1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mecghi261

    mecghi261 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    bác nào đi Quất Lâm rồi cho em xin cái contact của KS ở đó với...
  2. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Ở QL cực nhiều chỗ cho bác nghỉ theo giờ, theo ngày. Bác có thể hỏi 1080 của Nam Định để biết nhiều thông tin hơn.
    Theo tôi thì có chỗ này ổn ổn, ít ghẹ 2 chân:
    Khách sạn Minh Hạnh 1 Địa chỉ: Bãi biển Quất Lâm-Giao Thủy-Nam Định Trong khuôn viên 3000m2, với 50 phòng nghỉ tiện nghi.5 hội trường, 2 mặt đường đi ra biển. Địa chỉ: 55 Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội
    Điện Thoại: (84-4). 851 6146
    Mobile: 0913 209041 (Anh Minh) * 0903 414705 (Chị Hạnh)
    Email: minhhanh55@yahoo.com
    Khách sạn Minh Hải Địa chỉ: Thị Trấn Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định Tel: 03503. 747 639 - Hotline: 0947 060 068 Email: manhnd@minhhaihotel.com - website: www.minhhaihotel.com Phòng tiêu chuẩn 300.000 Phòng Family 500.000 Hệ thống phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi bao gồm hơn 50 phòng nghỉ và VIP với sức chứa 100 khách, lắp đặt máy điều hòa hiện đại, phòng tắm rộng thoáng có bồn masege tạo song
    "Nhớ vote********* nhé"
  3. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Ký sự 4 ngày ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08)

    D&D là nhóm thích đi khám phá các đảo, biển của tổ quốc. Theo cảm nhận của D&D chúng tôi, do cách trở đất liền hầu hết các Đảo đều còn có nét hoang sơ chân chất và mặn tình người. Các chuyến đi thường ít nghiêng về những dãy núi rừng trùng điệp Tây Bắc, Trường Sơn hùng vĩ, Tây Nguyên vời vợi xanh, nơi rừng thiêng nước độc, nơi lâm tặc hoành hành, nơi núi trọc, đồi thưa... bởi bàn tay tàn phá khủng khiếp của con người, sự nghiệt ngã của thiên nhiên.
    Chúng tôi không "Đi" theo trào lưu chinh phục đỉnh cao, phượt ghi các cực, xuyên Việt ít ngày, xế nọ ôm kia mà lặng lẽ dần dần đến với các đảo. Chúng tôi mơ ước được tận mắt thấy vị mặn của mồ hôi và nước mắt của dân chài thấm đẫm trên từng con mực, con tôm, từng món hải sản mà dân thành thị thường thưởng thức. Hơn nữa, biết bao xương máu đã đổ để giữ từng tấc đất trên đảo nhỏ quê hương. Thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo, hàng nghìn km biển xứng đáng để thu hút du lịch.
    Chính vì lẽ đó không bằng xe 2 bánh, xe 4 bánh, nhiều bánh mà D&D Đi Đến Đảo bằng tàu không bánh. Hì hì, tôi nghĩ mãi sao người ta lại gọi là ?ochân vịt?, mặc dù nó giống hệt cái chong chóng ngày xưa mẹ mua ngoài chợ mỗi dịp rằm Trung thu. Chúng tôi đi bằng cái chong chóng đó.
    Bạch Long Vĩ là hòn đảo tiền tiêu của Tổ Quốc, nằm giữa vịnh Bắc Bộ, có tọa độ: - Vĩ tuyến Bắc 20007''''''''''''''''35? ?" 20008?T36? - Kinh tuyến Đông 1070 42?T20? ?" 107044?T15?. Cách Hải Phòng 133 km, cách đảo gần nhất Hạ Mai Của Việt Nam 70 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 133 km. Nhìn từ trên cao Bạch Long Vĩ có hình tam giác như đuôi rồng, có chu vi khoảng 6,5 km, diện tích phần nổi của đảo khoảng 2,5 km.Đảo Bạch Long Vĩ đã được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Do nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, đảo Bạch Long Vĩ án ngữ đường vào cảng Hải Phòng và kiểm soát tất cả các con đường hàng hải đi trong Vịnh. Trong chiến tranh chống Mỹ, tất cả các cuộc công kích, pháo kích của đối phương vào Hải Phòng và các tỉnh ven Vịnh Bắc Bộ đều đi qua Bạch Long Vĩ và được phát hiện kịp thời.
    Ngư trường Bạch Long Vĩ là ngư trường lớn nhất của Vịnh Bắc Bộ, có diện tích 3.600 hải lý vuông, sau khoảng 33 ?" 67 m. Là môi trường lý tưởng của nhiều loài cá quý, có giá trị kinh tế, có khoảng 393 loài, trong đó có 50 loài có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng cá khoảng 77.550 tấn, khả năng khai thác hàng năm là 37.500 tấn. Bạch Long Vĩ là một trong số 15 khu bảo tồn thiên nhiên biển Việt Nam.
    ?oBạch Long Vĩ đảo quê hương?. Nếu muốn Đi Đến Đó Được, bạn đừng quên học thuộc bài hát này. Nó sẽ có ích cho bạn trong những đêm nghe sóng biển vỗ quanh bờ bập bùng ngọn lửa trạihoặc vang ca giọng hát trước cả chục, cả trăm người dân đảo. Hãy học thuộc tại link này trước khi ra đảo:
    http://tinhca.nhacso.net/song_details.php?5f5bcd5a921
    D&D Đã một lần chớp nhoáng ra thăm đảo Bạch Long Vĩ vào dịp tháng 26/08/06 trong vòng 30 giờ. Chuyến đi đó thành công ngoài sức mong đợi bởi sự nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng hiếu khách của dân đảo. 7 D&Ders giao lưu với hàng chục cán bộ chiến sĩ, TNXP và đảo dân trong một đêm văn nghệ tự diễn. Dự định đi của D&D lần 1 bắt đầu từ link:
    http://www10.ttvnol.com/f_233/690663/trang-28.ttvn
    Cho tới link này chuyến ?oD&D THẮM Bạch Long? mới hoàn thành, mời các bạn ghé thăm:
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_233/690663/trang-51.ttvn

    To be Cont.
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 14/08/2008
  4. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Ký sự 4 ngày ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ 06 -09/08/2008 (Cont.):

    ?oBạch Long Vĩ đảo quê hương? vào mùa khô mong nước ngọt như ?onắng hạn mong mưa?. Việc trữ nước và tiết kiệm được quán triệt, . chắt chiu từng ca nước ngọt. Vì đây là đảo đá, khoan sâu hàng trăm mét chỉ có thứ nước lờ lợ, nhưng cũng không nhiều. Nước ngọt là nguồn sống cho đảo và cho hàng nghìn tàu cá trên vịnh Bắc Bộ. Nguồn nước mưa hạn chế do lượng mưa hàng năm thấp, chỉ 1.031 mm; trong khi lượng bốc hơi 1.461 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng và đặc điểm địa hình không thuận lợi trữ nước. Tuy nhiên, bằng bể nổi và chìm, nước mưa cũng có thể sử dụng đủ cho sinh hoạt vào các tháng mùa mưa.
    D&D Đã một lần chớp nhoáng ra thăm đảo Bạch Long Vĩ vào dịp tháng 26/08/06 trong vòng 30 giờ. Chuyến đi đó thành công ngoài sức mong đợi bởi sự nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng hiếu khách của dân đảo. 7 D&Ders giao lưu với hàng chục cán bộ chiến sĩ, TNXP và đảo dân trong một đêm văn nghệ tự diễn.
    Sau chuyến đi D&D ai cũng mong có ngày quay lại đảo. Đã nhiều lần D&D bị lỡ chuyến tàu với nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau, thậm chí xuống đến bến Bính còn quay về vì nổi sóng to, nguy hiểm, tàu không chạy được hoặc có lần đi tàu hải quân ra đến Long Châu thì phải dừng lại ngủ đêm tại đây rồi lại quay về?
    Và rồi, ngay trước cơn bão số 4 thông tin khẩn báo cho Trợ lý: ?oNgày mai có tàu đi BLV?. Lập tức, hệ thống tin nhắn nội bộ của D&D GROUP lập tức phát huy hiệu quả. Chỉ khoảng vài giờ đã chốt danh sách. 9 người gồm 4 nam, 5 nữ, trong đó có 2 trẻ em. Danh sách được chuyển ngay cho D&D HP bao gồm: họ tên, ngày sinh, địa chỉ để mua vé. Giá vé tăng theo xăng dầu là 150k/ng/lượt.
    Quả không hổ thẹn với lịch sử ít off của mình, lấy các chuyến đi làm offline gặp gỡ, tụ hội, mọi sự chuẩn bị đều được các thành viên ngẫu nhiên lo lắng chu đáo.
    Đúng 5h sáng, lỉnh kỉnh với quà tặng dành cho bộ đội, TNXP và các cháu học sinh mẫu giáo và cấp 1 nhân dịp khai trường, cả nhóm có mặt tại bến xe Gia Lâm để bắt chuyến xe sớm đi HP.
    Đến HP vẫn kịp tọng vào bụng đôi bát bánh đa cua giữ sức cho bữa trưa nhịn đói trên biển. Tại bến Bính, gặp gỡ bác Cathp, D&Der HP, người bạn đồng hành trong các chuyến đi. Tay bắt mặt mừng, nhưng bác Cathp luyến tiếc buốt ruột vì không đi được. Nhận vé từ Cathp với số ghế rõ ràng để tránh bị tranh chỗ ngồi. Chuyến đi này có cả chị Thuỷ cán bộ của Tổng đội TNXP HP cùng đi trên tàu và chi đoàn Cảnh sát biển ra thăm đảo.
    Bác Cathp cho biết, hôm qua đi lấy vé Tổng đội cho biết nếu đi đoàn đông sẽ thu xếp tàu chạy cuối tuần. Nhưng nghĩ bụng, chả dại gì, trời đang sóng yên biển lặng, thả đĩa xuông biển không chìm, cứ đi dù là ngày thường, nhỡ đâu cuối tuần sóng gió to có mà lại hoãn nữa, ở nhà thì đau tức. Quà tặng mua rồi có mà ?oexpired? hết.
    9h15 tàu vào bến đón khách. Luýnh quýnh, chia tay, dặn dò người ở lại. Lên tàu thấy ghế ngồi đã có mấy bác tranh ngồi. OK không sao, nam giới D&D sẵn sàng nhường, còn ghế nữ thì các bác làm ơn cho em xin lại.
    Nhà tàu dặn mấy bao tải quà cho vào hầm. Hàng hoá nhiều, mọi người chen nhau cất hàng. ?oAnh ơi đỡ giúp em cái này!? - nói với 1 bác béo đen mặc áo xanh, đội mũ dưới hầm tàu. Lúc sau bác chạy lên thủng thẳng ?oCủa anh 5k tiền công?. Biết thế, nhảy xuống tự xếp bao tải vào hầm, đỡ mất mịa nó nửa bát bánh đa cua.
    Tàu Bạch Long được thiết kế và đóng riêng cho Tổng đội TNXP phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đi trên tuyến Hải Phòng - Bạch Long Vĩ. Tàu được lắp 02 máy, mỗi máy lai một hệ trục chân vịt độc lập. Việc trang bị nhiều động cơ làm cho tàu có độ tin cậy lớn. Kết hợp tính hàng hải tốt với hệ trục và chân vịt có hiệu suất cao nên tốc độ tàu đạt tới 23 hải lý. Tàu có độ giảm tiếng ồn và rung động tốt. Hệ thống cứu hoả của tàu bằng khí CO2 và bằng nước. Trên ca bin được bố trí 80-90 ghế cho hành khách, câu lạc bộ, quầy bar, buồng lái, buồng CO2, câu lạc bộ, buồng ăn và nhà bếp với đầy đủ trang bị...Ngoài khu vực của khách ngồi, khu vực ngủ dưới boong chính được bố trí buồng dành cho thuyền trưởng và thủy thủ. Các thiết bị hàng hải được trang bị theo tiêu chuẩn tàu cao tốc. Có 03 hệ thống điện chính được lắp đặt trên tàu, 3 pha 380V, 240V, 24VDC, số lượng ắc quy được tính toán thoả mãn mọi nguồn tiêu thụ điện của con tàu.
    Tàu được chế tạo từ hợp vỏ hợp kim kim nhôm nên rất nhẹ, độ mớm nước ít và không chịu được sóng lớn. Cấp 5 cấp 6 là bà con say tít thò lò. Nên tàu chỉ chạy cấp 3, cấp 4.
    Tuy thế trang thiết bị trên tàu rất hiện đại, đầy đủ, có tính thẩm mỹ cao xứng với hạng tàu du lịch Hoa Sen: điều hoà, ghế boeing gật gù tới chân , phao cứu sinh tận răng, quầy bar tận tình, toillette nén khí, video cả hành trình, sách bào đem theo đọc xả láng, túi chống nôn tận tay như VNA?
    Thông số cơ bản
    Chiều dài toàn bộ : 30.56 m
    Chiều rộng toàn bộ : 6.80 m
    Chiều chìm trung bình : 0.85 m
    Sức chở : 80-90 người
    Lượng chiếm nước : 91 tấn
    Tốc độ : 23 hải lý/h
    Máy : YA: CARTERPILILAR 3412E
    Vỏ : Hợp kim nhôm
  5. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Ký sự 4 ngày ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ 06 -09/08/08 (Cont.)

    Đúng 9h rưỡi tàu kéo 1 hồi còi dài báo hiệu chào đất liền bắt đầu chuyến khởi hành ra Bạch Long. Trong hơn tiếng đầu trong phao số 0, tàu chạy chầm chậm theo đúng luật hàng hải. Hành khách ùa ra boong ngắm cảnh, hóng gió, ngắm bến cảng 6 kho danh tiếng 1 thời nay đang mở rộng thêm về phía Đình Vũ. Nhà máy lọc dầu đang xây dựng tại đây, hy vọnggiá xăng sẽ giảm bớt gánh nặng vé tàu cho dân du lịch ra đảo.
    Bắt đầu qua phao số 0 tàu tăng tốc suốt hành trình, tiếng máy nổ giòn trầm đục khoẻ khoắn. Sóng sau đuôi tàu lên cao hàng thước, trắng xoá. Lúc trước ở bến Bính đứng đầu mũi boong thấy mặt nước thấp lè tè, nhưng lúc này, khi tàu vươn mình rẽ sóng lướt ra khơi, tạo cho bạn cảm giác rồng cất cánh ra ngoài rẽ sóng có cảm giác từ trên ngôi nhà 5 tầng nhìn xuống mặt biển. Nếu bạn dễ say song thì vị trí thích hợp nhất là đầu mũi tàu. Nơi đây ít bị lắc ngang nhất và ít bị cảm giác bồng bềnh, hẫng hụt nhất.
    May mắn mặc dù bão số 4 đang gần kề, nhưng biển lặng vô cùng, gió biển mặn mòi mơn man, song cấp 3 nhẹ nhàng, chị em D&D ra hết boong hóng gió. Ai cũng nghĩ đi biển sướng hơn đi ô tô của nhà D&D. Say sóng là cái đinh gỉ!!!
    Loáng cái, Cát Bà đã sau lưng, Long Châu đã trước mặt. Đảo Long Châu nổi tiếng với cây hải đăng toả sáng trong đêm đen như mắt rồng dẫn tàu vào cảng HP và không hề tắt trong những ngày đánh Mỹ phong toả cảng HP. Nơi đây D&D đã đặt chân tới trong 1 chuyến đi bất thành ra đảo BLV. Trên đảo chỉ có bộ đôi, nhân viên hải đăng và cực nhiều chó, rắn. Rắn là dân cư đông đúc nhất và là đặc sản cho những ai đăt chân đến nơi này đem về làm quà bình rượu rắn bổ dọc bổ ngang. Chúng tôi gửi lời chào tạm biệt và hẹn Long Châu 1 lần khác ghé chân đàn hát với cư dân trên đảo.
    Trên đường đi, phía xa xa cách tầm măt vài chục ?olý?, theo cách gọi dân tàu, mờ mờ hình như không phải là tàu biển mà là bong dáng dàn khoan thăm dò dầu trên biển đông. Theo tôi biết dàn khoan này cách Cát Bà 40 ?olý?. Đất nước ta đang khát nguồn năng lượng, dầu từ đây sẽ được chở vào nhà máy lọc dầu Đình Vũ rồi phục vụ cho nhân dân và các khu công nghiệp tam giác kinh tế châu thổ sông Hồng. Càng thấy vị trí cửa ngõ của BLV thêm quan trọng.
    Trời sắp bão cho nên tôi nhận thấy số tàu thuyền trên biển vắng vẻ hơn mọi khi. Đa phần là chạy vào Cát Bà trú gió. Cầu mong chuyến đi suôn sẻ, dù có sóng to gió lớn nhưng hãy để vào tối mai. Theo lịch thì chiều mai 3h tàu về. Đước thăm đảo lâu hơn chuyến đi trước những 6h.
    Đã quá ngọ, mọi người lục tục vào lục đồ ăn. Mỳ tôm, bánh ngọt, đồ uống trên tàu phục vụ theo nhu cầu. Đương nhiên mua đồ là phải trả $ rồi, nhưng giá không đắt hơn đất liền nhiều. Cuối tầu có vòi nước nóng, năm ngoái chạy tốt, nhưng năm nay thấy không hoạt động. ?oMình chả cần ăn, 2 bát bánh đa cua với đôi suất chả rán bơi lội trong dạ dày, đủ tạm cầm cự đến chiều?.
    Chờ mãi không thấy say sóng, cánh đàn ông lôi bia, rượu ra tẩn. ?oHết bia loong HN rồi, chỉ còn Halida? - Chị TNXP mà sau đó D&D gặp thường xuyên ở nhà khách Thanh niên nói. ?oVâng, cũng được cho em 2 loong?. ?o20 ngàn, 2 loong?. ?oGiá cũng xuôi? ?" Nghĩ bụng vậy. Trời nắng đẹp, đội mũ, đeo kính, đem bia ra boong tàu, trèo lên cao ngan tầm cabin thuyền trưởng, vừa ngắm biển vừa uống bia. Có cái thú nào hơn cái thú mà mình đang tận hưỏng. Mênh mông biển nước xanh, lênh đênh không bờ, tàu trồi lắc đã cơn khát say trong lòng. Mặt boong không còn ai ngoài thằng mình. Cửa ra đã đóng lại, hành khách gà gật trong chếch choáng men say vị sóng biển đã ngấm. ?oThời tiết đẹp hơn chuyến đi trước của D&D rồi. Đang muốn sóng lớn để 1 lần biết say sóng ntn. Đồng thời, cũng muốn nắng thật to để dụ làn da đen cháy. Khi về nhà thấy hãnh diễn khi có ai đó hỏi: ?ođi biển nào đấy??, ?oBạch Long Vĩ?. Lúc đó, khối kẻ tròn mắt sửng sốt, ngạc nhiên!!! Có phải aicũng ra được nơi đầu sóng ngọn gió này đâu. Chỉ kém Hoàng Sa, Trường Sa chút ít thôi.

    To be Cont.
  6. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Để tăng thêm phần hứng thú cho chuyến D&D ngóng chờ bão tan trên BLV. Xin có ít ảnh của nhúng ngày giao lưu mang "Vườn chi thức" ra đảo của đoàn viên, thanh niên VNPT trong các ngày 17 - 21/7/2008:
    Trên tàu hải quân ra đảo. Hành trình từ chạy đêm từ tối đến sáng hôm sau mới tới đảo:
    [​IMG]
    Áo xanh ngồi giữa là bí thư đoàn VNPT Đồng Ngọc Long:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Say sóng, nằm la liệt trong hầm tàu:
    [​IMG]
    Trên tháp truyền hình BLV:
    [​IMG]
    Hải đăng BLV:
    [​IMG]
    Trao đổi với TNXP và bộ đội hải quân:
    [​IMG]
    Làm duyên:
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. vecchia_signo

    vecchia_signo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đi bác Hoàng ơi...keke năm nay 2/9, miền Bắc bị thiên nhiên tàn phá tan hoang D&D Trung tiến Lý sơn quan là hay lém ạ.
  8. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Cảnh đảo Bạch Long Vĩ nhìn từ hải đăng:
    [​IMG]
    và cảnh người trên hải đăng:
    [​IMG]
    Hải đăng và tháp truyền hình nhìn từ xa:
    [​IMG]
  9. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Nhân dịp Quốc khánh 2/9 là ngày lễ được nghỉ dài ngày. D&D GROUP xin tổ chức chương trình với tiêu đề:
    D:-)D Lý Sơn ?" Quảng Ngãi mừng Quốc khánh hướng về Hoàng Sa 29/8 ?" 3/9/2008:

    Ngày 1, thứ 6 ngày 29/8/2008: di xe Hoàng Long tại bến Lương Yên.
    - 16h45 tập trung tại bến Lương Yên.
    - 17h00 khởi hành
    - Ăn tối và đêm tại các điểm dừng xe. Nên đem theo đồ ăn, nước uống...
    Ngày 2 thứ 7 ngày 30/8/2008:
    - Trưa tới QNgãi. Ăn trưa. Về ks, tại trung tâm, gần chợ.
    - Lên đường đi các địa danh sau (thuê xe ô tô đi):
    + Núi Thiên Ấn: từ ngã ba đầu cầu Trà Khúc trên quốc lộ 1A, rẽ sang quốc lộ 24B về hướng đông khoảng năm mười phút là đến núi Thiên Ấn. Quả núi hình quả ấn như in dấu ngàn năm xuống dòng sông Trà lững lờ trôi theo dòng lịch sử. Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, từ xưa đã được xem là "đệ nhất phong cảnh" của tỉnh Quảng. Thiên Ấn là ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Núi cao 100m, tựa hình một chiếc ấn, bốn phía sườn có hình thang cân. Giữa thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm cạnh dòng sông xanh nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. "Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em"
    + Chùa Thiên Ấn, ngôi chùa cổ nằm dưới bóng cây cổ thụ, được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch vào năm 1716. Cũng trên đỉnh núi còn có một khu bảo tháp gìn giữ thi hài các vị sư tổ trụ trì và mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947).
    + Uống nước "giếng Phật" ở độ sâu 21 mét, nước mát trong. Giếng được đào từ lúc khai sơn, phá thạch giếng Phật phải đào mất 20 năm mới hoàn thành Giếng xưa vẫn còn nguyên vẹn, nước vẫn xanh trong, thành giếng phủ đầy rêu phong, du khách có thể quay nước từ giếng Phật lên, uống một ngụm mát lành, khoả nước giếng khơi để gột rửa bớt bụi trần.
    + Chứng tích lịch sử Sơn Mỹ cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía đông bắc, trên địa bàn xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, là nơi đã ghi lại tội ác dã man của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Ngày 16/3/1968, lính Mỹ đã giết hại hàng trăm dân thường vô tội ở đây trong một cuộc hành quân huỷ diệt. Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ gồm địa điểm thứ nhất ở xóm Thuận Yên (nay là xóm Khê Thuận), nơi lính Mỹ đã giết 47 người thuộc thôn Tư Cung. Ðịa điểm thứ hai ở xóm Mỹ Hội (nay là xóm Khê Hội), nơi lính Mỹ đã giết hại 97 người thôn Cổ Lũy.
    + Vịnh Dung Quất, TP QNgãi - DQ ~ 30km, thăm cảng DQ,- ngọn Hải Đăng, đồn Biên Phòng Dung Quất, sau đó vòng về bãi biển Lệ Thuỷ, Khe Hai, hoặc biển Mỹ Khê (tùy điều kiện thời gian cho phép)
    + Biển Mỹ Khê thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh cách TP QNg 20km. Nằm trên quốc lộ 24B, cách cảng Dung Quất 16km và gần cảng Sa Kỳ, cách khu chứng tích Sơn Mỹ 3km.. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng với không gian mênh mông, bãi cát mịn, thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đổ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú. Bờ biển Mỹ Khê dài trên 10km, có 3 cảnh đẹp là: Cổ Lũy cô thôn, Thạch cơ Điếu tẩu, An Hải sa bàn. sông Kinh. Ở đây có ghềnh đá đẹp. có món ngon là Nhông nướng + cháo nhông, Mực lá, cháo tôm, nghêu khá ngon.
    + Biển Khe Hai, biển đẹp, thuộc huyện Bình Sơn, có rừng dương xanh, bờ cát rộng thoai thoải, là nơi tắm biển nghỉ ngơi rất lý tưởng. Biển Khe Hai còn có ưu thế là gần Quốc lộ 1A, nằm trong Khu Kinh tế Dung Quất và sát Khu Kinh tế mở Chu Lai. Cũng như một số bãi biển đẹp vùng duyên hải miền Trung, biển Khe Hai lâu nay vẫn là tiềm năng chưa được khai thác. Biển khe Hai bãi thì đẹp. nhưng do chưa phát triển du lịch...
    Nhông biển Khe Hai: Nhông chặt đầu, lột da, mổ bụng, rửa sạch, rồi ướp với ớt, với thật nhiều củ nén (thịt nhông rất hợp với loại củ này, thiếu nó coi như thịt nhông nướng mất đi khá nhiều vị ngon). Những vỉ kẹp nhông đã sẵn sàng, cho lên lò than củi đỏ hồng. Khoảng chừng 7 phút sau, sẽ thấy mùi thơm âm ấm, lạ lạ của thịt nhông nướng vừa chín tới lan toả, đầy sức gợi như một ma lực cuốn hút ghê gớm. TBỏ ra, thịt nhông ươn ướt như miếng bò nướng , nếu để chín giòn thì hỏng, ăn vào bị dai và đăng đắng, khó nuốt . Lột lá lót bên ngoài, thịt nhông nguyên con vàng thẫm, chỉ chờ người đón nhận, Thịt nhông nướng hợp với kiểu ăn tới đâu xé tới đó. Cứ chấm với muối ớt, muối tiêu, thịt nhông nướng ngon thơm đến mê ly. Thịt nhông nơi đây, chẳng gần, chẳng giống với thứ thịt của con vật nào cả, nó hiện ra đúng ?obản sắc đặc trưng? của chính mình. Nhâm nhi với chút rượu là nhất trần đời. Ăn xong, nhảy xuống biển tắm thoả thê mà vẫn còn nghe mùi thơm của thịt nhông, của củ nén lâm dâm, man mát trong người. Cháo Nhông + củ nắn: tuyệt ngon. Thịt băm nhỏ, tao dầu phụng chính hiệu, đợi cháo nhuyễn nhừ cho vào cùng mắm muối, hành, tiêu, ớt, thế là có những tô cháo, ăn vào chỉ biết khen. Tắm xong, lên nghỉ một lúc, làm vài tô cháo... đến độ quá ?ođã? mới về.
    + Biển Lệ Thủy, nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Vạn Tường là hấp dẫn nhất, đẹp nhất. Biển Lệ Thủy còn có tên gọi là biển bậc thang, vì từ trên cao nơi đậu xe ô tô để xuống dưới biển này du khách phải đi qua khoảng 200 bậc thang khá dốc, hoặc phải đi qua làng chài Mỹ Lệ khá thơ mộng. Từ trên cao nhìn xuống, biển Mỹ Lệ chia thành hai phần, phần thứ nhất là bãi cát biển trắng như kem, phong cảnh hữu tình, phần thứ hai là một tảng đá lớn phẳng lì như một chiếc bàn khổng lồ, du khách tha hồ đi tung tăng trên đó. Đến đây, du khách không thể không thả mình xuống dòng nước trong xanh, để cảm nhận nét dịu dàng của một bãi biển hoang sơ...
    Lưu ý: Nếu đi ăn don thì chiều về Qngãi, xuống Nghĩa Hà ăn don . Nghĩa Hà hay Nghĩa Phú do đều ngon. Xã Nghĩa Hà cách Tp ~7-8km. Nên vào mấy quán nhỏ nhỏ đỡ bị chặt chém.
    - Tối về TP ăn nhậu các món xứ Quảng trên bờ kè sông Trà Khúc
    - Ngủ đêm tại khách sạn Trung tâm TP.

    Hết ngày 2. Chờ ngày 3 tiếp theo.
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 20/08/2008
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 20/08/2008
  10. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Sang ngày thứ 3 của D:-)D Lý Sơn ?" Quảng Ngãi mừng Quốc khánh hướng về Hoàng Sa 29/8 ?" 3/9/2008:
    Ngày 3, chủ nhật 31/8/2008: (Mục đích chính của chuyến D&D lần này)
    - 6h00: đón bình minh, ăn sáng.
    - 7h00: Xuất phát đi cảng Sa Kỳ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, cách TP 20km.
    - 8h00: Lên tàu đi Đảo Lý Sơn.
    Tên cũ là Cù Lao Ré, nằm cách bờ biển Quảng Ngãi 32 km về hướng Đông Bắc, gồm các hòn Cù Lao Ré (Hòn Lớn); Hòn Bé, Hòn Mù Cu. Sở dĩ gọi là Cù Lao Ré vì xưa kia tên đảo này có nhiều dây ré dùng để buộc đồ rất dai và bền chắc. Lý Sơn, có hai xã là Lý Vĩnh và Lý Hải, diện tích tổng cộng 11 km2 và dân số gần hai vạn người. Nông sản chính ở đây là tỏi, vì vậy đảo còn được gọi nôm na là ?oVương quốc tỏi?. Đặc sản chính là Tỏi. Tuy nhỏ tép nhưng tỏi Lý Sơn nức tiếng trong cả nước về độ thơm, độ nồng của nó. Mà cách trồng tỏi của người dân cũng rất công phu. Sau khi làm đất, người ta còn phải lấy cát từ biển về trải một lớp chừng 5-10 cm, sau đó mới trồng tỏi giống xuống. theo những bô lão của Lý Sơn thì tỏi thơm ngon nức tiếng chính là nhờ trồng trong lớp cát này. Và cát sẽ được thay sau mỗi vụ trồng tỏi. Trên Đảo có những thắng cảnh, những tên gọi gợi cho bạn nhớ đến những địa danh trong các tác phẩm văn học cổ điển về cướp biển: ngọn Thới Lới, hang Câu, hang Kẻ Cướp, cổng Tò Vò, hòn Mù Cu?
    - Tới Lý Sơn thuê xe đi thăm các địa danh sau ở Hòn Lớn:
    + Di tích núi lửa dựng Chùa Hang ở Đông Bắc đảo, thuộc xã Lý Hải, dưới chân núi Thới Lới, nằm sâu trong lòng khối nham thạch không lồ hình dáng ở thế phun trào. Là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn. Hang đá này được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20 m, do bị nước biển xâm thực trong thời kỳ biển tiến. Hang có bề ngang 30 m ăn sâu trên 25 m vào núi theo kiểu hàm ếch ngoài cửa cao 15 m, thấp dần vào phía trong. Ở đó có những kỷ đá, giường đá rất đẹp. Chùa có từ 400 năm trước, gọi là ?oThiên Khổng Thạch Tự?. Chùa rộng 480m2, chỉ cao có 3.2m, vốn hình thành từ một ngôi đền Chăm cổ, nhưng những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ XX và dân đảo thay thế bằng thời Phật vào thờ tiền hiền của ba tộc lớn nhất đảo kết hợp thờ 7 vị tiền hiền làng Lý Hải (An Hải phường)... Chùa thờ Phật và các vị tiền hiền họ Trần có công khai phá, xây dựng chùa. Chung quanh chùa là những cây bàng biển có tuổi thọ từ hàng trăm năm, cành lá xanh rì, hình dạng cổ quái. Muốn đến chùa, du khách phải theo địa đạo cheo leo trên vách núi, sát mép biển, lên cao dần rồi hạ xuống 40 bậc đá để vào chùa. Chỉ có những người đàn ông của tộc Trần đi tu mới được trụ trì ngôi chùa này.
    Leo núi hơn 1 tiếng đồng hồ, sẽ lên tới đỉnh Thới Lới, ở đó có miệng núi lửa hình phễu đường kính gần 1km. Từ đỉnh núi nhìn xuống cánh đồng tỏi, những ô bàn cớ được ngăn bằng nham thạch vụn đẹp như các khu vường kiểng.
    Một ngôi chùa khác, chùa Đục, cũng là một kiến trúc độc đáo ngay trên mép một nhánh nham thạch đang trào ra phía biển xanh.
    + Đình Lý Hải, công trình kiến trúc nghệ thuật mang phong cách thời nhà Nguyễn, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1820) ở xã Lý Hải. Đây là ngôi đình thể hiện kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, sống động qua các ô trang trí. Cổ diềm đình với nhiều mô típ mai - điểu, lưỡng long triều nhật... là nơi thờ Đức Thiên Y A NA còn gọi là Chúa ngọc, nữ thần tối cao trong Vương quốc Chăm Pa, là vị thần che chở và đem lại sự thịnh vượng với hình dạng đã được Việt hóa.
    - Ăn trưa với 14 loại ốc đặc sản Lý Sơn tại Hòn Lớn. hàng quán bình dân với những đĩa thức ăn được chế biến từ hải sản, mà đặc biệt là từ 14 loại ốc biển khác nhau, mang những cái tên rất kỳ dị như ốc nhảy, ốc đụn, ốc cừ, ốc hương, ốc voi? Riêng về ẩm thực của cù lao Ré thì chắc không có khu resort nào sánh kịp vì hẳn ai cũng một lần ngạc nhiên khi được dùng một bữa ăn đủ 14 loại ốc biển khác nhau, vỏ ốc còn nguyên trên điã với màu sắc long lánh. Thưởng thức đĩa gỏi bạch tuộc trộn với khổ qua. một đĩa mực thả mới vớt từ biển lên, uống một ly nhỏ rượu tỏi và nhìn hoàng hôn trôi dần về đất liền lắng nghe tiếng kinh cầu từ chùa vẳng ra khiến long buồn da diết nghĩ đến bao xác lính chôn vùi nơi Hoàng Sa.
    - Thuê tàu đi Hòn Bé tức Cù Lao Bờ Bãi, cách cù lao Ré (tên tục của Lý Sơn) 3,5km. Đảo Bé là nơi mang danh xưng ?ovương quốc tỏi?. Tỏi được trồng ở đây thơm lừng như thể vì thấm quá nhiều mồ hôi. Nông dân mỗi năm phải thay một lớp cát bề mặc cho ruộng tỏi nhà mình, mỗi hécta cần tới 222m3 cát. Mới hiểu tại sao phụ nữ Lý Sơn đội cát trên đầu đi từ dưới mé biển lên đã là một hình ảnh quen thuộc vô cùng.
    + Đi thăm những khu mộ gió của thuỷ tổ tộc Phạm, tộc Trần, tộc Lê, lặng yên đi qua những nấm mộ phủ cát và nghĩ đến cuộc đời của những người đàn ông một đời ăn song nói gió và không chịu chết trên giường ngủ nhà mình. Trong mộ gió ấy chỉ có những hình nhân yên lặng, tưởng nhớ con người dũng mãnh đã từng sống trên đảo. Ở Hòn Bé có vô số nghĩa trang mộ gió như vậy, nên gọi tên là đảo mộ gió cũng có đôi chút kiêu hãnh. Bên cạnh đó, dấu vết của văn hoá biển là Lăng Tân, Lăng Cồn đều hướng ra khơi, bên ngoài được nhiều cây cổ thụ vây bọc, bên trong thờ những bộ xương cá ông khổng lồ.
    Đặc sản:
    Ở đảo không những có rất nhiều đặc sản biến như ; đồn đột, vú áo tơi, mực , ốc, vẹm.... mà còn có một món ăn tuyệt ngon, đó là gỏi tỏị chấm với nước sốt hải sâm. Khi xuân về, cánh đồng tỏi Lý Sơn bắt đầu ngả màu vàng báo hiệu mùa thu hoạch. Lẫn trong màu vàng ươm ấy là những cây tỏi cao khoẻ, màu xanh đậm tràn đầy sức sống. Chọn những cây tỏi đực, cắt bỏ phần lá và rễ. Rửa sạch, cắt thân cây làm hai hoặc ba phần chẻ đôi hoặc chẻ tư. Bỏ vào nồi hấp hơi. Hấp vừa chín chứ đừng chín quá, phi thơm hành trộn vào. Lấy đậu phộng rang giã nhỏ vừa, thêm chút đường, bột ngọt, nước mắm và chút rau thơm... tất cả cho vào âu trộn đều. Nước sốt hải sâm (thường là hải sâm khô) phải ngâm nước, đổ vào nước tro loãng đun sôi, sau đó cạo và rửa sạch, dùng rượu và gừng giã nhỏ để khử mùi tanh. Rửa sạch, thái mỏng gấp với hành, tiêu, bột ngọt, đường... nửa giờ sau đem xào, cho thêm thịt gà luộc thái nhỏ, nấm, hành tây xào thật chín. Dùng nước cốt dừa nấu sôi, hoà bột đao cho nước sánh nhuyễn, đổ món hải sâm vào để sôi lại nhiều lần, thêm gia vị. Thế là có nước sốt hải sâm tuyệt hảo.
    Gỏi tỏi chấm với nước sốt hải sâm đưa vào miệng nhai giòn giòn thật là khoái, quyện với hương vị thơm nồng của tỏi và vị ngọt đậm của nước sốt hải sâm, lại thêm cái vị béo ngậy của đậu phộng sao mà ngon thế. Nhấm nháp thấy cay cay, nuốt xuống bụng nghe ấm ấm vị tỏi Lý Sơn. Gặp tiết trời se lạnh của tháng giêng thì món gỏi tỏi càng thêm giá trị. Nếu bị cảm cúm, đau đầu... ăn vài lần gỏi tỏi là có thể hết bệnh. Món gỏi tỏi chấm nước sốt hải sâm được ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên. Dân đảo Lý Sơn coi đây là hương vị quê nhà, nếu đi xa thì càng nhớ da diết.
    Ốc Vú Nàng. Biển miền trung có nhiều bào nhuyễn thể và giang sơn của chúng là các hải đảo ngoài xa khơi. Chúng bám sống vào các gành đá quanh đảo và hàng năm, ngư dân, đánh bắt cung cấp cho các nhà hàng và tiệm ăn một số lượng khá lớn. Trong các loài nhuyễn thể nổi tiếng nhất, có loại ốc mang tên "vú nàng". Tên mới nghe thật lạ lẫm làm sao! Loại ốc này sinh sống nhiều ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Cù lao Ré (Quảng Ngãi), đảo Lao Câu và đảo Phú Quý (Bình Thuận)... Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tròn đầy sức sống. Hơn nữa, ốc vú nàng lớn bằng kích cỡ "vú nàng thật", được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nếu dùng cát xát vào vỏ thì toàn thân ốc ửng lên một mầu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm.Vú nàng thường to cỡ ba ngón tay, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ. Đây là loại ốc sống bám vào các gộp đá ven bờ biển. Ốc vú nàng có quanh năm nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn, sau đó chúng lặn mất dần để rồi tái xuất hiện vào đầu mùa trăng theo một chu kỳ nhất định. Người bắt ốc phải chịu khó ngâm mình dưới nước bơi vào các hang, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá bằng lớp da bụng mềm mại của nó. Ốc đem về rửa sơ, xếp vào xoong nước đặt lên bếp lò luộc chín. Thỉnh thoảng dùng đũa trở ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra để nguội. Chỉ cần lách mũi dao nhỏ nạy nhẹ là ta đã lấy được một khối thịt ốc bung ra khỏi vỏ, đưa vào xoong nước luộc rửa sạch, cắt bỏ hết những chỗ nhớt mầu xanh xanh có vị đắng. Thịt ốc thái mỏng (theo chiều dọc) đem trộn với da heo hay thịt ba chỉ thái nhỏ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập, chanh tươi, ớt chín, nước mắm ngon sẽ có món gỏi ốc ngon tuyệt! Gỏi ốc ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng, chấm thêm nước mắm gừng ăn mãi không chán. Hương vị gỏi ốc thật đậm đà và khoái khẩu làm sao! Mùi thơm của rau quyện với vị cay nồng của ớt, vị ngọt ngọt của ốc cứ ngấm dần, ngấm dần... Được thưởng thức món gỏi ốc vú nàng chắc chắn các bạn sẽ nhớ mãi.
    - Có thể ăn tối tại Hòn Bé rồi quay về Hòn Lớn ngủ hoặc quay luôn về Hòn Lớn ăn tối và nghỉ đêm tại Hòn Lớn.

    Hết ngày 3. Chờ ngày 4 tiếp theo
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 20/08/2008

Chia sẻ trang này