1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. balmy134

    balmy134 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Em đăng ký 4 suất nhé.
  2. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Trân trọng thông báo với các bạn:
    Danh sách D&D ĐIện Biên đã đủ quân số. D&D GROUP sẽ không nhận thêm người đăng ký nữa.
    Hân hạnh hẹn các bạn tại các chuyến đi lần tới.

  3. tracy12

    tracy12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    đủ quân số cộng thêm 1 ng nữa đc k? tớ tuy có đăng ký hơi muộn , nhưng cũng rất muốn tham gia, chuyến đi đầu tiên của tớ đấy, nếu đc thì cfm cho tớ nhé
    YM: sunnysmasher@yahoo.com
    Thích đi lắm í, thks trước nha........
  4. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:

    Hội hoa ban ở Sơn La
    Mùa xuân về, cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông trở nên ngọt ngào hơn. Ánh mặt trời trải toả lên những vùng đồi núi trùng điệp và đám mây từ từ tan loãng. Đó là khi những bông hoa ban nõn nà đua nhau nở trên nền thảm xanh tươi của núi đồi Tây Bắc.
    Hoa ban bắt đầu nở từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 4 Dương lịch. Vào mùa hoa nở rộ thì trên cây không còn chiếc lá nào mà chỉ còn toàn hoa là hoa. Những cánh hoa trắng nõn nà, hương thơm dịu mát, ngọt ngào, đem lại cho mọi người sự phấn khởi, tươi vui của mùa xuân mới. Rừng cây, suối nước bỗng trở nên đẹp hơn. Tiếng chim muông rộn ràng ca hát. Cảnh sắc, con người rực rỡ trong mùa hoa ban.
    Đối với người Thái trắng ở Sơn La (và người Thái trắng nói chung) hoa ban là loài hoa của tình yêu - hạnh phúc, của đạo hiếu và lòng biết ơn. Bởi vậy, khi núi rừng đã ngập tràn sắc trắng của hoa ban, mọi người lại cùng nhau bước vào ngày hội chơi núi hái hoa ban.
    Cây ban, giống như cây sim rừng, nơi nào đất núi, đất sỏi là nơi đó ban mọc và nở nhiều hoa trắng đẹp. Con trai, con gái vùng Sơn La hẹn gặp nhau vào hội chơi núi hái hoa. Hoa ấy là hoa ban, tiêu biểu cho quê hương vùng Tây Bắc. Hoa ban là hoa của tình yêu, hoa của ước mơ trường thọ và là hoa của những con người trẻ mãi không già... họ ao ước như cánh chim bạn xinh đẹp kia!
    ? Ngày xưa, vùng Tây Bắc có một cô gái tên Ban, xinh đẹp, nết na và có giọng hát mê đắm lòng người. Nhiều trai mường ngấp nghé nhưng trái tim nàng đã trao gửi cho một chàng Khum, giỏi săn bắn và làm nương. Nhưng cha Ban chê Khum nghèo nên đã gả cô cho con trai tạo mường - vừa gù vừa lười. Thấy cha cùng nhà tạo mường bàn chuyện cưới hỏi, nàng Ban chạy tìm người yêu cầu cứu. Đúng lúc chàng Khum đi xa. Tuyệt vọng, nàng Ban bèn buộc chiếc khăn piêu của mình vào cầu thang nhà Khum rồi vượt núi, vượt đèo tìm chàng. Cuối cùng, kiệt sức, nàng gục xuống núi chết. Nơi đó sau này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân. Dân mường liền gọi là hoa ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ. Còn chàng Khum trở về thấy nàng đã bỏ đi, bèn theo tìm. Cuối cùng, chàng cũng kiệt sức mà chết, hoá thành con chim sống lẻ loi. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi ******** da diết? Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái Sơn La lại rủ nhau đi hội chơi núi, ca hát, múa xoè và bày tỏ tình yêu đôi lứa, như muốn có được tình yêu chung thuỷ như đôi Ban - Khum.
    Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi
    Mỗi mùa bạn lại thêm trẻ ra, không già...
    (Tình ca Thái)
    Hoa ban làm đẹp mùa xuân, mùa hội hái hoa theo phong tục Thái trắng. Xưa kia Hội Hoa Ban chính là ngày hội lớn nhất của xứ Thái, ngày hội của tình yêu, của tuổi trẻ. Hoa ban nở đều khắp cả suối, cả đồi, cả rừng là năm ấy trời không mưa dai quá mà không nắng gắt quá! Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.
    Từ sáng sớm, khắp các bản làng, tiếng trống, tiếng chiêng vang lên giục giã. Các bếp nhà sàn lửa đỏ bập bùng. Người ta đồ xôi, luộc gà làm cỗ. Những vò rượu thơm ngon được mang ra đãi khách. Ăn uống no say, mọi người cùng đổ ra rừng tìm những cánh hoa ban mới nở. Họ trân trọng mang về tặng cha mẹ, tặng người yêu, vì người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.
    Do yêu hoa, con trai con gái Tây Bắc lặn lội trong những cánh rừng mờ sương ngắm nhìn những bông hoa sáng rực như hạt ngọc, họ hái hoa cài lên tóc, họ còn đem hoa về biếu cho người thân quen nhất để mở tiệc ăn mừng mùa hoa ban nở.
    Hội hoa ban được mở đầu bằng đám rước từ nhà tạo mường ra đình với đầy đủ cờ, lọng, trống chiêng? Các chức sắc của mường dẫn đầu đoàn rước, tiếp đó là các cụ già khăn đỏ, áo vàng, quần chàm, mang theo cung nỏ. Cuối cùng là một số thanh niên trong mường ăn mặc sặc sỡ, mang gươm giáo. Tới đình, sau khi thầy mo cáo thần xong sẽ bắt đầu lễ hiến sinh bằng việc mổ thịt một con trâu mộng ở cạnh đình. Các trò vui cùng các tiết mục ca nhạc của thanh niên nam nữ cũng bắt đầu cho đến khuya.
    Hôm sau, mường vào hội thì bắn súng hoả mai và cung nỏ với mục tiêu là một quả bưởi lăn trên con dốc. Nếu thí sinh bắn đạt cả ba lần sẽ được thưởng một mâm cỗ đầy do chính tạo mường chuẩn bị. Khẩu súng bắn trúng đích được tạo mường đem cáo thần cùng một con dao mới, chuôi bằng ngà voi bên mâm cỗ. Sau đó, cỗ được hạ xuống, mời người thắng cuộc và tạo mường công bố chính thức trước thần linh và bà con dân bản, trọng trách "tuần mường" từ nay sẽ thuộc về người bắn giỏi.
    Ngày thứ ba là của các trò vui: ném còn, ca hát, thổi kèn, thi trâu béo? Đây cũng là đêm cuối cùng nên cũng là đêm vui, lưu luyến nhất của trai gái. Họ vui chơi, truyện trò và dành cho nhau những tình cảm đằm thắm nhất, tặng nhau các vật kỷ niệm: tấm vải thêu, vòng bạc, rượu và cả trầu cau. Sau mỗi hội hoa ban, những tình cảm còn mãi, nên không ít đôi nên vợ nên chồng, và có những cặp, hẹn nhau mùa ban nở sang năm lại tìm về trao lời thương, câu nhớ.
    Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Nếu là con trai hay con gái họ kể cho nhau nghe một câu chuyện tình trong trắng và thương tâm, thủy chung của chàng Khum và nàng Ban xa xưa. Sau đó họ hát cho nhau nghe bản tình ca:
    Ta yêu nhau khi ban còn đơm nụ
    Ta yêu nhau khi ban nở trên cành
    Ban sẽ héo, mong ban trở lại cành
    Ban sẽ rụng, mong ban rụng về gốc
    (Tình ca Thái)
    Ở đây không có cái say của những cuộc hát đối đáp mà chỉ có nỗi niềm tâm sự, những mơ ước chân thành về hạnh phúc thật bình dị .
    Hoa ban nở, hoa ban tàn
    Tình ta đẹp như hoa ban
    Còn dài lâu thì như hoa nào
    Hỡi người ta yêu...
    (Tình ca Thái)
    Trai gái rủ nhau lên rừng và rủ nhau ra bờ suối hát giao duyên bên những con thuyền đuôi én. Trong ngày hội trên dòng Nậm Na thường diễn ra các cuộc hát giao duyên giữa nam và nữ trên những con thuyền đuôi én thả trên dòng nước. Các cô gái thì cầm ô (dù) ngồi ở mũi thuyền bên cạnh những đóa hoa ban tươi thắm. Còn các chàng trai thì ngồi ở đuôi thuyền vừa đánh đàn tán gẫu vừa thổi sáo.
    Tiếng đàn tiếng hát cứ quyện vào nhau, trôi theo dòng nước lững lờ vào cõi mộng. Nếu thuyền tấp vào bến nào, thì chàng trai cô gái sẽ nhảy lên bờ cùng nhập vào dòng người mà đi vào rừng ban, cùng ca hát, nhảy múa đón năm mới tốt lành. Những cánh hoa ban đẹp nhất được chọn riêng, xếp cạnh nhau trên bãi. Thế rồi, tiếng khèn và tiếng trống cất lên như mời gọi. Tất cả cùng nắm tay nhau bước vào điệu xòe cứ mỗi lúc mỗi rộng thêm khi có nhiều người nhập cuộc.
    Tiếp theo điệu xòe vòng, các cô gái với dải lụa đỏ thắm trên vai duyên dáng trong điệu xòe khăn, rồi tiếp đến xòe quạt, xòe nón... cuốn hút mọi người.Tan cuộc xòe, mọi người kéo nhau về nhà trưởng bản dự cuộc vui uống rượu cần truyền thống. Hội Hoa Ban cũng là hội cầu mùa cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống thanh bình, no ấm, đồng thời cũng là dịp lễ để trai gái gần gũi, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn, điệu múa ngày xuân.

    Dị khảo khác:
    Hoa Ban - Sản vật của núi rừng Tây Bắc
    ________________________________________
    Hoa ban là "đặc sản" của vùng Tây Bắc. Hoa ban từng được ví với người con gái Thái. Loài hoa này đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Bắc.

    Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng hùng vĩ Tây Bắc. Vào mùa xuân, rời Hà Nội theo quốc lộ số 6, từ Hòa Bình trở đi là bắt đầu nhìn thấy hoa ban. Xe tiếp tục chạy, càng lên cao hoa ban càng nhiều. Bên ô cửa kính, du khách có cảm giác như gặp muôn nghìn cánh **** chập chờn bay theo trong suốt cuộc hành trình. Qua huyện lỵ Thuận Châu (Sơn La), là tới địa danh bất tử hùng vĩ Pha Đin, giữa bao la chồi non lộc biếc đại ngàn, từng chùm hoa ban trắng như bông và xốp tựa mây, trôi bồng bềnh trong không gian, chảy xuống các lòng thung và vắt lên tận những đỉnh núi chọc trời.
    Tây Bắc là xứ sở của hoa ban và hoa ban từ lâu được xem là biểu trưng của Tây Bắc. Đã từ lâu hoa ban đi vào thơ - ca- nhạc - họa. Gần nửa thế kỷ trước, hoa ban từng nở rộ trong những trang ký của Nguyễn Tuân. Cách đây 23 nZm trong chuyến thực tế Lai Châu, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết bài thơ "Gửi Lai Châu", trong đó có câu: "Hoa Ban nở thành người con gái Thái". Với bạn đọc Lai Châu, đó là câu thơ hay nhất viết về hoa ban, là sự ví von kiều diễm nhất về người con gái Thái.
    Cây ban thân mộc, không mọc thẳng mà khẳng khiu uốn khúc, chia cành phân nhánh như có bàn tay tạo dáng của đấng hóa công. Về mùa đông cây ban tự mình trút lá, dồn nhựa vào thân, đợi sang xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc. Lá ban mọc cách, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác; lá hình móng bò, rất giống hai trái tim đặt cạnh nhau. Sức sống của cây ban thật mãnh liệt, dù trên đồi cỏ gianh khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo, cứ qua mùa đốt nương là cây ban trỗi dậy trong sự trường sinh bất tử.
    Ban có hai loài, hoa đỏ và hoa trắng, loài hoa trắng chiếm đa số. Hoa ban cùng họ với hoa ****, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa gồm từ 4 - 5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, ****. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa hoa ngọt, đó vừa là danh từ vừa là tính từ. Hằng nZm, đầu tháng hai (âm lịch) hoa ban lác đác nở, rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thể nông lịch của mình, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn.
    Mùa hoa ban, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban, không phải để chơi mà là để Zn. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt mZng chua... đó là thuộc tính riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không có được. Theo kinh nghiệm thảo dược dân gian: Lấy 15 - 20 gam hoa ban phơi khô, sắc trong khoảng 500 ml nước, còn lại khoảng 100 ml. Sau đó, chia uống làm ba lần sáng - trưa - tối trong ngày (có thể pha thêm chút đường), trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban cũng dưới dạng sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả.
    Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống vZn hóa - tâm linh của nhân dân Tây Bắc; nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân nồng cháy, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban vào mỗi độ xuân về. Có người bảo hoa ban nở như giục mầm mZng mọc, như báo hiệu cho mùa lễ truyền thống "Xên lẩu nó" bắt đầu.
    Trong kho tàng vZn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc, hoa ban kiêu hãnh xuất hiện trong các trường ca, các truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm.
    Về sự tích hoa ban, đồng bào Thái có câu chuyện cảm động rằng: Để tỏ lòng thương tiếc Chương Han - người Anh hùng dân tộc dám chống lại các vua chúa và cả các thánh thần - nhân dân buộc những mảnh khZn tang lên các cành cây. Về sau, thời gian như có phép nhiệm mầu đã hóa những mảnh khZn tang thành những đóa hoa ban trắng trong, tinh khiết. Hiện nay, trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc đang tồn tại đồng thời ba "típ" truyện nữa, cùng có nội dung giải thích nguồn gốc hoa ban; đó là các truyện Pi Khun - Noọng Ban, truyện Cầm Đôi - Hiến Hom và truyện Bun Trai - Bun Nhinh (có người gọi truyện hai Bun). Cách dẫn dắt và tên nhân vật của các truyện tuy có khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ dùng hoa ban làm biểu tượng cho tấm lòng thủy chung trong tình yêu đôi lứa. Trong số đó, truyện Bun Trai - Bun Nhinh xem ra thuyết phục hơn cả bởi cách khai thác nội tâm sâu sắc, biện chứng và mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao.
    Nếu có dịp sống ở Tây Bắc trong những ngày lễ hội "Kin pang then" của người Thái trắng và lễ hội "Kin chiêng bók may" của người Thái đen, bạn sẽ được đắm mình qua những cuộc vui nồng nàn, ý vị và đậm đà bản sắc, để tạm quên đi những âu lo trĩu nặng kiếp con người. Trên cột cây "hoa chủ", xin bạn hãy ngắm kỹ cành hoa ban trong không gian kiến trúc của nhà sàn - Khau cút. Rồi tự bạn sẽ cảm bằng tim chứ không phải thấy bằng mắt, rằng quả thực hoa ban ở đâu cũng đẹp, đẹp như chính những bàn tay ngọc ngà của các nàng Kiều khZn piêu áo cóm, đang thật khẽ khàng vít cong cần rượu mời ta...
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 05/03/2008
  5. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP NEWS:
    Khu du lịch suối khoáng nóng Uva:
    Nếu có dịp tới Điện Biên, mời du khách đến tham quan khu du lịch suối khoáng nóng UVa; tại đây, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ và đắm mình trong dòng nước khoáng nóng do thiên nhiên ban tặng cho UVa...
    Khu du lịch UVa thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía tây nam. UVa có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m², có dòng suối khoáng nóng tự nhiên với nhiệt độ trung bình từ 76 - 84ºC.
    Đến UVa là du khách có cơ hội được hiểu biết thêm về những giá trị, tinh hoa văn hóa vùng văn hóa cổ của đất Mường Thanh trường tồn hàng ngàn năm lịch sử.
    Khu du lịch UVa có suối khoáng nóng được phát hiện và sử dụng từ những năm 1950; sau này, nhận thấy hữu ích của dòng suối này, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Công ty Xổ số Kiến thiết của tỉnh xây dựng suối khoáng nóng UVa thành khu vực riêng biệt phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
    Suối khoáng nóng có tên là UVa được bắt nguồn từ phiên âm chữ ?oÚ Vá? của người dân địa phương xã Noọng Luống; trong đó, Ú được dịch là ?obà? còn Vá có nghĩa là ?ocái nôi?; theo truyền thuyết ở đây, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp.
    Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống - nơi có dòng suối khoáng nóng UVa chảy qua, là một bãi cỏ; sau khi khảo sát địa thế, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa bãi cỏ lên khu vực trên đồi cao. Trên đồi UVa có một huyền thoại về bảy cô tiên; cứ chiều đến, bảy cô tiên giáng trần xuống hồ tắm và sau đó quay trở lại đồi, rồi cùng vui chơi và dạy cho những người dân tộc Thái biết trồng dâu, nuôi tằm, cấy lúa, dệt vải?
    Khi đến thăm đồi UVa, khách tham quan còn được nghe kể về một huyền thoại liên quan đến sợi dây Hoa Cát, thể hiện ý tưởng của người dân địa phương sau khi chết mong muốn được lên thiên đàng. Sợi dây Hoa Cát cũng là biểu hiện của việc gắn kết giữa đất với trời.
    Đến với UVa, chúng ta còn có thể tham quan nhà sàn Tây Bắc. Leo lên đồi UVa, du khách sẽ thấy khung cảnh tái hiện lại huyền thoại 7 cô tiên múa hát trên vườn hoa xung quanh thác nước trắng xóa. Dưới khu du lịch, du khách có thể bơi lội trong dòng suối khoáng nóng UVa. Vào mỗi buổi tối, du khách có thể thưởng thức các món ăn truyền thống, xem những điệu múa xòe, điệu hát do đồng bào dân tộc Thái, H?TMông biểu diễn.
    Khu du lịch suối khoáng nóng UVa trong tương lai
    Suối khoáng nóng UVa đã tạo ra một khu vui chơi, giải trí cho nhân dân, đồng bào các dân tộc địa phương vào những ngày lễ tết, ngày nghỉ; mặt khác, đây còn là điểm du lịch đón khách trong và ngoài nước cũng như các nước láng giềng tiếp giáp với tỉnh Điện Biên. Tắm suối khoáng nóng UVa có thể chữa được các bệnh ngoài da, tiêu hóa và làm cho khí huyết lưu thông. Trung bình mỗi ngày có tới trên 200 du khách tới tham quan, nghỉ ngơi tại suối khoáng nóng UVa.
    Suối khoáng nóng UVa cũng tạo ra một nguồn thu cho ngân sách địa phương và ngành du lịch Điện Biên. Từ khi có khu du lịch suối khoáng nóng UVa, nhiều người dân trong địa bàn xã Noọng Luống đã có thêm công ăn việc làm, thêm thu nhập.
    Để mở rộng, phát triển khu du lịch UVa trong năm 2006, tỉnh Điện Biên sẽ làm một cây cầu nối từ UVa sang cầu Bắc Nậm. Từ cầu Bắc Nậm là ra đường 279, đi thẳng về thành phố Điện Biên và tới cửa khẩu Tây Trang. Tỉnh Điện Biên sẽ tận dụng vẻ đẹp hiếm có, những địa thế tự nhiên của suối khoáng nóng UVa để xây dựng thành điểm du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử. Trong chiến lược quy hoạch lâu dài, tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng khu du lịch nối giữa đền Công Chất, động Ba Thơm, suối khoáng nóng UVa và cửa khẩu Tây Trang; tỉnh cũng sẽ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu mở ở Tây Trang.

    Vài nét về Dân tộc Lào ở Điện Biên và Việt Nam
    1. Vài nét về người Lào ở Việt Nam.
    + Tên tự gọi: Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn.
    + Nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ).
    + Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai).
    + Tại sao Việt Nam lại có dân tộc Lào?
    Tương truyền, vào năm 1569, triều đình Miến Điện đem quân tấn công nước Lào, một số người dân vùng Thượng Lào đã lánh nạn sang các tỉnh biên giới của Việt Nam, trong đó có Điện Biên. Năm 1594 chiến tranh Miến - Lào kết thúc, nhưng một bộ phận người Lào đã định cư lại Điện Biên, trở thành những công dân người Việt gốc Lào.
    + Hoạt động sản xuất: Người Lào làm ruộng nước với kĩ thuật dẫn thuỷ nhập điền họp lí. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phầm như: chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt. Nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mĩ tinh tế. Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Hái lượm còn có vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế của người Lào.
    + Ăn: Người Lào ăn nếp là chính. Về thực phẩm họ ưa ăn các món chế biến từ cá; đặc biệt có món pàđẹc (cá ướp) rất nổi tiếng.
    + Mặc: Phụ nữ Lào mặc váy thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa hoặc dệt nhiều môtip hoa văn màu tươi sáng rực rỡ. Áo nữ ngắn, đễ hở phần ngữ trên. Chiếc trâm bạc cài tóc hay khăn piêu đội đầu của phụ nữa Lào có nhiều nét tương đồng với người Thái.
    + Ở: Người Lào cư trú xen kẽ với người Thái, người Lự, người Khơ Mú ở các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu và Sông Mã (Sơn La). Họ ở nhà sàn, lọng rộng, thoáng đãng, cột kèo được chạm khắc tinh vi; mái nhà thường kéo dài tạo nên hiên để đạt khung cửi và các công cụ làm vải.
    + Phương tiện vận chuyển: Người Lào quen gùi, gánh đôi dậu, đặc biệt giỏi đi thuyền trên sông, ở 1 số nơi họ còn sử dụng ngựa thồ.
    + Quan hệ xã hội: Trước kia xã hội người Lào tuy phụ thuộc hệ thống tổ chức hành chính của phong kiến Thái nhưng được tự quản ở cấp bản. Mỗi bản có 1 người đứng đầu gọi là chẩu bản đại diện cho lợi ích cộng đồng. Thiết chế tự quản chi phối nhiều tới hoạt động kinh tế, đời sống tâm linh và đạo đức truyền thống.
    Cũng như người Thái, người Lào quan niệm mỗi người có 3 quan hệ họ hàng chính: Ải Noong - Lung Ta - Dinh Xao. Các dòng họ đều có tục kiêng cấm liên quan đến tô tem giáo.
    + Cưới xin: Theo nguyên tắc hôn nhân thuận chiều. Con trai phía họ Dinh Xao được phép khuyến khích lấy con gái phía họ Lung Ta, nhưng nghiêm cấm lấy ngược lại. Không có tục hôn nhân anh em chồng hoặc hôn nhân chị em vợ. Gia đình của người Lào dù lớn hay nhỏ mang tính phụ quyền rõ rệt mặc dầu người phụ nữ vẫn được đề cao. Sau hôn nhân, cô dâu cư trú nhà chồng. Gia đình của họ thường bền vững, ít có trường hợp đa thê, ngoại tình hay li dị. Quan hệ trong mỗi nhà thường hòa hiếu, con cái được chăm sóc như nhau không phân biệt trai, gái.
    + Sinh đẻ: Phụ nữ mang thai và sinh đẻ được chăm sóc và qua tâm chu đáo. Họ cũng pảhi tuân theo nhiều kiêng cấm trong ăn uống cũng như hành vi ứng xử. Trẻ sơ sinh được đặt tên sau 1 tháng.
    + Ma chay: Tục thiêu xác chỉ thực hiện đối với người đứng đầu bản (chẩu bản). Các trường hợp khác đều thổt áng. Lễ thiêu xác chẩu bản do chẩu hua (ông sư) chủ trì với với các nghi thức Phật giáo đã được hòa nhập và cải biến hợp với truyền thống tộc người. Người Lào không khóc trong các đám tang bởi họ quan niệm sự chết chỉ là quá trình thay đổi thế giới.
    + Lễ tết: Người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng 4 âm lịch hằng năm (bun Pi May). Hằng tháng, vào ngày rằm và 30 có tục dâng lễ lên tháp theo nghi thức Phật giáo, lễ vật chỉ có hoa quả. Họ cũng có nhiều nghi thức tín ngưỡng khác liên quan đến nông nghiệp như lễ cầu mưa (Xo Nặm Phôn) hay có tục ăn cơm mới.
    + Thờ cúng: Mỗi gia đình đều có nơi thờ tổ tiên. Mỗi bản có 1 ông thầy cúng (món) chuyên việc cúng khi có người đau ốm. Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội người Lào.
    + Học: Người Lào có chữ theo mẫu tự Sanscrit. Hiện nay vẫn còn nhiều sách viết trên lá cọ do các thầy cúng (mo lắm) giữ. Xưa, con trai đều phải kinh qua học sách Phật từ 3 - 7 năm. Học xong thầy đặt cho học trò là Siêng nghĩa là người đã giỏi chữ.
    + Văn nghệ: Người Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... Phụ nữ Lào không chỉ hát hay mà còn giỏi các điệu dân vũ. Do sống xen kẽ lâu đời với người Thái, văn nghệ dân gian Lào ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Thái. Chính điều đó đã làm cho văn nghệ của họ thêm phong phú.
    + Chơi: Ném còn là trò chơi vui mang tính cộng đồng không thể thiếu trong các ngày lễ. Trẻ em Lào còn thích chơi quay, đánh cầu lông gà.
    Ngày xuân đi chợ Tả Sìn Thàng. Chợ phiên vùng cao huyện Tủa Chùa.
    Ấn tượng nhất với tôi là chợ phiên Tả Sìn Thàng, bởi những sắc màu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông.
    Theo thông lệ, cứ 6 ngày một lần hẹn, chợ phiên Tả Sìn Thàng huyện vùng cao Tủa Chùa lại hội tụ đông vui, nhộn nhịp với đủ các sắc màu trang phục dân tộc.
    Đường từ xã Sín Chải xuống Tả Sìn Thàng chừng 15km và từ thị trấn Tủa Chùa vào Tả Sìn Thàng hơn 30 km bám theo các chân núi với nhiều đoạn vách đá dựng đứng, đường quanh co với nhiều đoạn cua gấp khúc liên tục. Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp ngay thung lũng trung tâm của xã với 4 phía đều là các dãy núi đá và gần như quanh năm sương mây trắng phủ mờ.
    Chợ Tả Sìn Thàng được hình thành từ thời Pháp thuộc, hiện nay chợ đã được lát nền gạch, nhà xây lợp mái Pờ-rô-xi-măng, tôn lá và ngói chắc chắn. Ngày chợ phiên và đầu Xuân mới cũng là dịp để mọi người gặp gỡ giao lưu, trao đổi hàng hoá của các dân tộc Mông, Thái, Dao, Hoa... trong vùng; đây cũng là điển hẹn lý tưởng của các chàng trai, cô gái người dân tộc giao duyên.
    Vào đúng ngày họp chợ, từ sáng sớm khi trời còn mờ sương, trên các ngả đường vắt vẻo trườn từ các làng bản về, những đôi trai gái hối hả trong bộ trang phục dân tộc sặc sỡ đủ sắc màu cùng nhau xuống chợ. Trong sương sớm bảng lảng, tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cất lên những bản nhạc trữ tình như mời gọi mùa Xuân, gọi bạn lúc tha thiết, dịu dàng, khi thánh thót vút cao, ngân vang làm không khí miền rừng núi càng xốn xang, nhộn nhịp.
    Những bản ở xa, đồng bào đi chợ từ chiều hôm trước, ngủ trọ qua đêm ở các bản, xã bạn để hôm sau kịp đến chợ. Các chàng trai, cô gái thường tụ họp lại, tiếng khèn, tiếng sáo, lời ca tiếng hát vang nhộn thâu đêm.
    Chợ phiên ngày xuân Tả Sìn Thàng hàng hoá tuy không nhiều nhưng rất đa dạng và phong phú. Ngoài những mặt hàng thương nghiệp đưa từ dưới xuôi lên, từ huyện lỵ vào phần lớn chủ yếu là các mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng thổ cẩm truyền thống của địa phương. Hàng nông sản bày bán ở chợ đều là tươi non và hấp dẫn; hoa quả, rau xanh, hạt gạo, củ khoai, củ sắn, chè búp sao tay, nấm hương, hạt dẻ, măng rừng, cá suối, thịt lợn, con gà, mật ong... đều do người dân trong vùng tự làm ra để dùng, sử dụng không hết mới đem đi chợ bán.
    Nơi vùng cao núi đá nhiều hơn nương ngô ruộng lúa, quanh năm mây mờ bao phủ nên hương vị của các mặt hàng nông sản do người dân làm ra rất đậm dấu ấn của núi rừng. Hàng hoá của người dân được bày bán dọc theo các lối đi trong chợ, toàn những hàng tươi nguyên và đủ chủng loại; từ những cây rau tươi tốt gieo trong rừng toàn núi đá, chè cây cao xoa tay xoắn tít.
    Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương đều thu hái từ rừng, từng tảng thịt to, dày rất ngon và chắc; mật ong vàng óng, đặc sánh đựng trong chai dốc ngược không đổ; rượu Mông Pê chưng cất từ hạt ngô ủ men bằng lá rừng nên rất thơm và nổi tiếng là rượu ngon, uống vào ngấm từ từ rất êm chứ không say, không chóng mặt hay nhức đầu như loại men hoá học khác. Người dân vùng cao vốn rất thật thà, họ ít khi mặc cả, thích bán là bán, thích mua là mua chứ không kỳ kèo bớt một thêm hai.
    Tình cờ và thật ngẫu nhiên khi tôi được dự phiên chợ Xuân vùng cao Tả Sìn Thàng, hoà mình cùng dòng người đi chợ mới cảm nhận được tâm trạng háo hức của người vùng cao đến chơi chợ. Ngày chợ phiên đầu năm quả thực như là ngày hội. Người Mông đi chợ thường có đông anh em trong gia đình cùng đi, người chồng dắt ngựa thồ hàng xuống chợ bán hoặc để chở hàng mua về; còn người vợ bao giờ cũng cầm theo bó sợi lanh vừa đi vừa xe, vừa nối sợi.
    Các cô gái Mông tay trong tay với những chiếc ô đủ màu tung tăng xuống chợ với nhịp chân đều đặn làm cho gấu váy vung sang 2 bên thật đều như bản nhạc vùng cao "xuống chợ, xuống chợ!...". Nhiều người đi chợ cốt để tìm bạn và chơi chợ chứ không bận tâm về chuyện mua bán. Các chàng trai đi chợ thường đem theo cây khèn, cây sáo, đến chợ họ chỉ dành cho việc làm quen, tìm gặp ********, ai cũng mong gặp được bạn tri kỷ, họ thật hạnh phúc khi gặp được ******** uống rượu với những món ăn đặc sản mà họ ưa thích.
    Các cô gái đến chợ trong những bộ trang phục váy áo đẹp, vai mang "lu cở" (cái gùi) hàng, tay thoăn thoắt xe lanh, tai lắng nghe tiếng nhạc sáo, điệu khèn của các chàng trai; các cô gái đi chợ không chỉ để bán hàng mà còn để khoe tài xe lanh, dệt vải, nhuộm, thêu thùa hoa văn với các món hàng thổ cẩm truyền thống.
    Ấn tượng nhất với tôi tại chợ phiên đầu xuân Tả Sìn Thàng là nơi bày bán các mặt hàng thổ cẩm, đủ sắc của các loại chỉ màu, phẩm nhuộm và các sản phẩm được làm từ thứ vải dệt rất bền và đẹp. Đây là sản phẩm thể hiện sự thông minh và khéo léo của bàn tay người phụ nữ dân tộc, từ công đoạn dệt vải, đến khâu nhuộm vải rồi thêu dệt hoa văn.
    Cầm tấm vải thổ cẩm, người xem không khỏi ngạc nhiên về sự phong phú, tinh tế và đa dạng của các hoạ tiết, hoa văn trang trí. Càng xem, tôi càng khâm phục tính kiên trì, cần cù tỉ mẩn và bàn tay tài hoa khéo léo của người phụ nữ, họ tần tảo thêu, dệt nên những tấm vải tuyệt đẹp như những bức tranh ngày hội vậy.
    Chợ phiên ngày xuân Tả Sìn Thàng họp và tan trong một ngày, khi mặt trời đã ngả, chiếu xiên về hướng Tây thì chợ cũng bắt đầu thưa dần. Đây cũng là lúc trong các quán ăn các chàng trai bắt đầu chếnh choáng hơi men, những cô gái má đã ửng hồng, cuộc vui tạm dừng, từng đôi trai gái bịn rịn tách dần ra, lời ca tiếng nhạc tạm lắng xuống nhường chỗ cho những câu chuyện tâm tình, lời hẹn hò thủ thỉ.
    Chợ đã tan mà dường như không ai muốn về. Từng tốp, từng tốp người lại ngược đường về thôn bản, về với cuộc sống đời thường. Ngày Xuân trời đất càng đẹp hơn bởi những sắc hoa đào, hoa mận ven sườn núi nở rộ. Xa xa vẳng lên trong không gian bản nhạc du dương, tiếng khèn nhè nhẹ, sâu lắng và khắc khoải như những lời hẹn họ những chợ phiên sau của mùa Xuân vẫy gọi.
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 05/03/2008
  6. yoursake

    yoursake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    7
    Trời ạ vụ này E không tham gia được rồi ,Đề xuất bác Hoàng gửi thông tin qua mail
    [​IMG]
    ====================================
    Điệu Latin dành cho 2 người - Latin for 2 .
    SALSA - BELLY DANCE - HIP HOP
    www.Latin42.com
    ====================================
  7. ocluoc

    ocluoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.498
    Đã được thích:
    0
    Em cũng ko đi đc a Hoàng ơi, thứ 5 còn làm mà
    @Sake: anh ui, thế cái tầng 3 Starbowl giờ chơi salsa luôn hả? hqua ODC ko thấy anh salsa.
  8. lunaviolet

    lunaviolet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    832
    Đã được thích:
    0
    Bác óc luộc cũng thích lên Điện Biên hả ? quê tớ đấy .( giới thiệu )
  9. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP NEWS:
    Chương trình D&D ĐIện Biên: Theo tiêu chí: "Chương trình D&D mới, lịch trình D&D mới, Địa Điểm D&D mới"
    Thời gian: từ 17h00 thứ Năm, ngày 06/03/2008 đến tối Chủ nhật, ngày 09/03/2008.
    Phương tiện: ô tô Merd Sprinter 16 chỗ
    Địa điểm D&D: đường Đào Tấn, đằng sau Daewoo Hotel, đối diện ĐSQ Úc.
    Lưu ý: đúng giờ, không cao su. Đến muộn xin đuổi theo xe.
    Lịch trình:
    1/ Ngày 1:
    - Hà Nội - Mai Châu: ăn tối trên xe (bánh mì Như Lan + la vie đã c/bị) Ngủ tại Mai Châu.
    2/ Ngày 2:
    - Dậy sớm. Ăn sáng. Xuất phát đi Hangkia ngắm cảnh (trên đường đi Mộc Châu)
    - Ăn trưa tại Mộc Châu. Nếu có thể tốt nhất tại Sơn La với món nậm phịa. Còn thời gian tắm khoáng bản Mòng. Để kịp thời gian sẽ không đi các chỗ khác. Dành cho lúc về.
    - Chiều: tiếp tục đi Điện Biên. Ngắm cảnh các điểm dừng dọc đường. Nếu thời gian cho phép sẽ tham đồi A1 và tượng đài ĐBP.
    - Tối: ăn tối tại Quán Đảo đồng quê (Thanh Luông), từ ngã tư cầu Mường Thanh trên đường vào suối nước nóng Pe Luông, quán ở bên trái cách ngã tư khoảng 1000 m.
    - Nghỉ nhà sàn.
    3/ Ngày 3:
    - Dậy sớm, ăn sáng cháo gà Mường Thanh, gạo nếp nương.
    - Trong ngày sẽ khám phá các điểm:
    + Bản Na Sang thuộc huyện Điện Biên, cách Thành phố khoảng hơn 20Km, là một bản văn hóa với nghề dệt thổ cẩm truyền thống và khá nhiều phong cảnh đẹp, đời sống tinh thần phong phú, đặc biệt bản Na Sang nổi tiếng với các sơn nữ rất xinh xắn.
    + Hoặc: Bản Pa Xá Lào - Với đặc trưng của dân tộc Lào; Bản Púng Bon - Bản của dân tộc Cống; Động Pa Thơm - Kỳ quan thiên nhiên của Điện Biên.
    + Hoặc Điện Biên Đông với tháp Mường Luân nổi tiếng.
    - Tối ngủ + tắm khoáng Uva trên đường đi cửa khẩu Tây Trang. - Cách TP. Điện Biên 15km.
    4/ Ngày 4:
    - Dậy sớm, ăn sáng và lên đường về HN. Sẽ đi nhiều để có thể kịp dừng tại các điểm: nổi tiếng như: nhà tù, thuỷ điện Sơn La, suối khoáng Thanh Thuỷ... Ăn tối sau khi tắm.
    - Tối ngủ tại nhà.
    Chuẩn bị: Các cá nhân tự thu xếp cho bản thân: nước uống cá nhân nên đem theo. Đồ ăn vặt trên đường chống đói. Thuốc say xe, túi nilon, kính mát, máy ảnh, hộ chiếu (nếu kịp thời gian quá cảnh nước bạn Lào 1 lúc lấy số xuất ngoại), giấy khô, ướt các loại, xịt muỗi, túi ngủ mỏng để dùng tại nhà sàn, phụ tùng cá nhân các loại... và cuối cùng là VND, không dùng $ do đang mất giá.
    Dự trù thu 920.000 VND/ng. Nộp khi lên xe.

    Có chút thay đổi nên các bác có thể đăng ký đi thêm
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 05/03/2008
  10. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Em tưởng các bác đi về rồi . Hóa ra giờ này mới chuẩn bị đi . Mai em sắp xếp được sẽ có mặt . Máu đi lắm nhưng đợt vừa rồi bận quá . Đi cùng bác Hoàng thì tha hồ chụp ảnh bác tắm tiên

Chia sẻ trang này