1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buomhanoi

    buomhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    hixhix em cứ nghĩ là ảnh của em ló cũng chả đến nỗi nào, ai ngờ bi h xem trên máy tính mới thấy nó tệ thế này . nhưng mà thôi, em cứ lấy tinh thần xung phong post lên nhá. hát hay không bằng hay hát các bác nhờ
    Đường lên chợ tình chả dễ dàng gì. Toàn cua tay áo với lại cua ống quần . Hai bên đường toàn đá là đá, chả thấy gì ngoài ngô và chút ít cỏ thưa thớt nhìn đến tội.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tranh thủ trời mát bác tài đi rõ nhanh, chả dừng lại mấy cho mọi người chụp ảnh. Đoàn dừng lại lần đầu tiên ở chỗ núi đôi. Em có ảnh nhưng mờ em chả pốt lên đâu, ảnh của anh Kilotu xuất sắc quá rùi, đặc tả trúng cái cần tả .
    Điểm dừng thứ 2 là nhà của Vua Mèo. Nhà đẹp như mơ, đúng chất "1 mái nhà tranh nhiều con chim vàng (anh bị nhốt)" .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mọi người ra hết rùi em vẫn mê mải trèo lên nóc nhà chụp ảnh. Vắng lặng ghê người.
    [​IMG]
    Đi là Đến.
    Chợ tình là đây với những thiếu nữ dân tộc duyên dáng với đôi lông mày luôn tỉa theo hình lá liễu duyên duyên
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chợ tình là những người đàn ông đối ẩm ngay trên nền đất lạnh giữa cái ồn ào của người Kinh ham vui. Chẳng biết trong cái men ngây ngất của rượu ngô, có bao giờ họ ước người Kinh đừng bao giờ đặt chân tới phiên chợ tình?
    [​IMG]
    Đây là nhóm hát duy nhất mà tôi gặp. Họ cũng hát say mê trong hơi rượu nồng nàn ấm áp. Giọng hát của họ vang, xa, ngọt, khác hẳn với giọng hát của một phụ nữ ngồi trong chiếc lều to tướng ngâm nga cho chiếc máy quay của VTV Hà Giang nghe.
    [​IMG]
    (bố cáo với các bác là e phải ?obắc kạn? với các pác này đấy ạ. chắc các pác nhìn thấy e có tướng uống rượu hè hè)
    Buổi sớm. Trông chợ cũng náo nhiệt, nhìn xa cũng vui mắt với màu xanh đỏ sặc sỡ của quần áo, khăn đội đầu của chị em
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng thực ra chả còn mấy người mặc đồ tự dệt nữa. Đa số họ dùng hàng Trung Quốc. Có lẽ hàng dệt tay của họ chỉ để dành để xuất khẩu.
    vui vui
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rời Khâu Vai. Lại sắp kết thúc 1 hành trình. Cảm giác của tôi không còn giống với cảm giác của người lữ hành cô độc mà tôi đã cảm thấy trên con thuyền ra đảo Cô Tô ngày trước. Tôi biết quanh tôi luôn có những con người sẵn sàng mở lòng với tôi trong những chuyến đi. Cảm ơn D&D. Cảm ơn tất cả mọi người đã đón chào tôi.
    [​IMG]
    Được buomhanoi sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 23/05/2007
    Được buomhanoi sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 23/05/2007
  2. Seasalts

    Seasalts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0

    cổ vũ em **** HN, em pots tiếp đi nhé.
  3. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Xin thông báo thể theo tinh thần giao lưu học hỏi các nhóm khác trong Box. Trưởng đoàn đã quyết định D&D Đường Lâm sau 1 năm trở lại.
    Thời gian dự kiến: sáng chủ nhật tuần này, 27/05/2007.
    Địa điểm tập trung cụ thể và thời gian xuất phát sẽ thông sbáo trong bản tin gần nhất.
    Kính báo

    Trân trọng cám ơn buomhanoi đã có seri rất hay về Khau Vai. Chờ mong phần sau hấp dẫn nữa.
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 23/05/2007
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 23/05/2007
  4. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D&D GROUP3+ NEWS:
    Chuẩn bị cho Đường Lâm 1 năm sau trở lại. Xin muợn bài của bên nhóm F50 (bạn đồng hành chủ nhật tới).
    Có thông tin lịch trình gì chưa post lên đi bác Kilotu! 2 nhóm đi hoành tráng đây.
    Đây là bản đồ Đường đi nè. Lưu ý cái ngã ba đấy to uỵch, không lẫn vào đâu được đâu
    [​IMG]
    - Từ HN, đi Láng Hoà Lạc, thằng tiến đến hết đường. Rẽ trái sang Xuân mai, rẽ phải về Sơn Tây.
    - Rẽ phải sang Sơn Tây, đi 14 km gì đó, đường đó gọi là đường Cuba, đi qua học viện phòng không không quân, đến thị xã Sơn Tây, dừng ở ngã 3. Ngã 3 này 1 đường đi sâu vào thị xã, 1 đường sang 3vì, 1 đường là đường các bác vừa đi. Để dễ nhận diện, có thêm 1 cây xăng, có Bưu điện. Còn thêm 1 con đường nho nhỏ cũng nối vào Ngã 3. Đó chính là đi đền Và rồi Đường Lâm. Nếu các bác không tự tin, hỏi 1 anh xe ôm đường vào đền Và.
    - Đi vào con đường nhỏ đó, cứ thế đi, đến 1 đoạn có 1 cái đồi nhiều cây rất đẹp bên tay phải, lại có cái trông nhu cái chùa, đó là đền Và. Vào đó chơi một lát cũng được lắm.
    - Đi tiếp đến hết đường, nối ra 1 đường to, đó chính là đường 32 đi lên. Các bác sẽ thấy có 1 con đường nhỏ khác, cũgn nối vào. Đó là đường vào Đường Lâm, làng Mông Phụ. đường đó sẽ đi qua 1 cái cổng, 1 cái ao đẹp. Nếu không bác đi tiếp theo đường to 1 đoạn ngắn thôi, sẽ thấy Cổng vào Đường Lâm đàng hoàng ở bên trái của đường.
    Một số địa điểm recommend ở Đường Lâm
    - hai ngôi nhà cổ, một cái 400 năm một cái 200 năm
    - đền Phùng Hưng
    - đền Ngô Quyền
    - chùa Mía
    - rặng cây ruôi hơn 1000 năm tuổi, nơi Ngô Quyền buộc voi luyện binh ---> thơ mộng lãng mạn cực

  5. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    MỘT SỐ ĐỊA DANH NỔi TIẾNG GẮN LIỀN VỚI MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI SƠN TÂY nguồn: http://www.hatay.gov.vn/xahuyen.asp?catid=SONTAY
    1.
    Thành cổ Sơn Tây
    Nằm ở trung tâm thị xã có một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) từng được người Pháp ca ngợi là ?oMột công trình kiệt tác của nền kiến trúc An Nam?, đó là thành cổ Sơn Tây.
    Thành cổ Sơn Tây là một khu đất bằng, rộng 16 ha, hình vuông, xung quanh có hào sâu bao bọc, bốn phía có 4 cổng thành còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ cổ kính, trên các cổng có vọng lâu và ụ súng. Cổng và tường thành được xây dựng bằng đá ong, thứ vật liệu đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.
    Xưa kia thành được chia thành 5 khu: khu giữa thành là khu nghi lễ, hai ao sen hai bên, có cột cờ (hay vọng lâu) cao 18 thước. Trong thành có điện Kính Thiên rộng 5 gian lợp ngói lưu ly, bên trong có 2 cột tròn làm bằng gỗ lim, đường kính 0,5 mét, sơn màu cánh gián. Hai gian bên có hai cửa sổ tròn trang trí hình chữ ?oThọ?. Trước thế kỷ XX, điện là nơi các triều vua đời Nguyễn ngồi ngự mỗi khi đến tuần du nơi đây.
    Năm 1924, toàn quyền Đông Dương đã ban hành nghị định xếp thành cổ Sơn Tây vào hàng cổ tích của xứa Đoài cần được bảo vệ và tôn tạo.
    Tháng 12-1946, một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra tại đây: Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp, bàn và quyết định những vấn đề quan trọng trong giai đoạn đầu tiến hành cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, hưởng ứng ?olời kêu gọi toàn quốc kháng chiến? của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Tháng 10-1954, thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc quốc gia. Hiện nay, tỉnh Hà Tây đang có dự án xây dựng phục chế lại các chứng tích của thành cổ.
    Cùng với thành Cổ Loa (Hà Nội), thành Huế (Thừa Thiên-Huế), thành cổ Sơn Tây là một di sản quý báu cần được trân trọng giữ gìn.
    2.
    Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm
    Thuộc vùng đất cổ của người Việt, thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng quan trọng được cả nước biết đến, đặc biệt là khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, một vùng ?ođịa linh nhân kiệt? với những di sản vô giá.
    Đường Lâm (đất hai vua): cách thị xã Sơn Tây khoảng 4 km và thủ đô Hà Nội 45km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm có tên gọi là Kẻ Mía. Là điạ phương duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (889 - 994) nên Đường Lâm được tôn vinh là ?ođất hai vua?. Không chỉ vậy, Đường Lâm còn nổi danh là vùng có nhiều làng Việt cổ đá ong nhất cả nước. Đi khắp 9 làng trong thị xã, đâu đâu du khách cũng bắt gặp những bức tường, những ngôi nhà, những cổng làng xây bằng đá ong màu đỏ sậm có vài trăm năm tuổi. Vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc, mang đậm hồn quê của Đường Lâm đã lôi cuốn rất nhiều nhà quay phim, nhiếp ảnh và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
    Trong địa phận của làng còn có đình Mông Phụ - một ngôi đình lớn, một công trình nghệ thuật kiến trúc cổ tinh xảo, độc đáo được xây dựng vào năm 1638. Đây là ngôi đình điển hình của thế kỷ thứ XVII, đến nay vẫn còn nguyên bộ sàn ỏ nhà đại đình, nhà ống muống và 2 nhà giải vũ. Riêng bộ sàn nhà đại đình và ống muống có hàng lan can tiện gỗ bao quanh. Các bộ vì nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián, trong đo có nhiều cột chu vi gần 2m, đứng vững trên những hòn chân tảng bằng đa hình vại vững chắc. Các bộ vì hai nhà giải vũ làm theo kiểu quá giang, trụ trốn, bào trơn bóng đén. Nội thất nhà đại bái được, trang trí trạm khắc khá phong phú, thể hiện trên các đầu sư, đầu bẩy, trạm bong hình độc long, trên các thân xà, bẩy, ván nong chạm kênh bong các đề tài quần long. Đình còn nhiều bức chạm ngư long hí thủy, thể hiện ước muốn của cộng đồng ngư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hậu cung ngôi đình còn giữ được các bức chạm tứ linh, mang nét nghệ thuật dân gian với những đao mác, tia chớp đao lửa của thời hậu Lê. Đặc biệt đình còn giữ được 17 đạo sắc phong thần Tản Viên làm thành hoàng của làng từ năm 1651.
    Tại Đường Lâm còn có nhà thờ họ sứ thần Giang Minh - nhà ngoại giao văn tài thao lược xuất sắc cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, người khi chết đã đợc vua Lê Tháng Tông tổ chức nghi lễ trọng thể với lời điếu ?osứ bất nhục quan mệnh, khả vị thiên cổ anh hùng? (dịch là: Đi sứ chẳng làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng muôn thủa).
    Cách nhà thờ sứ thần họ Giang không xa là chùa Mía (tên chữ là Sùng Tự Nghiêm), được xây dựng trên một quả đồi nhỏ giữa làng Đông Sàng - xã Đường Lâm. Đến thế kỷ XVII, chùa được tôn tạo, mở rộng quy mô nhờ công đức của bà chúa Mía - Nguyễn Thị Ngọc Dao, vợ yêu của chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý, như hình tứ linh (long, ly, quy, phượng), hình hoa lá. Điểm đặc biệt của chùa Mía là sự đa dạng, phong phú của tượng Phật với 287 pho tượng, chưa kể những tượng đã mất hoặc chưa kiểm kê. Trong đó, nổi lên là các tượng Tam Thế, Tam Thân, Tam Tâm, Thích ca tọa thiền,? với vẻ đẹp quý phái mang phong cách thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII, XVIII. Đặc biệt các cảnh động Vân Trìu, động Linh Ngưu với vô số tượng lớn nhỏ đều rất sinh động, bày ra như một bộ sử Phật giáo bằng hiện vật có sức truyền cảm mạnh mẽ. Có thể nói đây là một trong những ngôi chùa nhiều tượng Phật nhất trong các ngôi chùa hiện có ở Việt Nam. Hệ thống tượng Phật cùng kiến trúc độc đáo của chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng lịch sử di tích cấp quốc gia, được đáng giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo, mỹ thuật của Việt Nam.
    3. Thắng cảnh hồ Đồng Mô
    Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía Đông núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc mà du khách đến đây thường trầm trồ khen tặng là ?oHạ Long trên cạn?. Hiện nay, quần thể thắng cảnh hồ Đồng Mô - Ngải Sơn được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong vành đai sinh thái của Thủ đô Hà Nội.
    4. Đền Và
    Đền Và là hành cung quan trọng phía Đông, thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn - một trong ?otứ bất tử? trên điện thần nước Việt. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển.
    Đền Và còn lưu giữ nhiều di sản Hán Nôm, bao gồm 18 đạo sắc phong, 18 bức hoành phi, 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 biển gỗ, 5 bản thần tích và 47 câu đối viết trên vách cột, trên gỗ và cả trên ngọc phả.
    Gắn liền với Đền Và là hội Đền Và - một hội lế lớn ở xứ Đoài. Hàng năm, hội đền mở vào ngày rằm tháng Giêng. Cứ 3 năm, hội lại được tổ chức một lần hội lớn vào các năm Tý ?" Mão - Ngọ - Dậu. Ngày đại lễ, người đến dự hội đông như nêm cối. Những năm làng không mở hội lớn, dân làng và khách thập phương cũng hành hương về viếng Đức Thánh Tản rất đông.

  6. Seasalts

    Seasalts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    đi Đường Lâm chủ nhật này à? em đăng ký 2 người nhé
  7. buomhanoi

    buomhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Uầy cảm ơn mọi người k ném đá em, ảnh xấu mà vẫn ham pót bài . Hẹn mọi người sáng chủ nhật nhé. Tuần vừa rồi k đc đi đâu em ngứa chân quá
  8. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    D & D , nhớ mãi một năm trước em được đi Đường Lâm cùng và bắt đầu 1 chặng đường lang thang trên ttvn với nhiều người bạn nữa. Cảm ơn D & D rất nhiều.
    Thấy ý tưởng đi Đường Lâm lần này của D & D lại hợp với ý của em Bác Hoàng cho em 2 xuất ôm nhá (giống y hệt năm ngoái)! Em có người bạn Miền Nam ra nên muốn đưa đi Đường Lâm!
    Đi nhé
    Được kienxanh sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 23/05/2007
  9. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Bản đồ đú đởn
    [​IMG]
    Được kilotu sửa chữa / chuyển vào 03:01 ngày 24/05/2007
  10. Seasalts

    Seasalts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    sorry, em cancel vụ Đường Lâm
    Được Seasalts sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 24/05/2007

Chia sẻ trang này