có thể học được ).
    Tôi có may mắn được đến lớp học môn học này, và một số năm kinh nghiệm sử dụng, nên những gì trong bài này là của người "đi trước một bước" hướng dẩn lại. Tuyệt đối không có gì trong bài này là tuyệt đối đúng. Các bạn có thể không đồng ý với bất kỳ chi tiết nào. Và nếu lý lẽ của các bạn có tính thuyết phục hơn, bài viết sẽ được viết lại theo ý của bạn.
    Các bạn cũng cần bỏ đi tính ngại hỏi. Theo tôi, ai không hỏi là không hiểu gì hết. Bởi gì nếu bạn hiểu, dù chỉ ít nhiều, thì bạn cũng sẽ có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc bạn sẽ hỏi những chi tiết mà bạn chưa biết. Còn nếu bạn đồng ý 100%, thì tôi cần phải xét lại các bài viết này.
    Nguyên tắc của các bài viết là ưu tiên cho thực hành, những vấn đề có thể sử dụng ngay thì trình bài trước, lý thuyết trình bài sau. Do vậy bố trí sẽ không theo thứ tự quy định nào. Nếu có vấn đề nào mà nhiều bạn đề nghị ưu tiên, hoặc bổ sung, tôi sẽ nghiên cứu để đưa vào.
    Nội dung là những gì tôi biết, diển đạt lại theo cách để dễ hiểu. Một số nội dung là trích dịch lại từ các bài viết trên internet, mà tôi sẽ ghi lại trong phần tài liệu tham khảo.
    Bạn nào có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo, xin liên hệ với baphi, hoặc các bạn trực tiếp đưa lên Smartgroup.
    Mỗi tuần tôi sẽ cố gắng để viết 1 bài. Tất cả thắc mắc của các thành viên về bài học sẽ được trả lời. Baphi mong các thành viên đã học sẽ tham gia góp nội dung và trả lời các thắc mắc của các bạn, để diển đàn của chúng ta theo đúng nguyên tắc là: Tất cả cùng dạy, tất cả cùng học.
    Bài 1 : Thủ thuật phân nhỏ và kết hợp
    Các thủ thuật, tương tự như các "chước" trong binh pháp, là quy tắc để xử dụng trong một tình huống cụ thể nào đó. Các thủ thuật có từ đâu ? Binh pháp là những "chước" được đúc kết từ kinh nghiệm chiến đấu của nhiều trận đánh, được một người nào đó viết ra. Những người sử dụng binh pháp này, là đã sử dụng kinh nghiệm có được từ nhiều trận đấu, mà không phải mất công sức gì hết ( có chăng là mất công mua sách ). Tương tự , các thủ thuật sáng tạo là đúc kết kinh nghiệm từ hàng triệu sáng chế ( đã được cấp bằng chứng nhận ) trên khắp thế giới.
    Lý thuyết giải quyết các vấn đề sáng chế của Nga (The Rusian Theory of Inventive Problem Solving - viết tắt là TRIZ), có từ việc phân tích trong nhiều năm các patent ( giải pháp sáng chế ) trên khắp thế giới. Những nhà nghiên cứu TRIZ đã phát hiện rằng những patent giá trị nhất là những patent giải quyết được mâu thuẩn, và số này chiếm tỷ lệ 20 % trong tổng số patent đã nghiên cứu. Tiếp tục phân tích số patent này, họ ghi nhận tất cả những thủ thuật được sử dụng trong các patent. Cuối cùng, họ ngạc nhiên, khi tìm ra chỉ có 40 thủ thuật được các nhà sáng tạo sử dụng, trong hơn 500000 patent đã được nghiên cứu.
    40 thủ thuật là công cụ dễ sử dụng nhất của TRIZ, là một trong những công cụ giúp cho bạn phát ra ý tưởng nhanh nhất. Người sử dụng sẽ tìm thấy ở các thủ thuật này một công cụ mạnh mẽ, và có thể dùng kết hợp các thủ thuật hoặc các thủ thuật riêng lẻ để giải uyết các vấn đê ?kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật một cách đơn giản và nhanh chóng
    Khi nghiên cứu 40 thủ thuật, mọi người thường có những câu hỏi sau :
    1. Làm thế nào tôi biết áp dụng thủ thuật nào ?
    2. Các thủ thuật có giải quyết được các vấn đề kỹ thuật và cả vấn đề phi kỹ thuật không ?
    3. Chỉ một thủ thuật thì có đủ không ?
    4. Có cách nào để biết ngay thủ thuật nào là thích hợp, hay phải thử tất cả các thủ thuật ?
    5. Làm thế nào tôi biến thủ thuật thích hợp thành giải pháp cho vấn đề của tôi ?
    Trong các bài viết khác sẽ có câu trả lời cho một số câu hỏi trên. Điều quan trọng là : sử dụng thành thạo 40 thủ thuật này là cách nhanh nhất để bắt đầu với TRIZ, và liên kết 40 thủ thuật với các công cụ mà bạn vẫn thường dùng để giải quyết vấn đề.
    1) Thủ thuật phân nhỏ ( Segmentation )
    Nội dung thủ thuật này như sau : mọi đối tượng bất kỳ đều có thể chia ra làm các phần nhỏ hơn. Thí dụ giờ ( chia ra phút, giây ), phân tử ( nguyên tử, nơ tron ),...Thủ thuật này lợi dụng tính chất có thể chia nhỏ của các đối tượng, để giải quyết vấn đề, hoặc sử dụng lợi ích của việc phân nhỏ.
    Thí dụ: một công việc khó làm, hãy phân nhỏ cho nhiều người làm, hoặc làm mỗi lần một phần nhỏ. Không ai có thể nhấc nổi vật nặng 10 tấn. Thế nhưng 10 tấn là khối lượng bình thường của một công nhân bốc vác phải nhấc trong 1 ngày.
    Thủ thuật này có một số thủ thuật con như sau :
    a) Chia đối tượng thành các phần nhỏ hơn :
    Thí dụ : Chia tàu hoả thành các toa ngắn để có thể di chuyển được trên đường cong. Việc chia thành toa ngắn giải quyết được một vấn đề ( là di chuyển trên đường cong) mà tàu hoả nếu chỉ có 1 toa dài không làm được.
    Thuỷ tinh là chất dẩn ánh sáng tốt, nhưng rất cứng và giòn. Để giải quyết, người ta đã chia thuỷ tinh thành những sợi rất nhỏ ( 1/100 mm ). Kết quả là thuỷ tinh uống cong được, mà vẫn truyền ánh sáng tốt.
    Phân nhỏ không chỉ giúp giải quyết vấn đề, mà đôi khi làm xuất hiện thêm những tính chất mới.
    Thí dụ : Nước là chất dập lửa. Nhưng phun hơi nước ở dạng hạt cực nhỏ vào buồng động cơ đốt trong, lại làm lửa cháy tốt hơn, nhờ thế hiệu suất động cơ tăng lên.
    b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được : đây là một trường hợp phân nhỏ, mà các phần đã phân nhỏ có thể kết hợp lại, hoặc tách ra dễ dàng tuỳ theo yêu cầu.
    Thí dụ : simcard của điện thoại có thể tháo lắp được. Nhờ thế, ta có thể chỉ cần mang simcard khi không thể mang máy theo.
    Các nhà máy thường có lực lượng nhân công làm theo thời vụ. Khi có nhu cầu, lực lượng này sẽ "lắp" vào, khi không cần, thì "tách" ra mà không gây tổn hại cho nhà máy.
    c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng : đây là một trường hợp đặt biệt. Nếu đối tượng đã được phân nhỏ rồi, mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, hãy thử phân nhỏ hơn nửa. Trong thí dụ về sợi thuỷ tinh ở trên. Nếu ở kích thước 1/100 mm, thuỷ tinh vẫn không uống cong được, thì hãy thử phân nhỏ hơn nữa.
    Trong kinh doanh, các nhà cung cấp gạo trước kia chỉ đóng bao 50 Kg. Nhưng khi mà số người sống trong các nhà cao tầng tăng lên, người ta đã đóng bao 10 kg, 5 kg, 2 kg để tiện mang xách.
    2) Thủ thuật kết hợp ( Merging )
    Nội dung thủ thuật này như sau : kết hợp các đối tượng lại với nhau. Việc kết hợp này nhằm giải quyết một vấn đề nào đó, hoặc để sử dụng lợi ích của việc kết hợp.
    Thí dụ : trong xây dựng, người ta đã kết hợp nhiều gia đình sống gần nhau lại thành một "block" là nhà cao tầng. Việc này giải quyết được vấn đề là không đủ diện tích để xây dựng nhà riêng cho từng gia đình.
    Thủ thuật này có một số thủ thuật con như sau :
    a) Kết hợp các đối tượng tương tự hoặc giống nhau, hoặc ở gần nhau lại.
    Thí dụ : thay vì sử dụng 4 viên pin (1,5 v) để có điện thế 6 v xử dụng trong các thiết bị điện, người ta đã kết hợp lại thành block gồm 4 viên pin lại. Việc này giúp giãm chi phí sản xuất, mà còn tiện lợi khi sử dụng.
    Các siêu thị ( Super market ) chính là một thí dụ sinh động của kết hợp. Chính nhờ sự kết hợp này, các siêu thị đã chứng tỏ được ưu thế vượt trội so với các cửa hàng bán lẻ.
    b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Ở đây sự kết hợp diễn ra theo chiều thời gian.
    Thí dụ : khi đi mua sắm, bạn đã thực hiện việc kết hợp khi mua nhiều món hàng khác nhau. Việc mua các món hàng không diễn ra cùng lúc, mà liên tiếp nhau theo thời gian. Nhờ kết hợp, bạn không phải mất công mỗi lần đi mua một món hàng.
    Mỗi ngày bạn tập thể dục bằng cách chạy bộ, rồi sau đó đi làm. Nếu như điều kiện cho phép , bạn có thể chạy đến nơi làm việc. Đó là bạn đã kết hợp ( tập thể dục + đi làm ).
    Nhận xét về các thủ thuật : hai thủ thuật trên đây ( phân nhỏ và kết hợp ), là đảo ngược với nhau. Tôi đã cố ý để chúng trong một bài, để các bạn thấy được sự thú vị của việc sử dụng các thủ thuật. Cùng một đối tượng, lúc thì ta phân nhỏ, lúc thì kết hợp. Thậm chí các bạn có thể kết hợp sử dụng cả 2 thủ thuật này với cùng một đối tượng.
    Câu hỏi gợi ý và luyện tập sử dụng thủ thuật :
    Với các thủ thuật, quan trọng không phải là bạn biết bao nhiêu, mà là bạn có thể sử dụng bao nhiêu thủ thuật. Do vậy, bạn phải luyện tập hàng ngày với các thủ thuật mà bạn biết. Ở đây, hoàn toàn giống như người học võ, chỉ biết lý thuyết thì không mang lại lợi ích gì.
    Câu hỏi 1 : Bạn xem xung quanh mình, có đối tượng nào có thể phân nhỏ hơn được không ? Khi phân nhỏ hơn, thì có tính chất hay ưu điểm mới nào phát sinh không ?
    Câu hỏi 2 : tương tự câu hỏi 1, nhưng với thủ thuật kết hợp.
    Câu hỏi 3 : Sản phẩm nào bạn đang sử dụng, mà nhà sản xuất đã sử dụng thủ thuật phân nhỏ hay kết hợp ? Vì sao ?
    Câu hỏi 4 : Bạn có biết sản phẩm nào, mà nhà sản xuất vừa phân nhỏ , vừa kết hợp không ?
    Câu hỏi 5 : Hãy tìm xem bạn đã kết hợp và phân nhỏ như thế nào trong việc tổ chức cuộc sống và công việc của bạn. Bạn có thể trao đổi kinh nghiệm này với các thành viên khác được không ?
    Các tài liệu tham khảo
    http://trizvietnam.com/ref_details.asp?RefID=52&cat=1
    40 Inventive (Business) Principles With Examples
    http://www.triz-journal.com/archives/1999/09/a/index.htm )
    Reversability of the 40 Principles of Problem Solving
    http://www.triz-journal.com/archives/1998/05/a/index.htm
    40 Inventive (Architecture) Principles With Examples
    http://www.triz-journal.com/archives/2001/07/b/index.htm
    The Seventy-Six Standard Solutions: How They Relate to the 40 Principles of Inventive Problem Solving
    http://www.triz-journal.com/archives/1999/05/e/index.htm
    Food Product Development and the 40 Inventive Principles
    http://www.triz-journal.com/archives/2001/05/e/index.htm
    40 Inventive Principles with Social Examples
    http://www.triz-journal.com/archives/2001/06/a/index.htm
    40 Inventive Principles in Microelectronics
    http://www.triz-journal.com/archives/2002/08/b/index.htm
    40 Inventive Principles With Examples
    http://www.triz-journal.com/archives/1997/07/b/index.html
  8. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bài 2:
    Chào các bạn
    Vì trong bài trước, có bạn đã nhắc đến ?ohệ thống?, và vì ?ohệ thống? và ?o tính hệ thống? là một trong các khái niệm cơ bản của PPLST, nên tôi sẽ tóm tắt về chúng trong bài này. Chi tiết hơn sẽ được nói trong các bài sau, hoặc các bạn có thể tham khảo thêm trong website ( http://trizvietnam.com/ref_details.asp?RefID=74&cat=1).
    1. Định nghĩa :
    Hệ thống là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau và toàn bộ tập hợp đó có những tính chất không thể quy về thành những tính chất của từng yếu tố, từng mối liên kết đứng riêng rẽ.
    Lấy thí dụ là cây bút bi. Nó gồm có : thân bút, đầu bút, bi, mực.
    Theo định nghĩa :
    Hệ thống là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau?.
    Các yếu tố ( thân bút, đầu bút, bi, mực ) có liên kết với nhau.
    Toàn bộ tập hợp đó có những tính chất không thể quy về thành những tính chất của từng yếu tố, từng mối liên kết đứng riêng rẽ.
    Tập hợp (bút bi) có tính chất là ?oviết? được. Nhưng mỗi yếu tố riêng lẻ ( thân bút, đầu bút, bi, mực ) thì không dùng để viết được.
    Bút bi thoả mãn 2 yêu cầu của định nghĩa, nên bút bi là một ?o Hệ thống?.
    Xem ra muốn biết một vật gì có phải là hệ thống không cũng không khó lắm, chúng ta chỉ cần đem 2 ?ocẩm nang? trên ra so, thì biết ngay.
    Vì sao phải xem một đối tượng nào đó có phải là hệ thống không ? Việc đó có lợi ích gì ?
    Nếu chúng ta biết một đối tượng nào là một hệ thống, khi xem xét đối tượng đó, ta sẽ xem nó theo một cách toàn diện, không chỉ một yếu tố riêng rẽ ( thí dụ mực hay đầu bi ). Kết quả là ta sẽ hiểu đối tượng tốt hơn, và tác động đến đối tượng một cách hiệu quả hơn.
    Trong thí dụ trên, nếu khi viết, ta thấy mực bị nhạt. Nếu chỉ xem mực như là yếu tố riêng lẽ, ta nghĩ ngay là ?omực có vấn đề?, và vội đi thay mực khác.
    Nếu nhìn ?omực? như là yếu tố trong hệ thống ?obút?, thì ta biết, phải xem toàn bộ hệ thống ?obút?, chứ không chỉ ?omực?. Xem xét ?obút?, ta phát hiện có khi là do ?obi? bị kẹt, do ?ođầu bút? dơ, hay do ?othân bút? bị vật lạ chắn không cho mực chảy xuống. Kết quả là nhờ xem ?obút? như hệ thống, ta biết nguyên nhân thực, mà không phải tốn tiền thay mực khác ( nếu nguyên nhân không phải do mực).
    Tương tự, chỉ khi người thợ xem ?othiết bị? như là hệ thống, bác sĩ xem ?o bệnh nhân? như là hệ thống, thì mới tránh khỏi việc hư đâu sửa đó, hay đau đâu chữa đó.
    Lợi ích thứ hai là khi cần tác động ( làm thay đổi) một đối tượng, nếu không xem đối tượng như là hệ thống, thì có khi vô ích hoặc phản tác dụng.
    Nhà sản xuất muốn xe chạy nhanh hơn, nên thay động cơ ( xy lanh ) lớn hơn, mà ?oquên? xe là một hệ thống, nên không thay đổi các bộ phận khác cho thích hợp. Kết quả chẳng những các bộ phận khác bị hư do không chịu nổi, mà có khi kết quả xe chạy chậm hơn vì các bộ phận không phối hợp tốt trong hoạt động ( thí dụ như xăng không xuống đủ, bộ phận cấp điện không đủ,..), hoặc nguy hiểm hơn, có khi dẩn đến phá huỷ cả hệ thống ( xe bị hư ! ).
    Việc chúng ta xem ?obút?, ?oxe? như là hệ thống khi cần xử lý, tác động, gọi là ?o tư duy hệ thống?. ( tham khảo thêm định nghĩa tư duy hệ thống trong giáo trình PLST ).
    Có thể thấy, hàng ngày chúng ta vẫn đang sử dụng tư duy hệ thống. Trong PPLST chỉ làm rõ, và định hướng người học sao cho ?otư duy hệ thống? trở thành một ?othói quen? trong suy nghĩ. Đến một lúc nào đấy, thì khi nhìn, hay suy nghĩ về một cái gì, chúng ta nghĩ ngay đến ?o hệ thống? mà vật đó đang nằm trong. Và khi giải quyết vấn đề bất kỳ, chúng ta cũng dựa trên ?ohệ thống? mà đưa ra giải pháp.
    2. Tiếp tục phần các thủ thuật, chúng ta sẽ xem xét thủ thuật ?otách khỏi? và ?ophẩm chất cục bộ?.
    Thủ thuật ?otách kho?i?( Taking out or Extraction ):
    Nội dung thủ thuật này như sau : Tách phâ?n gây ?ophiê?n phức? ( tính chất ?ophiê?n phức? ) hay ngược lại tách phâ?n duy nhất ?ocâ?n thiết? ( tính chất ?ocâ?n thiết? ) ra kho?i đối tượng.
    Sử dụng được thủ thuật này thì rất ?ođã?. Thí dụ nuôi chó là để nó giữ nhà. Nhưng chó hay làm mất vệ sinh. Nếu ta có thể ?otách? được đầu của nó ra, là phần biết sủa ( tính chất cần thiết ) ra khỏi thân ( là phần gây phiền phức ), thì có phải là một con chó giữ nhà lý tưởng không !
    Chuyện có vẻ như là đùa. Nhưng mới đây, một công ty Việt Nam đã dựa trên ý tưởng của nhóm sinh viên, xuất khẩu chó ?ođiện tử?, biết giữ nhà, và không làm mất vệ sinh. Nếu biết sử dụng ?otách khỏi?, thì ai cũng có thể nghĩ ra ý tưởng này đuợc.
    Các sản phẩm có từ tự nhiên, và kể cả nhân tạo, đa số đều có phần gây ?o phiền phức?. Nếu biết ?otách khỏi?, thì luôn có nhiều việc để các nhà TRIZ học trổ tài.
    Vừa qua, nhiều nhà hàng ở TP.HCM tách những người hút thuốc ( phần gây phiền phức) ra khỏi phần không gian chung. việc này được sự ủng hộ của nhiều người.
    Tôi có một nhà láng giềng đã biết ?otách khỏi?, bằng cách mang máy phát điện ( phần gây phiền phức) ra khỏi nhà, và đặt bên cạnh nhà tôi !. Không biết nhà này có ai học PPLST không ?
    Thủ thuật ?o phẩm chất cục bộ? ( Local quality ) :
    Nội dung thủ thuật này như sau :
    a)Chuyê?n đối tượng ( hay môi trươ?ng bên ngoa?i, tác động bên ngoa?i) có cấu trúc đô?ng nhất tha?nh không đô?ng nhất.
    Thí dụ như cái mũi khoan : Bên ngoài phải cứng ( để không mòn ), bên trong phải mềm ( để không gẩy ). Tương tự cho các vật gì đồng nhất, ta xem có thể làm nó không đồng nhất được không, hay nhất thiết có phải đồng nhất không ?
    b)Các phâ?n khác nhau cu?a đối tượng pha?i có các chức năng khác nhau.
    Đối tượng nếu đã có nhiều phần khác nhau ( nếu chưa có thì áp dụng như mục a ), thì mỗi phần phải được phân công, hoặc có một chức năng khác nhau. Việc này nhằm tối ưu hoá công việc của mỗi bộ phận. Điều này thể hiện rõ trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp. Mối phòng, ban, nhân viên đều phải có chức năng khác nhau, và được phân công rõ ràng. Việc này sẽ giúp chọn lựa, hoặc tác động làm cho bộ phận thực hiện tốt nhất chức năng được phân công.
    c)Môfi phâ?n cu?a đối tượng pha?i ơ? trong nhưfng điê?u kiện thích hợp nhất đối với công việc.
    Trong quản lý doanh nghiệp, thủ thuật này được gọi là ?o tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên?. Mỗi một người cần một điều kiện nào đấy để có thể thực hiện công việc tốt nhất ( thí dụ nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng thích hợp). Và điều kiện tốt với người (bộ phận) này có thể không tốt với người (bộ phận) khác.
    Trong kỹ thuật, mỗi vật liệu, thiết bị đều có điều kiện làm việc tối ưu. Chú ý đặt từng bộ phận trong điều kiện tối ưu, sẽ tăng hiệu suất làm việc và độ bền của bộ phận đó.
    Câu hỏi gợi ý thảo luận :
    1.Theo định nghĩa về hệ thống, nếu chỉ thoả một trong 2 điều kiện thì có gọi là hệ thống không ?
    2.Làm thế nào để đánh giá một hệ thống là có tính hệ thống cao hay thấp ?
    3.Có đối tượng nào không nằm trong hệ thống nào cả không ?
    4.Thủ thuật ?otách khỏi? và ?o phẩm chất cục bộ? có liên hệ với nhau như thế nào ?
    5.Bạn đã có kinh nghiệm gì trong sử dụng 2 thủ thuật này ?

    --------------------------------------------------------------------------------
    Được biên tập bởi - baphi vào ngày 27/09/2004 03:53:02
  9. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bài 3:
    chào các bạn
    Trong bài này tôi sẽ trình bài về một khái niệm cơ bản trong PPLST, đó là vấn đề ( bài toán).
    1. Vấn đê? ?" (Problem) :
    Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đã gặp rất nhiều những "vấn đề". Trong thí dụ về cây bút bi trong bài số 2, khi viết thấy mực bị nhạt, ta nói rằng bút có "vấn đề''. Quá trình giải quyết "vấn đề" là làm cho mưc bút bi từ "nhạt" trở thành "bình thường".
    Tham khảo trong toán học, có khái niệm "bài toán", trong đó gồm có "giả thiết" và "kết luận". Giải toán là qua trình đi từ "giả thiết" đến "kết luận".
    Thí dụ : Một hình tam giác có kích thước 3 cạnh là 1m, 2m, 2m. Hãy tìm diện tích hình tam giác này ?
    Nói một cách đơn giản, "vấn đề" và "bài toán" đều yêu cầu người giải quyết phải đi từ tình huống ( thực tế hoặc giả định ) đến một mục đích nào đó. Theo cách nhìn đó, "vấn đề" và "bài toán" là tương đương nhau. Nên trong các phần sau, ta sẽ dùng thay thế lẫn nhau giửa các từ này để chỉ cùng một đối tượng.
    Như vậy, khi phát biểu về một bài toán ( vấn đề ), luôn luôn chúng ta phải mô tả tình huống, và mục đích cần đạt. Thiếu một trong 2 phần, thì không phải là một bài toán.
    2. Bài toán trong cuộc sống và phát biểu :
    Các bài toán trong cuộc sống thì thường không rõ ràng, và việc phát biểu cũng không đơn giản như các bài toán có sẵn trong trường học . Lý do vì :
    1. Các bài toán trong thực tế thường rất phức tạp, và có rất nhiều yếu tốt tham gia trong bài toán. Nêu được chính xác và đầy đủ các yếu tốt tham gia vào bài toán là một việc khó.
    2. Người thực hiện đã quen với việc giải các bài toán có sẵn ( trong trường học), nên không biết cách tự mình phát biểu bài toán cho đúng.
    Phát biểu bài toán một cách chính xác rất quan trọng nếu người giải muốn có lời giải tốt.
    Để phát biểu bài toán trong thực tế, trước hết ta phải "chuẩn hóa" theo cách đã được làm với các bài toán lý thuyết, nghĩa là phải nêu ra "giả thiết" và "kết luận".
    "Giả thiết" là những cái đang có, gồm các yếu tố bên trong và ngoài hệ, và các mối liên hệ ảnh hưởng qua lại giửa chúng.
    "Kết luận" là cái mà người giải muốn có được.
    Lấy lại thí dụ về cây bút bi ở bài 2, ta có thể phát biểu như sau :
    "Giả thiết" là bút bi chỉ gồm có đầu bút, thân bút, bi, mực, và yếu tố bên ngoài có không khí. Hiện tại là bút viết mực bị nhạt.
    "Kết luận" là phải làm sao để bút viết mực ra bình thường.
    Trong thí dụ này, tôi cố ý để "giả thiết", vì thực tế có thể phức tạp hơn. Các yếu tố tham gia bên ngoài không chỉ có không khí, mà cả ánh sáng, âm thanh,... và cả người cầm viết. Nhưng khi phát biểu, ta "giả thiết" yếu tố bên ngoài chỉ có không khí, và bỏ qua những yếu tố khác.
    Đến đây các bạn sẽ thắc mắc, vì sao không nêu đầy đủ hết tất cả các yếu tố. Các lý do như sau :
    a. Nêu tất cả các yếu tố có thể tham gia thì rất khó làm, và làm bài toán trở nên phức tạp ( giống như giải phương trình có nhiều biến ).
    b. Thực tế không ai có thể liệt kê tất cả các yếu tố có thể tham gia, vì có những yếu tố mà chính người giải cũng không biết ( thí dụ bão từ tính của mặt trời, các tia vũ trụ, ...đều có thể ảnh hưởng đến cây bút bi ).
    c. Phát biểu bài toán không nhất thiết là cố định. Nếu sau khi đã phát biểu bài toán, và không giải được, người giải có thể trở lại, và phát biểu bài toán theo cách khác, có sự tham gia của những yếu tố mà lần phát biểu trước đã bỏ qua.
    Lợi ích của việc "chuẩn hóa" phát biểu bài toán :
    1. Trong hóa trình thu thập dữ kiện để phát biểu bài toán, chúng ta có thể phát hiện ra nhiều yếu tố có tham gia và ảnh hưởng đến bài toán mà trước đó không biết, hoặc không nghĩ đến ( thí dụ như không khí hoặc người viết trong bài toán bút bi ).
    2. Khi đã nêu những yếu tố tham gia vào bài toán, chúng ta sẽ tập trung hơn vì đã bỏ bớt đi những yếu tố mà ta cho rằng không ảnh hưởng đến bài toán.
    3. Khi nêu mục đích cần đạt được, chúng ta cũng sẽ tập trung hơn vào mục đích đã nêu, mà không phải quan tâm đến các mục đích khác ( việc này cũng gióng như nhắm bắn vào một mục tiêu thì dễ hơn nhắm vào nhiều mục tiêu cùng lúc ).
    4. Quá trình ghi các bài toán ra ( trên giấy), cũng chính là quá trình làm rõ ràng các suy nghĩ. Vì một bài toán chưa được suy nghĩ rõ ràng, thì không thể nào ghi rõ ràng được.
    Để kết thúc phần này, tôi xin được trích 2 câu danh ngôn sau ( Báo tường TSK số 02/1999 )
    A problem well stated is a problem half solved (John Dewey)
    (Môt vấn đề được xác định rõ, là vấn đề đã được giải quyết một nửa)
    To find solutions in school you need knowledge; to find solutions in life you need creativity (Edward Lumsdaine)
    Để tìm lời giải trong nhà trường, bạn cần kiến thức. Để tìm lời giải trong cuộc sống, bạn cần sáng tạo.
    Tiếp tục các thủ thuật, chúng ta sẽ cùng xem thủ thuật gây ứng suất sơ bộ và thủ thuật thực hiện sơ bộ.
    1. Thủ thuật gây ứng suất sơ bộ ( Preliminary Anti-Action )
    Nội dung : Gây ứng suất trước với đối tượng đê? chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng la?m việc ( hoặc gây ứng suất trước đê? khi la?m việc sef du?ng ứng suất ngược lại ).
    Có thể mô tả thủ thuật này như sau : khi phải thực hiện một việc mà sẽ dẩn đến tác động có hại lẫn có lợi, ta có thể thực hiện trước tác động để chống lại với tác động có hại ( mà ta dự đoán sẽ xảy ra ). Kết quả là khi tác động có hại xảy ra, nó đã bị triệt tiêu bởi việc mà ta đã thực hiện trước đó.
    Lấy một thí dụ : đồ hộp sản xuất ở nơi nóng ( trong nhà máy ), sau đó để ở nơi nhiệt độ bình thường thì có thể bị móp vào ( do thay đổi nhiệt độ ). Vì vậy, lúc đóng hộp, người ta cho áp xuất bên trong cao hơn bình thường, thì lúc để bên ngoài nhiệt độ bình thường, đồ hộp sẽ không bị biến dạng.
    Các nhà may luôn dự đoán sự co, giản của từng loại vải để điều chỉnh trước ( trừ hao) kích thước khi may, để có sản phẩm vừa với người mặc sau đó.
    2. thủ thuật thực hiện sơ bộ ( Preliminary Action):
    Nội dung :
    a) Thực hiện trước sự thay đô?i câ?n có, hoa?n toa?n hoặc tư?ng phâ?n, đối với đối tượng.
    b) Câ?n sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thê? hoạt động tư? vị trí thuận lợi nhất, không mất thơ?i gian dịch chuyê?n.
    Đây là thủ thuật rất được hay sử dụng, nhất là trong sản xuất các sản phẩm.
    Thí dụ : nhà sản xuất tạo sẵn các vết lõm vào ( vết khía ) trên ống tiêm thuốc, để người sử dụng chỉ cần bẻ nhẹ thì sẽ gảy nơi đó.
    Các loại thực phẩm chế biến sẵn được bán trong siêu thị. Người mua chỉ cần mang nấu lên thì có thể dùng được.
    Các mẫu đơn đã được làm sẵn. Người dùng chỉ cần điền vào thông tin của mình, thay vì phải viết toàn bộ.
    Trường hợp b) là trường hợp đặt biệt của a) , trong đó sự thực hiện trước theo không gian.
    Thí dụ : Các nhà máy cần để các bộ phận ở vị trí gần nhất với vị trí cần lắp vào, để người công nhân chỉ cần di chuyển bộ phận đó ít nhất.
    Mở rộng ra, sự thực hiện sơ bộ có thể theo không gian, thời gian. Và thủ thuật gây ứng xuất sơ bộ có thể xem là một trường hợp đặc biệt của thủ thuật thực hiện sơ bô.
    Để tham khảo thêm các thí dụ về 2 thủ thuật này, các bạn có thể xem trong các tài liệu tham khảo trong bài số 1.
    Nhận xét : xử dụng 2 thủ thuật này khó hơn các thủ thuật khác, vì trong nhiều trường hợp, người sử dụng phải dự đoán được tương lai ( của đối tượng cần tác động ). Để dự đoán được, chúng ta có thể sử dụng các quy luật phát triển của hệ kỹ thuật và các màn hình tương lai.
    Trong cuộc sống, các thủ thuật này cũng là những thủ thuật hay được áp dụng. Trong kinh doanh, những nhà kinh doanh, quản lý giỏi đều là những người sử dụng rất tốt các thủ thuật này. Nếu bạn muốn làm nhà kinh doanh và quản lý giỏi, bạn cần rèn luyện thường xuyên 2 thủ thuật này.
    Vài lời với các bạn : do từ đây đến cuối năm, baphi e rằng không bảo đãm có đủ thời gian vào cuối mỗi tuần để viết, nên có thể có tuần không viết được. Baphi thực hiện sơ bộ trước, để các bạn không phải thắc mắc là baphi lại ngưng giửa chừng
    Tham khảo thêm :
    Để có thể làm tốt việc hiểu bài toán
    http://trizvietnam.com/ref_details.asp?RefID=44&cat=1
    Các quy luật phát triê?n cu?a các hệ thống kyf thuật
    http://trizvietnam.com/ref_details.asp?RefID=24&cat=1
  10. hoctro_vn

    hoctro_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bài 4:
    Hôm nay tôi sẽ giới thiệu tiếp về các khái niệm cơ bản. Đó là khái niệm về phát minh, sáng chế và giải pháp hữu ích.
    Trong thực tế tại nước ta, các khái niệm trên được sử dụng thường xuyên trên báo chí. Mời các bạn xem một số trích dẩn sau :
    "Các nhà nghiên cứu vừa cho biết họ đã phát minh ra một ăng ten có thể thu được ánh sáng nhìn thấy cũng tương tự cách thức ăng ten của máy thâu thanh thu những sóng phát thanh"
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48723&ChannelID=17
    "Cuối năm 1986, bộ chữ Việt VNI đầu tiên trên máy điện toán IBM-PC do tác giả Hồ Thành Việt (Việt kiều Mỹ) phát minh đã chính thức được phát hành, đánh dấu một bước tiến trong lĩnh vực xuất bản sách báo Việt ngữ."
    http://www.vninvest.com/news.php?vijsid=4728
    "Những sáng chế thú vị nhất 2003 : Áo tắm da cá (Anh) Tuy mắc (ít nhất 335 USD) nhưng đáng tiền: mềm mại, mượt mà, nhẹ, bền và co giãn một cách tự nhiên trong môi trường nước..."
    http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/ncpmud/2004/4/12794.ttvn
    Đọc các trích dẩn trên, mọi người dễ nhận thấy là các từ "phát minh" và "sáng chế" đã được dùng như các từ tương đương với nhau.
    Tìm định nghĩa trong các văn bản pháp luật, thì tôi tìm thấy như sau :
    " Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội." ( Điều 782 BỘ LUẬT DÂN SỰ)
    Về phát minh, thì không tìm thấy định nghĩa trong các văn bản pháp luật. Chỉ thấy có nhắc đến trong phần các đối tượng không được bảo hộ
    " Các đối tượng sau sẽ không được nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế/giải pháp hữu ích :
    Ý tưởng, nguyên lý và phát minh khoa học;
    Phương pháp/hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
    Phương pháp/hệ thống giáo dục, giảng dạy và đào tạo...."
    http://www.dnlaw.com.vn/VN/FAQs/vietnam_patents_utility_solutions_faqs.htm
    Tra cứu trong từ điển tiếng việt ( vietdic.com )
    Sáng chế : Nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có.
    Phát minh : Tìm ra cái có cống hiến lớn cho khoa học và loài người.
    Trong giáo trình PPLST, trang 64, 65 có định nghĩa như sau :
    Phát minh là hoạt động phát hiện của con người ra đối tượng (hiểu theo nghĩa rộng) tồn tại sẵn có trong hiện thực khách quan, độc lập với con người.
    Sáng chế là hoạt động chế tạo của con người ra đối tượng không tồn tại sẵn có trong hiện thực khách quan.
    Theo định nghĩa này, thì các khái niệm phát minh và sáng chế là khác nhau về bản chất. Và trong các trich dẩn ở đầu bài, từ nên dùng là "sáng chế" chứ không phải là "phát minh".
    Giải pháp hữu ích : là từ được dùng trong các văn bản pháp luật. Cụ thể như sau :
    - Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
    - Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
    ( http://www.lele.com.vn/patents_vn.htm ).
    Như vậy là Giải pháp hữu ích giống như Sáng chế, chỉ khác là không có " có trình độ sáng tạo".
    Các bạn có thể tham khảo thêm về các khái niệm này trong:
    http://trizvietnam.com/ref_details.asp?RefID=25&cat=1
    http://trizvietnam.com/ref_details.asp?RefID=76&cat=1
    Tiếp tục các thủ thuật, chúng ta sẽ xem xét 2 thủ thuật rất hay và độc đáo :Thủ thuật đa?o ngược và Thủ thuật biến hại tha?nh lợi.
    1. Thủ thuật đa?o ngược ( The other way round ):
    Nội dung thủ thuật này như sau :
    a) Thay vi? ha?nh động như yêu câ?u ba?i toán, ha?nh động ngược lại.
    Nếu không thể hành động như yêu cầu của bài toán, hoặc hành động không đạt được mục đích, ta có thể thử làm ngược lại. Việc làm ngược lại không nên hiểu máy móc là ngược "180 độ ", mà có thể là cách làm khác, đi ngược lại cách làm thông thường.
    Thí dụ :
    Không thể mở được một đinh ốc bằng cách xoay ra, ta hãy xoay vào một ít. Sau đó việc xoay ra có thể thực hiện được.
    Tương tự, trong thương lượng với đối tác, nếu không thể đạt được ngay một yêu cầu nào đó, ta có thể nhượng bộ một ít để tạo không khí thoải mmái, sau đó đặt lại yêu cầu thì có thể đạt được.
    Các nhà sản xuất đôi khi không sản xuất sản phẩm rất bền, mà làm cho sản phẩm mau hỏng ( theo một thời gian có tính toán trước), thì sản phẩm dể tiêu thụ ( vì giá rẻ và mau hỏng ).
    Thí dụ vui : muốn một người nào đó kể lại một việc cho nhiều người nghe, ta có thể bảo họ là "không được nói với ai".
    b) La?m phâ?n chuyê?n động cu?a đối tượng ( hay môi trươ?ng bên ngoa?i ) tha?nh đứng yên va? ngược lại, phâ?n đứng yên tha?nh chuyê?n động.
    Đây là sự đảo ngược của đối tượng cần tác động. Thay vì tác động lên chính đối tượng, ta tác động lên đối tượng khác có trong hệ.
    Thí dụ : thay vì thí nghiệm với máy bay đang bay, người ta cho máy bay đứng yên, rồi thổi gió đi qua với vận tốc bằng với vận tốc máy bay đang bay.
    Thay vì người tập thể dục chạy trên đường, người ta cho người đứng yên, và đường thì "chạy" ( trong các máy tập chạy).
    c) Làm đảo chiều của đối tượng ( upside down )
    Đây là sự đảo ngược theo không gian, cũng có hiểu là "đảo 180 độ".
    Nhận xét :
    Mọi người trong chúng ta sống và được giáo dục theo một lối như nhau, nên mọi suy nghĩ, hành động đều tương tự nhau. Nếu như có ai đó nói : " Hãy làm đảo ngược", thì mọi người sẽ cho là không bình thường. Nhưng làm quen với việc"đảo ngược" trong suy nghĩ và sau đó trong hành động, là một việc cần cho tất cả ai muốn rèn luyện tư duy sáng tạo.
    2. Thủ thuật biến hại tha?nh lợi. Nội dung thủ thuật này như sau
    a) Sư? dụng nhưfng tác nhân có hại ( thí dụ tác động có hại cu?a môi trươ?ng) đê? thu được hiệu ứng có lợi.
    Thí dụ : biến rác thải ( có hại) thành năng lượng chạy máy phát điện ( có lợi ).
    Nông dân đồng bằng sông Cữu long đã biết biến lũ ( có hại) thành có lợi nhờ phù sa do lũ mang đến, và làm sạch ruộng lúa khỏi những côn trùng có hại.
    Các nhà kinh doanh giỏi thường tìm cơ hội kinh doanh trong những khó khăn do khách quan hoặc chủ quan ( Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội ). Đây chính là một áp dụng của thủ thuật này.
    b) Khắc phục tác nhân có hại bă?ng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
    Thí dụ đơn giản là acid ( có hại với người ), nếu kết hợp với kiềm ( có hại với người ), kết quả có thể là sản phẩm vô hại ( muối ).
    Người ta dùng hóa chất độc ( thuốc trừ côn trùng ) tẩm vào gổ để khắc phục côn trùng gây hại.
    c) Tăng cươ?ng tác nhân có hại đến mức nó không co?n có hại nưfa.
    Nếu tăng cường tác nhân gây hại đến một mức nào đấy, thì có thể tác động có hại không còn.
    Thí dụ : người ta có thể chữa các đám cháy rừng bằng cách đốt lửa ở phía đối diện nơi đang cháy để các đám cháy này sẽ triệt tiêu lẩn nhau.
    Trong hóa học, acid ăn mòn kim loại, nhưng người ta có thể chứa acid đậm đặt trong các bình bằng kim loại ( vì acid nồng độ cao thì không có tác động ăn mòn kim loại ).
    Nhận xét về thủ thuật biến hại tha?nh lợi : đây cũng là một trường hợp của thủ thuật đảo ngược ở trên, được hiểu theo nghĩa rộng. Môt sự kiện ( hoặc đối tượng ) có hại đã được biến thành có lợi theo mục đích của người sử dụng thủ thuật.
    Các thí dụ về 2 thủ thuật trên các bạn có thể đọc trong phần tài liệu tham khảo trong bài số 1 ( http://trizvietnam.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=484)
    Một số câu hỏi gợi ý thảo luận :
    1. Kể một số thí dụ là phát minh và sáng chế theo định nghĩa của PPLST. Một sáng chế có thể biến thành phát minh hay không và ngược lại.
    2. Thay vì cấm điều gì đó ( thí dụ cấm hút thuốc ) , có thể làm đảo ngược được không ?
    3. Bạn nghĩ sau với lý luận của các nhà kinh doanh : "Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội" . Nếu có người không đồng ý, thì bạn phải thuyết phục như thế nào. Bạn có thể nêu một vài thí dụ để minh họa cho lập luận của bạn không.
    + Các bạn thân mến, vì các đề nghị của các bạn, nên trong tuần sau baphi sẽ lên một chương trình cho 6 bài sắp tới. Như vậy chúng ta có tổng cộng 10 bài về các khái niệm cơ bản và một số thủ thuật quan trọng nhất ( theo đánh giá của baphi ). Đó cũng là phần 1 của chương trình .Trong phần 2, chúng ta sẽ thảo luận thêm các khái niệm nâng cao và chi tiết.
    Thân chào và chúc các bạn nhiều kết quả trong sử dụng các thủ thuật

    --------------------------------------------------------------------------------
    Được biên tập bởi - baphi vào ngày 17/10/2004 17:36:26

Chia sẻ trang này