1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Xin thông báo, ngay cuối tuần này Phó đoàn Thichsoluon ra tay tổ chức đi Thanh Hoá. Mọi người ai rảnh tham gia nhé.
    Suối cá thần ?" Lam Kinh ?" Biển Hải Hòa ?" Hàm Rồng ?" Bãi Cò ?" Thành nhà Hồ
    Thứ 7 ngày 24/5/2008
    - 6.00 sáng xe đón tại đường Đào Tấn, cạnh KS Deawoo, đối diện ĐSQ Úc (ăn sáng tự túc) f đường Láng Hòa Lạc f đường Hồ Chí Minh f Cẩm Thủy
    - Thăm suối cá thần làng Ngọc, xã Cẩm Lương
    - Xuôi đường Hồ Chí Minh đến Khu di tích Lam Kinh
    - Bãi biển Hải Hòa ?" Tĩnh Gia, nghỉ đêm ở Hải Hòa
    Chủ nhật ngày 25/5/2008
    - Đón bình minh trên biển Hải Hòa
    - Theo đường 1 về Thanh Hóa, chiêm ngưỡng Hàm Rồng
    - Thăm bãi Cò
    - Thăm thành nhà Hồ
    - Quay lại đường Hồ Chí Minh về Hà Nội
    Ăn trưa, ăn tối tùy theo thời gian dừng lại các điểm và ở nơi thuận tiện.

    Dự kiến chi phí/người
    - Đi lại: 400K
    - Ở: 150K
    - Ăn, uống: 200K
    - Phí tham quan: 50K
    - Tổng: 800K/người
    Dự kiến chi phí có thể thay đổi theo số lượng người tham gia
  2. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Sửa lại tile đi bác Hoàng ơi.
  3. yoursake

    yoursake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    7
    Hù hù muốn ké một chân quá (BÁc Hoàng Cho E Oánh dấu phát )
    E chưa xắp xếp lịch tuần sau được.
    Đăng ký chính thức sau vậy .
  4. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Chen ngang thông tin phục vụ chuyến đi ThanhHoá cuối tuần này.
    Suối cá thần
    Làng Ngọc thuộc xã Cẩm Lương thuộc huyện Cẩm Thuỷ có truyền thuyết về một loài cá mà người dân ở đây coi là thần linh. Từ hang núi Bồ Um mát lạnh chảy ra con suối trong vắt đem theo đàn cá lạ, phần mang có vành đỏ, ánh vàng, đuôi đỏ tung tăng bơi lội. Mùa lũ, cá chúa mới dời hang, có con nặng chừng 30kg, hiếm khi nhìn thấy. Suối cá Cẩm Lương được gọi là ?oSuối cá thần? cứ tự nhiên sinh sổi, nảy nở.
    Bên cạnh suối cá có ngôi đền Ngọc thờ Tứ Phủ Long Vương. Phía trên suối là dãy núi Trường Sinh. Động Cây đăng nằm trong núi nhờ các bậc đá có thể lên xuống khá dễ dàng.
    Vào động, như lạc giữa thế giới của muôn vẽ đường nét, khối hình và sắc màu của nhũ đá tích tụ, của những rêu phong âm thầm lan toả sức sống bền lâu. Cửa động phía bên kia thông ra khu rừng và dẫn tới những bản của người Mường.
    Cảnh quan xung quanh và đặc điểm riêng của suối cá Cẩm Lương đã giúp nơi đây thu hút ngày càng đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
    Kỳ bí suối cá Lương Ngọc.
    Cách TP. Thanh Hóa khoảng 80km, qua thành nhà Hồ, qua Eo Lê ngút ngàn đồi núi, xen kẽ bản làng với những dải ngô xanh non mơn mởn trải dài ven bờ sông Mã và những khoảng mây như sà xuống ôm trùm lấy núi đồi, du khách có thể đến thăm suối Ngọc (ở làng Lương Ngọc, Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đó là một con suối khá đặc biệt, mang màu sắc kỳ bí với nhiều tên gọi khác nhau: hang ?ocá thần?, suối cá Lương Ngọc.
    Truyền rằng, vào thế kỷ XI có hai vợ chồng Quách Văn Hai và Bùi Thị út, người dân tộc Mường (Hòa Bình) di tản về Lương Ngọc kiếm kế sinh nhai. Ngày ấy Lương Ngọc chưa có một bóng người. Thấy rừng núi rậm rạp nhưng phong cảnh hữu tình, vừa có non cao, sông sâu, lại có một con suối đầy ắp cá, vợ chồng họ quyết định lập nghiệp tại đây. ít lâu sau, người dân các bản làng xa cũng kéo tới sinh sống, lập nên làng xã. Để cảm ơn trời đất và cầu mong mưa thuận gió hòa cho vạn vật tươi tốt, của cải sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn, dân làng đã lập đền thờ các vị thần. Hàng năm, Lương Ngọc tổ chức 2 ngày lễ lớn: lễ đầu năm và lễ cơm đầu mùa, có rất nhiều trò vui. Nghe tiếng chiêng trống rộn rã, cá ở suối sẽ chạy hết vào hang, duy chỉ có một con ở lại và dân làng sẽ bắt con cá đó lên để tế thần Thủy thủ Long vương. Điều lạ là, bao đời nay, cá ở suối Ngọc không bao giờ theo dòng nước xiết bỏ ra sông Mã, chúng chỉ bơi đến cửa suối rồi lại quay vào. Cá to xếp hàng trước, rồi đến cá nhỡ, cá nhỏ lần lượt nối đuôi nhau rất trật tự.
    Trước kia, khi chưa có nhiều người đến xem suối cá, rất nhiều loại cá trong hang ra chơi suối: cá chầy rể, cá rốc, cá chép; trong đó nhiều nhất là loại cá rốc vây đỏ với hình thể khá đẹp, mắt giống chiếc nhẫn vàng lấp lánh, tai như đeo khuyên, có con nặng tới 20kg. Gần đây, bỗng nhiên loại cá này biến mất. Người dân ở đây kể rằng, chưa bao giờ thấy cá chết ở suối và chẳng ai biết trong hang còn nhiều cá không vì miệng hang rất hẹp, giống như cái miệng cá, không ai chui vào được. Một lần, dân làng thử đập cửa hang định chui vào xem thực hư ra sao, nhưng vừa đập được vài tảng đá, trời bỗng nổi cơn mưa làm đất đá sập xuống, từ đó không ai có ý định khám phá nó nữa... Cũng không ai dám bắt cá ăn vì cho rằng cá thần, rất linh thiêng, nhất là sau năm 2001, khi một tốp thanh niên ở xa tới chơi, một cậu đập để bắt cá, trên đường trở về bị tai nạn xe chết. Hiện tượng này được lý giải rằng do cậu thanh niên kia uống nhiều rượu bia, không làm chủ tay lái dẫn đến tai nạn, còn cá thì không ai dám ăn vì có độc tố giống cá nóc. Nhưng người dân ở đây vẫn tin rằng ?ocá thần? đã trừng phạt kẻ ngông cuồng kia. Thực hư về suối cá Lương Ngọc vẫn chưa ai lý giải rõ ràng, nhưng hàng ngày khách thập phương vẫn nhộn nhịp tới thăm, một phần vì vẻ hoang sơ của suối cá và còn vì vẻ đẹp thiên tạo của thung Mây, thung Sống Ná, hang Dơi, hang Cây Đăng với những lớp nhũ đá hình thù tuyệt mỹ đã có từ hàng ngàn năm nay.
    Scá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP Thanh Hoá gần 100km về phía Tây Bắc).
    Huyền thoại về suối cá thần (khảo dị)
    Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.
    Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.
    Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.
    Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.
    Một ngày du ngoạn, khám phá suối cá thần
    Theo những phân tích của các nhà ngư loại học gần đây, đàn cá hàng nghìn con lớn, nhỏ ở suối cá Cẩm Lương gồm các loài: Cá dốc (có tên khoa học là Spinibarbichthys denticulatus- thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...
    Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt, ấn tượng. Đặc biệt, đàn cá thần rất thân thiện với con người. Mỗi khi đồng bào ra suối Ngọc rửa rau, vo gạo, ai cũng nhớ thả cho đàn cá thần một ít rau, ít gạo. Hàng ngày, cá thần nhảy lên khỏi mặt nước vui đùa cùng du khách.
    Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, du khách có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay. Đây là điều kỳ thú, hấp dẫn, nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.
    Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đồng bào dân tộc Mường nơi đây với những nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá.
    Để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.
    Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi về Cẩm Lương
  5. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Suối cá Thần Làng Ngọc, xã Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá
    (thuộc tổng Lương Điền xưa) nằm xen kẽ giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp bên tả ngạn sông Mã. Dãy núi đá vôi Trường Sinh như hình chiếc võng khổng lồ chạy suốt từ Bắc đến Đông, ôm gọn Cẩm Lương vào vòng lũng núi. Dòng sông Mã trong xanh như một dải lụa mềm trải suốt phía Tây Nam.

    Cẩm Lương, cách huyện lỵ 10km, cách tỉnh lỵ 80km về phía Tây, cư dân tương đối ổn định, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Đến với xã Cẩm Lương, du khách không thể không tham quan suối cá Thần Làng Ngọc. Suối cá xuất phát từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um, thuộc dãy núi Trường Sinh. Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá.

    Khác với những dòng suối thông thường khác, suối chỉ dài trên 150m, có một đàn cá tự nhiên với hàng ngàn con sinh sống từ bao đời nay. Nhân dân quen gọi đây là Vó cá thần hay suối cá Thần, tất cả tên gọi này đều bắt nguồn từ truyền thuyết về Thần Rắn:

    Xưa có 2 vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Vợ chồng hàng ngày ra thửa ruộng bên cạnh suối vừa khơi nước trồng lúa vừa xúc cá bắt ốc về làm thức ăn. Một hôm bà xúc được một quả trứng lạ. Nhiều lần xúc được lại thả xuống nước, nhưng xúc lần nào thì quả trứng lạ ấy vẫn cứ thấy nằm trong rổ. Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm nghe tiếng gà cục tác bà vợ ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng sợ, người chồng mang rắn con ra suối Ngọc để thả, nhưng cứ thả thì tối tối rắn lại trở về nhà. Dần dần rắn sống tại gia đình thân quen như những con vật nuôi khác. Từ khi có rắn ở trong nhà, đồng ruộng có đủ nước để cày cấy, đời sống trong vùng ấm no hạnh phúc vì không còn cảnh hạn hán kéo dài. Chàng rắn sống với gia đình và làng bản trong cảnh thái bình, no ấm.

    Trải qua năm tháng, chàng rắn đã to bằng ống vác nước, cứ trưa trưa lại lên xà nhà nằm. Bỗng một đêm trời mưa to gió cả sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng rắn chết dạt vào chân núi Trường Sinh (vị trí đền thờ hiện nay). Thương tiếc chàng Rắn, dân làng chôn chàng ngay chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ chàng. Dân làng được thần linh cho biết: Chàng chết vì đã đánh nhau với thuỷ quái về phá hoại bản làng và chàng đã được thượng đế phong Thần hiệu "Tứ Phủ Long Vương".

    Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ, có đàn cá hàng ngàn con ngày đêm về chầu và nhân dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc, cũng như quen gọi cá thần từ đó.

    Ngay bên tả ngạn của Suối cá Thần, hiện nay vẫn còn lại nền móng của ngôi đền cổ, đó là đền Ngọc. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ XI, có các đạo sắc: 2 đạo sắc thời Lê và 1 đạo sắc vào thời Vĩnh Tộ và thời Cảnh Hưng, 1 đạo sắc vào thời Nguyễn của vua Khải Định năm thứ 8 (1924). Đền đã nhiều lần được trùng tu lại, lần trùng tu mới nhất vào năm 1928. Trải qua mưa ngàn gió núi, đền đã bị sập vào năm 1962, hiện nay chỉ còn lại nền móng.

    Theo nhân dân trong vùng kể lại, đàn cá có những con nặng tới 30kg, ngày thường không chui ra khỏi hang, mà chỉ khi mùa nước lớn, người dân mới thấy cá ra nhưng rồi lại vào ngay. Nước trong suối không bao giờ cạn, mực nước nơi sâu nhất vào mùa mưa từ chỉ từ 50 ?" 80cm, điều kỳ lạ là với hàng ngàn con cá sinh sống trong dòng suối chỉ dài chừng 150m nhưng nước suối quanh năm trong như ngọc, không hề bị ô nhiễm hay bụi bẩn. Những ngày thường đàn cá ở đây rất gần gũi với người và người dân nơi đây cũng không bao giờ ăn thịt cá, có những câu chuyện người ăn cá suối Ngọc đã bị thần linh bắt chết. Chỉ những ngày tế lễ ?oTứ phủ Long Vương? thì dân làng xin thần được thả xúc, con nào tự chui vào xúc có nghĩa là con cá ấy tự dâng mình cho thần thì làng mới cử người mang về làm thịt tế thần linh. Lệ này đã có từ xưa, cho đến ngày nay vẫn còn duy trì.

    Từ đầu nguồn suối Ngọc leo lên dãy núi Trường Sinh, đường đi gấp khúc theo hình bậc đá, dễ dàng cho du khách tham quan danh thắng. Trên đường, du khách vừa đi vừa gạt lá để mở đường, hai bên đường là những loại cây của khu rừng già, nhiều tầng cây rợp bóng, khó có thể thống kê hết. Các loại cây đang tồn tại ở dãy núi Trường Sinh là những cây đền (họ tre) to cao, lóng dài dân vùng lấy về làm hông đồ xôi, có những cây đăng (họ sồi) cao chọc trời, thân hàng mấy người ôm.

    Từ chân núi đi lên khoảng 200m, là gặp cửa động Đăng rộng mở đón du khách. Vòm cửa động cao 7m, rộng 8m, lối vào cửa thoáng rộng dễ đi. Bước vào cửa động du khách sẽ gặp một bước bức tranh bồng lai tự nhiên đập vào mắt, những suối thạch nhũ nhiều mầu từ vách động, vòm động rũ xuống. Thạch nhũ ở đây có lẫn những tinh thể của cát, của các loại khoáng chất, cho nên phát sáng giống như những khối kim cương khổng lồ ôm lấy vòm động. Động Đăng cao ráo rộng rãi, sạch sẽ.
    Những mảng thạch nhũ kỳ lạ lát kín vách động và vòm hang, do thạch nhũ tự nhiên cấu trúc có hình thể kỳ lạ, du khách giầu trí tưởng tượng, hẳn sẽ xây dựng được những huyền tích thú vị theo mỗi bước chân.
    Đã từ lâu, nhân dân địa phương đặt tên cho những cột thạch nhũ tiêu biểu nhưng rất giống với những hình thể sự thật cốt truyện. Tượng ?oHạnh phúc? là cột nhũ như đôi trai gái đang đứng ôm hôn nhau thắm thiết, suối tóc cô gái để dài xuống lưng và tràn xuống gót; Tượng nhũ ?oMẹ con? giống hệt một người mẹ trẻ tràn đầy sinh lực đang cõng một đứa con mập mạp; Kho lúa, từng tảng nhũ như những bó lúa chảy tràn tầng tầng lớp lớp từ vòm động đến các vách hang; Nhũ búa trời như một quả phật thủ nặng ngàn cân treo lơ lửng trên vòm động như sẵn sàng thực hiện công lý của trời đất ? Những cảnh kỳ ảo trong lòng động không ai có thể tả hết. Từ động Đăng đến động Đắng có những bức tranh toàn mỹ bằng chất liệu nhũ đá cuốn hút lòng người.

    Những năm gần đây, môi trường tự nhiên đã và đang bị con người tàn phá làm ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều các loài động, thực vật. Thế mà làng Ngọc vẫn còn một suối cá tự nhiên độc nhất vô nhị của đất nước. Điều đó càng minh chứng cho ý thức trách nhiệm của người dân nơi đây, cũng như các ngành hữu quan để suối cá thần Cẩm Lương trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong cả nước về sự độc đáo và nguyên sơ của nó.
  6. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    1 fút dành cho........tiếc nuối. Ko đi đc, huhu
  7. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Tiếp theo là thông tin về di tích Lam Kinh nổi tiếng:
    Lam Kinh điện cổ thành xưa
    Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.
    Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
    Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.
    Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
    Đền Lê Lai ( còn gọi là đền Tép ) thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây.
    Lê Lai là một tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Trong một lần bị quân thù vây hãm không còn lối thoát, Lê Lai đóng giả Lê Lợi ?oLiều mình cứu chúa? và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép ( Quê hương Lê Lai) và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày.
    Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý Lê Lợi 21/8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa phương, thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ.
    Lăng Lê Thái Tổ Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), xưng là ?oThuận Thiện thừa Vân Dụê Văn Anh Vũ Đại Vương. Đức Thái tổ Cao Hoàng Đế băng hà ngày 22 tháng 8 năm Quý Mùi ( 1433) hưởng thọ 49 tuổi, trị vì đất nước được 6 năm, mộ táng ở Vĩnh Lăng Lam Sơn.
    Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam kinh 50m. Theo cách nhìn tinh tế của người am hiểu thuyết phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Đối diện lại có sông làm bạch hổ.
    Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m.
    Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai sư tử, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 20m35 gọi là thần đạo.
    Nhìn toàn cánh lăng Lê Thái Tổ ( Vĩnh lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng.
    Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế.
    Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê.
    Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.
    Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
    Lăng các Vua và Hoàng Hậu khác trong khu sơn lăng của Triều Lê Sơ ở Lam Kinh
    - Hựu lăng : Lăng vua Lê Thái Tông
    - Lăng Khôn Nguyên: Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông). Lăng này có điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan.
    - Chiêu Lăng: Lăng vua Lê Thánh Tông.
    - Dụ Lăng : Lăng vua Lê Hiến Tông.- Kính Lăng: Lăng vua Lê Túc Tông.
    Khu di tích Lam Kinh

    Khu di tích Lam Kinh (Lam Sơn) thuộc huyện Thọ Xuân, nơi gìn giữa miếu tường của Nhà Lê. Địa danh này nằm ở phía Tây, cách Thành phố Thanh Hoá hơn 50km. Nơi có "Hội thề Lũng nhai" 18 vị khai quốc công thần của triều Lê. Với những anh hùng dân tộc đã làm rạng rỡ non sông, gấm vóc. Đền thờ Lê Lai ở Kiên Thọ, một vị tôi trung đã liều mình cứu chúa (Lê Lợi), trong cảnh giặc vây, ráp (ngàn cân treo sợi tóc) một mất một còn. Rồi Nguyễn Trãi danh nhân văn hoá nghe theo lời cha: Nguyễn Phi Khanh từ ngoài Bắc vào phò tá Lê Lợi giết giặc cứu nước. Trong khu di tích Lam Kinh có tấm bia đá có kích thước: Dài, rộng, dày lớn nhất nước ta là bà Vĩnh Lăng. Cũng ngay cạnh tấm bia này là cây đa lưu niệm tự tay đồng chí Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu trồng. Mới ngày nào đó mà nay tán lá đã biến xanh, cao quá đầu người. Du khách đã mến cảnh non xanh, nước biếc, hữu tình về với người Xứ Thanh tao nhã, nếu khách mà không viếng thăm khu di tích lịch sử Lam Kinh là một thiệt thòi lớn. Bởi nơi đây cảnh quan tuyệt vời: Khí hậu luôn mát mẻ, trong lành, đồi núi lô nhô như bát úp, thoai thoải, xứ sở của nhiều loài chim quý. Khu di tích Lam Kinh (Lam Sơn) thực sự là bức tranh sống động cuốn hút khách thập phương. Lam Kinh còn là một bảo tàng sống in đậm công trạng của ông, cha thế hệ đi trước đã một thời dựng nước, giữ nước, cũng là quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân, sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, giành lại nền độc lập cho đất nước. Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt luận chứng phục hưng, trùng tu, tôn tạo trong nhiều năm để trở thành Trung tâm đón du khách trong nước và quốc tế, ban đầu dự án lớn, cps vốn đầu tư là: 22 tỷ đồng. Ngược dòng thời gian thì tỏ: Năm 1433 Lam Kinh được xây dựng (khi Lê Lợi băng hà). Năm 1432 kiến tạo thêm miếu thờ thái mẫu (mẹ của vua). Sau đó một nạn hoả tai đã tàn phá các công trình. Đến năm 1448, Lê Nhân Tông cho xây dựng lại. Các triều đại hậu duệ xây thêm nhiều điện nguy nga: Điện Quang Đức, điện Diên Khánh ... Diện tích khu Lam Kinh vào khoảng hơn 40 ha. Khúc sông Chu xanh trong, êm đềm, hiền hoà trước cung điện gọi là Ngọc Khê. Nơi đây có dựng hồ bán nguyệt: Phong cảnh hữu tình ... hồ sen ngát hương, là nơi thi hứng. Vào cổng chính, qua sâu thị triều ta lên điện thờ. Dọc đường lên xuống có tứ long bằng đá lớn. Cấu trúc hình chữ vương là điện thờ có vị trí cao hơn. Trên 50 tảng đá lớn còn lại, có đường kính (f) mỗi tảng 0,8m đủ thấy cung điện khá quy mô. Với mặt nền diện tíc khoảng 1.000m2 của 17 gian nhà, được lát gạch cỡ lớn. Ta gặp một lối đi ngắn từ điện đến hậu cung: Cấu trúc khu này có 9 gian, phía sau có giếng ngọc và đường trục vào mộ Lê Lợi. Là địa danh quy tụ nhiều bia mộ của các vua triều Lê. Qua biến cố thời gian, chỉ còn: bia Vĩnh Lăng (Lê Thái Tổ, dựng năm 1433; bia Chiêu Lăng (Lê Hiến Tông) dựng năm 1505; bia (Lê Túc Tông) dựng năm 1504 và bia Hoàng hậu (Ngô Thị Ngọc Dao) dựng năm 1498. Nhưng tấm bia hiện nay có kích thước to nhất nước ta là bia: Vĩnh Lăng, cao 2,7m, rộng 1,94m, dày 0,2m, bia được trang trí nghệ thuật cao, điệu khắc đặc sắc, có đôi rồng vươn nổi trên nền đám mây chạm thưa cùng những hoạ tiết sóng nước. Là tài liệu lịch sử giá trị, bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi viết. Toàn bộ sự nghiệp và cuộc giải phóng dân tộc ta đầu thế kỷ 15 do Lê Lợi lãnh đạo được khái quát hàm súc, hào khí trong nội dung tấm bia này. Phần sau cùng phải kể: Là những con rồng đá ở bậclên xuống nơi điện thờ. Gồm những phiến đá lớn, có hình rồng uy vũ. Những áng mây được thể hiện và bố cục hài hoà, làm cho rồng như đang bay vậy. Đến bệ rồng hình tam giác là một bông hoa lớn đang nở với những đường néy chạm khắc điêu luyện, mạnh mẽ. Đây là minh chứng sáng tạo mới của nền nghệ thuật điêu khắc đá nước ta ở thế kỷ 15, 16./.

  8. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Khu di tích lịch sử Lam Kinh
    Còn gọi là Tây Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52km về phía Tây Bắc.
    Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
    Thành điện Lam Kinh
    phía Bắc dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía Nam nhìn ra sông Chu, xa xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Khu hoàng thành, cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo trục nam bắc, trên một khoảng đất đồi gò có hình dáng giống chữ Vương trong chữ Hán. 4 mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, thành phía Bắc xây phình ra thành hình cánh cung với bán kính 164m, thành dầy trên 1m.
    Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dầy 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách "Hoàng việt dư địa chí" xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp, trông rất đáng yêu, không ai dám lấy.
    Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng Thượng gia hạ kiều, qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.

    Ngọ môn
    Trước Ngọ môn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.
    Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng.

    Sân Rồng
    Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2m2 (rộng 58,5m dài 60,5m).
    Chính điện Lam Kinh
    Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công I (chữ Hán).
    Ngày 21 tháng 2 năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tôn đích thân đem các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.
    Đây là công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn, hàng cột cái của cả 3 điện có đường kính 62cm. Căn cứ vào chiều rộng của nền điện, khoảng cách của hai hàng cột cái thì cung điện nay có 2 tầng mái. Kiến trúc ba Toà chính điện Lam Kinh có giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ.
    Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng vờn ngọc). Theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu người Pháp tên là Louis Bezacien là "Nghệ thuật tạc rồng ở đây rõ ràng nổi hơn hẳn hình rồng ra đời muộn hơn thường chạm trong các đền chùa Việt Nam".

    Khu thái miếu triều Lê Sơ
    Cửa giữa sau điện Diên Khánh có hai lan can đá mỗi lan can tạc một con rồng có thân và đuôi hình con sóc. Từ trên điện đi xuống thềm là khu sân Thái miếu.
    Sau sân gồm 9 toà Thái miếu thờ Thái hoàng Thái phi, mỗi nền Thái miếu có kích thước gần bằng nhau, dài 16m, với diện tích 200m2, tổng diện tích của 9 nền thái miếu là 1.800m2. Gạch lát nền là gạch vuông lát chéo, giữa các Thái miếu có một lối đi lát gạch rộng khoảng 4m. Lối đi này có thêm tác dụng thoát nước. Nền Thái miếu cao so với sân 90cm.
    Trước mỗi Thái miếu đều có một lối lên 5 bậc, hai bên lan can tạc hai rồng uốn khúc bằng cả một phiến đá dày nguyên khối, rồng ở đây nhỏ hơn rồng ở thềm trước chính điện nhưng hình dáng và phong cách giống nhau.
    Sau khu Thái miếu khoảng 50m là tường thành phía Bắc, xây theo hình vòng cung, có đường kính 165m, ôm bao bọc toàn khu cung điện và Thái miếu mặt Bắc.
    Ngoài các công trình quan trọng như chính điện Thái miếu ra, trong khu hoàng thành còn nhiều công trình khác.
    Hai bên sân rồng có hai nhà tả vu và hữu vu chạy dài suốt cả chiều sâu sân rồng.
    Phía Tây khu chính điện còn có hai điện thờ lớn, mỗi điện 5 gian, đó là Chiêu Hiếu Điện còn gọi là Lam Kinh Tây giáp thất điện, thờ Tuyên Tổ Hoàng đế Lê Khoáng bố đẻ của Vua Thái Tổ và thờ Chiêu Hiếu đại vương Lê Thạch con của Chiêu Hiếu đại vương Lê Học. Điện Hoằng Hựu thờ Hoằng Hựu đại vương Lê Trừ, anh thứ hai của Thái Tổ.
    Phía Đông khu chính điện là khu cư xá của các quan và quân lính trông coi khu kinh thành. Trong khu vực phía Đông còn một khu bếp núc. Theo kết quả khảo sát phát hiện được nhiều đồ gốm sứ ở khu vực này.
    Lăng mộ các vua và hoàng hậu ở lam kinh Trong khu Sơn Lăng của triều Lê Sơ ở Lam Kinh gồm có 8 lăng của các Vua và Hoàng Hậu, trong đó lăng của Lê Thái Tổ mai táng ở điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất. Lăng của các vua kế nghiệp và Hoàng Hậu mai táng ở hai phía Đông và Tây.

    Vĩnh Lăng - Lăng Lê Thái Tổ
    Ngày 22 tháng 8 nhuận năm Thuận Thiên thứ 6, tức năm Quý Sửu, Thái tổ Cao Hoàng đế băng hà. Cùng năm ấy ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn.
    Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng ở chân núi Dầu phía Nam, cách thành Bắc điện Lam Kinh 50m, nằm trên tuyến trục Bắc - Nam giữa núi Dầu và núi Chúa, tạo thành thế hậu chẩm Bắc Sơn, tiền án Nam Sơn. Bên trái có núi Phú Lâm và núi Hổ; bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai cánh tay ngai với thế long chầu hổ phục; phía chính diện của Vĩnh Lăng, cách trên 1.000m là dòng sông Chu uốn cong hình vành khuyên, ôm lấy mặt tiền Vĩnh Lăng, chiều dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế tụ tuỷ. Theo cách nhìn tinh tế của nhiều người am hiểu thuyết phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh Lăng được chọn đặt ở một thế đất đẹp, có vượng khí tốt tươi, núi sông kỳ tú, là điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất trong khu sơn lăng Lam Sơn.
    Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh trước kia xây chèn bằng loại gạch thường, bị sụt lở do sự xâm thực phá huỷ của thảo mộc, nay xây thêm bằng đá đục ở bên ngoài, có cạnh 4,4 m cao 1m.
    Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con giống tạc bằng đá, dựng ở đây để trấn trạch, nghĩa là làm cho khu lăng luôn luôn được yên lành, không bị tà ma quấy nhiễu và cũng là để tôn lên quang cảnh tôn nghiêm kính cẩn của lăng tẩm vua chúa.
    Đứng đầu hai hàng tượng, ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan hầu, bên trái là quan văn, bên phải là quan võ. Đây là cách sắp đặt theo phép bố trí quan chức thời vua Lê Thái Tổ, đặt hai chức quan đại thần đứng hàng đầu triều gồm quan Thị Trung bộc xạ trông coi việc then chốt về chính trị và quan Thái Uý nắm giữ quyền tối cao trong quân đội.
    Kế tiếp hàng tượng quan hầu là tượng bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai sư tử, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ. Trước lăng 70cm có một hương án bằng đá để đặt bát hương và lễ vật. Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 20,35 m gọi là thần đạo.
    Đặc trưng nghệ thuật ở các tượng người và con giống ở đây khác biệt so với những tượng trong các lăng khác ở Lam Sơn và nhiều nơi khác.
    Niên đại của các tượng này đã được xác minh là chế tác từ năm mai táng vua Lê Thái Tổ (1433). Tượng có thân hình nhỏ bé, phong cách dân gian, ngựa không thắng yên, tê giác không bành, hổ ngồi hiền từ, sư tử cách điệu như hình lợn rừng.
    Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ thật là giản dị, gần gũi mà tôn nghiêm, trang trọng.

    Bia Vĩnh Lăng
    Vĩnh Lăng (Lăng Lê Thái Tổ) bố trí trong một khoảng không gian rộng lớn. Nền dựng bia xây trên đỉnh một gò đất rộng, cao thoai thoải, mặt tiền của bia nhìn về hướng nam, cùng hướng với lăng. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,79 m, rộng 1,94 m, dầy 0,27 m, đặt trên lưng một con rùa cỡ lớn cũng làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối, có chiều dài 3,46 m; rộng 1,94 m; cao 0,9 m. Trên thân rùa còn lưu lại nhiều dấu vết rõ nét vỏ áo các loài nhuyễn thể sống trong nước biển như trai, sò, ốc?
    Hoa văn trang trí trên bia và niên đại được xác định cụ thể vào năm Thuận Thiên thứ sáu tức là năm Quý Sửu (1433). Đây là một cứ liệu quý giá để nghiên cứu về nghệ thuật trang trí Việt Nam thời Lê Sơ. Trán bia trang trí một hình vuông, trong hình vuông trang trí một hình tròn biểu trưng cho trời đất. Giữa hình vuông và hình tròn khắc áng vân mây cách điệu tinh tế, chính giữa khắc một đầu rồng nhìn thẳng, thân rồng uốn khúc uyển chuyển quanh hình mặt trời, biểu trưng là Thiên tử do sự giao hoà của trời đất sinh ra. ở cánh cung hai bên của hình vuông và hình tròn khắc hai hình rồng vươn mình đối nhau chầu vào, cùng một phong cách. Trên nền, trang trí loáng thoáng hình áng mây; đường diềm hai bên của bia tính từ đỉnh xuống đến đáy bia, mỗi bên trang trí 9 hoa văn hình nửa lá đề, trong mỗi nửa lá đề có khắc hình một con rồng uốn mình theo lá, đầu vươn lên trên nối tiếp nhau. Khoảng không nền nửa lá đề chạm hình hoa cúc dây với nghệ thuật tinh sảo. Phong cách chạm khắc hình lá đề biểu trưng cho phong cách nghệ thuật trang trí trong các ngôi chùa thờ Phật. Nội dung văn bia do Vinh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự Nguyễn Trãi phụng soạn.
    Bia Vĩnh lăng chính là một công trình văn hoá đặc sắc của chúng ta.
    Hựu lăng- lăng vua Lê Thái Tông
    Vua Lê Thái Tông huý là Nguyên Long là bậc vua giỏi, ở ngôi 9 năm (1434 - 1442), đi tuần thú ở miền đông rồi băng hà, mai táng ở Hựu Lăng.
    Hựu Lăng ở bên tả Vĩnh Lăng cách Vĩnh Lăng trên 800m và thuộc một điểm cao của rừng Phú Lâm.
    Lăng Khôn Nguyên Chí Đức - Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao
    Lăng Thái Hậu được xây ở một khu đất thấp phía Đông, cách Vĩnh Lăng 700m, phía Nam Hựu Lăng 100m, gọi là Xà Đàm. Điều khác biệt với lăng các vua là tượng quan hầu đặt ở hai bên tả hữu gần lăng là tượng nữ quan trông hiền từ mà nghiêm trang. Các tượng con giống khác cũng tương tự như ở các lăng khác, chỉ có điểm khác biệt là các con giống này đều thân mập và bụng to, điêu khắc trong trạng thái phóng khoáng sinh động.
    Bia lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao cách lăng của Bà khoảng 150m. Bia làm bằng đá nguyên khối, cao 2,76m, rộng 1,90m, dày 0,28m đặt trên lưng một con rùa lớn, tạc bằng một khối đá dài 2,65m, rộng 1,84m, cao 0,69m. Bia hai mặt đều khắc chữ do các ông Nguyễn Bảo, Nguyễn Xung Xác, Bùi Sĩ Nho là quan của Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn.
    Hoa văn trang trí trên bia và niên hiệu đã được xác minh, bia dựng năm Mậu Ngọ (1498). Đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị nhiều mặt cuối thế kỷ XV.

    Chiêu Lăng - Lăng vua Lê Thánh Tông
    Chiêu Lăng nằm ở bên tả Vĩnh Lăng lệch về phía Đông nam, cách Vĩnh Lăng 700m. Chiêu Lăng xây theo hướng nam, trên một khoảng đất rộng thuộc địa phận làng Phú Lâm, xã Xuân Lam ngày nay.
    Nghệ thuật điêu khắc tượng và con giống ở lăng này là nghệ thuật cung đình, các con giống và quan hầu đều có hoa văn rãnh sâu và mềm dẻo. Các con giống có hình dáng béo mập, bụng to. Một điều đáng quý là tượng và con giống ở Chiêu lăng còn lại tương đối đầy đủ, đây là cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc đá cuối thế kỷ XV.
    Bia Chiêu Lăng dựng trên một khoảng đất bằng, cách Chiêu Lăng 200m về phía Đông Nam. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn. Bia có kích thước cao 2,76m, rộng 1,89m, dày 28cm, rùa thân dài 2,65m, rộng 1,84m, cao 69cm, trang trí hoa văn đơn giản.
    Bia hai mặt đều khắc chữ do các ông Thân Nhân Trung; Đàm Văn Lễ; Nguyễn Đức Tuyên; Tô Ngại; Phạm Bảo là quan của Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn và viết chữ.
    Chiêu Lăng là nơi an nghỉ của vua Lê Thánh Tông, một ông vua văn võ toàn tài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển đến đỉnh cao của thời đại xã hội phong kiến Việt Nam. Chiêu Lăng hiện đã được tôn tạo xứng tầm, thể hiện sự tôn vinh của dân tộc.

    Dụ Lăng - Lăng vua Lê Hiến Tông
    Vua Lê Hiến Tông được mai táng ở Dụ Lăng, cách Vĩnh Lăng gần 300m, thường gọi là lăng Bảo Lạc. Dụ Lăng có thế đất rộng rãi, thoáng mát, sơn thuỷ hữu tình. Nghệ thuật tạc tượng tròn ở Dụ Lăng hoàn toàn là nghệ thuật cung đình, các con giống đều có yên cương, mũ quan văn - quan võ đều có đai mũ che gáy, cổ.
    Bia Dụ Lăng dựng trên điểm cao của gò núi phía Tây Nam Dụ Lăng, cách Dụ Lăng 80m. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn, có kích thước rộng 1,90m, cao 2,78m, dày 27cm. Rùa dài 2,64m, rộng 1,83m, cao 67cm. Nội dung văn bia do các ông Nguyễn Nhân Thiếp; Phạm Thịnh; Thu Thiện Thiếu Doãn; Trình Chí Sâm; Bùi Sĩ Nho; Vũ Văn Thao; Phạm Bảo vâng mệnh soạn.

    Kính Lăng - Lăng Vua Lê Túc Tông
    Vua Lê Túc Tông ở ngôi chưa được 1 năm không may mất sớm, hưởng thọ 17 tuổi, mai táng ở Kính Lăng - Lam Sơn năm 1505.
    Kính Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Hổ, cách Vĩnh Lăng 4km về phía Đông Bắc, nay thuộc nông trường Sông Âm thuộc địa phận xã Kiên Thọ - huyện Ngọc Lặc. Lăng xây theo hướng Nam chếch Đông với 150 tượng quan hầu và các con giống sắp đặt như ở Dụ Lăng.
    Bia Kính Lăng dựng trên một mảnh đất bằng cách Kính Lăng 300m về phía Đông nam. Bia làm bằng đá nguyên khối, rộng 1,90m, cao 2,64m, dày 30cm được đặt trên một con rùa bằng đá dài 3,35m, rộng 2,05m, cao 43cm.
    Nội dung văn bia do các ông đàm Văn Lễ, Nguyễn Nhân Thiếp, Phạm Thịnh, Trình Chí Sâm vâng mệnh vua Lê Uy Mục soạn.
    Bia dựng vào tháng 3 năm Đoan Khánh thứ nhất (1505).

    Khu đền thờ Lê Lợi
    Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu). Hiện khu đền thờ này đã được sát nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.

  9. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:

    Khu đền thờ Lê Lợi
    Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu). Hiện khu đền thờ này đã được sát nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.

    Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)
    Thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ. Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông.

    Đền thờ Bố Vệ
    Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ.
    Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm 1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm 1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà Lê, hay đền Bố Vệ.
    Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935.
    Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang sơn, đất nước.

  10. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Bãi biển Hải Hoà
    Thuộc thôn Đông Hải và thôn Giang Sơn xã Hải Hòa,huyện Tĩnh Gia, cách trung tâm huyện Tĩnh Gia 2 km về phía Đông.
    Bãi biển Hải Hòa có chiều dài 3~4 km và chiều rộng 200 - 300m, nước biển trong xanh, bãi cát không bị lẫn tạp chất hay đá sỏi và tương đối bằng phẳng.Độ mặn của nước biển bình quân từ 20 - 25g/m3, sóng gió vừa phải .rất thuận lợi cho việc tắm biển của du khách. Trong tương lai, khu vực này có đủ điều kiện để xây dựng một khu du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng để phục vụ đông đảo du khách.
    Khu du lịch Nghi Sơn
    bao gồm xã đảo Nghi Sơn và xã Hải Thượng,Tĩnh Gia phía Đông - Nam thành phố Thanh Hóa. Với địa thế hiểm yếu, nơi đây đã từng là căn cứ quân sự của các tl:iều đại phong kiến và đặc biệt quan trọng dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ.
    Đến với khu du lịch này, quý khách sẽ được tham quan các thành tựu kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước nước. Nhà máy Xi măng, cảng nước sâu, nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp thăm lại các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh. Đặc biệt quý khách sẽ được thăm giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy -Mỹ Châu.
    Động Ngọc Hoàng
    thuộc xã Trường Lâm, Tĩnh Gia thuộc dãy núi Mù Cua ,nơi ẩn dấu nhiều hang động đẹp còn nguyên sơ và đầy vẻ thần tiên.
    Động Ngọc Hoàng nằm xuyên ngang dãy núi Mù Cua có chiều dài khoảng gần 500m, rộng rãi, thoáng mát. Nóc động cao vời vợi, chiếu đèn lên thấy nhũ đá như mây trắng lững lờ trôi. Nền động bằng phẳng đầy cát mịn và sỏi, lại có một con suối nhỏ nước rất trong và mát chảy qua )có nhiều nhũ đá đẹp và sinh động tạo cảnh sắc như các đền đài, cung điện, quan văn, quan võ .... ở trên thiên đường.
    Cùng với động Ngọc Hoàng, ở đây còn có các động khác như động Tiên, động Ngọc Nữ . . và chẳng biết tự bao gói.ờ, nơi đây đã là một điểm thăm quan đầy hấp dẫn đối với du khách muôn phương.
    Điểm du lịch Lạch Bạng
    thuộc xã Hải Thanh, Tĩnh Gia- Thanh Hóa ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa. Con sông Bang uốn lượn theo dãy núi Non Tiên trước khi đổ ra biển tạo ra một cảnh sắc đầy thơ mộng và nơi đây có một làng cổ rất nổi tiếng là làng Du Xuyên cùng với thứ đặc sản: ''Nước mắm Do xuyên'' được nhiều người biết đến.
    Theo truyền thuyết và các chứng cứ lịch sử, cách đây hàng ngàn năm vùng đất này đã có dân cư sinh sống làm ăn rất trù phú. Hiện trên địa bàn này còn lưu giữ những kiến trúc đặc sắc như chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, đền Cửa Bang, đền Thanh Xuyên, Nhà thờ Ba Làng, các nhà thờ họ ... tất cả đều có niên đại từ 100 400 năm.
    Đến với điểm thăm quan này, ngoài thú chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, du khách còn được tìm hiểu những nét đặc sắc, đa dạng trong đời sống văn hóa của nhân dân địa phương và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng.
    Tĩnh Gia Biển Hải Hòa hứa hẹn một sắc màu du lịch mới
    Với bờ biển dài hơn 100 km, Thanh Hóa có đầy đủ lợi thế để phát triển kinh tế biển, tận dụng tiềm năng đó, những năm gần đây, Tỉnh đã quan tâm đầu tư đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế động lực, trong đó chú trọng tới công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư du lịch biển. Năm 2003, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Hải Hòa thuộc huyện Tĩnh Gia.
    Là huyện đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Thanh Hóa, Tĩnh Gia hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch, đó là Đảo Nghi Sơn - nơi tập trung nhiều dự án phát triển kinh tế trọng điểm của Tỉnh, có cảng cá Lạch Bạng - Đảo Mê, hang động Trường Lâm, Đền Quang Trung, Đền Đào Duy Từ? Nhưng thế mạnh lớn nhất để phát triển du lịch của Tĩnh Gia là bờ biển dài 42 km nằm ven theo quốc lộ 1A, rất tiện lợi cho việc du lịch biển và điều dưỡng. Biển Hải Hòa nằm cách thị trấn Tĩnh Gia 2km, cách khu đô thị mới Nghi Sơn khoảng 15 km về hướng Bắc, có bãi rộng và thoải, đây là nơi có địa thế thuận lợi để đầu tư xây dựng thành một trung tâm du lịch- dịch vụ, thu hút du khách về với vùng đất phía Nam Thanh Hoá.
    Khu du lịch nghỉ mát Hải Hòa được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chi tiết tại công văn số 2416 ngày 28 tháng 7 năm 2003 và phê duyệt điều chỉnh bổ sung mở rộng phạm vi dự án về phía Bắc, thuộc xã Ninh Hải tại công văn số 665 ngày 13 tháng 3 năm 2006 (đổi thành khu du lịch nghỉ mát Hải Hòa - Ninh Hải), với tổng diện tích 154 ha, trong đó bao gồm các phân khu chức năng cụ thể: Khu các công trình công cộng; Khu khách sạn nhà nghỉ; Đất công viên, cây xanh, bãi tắm; Đất dân cư. Với mục tiêu xây dựng khu vực bãi biển Hải Hòa thành trung tâm dịch vụ công cộng, khu du lịch nghỉ mát, sinh thái, vui chơi giải trí, phục vụ khách thăm quan du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực đô thị mới Nghi Sơn, thị trấn Tĩnh Gia và vùng lân cận.
    Dự án khu du lịch Hải Hòa được đầu tư xây dựng đã mở ra một cơ hội phát triển mới cho Tĩnh Gia. Dự án đó phù hợp với định hướng phát triển chung của Huyện là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tập trung vào các ngành, các lĩnh vực mà Huyện có tiềm năng như kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, dịch vụ thương mại? bằng việc phát huy tối đa nội lực, đồng thời luôn tạo môi trường thuận lợi nhất để tranh thủ triệt để các nguồn lực từ bên ngoài.
    Nhận thức được giá trị và tiềm năng của dự án này, ngay từ khi dự án được phê duyệt, bằng tất cả nội lực của mình, UBND huyện Tĩnh Gia đã khẩn trương chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu du lịch, ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư của Huyện trên cơ sở những chính sách của Tỉnh? Đây là những hoạt động mang tính tích cực để thu hút các nhà đầu tư đến với Hải Hòa, điều đó cũng thể hiện rõ sự chủ động trong quản lý, sự năng động trong công tác thu hút đầu tư của lãnh đạo huyện Tĩnh Gia.
    Đến nay, mọi công tác liên quan đến giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở Hải Hoà gần như đã hoàn tất. Hiện đã có 13 doanh nhiệp vào đầu tư tại đây. Khu du lịch Hải Hòa đang dần trở thành một trong 3 vùng kinh tế động lực của huyện Tĩnh Gia (Khu công nghiệp Nghi Sơn - Khu du lịch Hải Hòa - Cảng cá Lạch Bạng)Đến biển Hải Hoà vào một buổi chiều mùa hè, chúng tôi cảm nhận được cái đẹp hoang sơ, dung dị, thanh bình của một bãi biển miền Trung. Nhưng để Hải Hoà trở thành một điểm đến thực sự trong hành trình du lịch của du khách, thì ngoài sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và nhân dân huyện Tĩnh Gia, còn cần sự quan tâm đúng đắn từ phía các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng Hải Hoà trở thành một điểm du lịch hấp dẫn như mong ước của những ai đã từng đến vùng biển này.

Chia sẻ trang này