1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Ngày 4, 5 tiếp theo của D:-)D Lý Sơn ?" Quảng Ngãi mừng Quốc khánh hướng về Hoàng Sa 29/8 ?" 3/9/2008:
    Ngày 4, thứ Hai, 01/09/2008:
    - Dậy sớm, đón bình minh trên đảo
    - Ăn sáng, lên tàu quay về cảng Sa Kỳ: cửa Sa Kỳ có mõm núi cao thuộc xã Tịnh Kỳ. Thôn An Kỳ, An Vĩnh của xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh hợp với thôn An Hải thuộc xã Bình Câu huyện Bình Sơn thành vùng Ba Làng An nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ. Tại mỏm An Vĩnh có nhiều phiến đá hình thoi xếp thẳng hàng như có bàn tay vô hình nào sắp đặt, dựng thành vách đá cao. Ở đây có một hang đá lộ thiên, sóng biển dội vào, nước trong hang sủi bọt như đang sôi lên, nên được gọi là Hầm Rượu. Lại có những vết lõm xuống mặt đá, hình dạng như dấu bàn chân, nên gọi là "bàn chân khổng lồ". Đứng chơi vơi ngoài mép nước là một tảng đá nhô cao, giống như người đứng câu giữa dòng nước được gọi là "Thạch cơ điếu tẩu" (Ông câu trên gành đá).
    - Đi thăm bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm.
    - Xuôi về Bãi biển Sa Huỳnh. tắm biển và ăn trưa tại Sa Huỳnh. Nếu muộn sẽ ngủ tại đây.
    Biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở cây số 985, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nếu đi xe lửa, tàu sẽ dừng tại ga Sa Huỳnh cách TP QNgãi 60 km. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Diện tích các cánh đồng muối ở đây chiếm gần 500 ha và hàng năm sản xuất hàng trăm ngàn tấn muối có chất lượng tốt. Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh trải dài hàng cây số, trông xa giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi dậy thì. Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh, vì chữ ?o Hoàng? trùng tên Chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ. Biển thoai thoải, không có đá ngầm. Sa Huỳnh còn có thắng cảnh ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ? Ở đây có khách sạn Motel Sa Huỳnh Có nhiều hòn đảo nhỏ như: hòn Bẹp, hòn Dù, hòn Khu Ông, hòn Son...
    Đặc sản Sa Huỳnh:
    + Ngoài tôm, mực, ghẹ, cua, cá nục cuốn bánh tráng..., hấp dẫn nhất là món mắm nhum. Người Sa Huỳnh có câu: ?oGiàu chất của kho, nghèo lo hủ mắm?. Con nhum (cầu gai) đã hiếm và chỉ bắt theo mùa. Thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, mầu hồng phớt, có thể kho để ăn cơm, hoặc trộn vào trứng để chưng cách thủy, tráng chả, hoặc vắt chanh vào thịt nhum tươi cho chín tái.. Tuy nhiên ngon nhất là đem làm mắm, món mắm nhum độc đáo, đậm đà hương vị biển. Nhum có nhiều loại, nhưng chỉ có "nhum ta" nhỏ, thịt chắc, mầu đỏ thẫm ngả sang đen mới có thể dùng làm mắm. Nhum ta sống nhiều ở ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và một ít ở Hoài Nhơn (Bình Định) nên mắm nhum là đặc sản của cư dân hai bên mỏm biển vùng này. Mắm nhum Sa Huỳnh nổi tiếng cả nước, thời nhân Nguyễn, vua Minh Mạng hạ lệnh hằng năm địa phương phải ?otiến? về kinh đô 12 cân mắm. Mắm nhum thời đó trở thành ?omắm tiến?. Ngoài yếu tố thời tiết, khai thác nhum phải chọn ngày tối trời. Ngày sáng trăng bụng nhum rỗng tuếch không có thịt.Mùa khai thác nhum làm mắm ở Phổ Châu bắt đầu từ tháng tư, kéo dài đến đầu tháng tám. Nhum ngoài món muối mắm còn chế biến được một số món ăn dân dã khác. Cháo nhum nguội đến đâu ăn vào thấm cái ngon đến đó.
    + Cua huỳnh đế. Đây là giống cua to con, cân nặng cả ký, toàn thân có màu đỏ gạch. Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, thoạt nhìn giống con bọ khổng lồ, đầu hơi chúi xuống, có khá nhiều râu vểnh lên, lưng có gai, càng và que ngắn, khi luộc chín mai cua mầu đỏ hồng rất đẹp. Cua huỳnh đế có quanh năm nhưng vào độ tháng chạp âm lịch là thời điểm cua ngon nhất. Lúc này, cua cái và đực đều đầy gạch, cua cái có thêm trứng, ăn rất ngon. Phần gạch của cua huỳnh đế là chất bổ dưỡng nhất, ăn không độc (nhất là với người bụng yếu) như gạch của cua thường hay ghẹ. Sớ thịt cua huỳnh đế chắc, ngọt, dai và thơm; vỏ cua giòn, mềm, dùng răng cắn bể được. Cua huỳnh đế thường được nướng hoặc hấp chấm với muối tiêu chanh, nhưng ngon nhất vẫn là nấu cháo. Cua rửa sạch, sau đó cho vào tô hấp cách thủy để giữ chất ngọt. Cua chín, tách mai, dùng muỗng nạo phần gạch để riêng, lấy phần thịt từ thân, càng, que rồi ướp gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi). Sau đó phi mỡ hành cho thơm rồi cho thịt cua vào xào qua khoảng ba phút. Khi nồi cháo vừa chín, bỏ thịt cua vào, nêm lại, chờ cháo sôi nhắc xuống cho hành lá, tiêu vào. Cháo cua huỳnh đế ngon bởi lớp mỡ hành vàng nhẹ, mầu hồng gạch cua và những sớ thịt cua trắng phau.
    - Chiều về đi Thác Trắng, một trong những thác đẹp nhất ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách TP Quảng Ngãi chừng 23km gần thôn Tịnh Ðố, xã Thanh An, nằm ở hướng Tây Nam huyện Minh Long. Vượt qua đèo Eo Gió nằm tiếp giáp giữa huyện Nghĩa Hành và Minh Long. Trên con đường vòng cung, ngang qua những cánh đồng lúa là dòng sông Vệ lững lờ trôi bên những xóm nhà. Càng đến gần địa bàn huyện lỵ Minh Long, quang cảnh cũng bắt đầu thay đổi dần với những nếp nhà sàn nằm bên sườn núi, những rẫy chè và thửa ruộng bậc thang của đồng bào H''''''''re hai bên đường. Phong cảnh đẹp và bình yên đến nao lòng... Từ huyện lỵ đi đến thác khoảng 7km, fải đi bộ đến đó 1 đoạn ngắn. Thác Trắng Minh Long nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp. Thác Trắng ẩn mình giữa rừng già, dòng nước trắng xóa như treo trên vách đá ở độ cao trên 40m. Từ trên cao, nước buông mình đổ xuống tạo thành dòng suối trong vắt, chạy quanh những tảng đá và bờ cây dương xỉ mọc đầy trên vách núi. Hai bên thác có nhiều cây đoát - một loài cây mà đồng bào dân tộc thiểu số lấy nước lên men làm thành thứ rượu đoát độc nhất vô nhị. Ðộ cao của thác khoảng 40-50 mét. Từ trên cao, nước chảy xuống trắng xóa như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Dưới chân thác có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, xanh biếc và mát lạnh. Từ chân thác này, nước theo con suối rộng khoảng 20 mét, lô nhô đá tảng giữa dòng, quanh có uốn khúc trong thung lũng trước khi chảy ra hợp nước với các khe suối khác. Giữa mùa hè nóng bức mà đến thác Trắng với không khí mát lành thì thật tuyệt.
    Trên đường đi cảnh 2 bên đường đẹp như lên Đà Lạt. Đi qua Làng Ðố, một làng Hrê định canh định cư, vẫn với nếp nhà cổ truyền, nhưng lợp ngói, khang trang đẹp đẽ. Hồ nước dưới chân thác Trắng và lòng suối có nhiều cá niêng được xem như một đặc sản mà bất cứ khách từ đâu cũng ưa thích.
    - Tắm Suối khoáng Thạch Trụ . Tỉnh Quảng Ngãi có ba nguồn suối nước khoáng nổi tiếng nhất: Thạch Bích ở xã Trà Bình (Trà Bồng), Mỹ Thịnh ở phía tây huyện Tư Nghĩa và Thạch Trụ ở phía nam huyện Mộ Đức. Suối Thạch Bích đã được khai thác, đóng chai có nhãn hiệu Thạch Bích. Suối khoáng Mỹ Thịnh gần như chưa được khai thác.
    Suối Thạch Trụ còn gọi là Thạch Tuyền. Thạch Tuyền đã có xây dựng cơ sở dịch vụ tắm suối, nhưng nên đến tắm trực tiếp ở suối Suối khoáng Thạch Trụ
    - Quay về TP nhậu trên bờ kè sông Trà Khúc (phố nhậu Tôn Đức Thắng) ăn nhông nướng, bánh xèo QNg, bún mắm nêm, don kèm bánh tráng, ốc hút Cây Me, gân bò, gỏi sứa? http://www1.ttvnol.com/forum/Quangngai/468652/trang-52.ttvn
    Đặc sản xứ Quảng:
    Don là một trong những đặc sản độc đáo của vùng sông Trà. Món này có thể ăn với bánh tráng, hoặc xào với hành xúc bánh tráng nướng; ăn kèm ớt xanh, tương ớt, lạc rang, tiêu hành rất dậy vị. Những món ăn ngon được chế biến từ don như canh don, cháo don, gỏi don. Cách ăn ngon và tốn kém hơn là làm món ?oruột don xào? với miến, bún, bánh tráng nướng để nhắm với rượu, với bia. Don ăn nhẹ, mát, bổ, rẻ tiền và hấp dẫn. Don thuộc họ nhà hến, nhưng nhỏ hơn hến, họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh. Don nằm sâu dưới cát (khoảng 5 phân), mỗi năm chỉ nổi lên một lần, với mực nước ngập khoảng một mét. Cứ từ tháng giêng đến tháng 7 âm lịch, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi hạ lưu sông Trà chảy ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) gặp sông Vệ, nước trong xanh không bị nước đục từ trên nguồn đổ về lại rủ nhau đi nhủi (cào) don. Don chỉ sống nơi nước "chè hai" (nước lợ, nước cửa biển) và cũng chỉ có thôn Vạn Tượng là nhiều và ngon nhất.
    Khi nhủi don về, người ta loại bỏ hết rong rêu và các loại ốc hến khác, rồi đem ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Đun sẵn một nồi nước âm ấm, theo tỉ lệ một bát don vỏ hai bát nước, thêm một chút muối. Khi nước sôi bùng lên thì dùng đũa bếp khuấy mạnh và đều cho don há miệng, nhả tất cả chất ngọt làm cho nước don có mùi vị. Gạn nước luộc để riêng, ruột don đãi sạch vỏ. Cho don và nước luộc vào đun sôi một lần nữa. Chuẩn bị các gia vị như ớt xanh, tiêu xay, tỏi, hành, rau thơm... Ruột don ít nhưng nước don thơm ngon, vừa ngọt, vừa thanh. Khi ăn, người ta thường húp cả nước lẫn ruột, và ăn kèm bánh tráng gạo. Bánh tráng cũng có hai loại, hoặc nướng để bẻ miếng nhỏ bỏ vào ăn kèm, hoặc bánh tráng một hai nắng, xé nhỏ như sợi mì Quảng, cho một vắt nhỏ vào tô và chan nước. Một tô don chỉ có một muỗng nhỏ ruột, châm một tí nước mắm nguyên chất và rau thơm, hành lá... là chẹp chẹp? Don ngon không phải vì cầu kỳ, đắt tiền, hay vì gắn kết với một kỷ niệm xưa... mà ngon vì thế đất, vì con nước "chè hai" đã làm cho nó ngọt lạ ngọt lùng. Ngoài ra, don còn được xào khô với hành lá xúc bánh tráng nướng, nấu canh với dưa hồng hay nấu cháo với mè...
    Ở thị xã Quảng Ngãi có thể gặp don bán khắp nơi, từ các quán sang trọng đến các gánh vỉa hè. Dân sành điệu thường ăn don gánh. Nhiều quán cách nấu bị pha tạp, hay sử dụng don làm sẵn để vào tủ lạnh, không ngon. Đến Quảng Ngãi quán don nổi tiếng nằm ở Cống Kiểu, Trần Hưng Đạo - Quang Trung (nằm trên đường Quang Trung), gần Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Ở đây bát don có màu đùng đục, không bị pha hến, không bị xào don rồi đổ nước sôi có AJingon, don rắc nhiều hành, bỏ tương rắc đậu vào rồi khuấy nhẹ, từ dưới bát nổi lên những lát hành tây xắt mỏng và những con don béo ngậy.. Nếu còn thời gian thì theo đường Lê Trung Đinh về Thu Xà (cách TP QNg 10km) hoặc cũng theo đường này, nhưng đến ngã tư Ba La đi về hướng bắc dọc dòng sông Trà xuống vùng Vĩnh Thọ- Nghĩa Phú sát bên đường nhiều quán và ngon hơn.
    ?oNghèo nghèo, nợ nợ Cũng cưới con vợ bán don
    Mai sau nó chết cũng còn cặp ui ?o
    Gỏi sứa. Sứa có nhiều loại. Sứa chuỗi cườm, con nhỏ màu xanh kết nhau thành chuỗi. Chúng có độc tố, thấy lo tránh xa kẻo vướng vào phải mang tai vạ ngứa rát bỏng người. Còn loại sứa thịt, mềm mềm như cục đông sương. Vớt được vài ba ký, đem về làm gỏi thì khỏi phải chê. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước. Sau đó lo hái rau thơm, xắt thêm ít xoài, khế? Lo pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm. Không quên chuẩn bị lạc rang giã vừa nhỏ. Mọi thứ làm "duyên" cùng sứa đã xong. Lúc này mới vớt sứa ra, rửa nhẹ một lần cho sạch. Nếu con sứa to lấy nứa "đi" vài đường rạch mềm mại, cắt nhỏ. Rồi bỏ chung tất cả những thứ ấy lại. Nhẹ tay trộn đều nhau, rưới nước mắm cho thật vừa khẩu vị, cho thêm ít ớt. Đem bày lên đĩa. Bánh tráng dày xúc khỏi cần thìa. Nhai, chậm rãi, từ từ nuốt mới thưởng thức hết cái sần sật là lạ của sứa. Giòn giòn, thơm thơm của bánh tráng. Béo của dầu ăn, của lạc. Thấy cay cay đầu lưỡi vị ớt. Chát chát của chuối. Chua chua của xoài, khế.
    Ngày 5, thứ Ba, 02/09/2008:
    - Dậy sớm chào cờ mừng Quốc khánh.
    - Ăn sáng, đi chợ., tham quan thành phố QN
    - Ăn trưa sớm và lên xe về HN. Có mặt tại HN sáng sớm ngày thứ Tư, 03/2008.

    Kết thúc chuyến Đi Đến Đảo Lý Sơn. Chia tay hẹn off trong chuyến đi tới.
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 20/08/2008
  2. umbalaxibuavn

    umbalaxibuavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0

    Nhóm D&D này biết về QN hơn cả dân bản xứ.. Để vào Qn các bạn có thể đón xe sao vàng ở bến xe nc ngầm về tận bến Tp.Qngãi. giá vé là 310.000đ bao gồm cả ăn uống. xe lịch sự, giường nằm rất tốt cho ai bị say xe.
    xe khởi hành lúc 1h15 và đến lúc 7h30 sáng hôm sau.
    Nếu ko các bạn có thể bay vào Đà nẵng của hãng pacific (bây h là jetstar) nếu mua vé bây h chỉ có 500k (hành lí xách tay), về đến Đnẵng ra bến xe xem có chiếc xe nào biển số 76 thì thuê đi, giá rẻ cực kì có khi còn đc đi miễn fí.
    Ăn uống chơi bời, nhâu nhẹt...các bạn ko lo bị chặt chém đâu bởi người Qn rất chất phác. dịp này mình cũng về quê nếu rảnh mời các bạn
    chúc các bạn 1 chuyến đi thú vị.
    [
  3. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Đang đói, đọc xong thèm nhỏ dãi
    Fix ngày 3 hay 4/9 đi bác Hoàng ơi.
  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Lý Sơn là điểm đến mong mỏi từ lâu ! Chuyến này của nhà D&D máu tham gia quá mà thời gian không cho phép ! Chúc cả nhà có chuyến đi thành công ,về nhớ cho bà con xem ký sự và ảnh ọt nhé !
    Chú Hoàng : vùng đất Quảng rất thân thiện ,có món nhậu bắt mồi là bánh tráng nhúng nước cuốn với bất kỳ thứ gì là thành mồi nhậu . Món Gỏi Sứa thì ngon thôi rồi !!! Thèm wá...

  5. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    @ bác Du: Cám ơn lời chúc của bác. Cứ nghe nói đến nhậu là khoái rồi bác ạ.
    @ umbalaxibuavn: Cám ơn bạn đã tư vấn. Lần này vào có 1 buổi nhậu với các bác ở Box Quảng Ngãi đây. Hẹn bác Trungbdqn rùi. Bác đến góp vui với nhé.
    @ TLM: Lịch đưa ra là mùng 3 or 4/09/2008 có mặt tại Hà Nội. Chương trình Fix là mùng 3 có mặt tại HN. Ai mà đi nhậu chưa đã, có thể ở lại thêm 1 ngày (trưa mùng 3 về, sáng mùng 4 có mặt tại HN)
  6. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng Ngãi, hướng về Hoàng Sa
    Xin trân trọng thông báo:
    Do dịp lễ 2/9 lượng khách tăng đột biến nên các chuyến xe khách đi phía Nam đều đông, khả năng hết chỗ, cháy vé rất dễ xảy ra, cho nên danh sách của nhóm D&D Lý Sơn - Quảng Ngãi chỉ dừng lại ở con số trên dưới 14 người. Số lượng người đã đủ để tổ chức đi. Vì vậy, xin chốt danh sách tại đây. Đề nghị các thành viên tham gia nộp trước 510k mua vé cho Trợ lý D&D chậm nhất vào sáng thứ 6 tuần này (22/08/2008). Hoặc các bạn có thể tự ra mua vé.
    - Phương tiện đi HN - QNgãi - HN: xe giường nằm, Hoàng Long.
    - Thời gian ôtô xuất phát sẽ là: 17h00, thứ Sáu, 29/08/08 tại bến xe Lương Yên tới QNgãi trưa ngày hôm sau. Mua vé cũng tại bến Lương Yên. Tel: 04 - 9877 225, 04 - 9877 020.
    - Thời gian về trưa ngày 02/09/08, mua vé và đi từ đại lý Hoàng Long tại QNgãi. Tel: 055 - 910 594.

    Lưu ý: xe Hoàng Long giường nằm, cứ cách 2h lại có 1 chuyến vào giờ lẻ trong ngày .
    Chí phí chuyến đi:
    Do giá xăng dầu tăng cao và chỉ số lạm phát ở 2 chữ số, phương tiện di chuyển của D&D HN - QNgãi - HN và tại QNgãi là 4 bánh và 1 chân vịt (~1,5tr), cho nên dự kiến tổng chi phí chuyến đi sẽ đội lên thành 1,8 - 2tr/ng. Tiền sẽ thu theo từng đợt theo hành trình.
    OMG! Mong sao chi tiêu dè xẻn để dành tiền làn sau D&D típ!
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 19:28 ngày 20/08/2008
  7. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Coi như đã xong vụ D&D Lý Sơn. Tiếp tục post tiếp loạt bài D&D Bạch Long Vĩ ký sự 4 ngày chờ bão tan. Bài của tôi sẽ post tiếp theo sau đó.
    Đây là bài ký của 1 thành viên trong nhóm D&D Bạch Long Vĩ lần 2. link blog của bạn này: (http://360.yahoo.com/blog-671yxQo9frbj8I9b3YTMurlDZDnB?__vid__=Y29sbGVjdGlvblR5cGU9YWxpYXMBY29sbGVjdGlvbklEPWxlcGhvbmd0aHUxOTIBc291cmNlPTM2MAFjbGFzcz1wb3N0AXR5cGU9YmxvZwFzdWlkPWh0dHA6Ly8zNjAueWFob28uY29tL2Jsb2ctNjcxeXhRbzlmcmJqOEk5YjNZVE11cmxEWkRuQkAxMjE4OTAxOTUx)
    Bach Long Vy~ ky'''''''' su.
    Bạch Long Vỹ là đảo xa bờ nhất của vịnh Bắc Bộ. Tàu đi từ bến Bính (Hải Phòng) khoảng 150km thì ra đến đảo. Có thể ra đảo bằng tàu hải quân, tàu Thanh niên xung phong và các loại tàu hàng khác, trong đó tàu thanh niên xung phong la nhanh nhất. Nhưng các loại tàu này đều không có lịch ra đảo cố định mà đều phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Có lần được báo tin là sắp có tàu đi, bọn tớ đã xuống đến bến Bính rồi mà biển động, tàu không ra khơi được, lại phải quay về Hà Nội. Sau 2 tháng chờ đợi, cuối cùng thì tớ cũng được thoả lòng mong ước là được bước chân lên con tàu Bạch Long xinh đẹp để ra với hòn đảo xa xôi này.
    [​IMG]
    Tàu Bạch Long là tàu của Tổng đội Thanh niên xung phong Tp Hải Phòng. Tàu sơn màu trắng, cửa kính kín, có tivi, có điều hoà mà không hề có mùi, trên tàu lại có cả bar nữa. Ghế ngồi là ghế mềm, có thể ngả ra để ngủ ngon lành. Đây hình như là tàu biển sạch đẹp nhất mà tớ đã từng đi đấy.
    Trời rất đẹp, nắng nhẹ, gió nhẹ. Ban đầu tớ rút kinh nghiệm chuyến đi Cô Tô, không dám ra boong tàu đứng sợ bị say sóng, nhưng nằm trong khoang được một tí, thấy mọi người cứ kéo nhau ra ngoài hết, tớ cũng đua đòi theo ra. Mà thật đáng ngạc nhiên là tớ không hề bị say tẹo nào. Trên tàu tuy để đầy túi lilon sau lưng ghế nhưng cũng rất ít người bị say sóng. Mấy tiếng lênh đênh trên biển cả mênh mông, đến lúc nhìn thấy đảo mờ mờ xa xa, thấy phấn khởi lạ!
    [​IMG]
    Tàu vừa cập bến đã thấy rất nhiều anh chị thanh niên xung phong đứng đón sẵn ở bến tàu. Ngay từ đầu đã cảm thấy thịnh tình của con người nơi đây. Vì chưa kịp làm quen, mọi người đã tíu tít hỏi thăm xem có bị say sóng không, có mệt lắm không, tàu đi có lâu không? Có mấy bao đồ nặng các chị cũng nhận mang về hộ hết. Đảo còn đưa cả ôtô ra đón đoàn nữa chứ (thực ra bọn tớ đi cùng một đoàn lãnh đạo Tp ra thăm đảo nên được hưởng lây). Hí hửng trèo lên ôtô, không ngờ vừa đi đã đến (biết thế đi bộ cho khoẻ ).
    Chúng tớ ở tại nhà khách Thanh niên xung phong của đảo. Nhà rất khang trang, kiên cố (không ngờ đi bụi mà được ở chỗ xịn thế ).
    [​IMG]

    Đang hừng hực khí thế, sắp xếp phòng ở xong là chúng tớ rủ nhau đi chơi luôn. Điểm đầu tiên là nhà máy điện gió.. Dọc đường ai nhìn thấy bọn tớ cũng mời vào ?ouống nước?, từ mấy chú bộ đội, mấy anh làm nhà máy điện, đến những người đi đường mà bọn tớ chẳng biết là ai? Công nhận mọi người ở đây hiếu khách thật!
    Nhà máy điện gió này được xây dựng với vốn đầu tư 14 tỷ đồng, với hi vọng sẽ cung cấp điện sử dụng cho cả đảo, nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì hỏng, Chi phí sửa chữa cũng rất lớn, mà mỗi lần sửa lại phải đón chuyên gia từ nước ngoài sang, nên bây giờ nhà máy này đành để không. Tiếc thật!
    [​IMG]
    Đang ở cột gió trên cao mát rười rượi, nghĩ đến chặng đường đi xuống mà ai cũng oải, cứ chần chừ ngồi lại. Tự dưng một con xe tải thù lù đi lên. Hoá ra chú ấy lên đây để quay đầu xe. Bác Hoàng nhanh nhẩu chay ra hỏi ?oanh ơi anh có xuống dưới kia không, cho bọn em đi nhờ với??, thế là chú lái xe nhảy ngay xuống, hạ ghế trên thùng xe mời bọn mình ngồi. Chết nỗi xe chú ấy vừa chở than về đơn vị, nên tay chân quần áo bọn tớ đen sì hết cả. Nhưng mà ngồi trên xe thì rất sướng, đi từ trên cao xuống, gió cứ thổi ***g lộng ấy. Đến lúc chú ấy cho xe vào nhà để xe rồi, phải xuống xe rồi ma bọn tớ vẫn còn tiêc nuối mãi.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Rồi bọn tớ đi bộ ra bãi biển. Bãi rất rộng, đẹp và sạch. Nước thì rất trong. Tiếc là trời tối nên ko chụp ảnh được.
    Buổi tối có chương trình giao lưu của đoàn cảnh sát biển (đi tàu ra thăm đảo cùng với bọn tớ) với các lực lượng trên đảo. Nhạc nhẽo cứ gọi là nhộn nhịp.Có cả mục tặng hoa nữa nhé (hoa mang từ đất liền ra đấy). Bọn tớ đi ăn về thì chỉ kịp vào hội trường nghe câu ?ochương trình giao lưu đến đây là kêt thúc?. Thế mà cuối cùng bao nhiêu hoa hồng lại về tay tớ hết. Vì tớ đi lên cầu thang cùng một anh cảnh sát biển chắc là vừa biểu diễn xong, tay ôm đầy hoa, tớ buột miêng nói :?oui, anh có nhiều hoa thế?, thế là anh ấy cứ nhất quyết ?otặng lại em thanh niên xung phong?. Tớ giãy nảy lên :?em ko phải là thanh niên xung phong anh ạ?, nhưng mà anh ấy cứ cương quyêt ?okhông phải thanh niên xung phong thì anh cũng muốn tặng em?. ừ thì nhận. Chưa bao giờ được nhận hoa vào một ngày bình thường như thế này thì phải. Cũng sướng!
    Hết phần giao lưu trong hội trường là phần giao lưu trong ?ocâu lạc bộ Sông Hồng?. Thực ra đây là một phòng hát karaoke mở. Bọn tớ cứ ngồi im, vì các bác toàn hát nhạc đỏ, nào là ?ovì nhân dân quên mình?, nào là ?otiểu đoàn 307?, bọn tớ chịu chết. Đang định đứng dậy đi về thì các chị bê ra mấy âu ốc luộc, bọn tớ ngồi lại luôn, chiến đấu say sưa. Ốc biển, rất khó khêu, nhưng mà thơm ngon đậm đà hơn ốc mình vẫn ăn nhiều. Tớ khêu khá nhanh, mấy anh ko biết khêu cứ nhìn tớ ăn mà thèm thuồng!

    [​IMG]
    [​IMG]
    No nê rồi, tớ đi rửa tay. Vừa quay vào thì lại thấy có bài mình hát được, thế là giành mic luôn, cho nó vui vẻ ấy mà! Mấy anh tranh nhau hát cùng với tớ cơ đấy.
    [​IMG]

    Hát hò rượu chè mệt rồi, bọn tớ về phòng đi ngủ. 12h chui vào màn, hẹn nhau sáng mai dậy từ 5h kém 15 để ra ngắm biển rồi tranh thủ đi chơi, vì theo kế hoạch là 1h chiều tàu lại về đất liền mà.
    Kết thúc ngày đầu tiên trên đảo đầy vui vẻ!
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 22/08/2008
  8. huyktshanoi

    huyktshanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Em thấy vụ này bac Hoàng tổ chức hay quá, rất muốn tham gia nhưng bồ em mồng 3 nó phải đưa hoc sinh đi khai giảng sớm, có cách nào tối mồng 2 là có mặt ở nhà được không bác?
  9. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Huy,
    Rất đơn giản, đây là chương trình mở, không bắt buộc. Nếu muốn về sớm thì chỉ cần mua vé xe tuyến QNgãi - HNội về sớm hơn mọi người là ổn. Bác có thể trực tiếp ra bến xe Lương Yên để mua vé xe HN- QNgãi chuyến 17h00 ngày 29/8/2008. Hoặc chuyến 19h00 nếu hết vé chuyến 17h00. Cả đoàn đợi tthành viên vào sau ở QNgãi vậy.
    Còn chuyến về thì mua tại QNgãi ngay khi xuống xe tại QNgãi trưa ngày 30/8/2008.
    Mọi thông tin đã có ở trên. Duy chỉ có chương trình phần cuối cắt giảm so với cả đoàn.
    Chúc vui.
  10. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Tiếp theo ký sự Bạch Long Vĩ của 1 thành viên D&D Bạch Long Vĩ lần 2:
    Ngày thứ hai trên đảo:
    Ngày thứ hai trên đảo bắt đầu bằng việc đi ngủ (tiếp diễn cái ?ochui vào màn?của ngày đầu tiên vui vẻ trên đảo ấy mà). Giường chiếu chăn màn sạch sẽ, phòng ngủ thì mở tất cả cửa sổ lẫn cửa ra hành lang nên rất thoáng, vả lại ai cũng mệt nên mọi người ngủ rất nhanh. Tớ thì trằn trọc mãi chẳng ngủ được, cứ vừa nằm vừa nghĩ đến viễn cảnh ngày mai dậy sớm ngắm bình minh trên biển, rồi sẽ chụp được rất nhiều ảnh đẹp (chuyện, cảnh đẹp, người đẹp, thời tiết đẹp thế cơ mà!)
    1h. Hình như gió thổi hơi mạnh. Tự bảo mình :?trên đảo, xung quanh mênh mông sóng nước thế này thì gió mạnh là đúng thôi?.
    1h30. Gió cứ thồi ù ù. Mưa to.Cánh cửa sổ bên giường chị Yến với chị Huyền đập ầm ầm nhưng tớ lười, cứ nằm ì, nghĩ bụng ?ocánh cửa đập như thế ngay đầu giường mà các chị ấy còn ngủ được, tí nữa mình cũng sẽ ngủ ngon thôi. Ngủ đi, mai còn dậy sớm mà chơi bời chứ?.
    2h. Tất cả các cửa sổ của các phòng đều đập vào tường ầm ầm. Mưa càng to hơn. Nhưng mà không thấy ai tỉnh giấc cả, tớ cùng thi gan nằm im. Bỗng chị Thắm TNXP đi lên gọi cửa ?ocác chị ơi, cho em vào đóng cửa sổ với, gió to thế này bật cửa ra mất!?. Ngại quá! Lồm cồm bò dậy. Nhưng gió to, hai chị em không đủ sức để kéo được cánh cửa vào. Cố gọi bác Hoàng dậy, mà bác ấy ngủ say như chết, chẳng biết gì. Chị Thắm đành ra ngoài nhờ một anh cảnh sát biển vào giúp. Khổ thân anh này, đêm hôm lớ ngớ đi ra ngoài thế nào lại bị túm! Đang giữa đêm vào phòng nữ nên anh ấy cứ rón ra rón rén xin lỗi mình, rồi đóng cửa xong rồi thì vội vàng chạy thẳng không dám nhìn. Đóng hết cửa được rồi chị Thắm mới thỏ thẻ :? hai tiếng nữa là bão về. Các chị ra đảo đúng vào ngày bão mất rồi. Bão thế này mai chắc tàu không về được đâu. Phải chờ một vài ngày nữa, bão tan thì tàu mới về được?. Đúng là tịn sét đánh ngang tai! Ngày mai không về được, và chưa biết bao giờ sẽ về được. Tớ lên giường đi ngủ tiếp, nhưng thôi, tắt báo thức đi thôi, bão thế này, sáng mai chỉ có nằm ngủ chứ ngắm nghía gì nữa! Và tớ bắt đầu suy nghĩ đến những hậu quả của cái cơn bão bất thình lình này. Điều đầu tiên mà tớ ân hận là tối hôm qua, trong lúc phấn khởi ngắm trời ngắm đất tớ đã cao hứng gọi điện thoại về nhà báo tin cho bố tớ :?con đang ở BLV bố ạ, chiều mai con sẽ về?. (Bố mẹ tớ không hề biết là tớ đi chuyến này đâu nhé). Bây giờ mà nghe tin bão thế này, bố mẹ tớ sẽ lo chết mất. Điều thứ hai mà tớ lo lắng là tớ sẽ phải gọi điện về cho sếp xin nghỉ tiếp một vài ngày nữa, mà ngại nhất là sẽ không biết phải xin nghỉ đến ngày nào. Nhỡ đến thứ 5 tuần sau là ngày thi Olympic mà tớ vẫn chưa về được thì chết cả tớ lẫn chị Yến, chị Huyền, mà lại còn làm liên luỵ đến các sếp nữa (các sếp đã ?olinh động? cho bọn tớ nghỉ làm để đi chuyền này mà)? Chưa kịp nghĩ đến hậu quả tiếp theo thì tớ ngủ mất!
    5h. Chuông báo thức của chị Yến kêu ầm ĩ. Nhưng không ai bị đánh thức cả, trừ tớ. Nhìn ra ngoài thấy trời xám xịt, vẫn mưa nhưng nhỏ hơn hồi đêm. Tâm trạng tớ cũng bất đầu u ám.
    6h. Các chị phòng bên cạnh đã ngủ dậy, sang phòng tớ định gọi bọn tớ đi ra bãi biển. Nghe tớ thông báo bão đã về và hôm nay tàu sẽ không về được, chị Yến và chị Huyền cũng phải bật dậy. Không khí lo lắng bao trùm. Nhưng mọi người tự động viên nhau : ?ochắc bão về đêm qua xong rồi, hôm nay chưa về được thôi chứ mai là mình về được ấy mà?.
    Nằm thở dài chán chê rồi cũng phải dậy. Bọn tớ quyết định mặc áo mưa đi xem xét tình hình. Nhưng áo mưa giấy không thể chịu được cái gió cái mưa ở đây. Gió thổi bạt cả người đi. Mưa quất vào mặt rát buốt.Vừa đi vừa giữ áo mưa mà chỉ một lúc là rách hết cả. Kệ, bọn tớ vẫn cứ đi. Ra đến âu tàu, đã có rất nhiều tàu thuyền vào đậu tránh bão. Có những chiếc thuyền nan bé xíu, cả thuyền chắc có 2 người, phải kéo lên bãi cát, nếu không sóng to sẽ lật thuyền. Hai người không đủ sức kéo thuyền lên, nên phải nhờ thêm người. Bọn tớ đang lang thang trên bờ, họ cứ nhờ vào kéo giúp. Ừ thì kéo. Ôi chao là nặng! Cứ hì hục kéo được một cái lên bờ thì lại co thuyền khác vào, lại nhờ, lại dô hò kéo tiếp. Tự hỏi nếu không có bọn lang thang như bọn tớ, thuyền nào bận lo cho thuyền ấy thì họ sẽ làm thế nào? Chẳng nhớ là kéo được 3 hay 4 thuyền lên bờ thì bọn tớ mệt quá, đành buông tay. Vừa đi thì thấy một chiếc thuyền nan bé tí như mấy chiếc mình vừa giúp kéo lên bãi cát chưa kịp vào bờ thì bị lật, mà có mỗi một người đàn ông loay hoay với chiếc thuyền ấy thôi. Đấy là trong âu thuyền rồi, chứ nếu ở ngoài khơi kia, liệu số phận người đàn ông ấy sẽ thế nào?
    Mưa càng lúc càng to, tớ và chị Dân đi về, còn mọi người lên một chiếc tàu cá đang neo trong âu chơi, định xem có cá tôm gì thì mua về ăn. Về đến nơi thì lại gặp mấy chị ở cùng nhà khách với bọn tớ sắp đi nhặt ốc, tớ đi cùng luôn. Bãi đá ở cách nhà khách chừng hơn một km, có rất nhiều ốc, chủ yếu là ốc vôi, ốc hương và ốc chân trâu, tha hồ mà nhặt. Được một lúc, tớ mỏi lưng quá, mà mưa thì càng nặng hạt, đành đi về. Một mình cắm cúi đi tránh mưa quất vào mặt, gió thì cứ như muốn nhấc mình lên quẳng vào một xó xỉnh nào đó, lại nhớ đến lời một chị vừa bảo : ?ocó lần bọn chị ra đảo cũng gặp bão, phải ở lại 16 ngày, cả đảo chẳng còn gì để ăn cả? tớ tự dưng liên tưởng đến ?tiểu thuyết ?ođời mưa gió?!
    Về đến phòng lại có mỗi mình mình, không hiểu mọi người đi đâu mà vẫn chưa về, tớ cứ loanh quanh đi ra đi vào không biết làm gì. Tự nhiên cuốn ?ocuộc phiêu lưu của Tom Xoy ơ? trong mấy bọc sách truyện bọn tớ mang ra tặng đảo đập vào mắt tớ. Thế là có cái để giải trí chờ mọi người về rồi!
    Đến trưa muộn lắm mọi người mới về, chiến lợi phẩm là con cá thu 3kg này đây. Thế là yên tâm có cái ăn trong vài ngày rồi.
    [​IMG]
    Chiều. Gọi điện về cho sếp. Đúng như mình đã đoán. Sếp cũng chỉ lo đến thứ 5 tuần sau mà tụi mình vẫn chưa về được, lại còn dặn : ?ocó vui vẻ với các anh bộ đội ở đấy thì cũng phải biết đường về nhé!?. Gọi về cho mẹ, bảo ở đây tạnh mưa rồi, gió cũng nhẹ lắm, mẹ cứ yên tâm, mẹ ừ, nhưng mình thừa biết ở nhà chẳng thể nào yên tâm được đâu. Trong đất liền mà còn mưa to ngập đường ngập phố, làm sao tin đựơc là ở đây là trời quang mây tạnh!
    Rồi mọi người lại rủ tớ đi nhặt ốc. Đã tạnh mưa, trời cũng quang đãng hơn. Ai nấy phấn khởi nghĩ cứ thế này kiểu gì mai tàu cũng đi về được. Triều xuống để lộ ra bãi đá chỗ nhặt ốc rất đẹp và rất rộng, nếu trời nắng thì chụp ảnh đẹp phải biết.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Buổi tối, luộc ốc ăn. Găp ai câu chuyên cũng xoay quanh chủ đề bão, nào là bão đang đi theo hướng nào, nào là mai tàu có về được không?Ai cũng lo lắng, nhưng rồi lại tự động viên nhau, nói vui : ?omấy khi được biết bão trên đảo là thế nào đâu?.
    Kết thúc ngày thứ hai trên đảo. Cảm giác lo lắng đã bớt đi, chắc tại đã quen hơn.

Chia sẻ trang này