1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. buomhanoi

    buomhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ừ, anh H fix lịch đi để em còn liệu đường xin phép chứ. Em cứ nói đi nói lại phụ huynh lại tưởng đi nhiều thì tèo téo teo anh ơi
  2. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS Cont.:
    Đảo Ngọc Vừng
    Đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng) hay còn gọi là đảo Ngọc. Hòn đảo xinh đẹp nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng thuộc huyện Vân Đồn. Trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp như một tấm khăn choàng nhung, có nhiều đường diềm sáng trắng như đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước.
    Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng cây số, cát trắng tinh khiết trải dài ra tận bến. Từ mỏm Mắt Rồng có thể bao quát hết cả vùng đảo Cô Tô. Trung tâm đảo Ngọc có một cây si um tùm, dưới cây si này năm 1962, Hồ Chủ Tịch đã ra thăm đảo và đứng ở đây nói chuyện cùng nhân dân.
    Sở dĩ có tên là đảo Ngọc vì xưa kia, vùng đảo này có vô số các loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm ngọc phát sáng cả một vùng trời, vì vậy nơi đây còn có nhiều đảo mang tên Ngọc như Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Minh Châu (Ngọc Châu)...
    Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảo Ngọc Vừng thuộc tuyến đảo tiền tiêu bảo vệ vùng trời phía đông của Tổ quốc, đã anh dũng chiến đấu và được phong tặng danh hiệu đảo anh hùng. Cũng tại bãi cát trắng mịn phía đông của đảo, năm 1937 lần đầu tiên những công cụ bằng đá thuộc thời kỳ Văn hoá Hạ Long, hậu kỳ đồ đá mới được phát hiện, mở đầu cho công cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu những bí mật về Hạ Long cổ đại. Trên đảo còn có di tích cổ là bến Cống Yên thuộc thương cảng cổ Vân Đồn.

    To be Cont...
  3. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS Cont.:
    Đảo Ngọc Vừng
    Đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng) hay còn gọi là đảo Ngọc. Hòn đảo xinh đẹp nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng thuộc huyện Vân Đồn. Trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp như một tấm khăn choàng nhung, có nhiều đường diềm sáng trắng như đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước.
    Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng cây số, cát trắng tinh khiết trải dài ra tận bến. Từ mỏm Mắt Rồng có thể bao quát hết cả vùng đảo Cô Tô. Trung tâm đảo Ngọc có một cây si um tùm, dưới cây si này năm 1962, Hồ Chủ Tịch đã ra thăm đảo và đứng ở đây nói chuyện cùng nhân dân.
    Sở dĩ có tên là đảo Ngọc vì xưa kia, vùng đảo này có vô số các loài trai ngọc quý hiếm, đêm đêm ngọc phát sáng cả một vùng trời, vì vậy nơi đây còn có nhiều đảo mang tên Ngọc như Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Minh Châu (Ngọc Châu)...
    Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảo Ngọc Vừng thuộc tuyến đảo tiền tiêu bảo vệ vùng trời phía đông của Tổ quốc, đã anh dũng chiến đấu và được phong tặng danh hiệu đảo anh hùng. Cũng tại bãi cát trắng mịn phía đông của đảo, năm 1937 lần đầu tiên những công cụ bằng đá thuộc thời kỳ Văn hoá Hạ Long, hậu kỳ đồ đá mới được phát hiện, mở đầu cho công cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu những bí mật về Hạ Long cổ đại. Trên đảo còn có di tích cổ là bến Cống Yên thuộc thương cảng cổ Vân Đồn.

    To be Cont...
  4. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phải cảm ơn mẫu mới đúng. Thật tiếc là không có thời gian chụp được nhiều hơn.
    Nếu cần ảnh gốc thì liên hệ nhé!
  5. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phải cảm ơn mẫu mới đúng. Thật tiếc là không có thời gian chụp được nhiều hơn.
    Nếu cần ảnh gốc thì liên hệ nhé!
  6. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS Cont.:
    Ngọc Vừng là một xã đảo có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch của huyện Vân Đồn. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng và các công trình du lịch trên đảo đang được đầu tư xây dựng khá lớn. Chiếc cầu tàu đón khách du lịch dài 126 mét được thi công, con đường nhựa xuyên đảo 6 km được hoàn thành từ năm 2003 uốn lượn ven những dải đồi thấp ven biển trông thật đẹp mắt, đường Trường Chinh chạy dọc bãi phi lao dài 3 km tạo thuận lợi cho vùng du lịch sinh thái này có điều kiện phát triển trong tương lai.
    Là một hòn đảo đẹp, Ngọc Vừng được nhiều nhà đầu tư tìm đến. Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà và một số doanh nghiệp khác đã đầu tư nhiều hạng mục phát triển du lịch, tạo cho Ngọc Vừng có lợi thế phát triển trong nay mai. Các nhà tư vấn Hàn Quốc cũng có dự kiến quy hoạch tổng thể mặt bằng du lịch cho đảo Ngọc Vừng.
    Ngọc Vừng có những lợi thế du lịch sinh thái, rừng ở đây có khá nhiều song, mây trữ lượng lớn có thể phát triển thành làng nghề đan lát các đồ mỹ thuật phục vụ du lịch. Ngoài ra xã còn có diện tích khá lớn đất cát pha màu đen chứa một số vi lượng cần thiết cho cây củ kiệu phát triển. Chăm bón loại cây này không bao giờ sợ bị sâu bệnh, mất mùa, từ trước đến nay giống cây này trên đảo luôn cho năng suất cao. Ngọc Vừng là một xã đảo có nhiều tiềm năng lợi thế. Trong giai đoạn này huyện Vân Đồn đang có nhiều biện pháp đầu tư hàng trăm triệu đồng hoàn chỉnh hệ thống cầu đường, nâng cao diện tích trữ nước cho hồ Cẩu Lẩu để tưới tiêu và đầu tư cho du lịch. Đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, khơi dậy thế mạnh du lịch tạo cho vùng biển đảo này có sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

    To be Cont...
  7. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS Cont.:
    Ngọc Vừng là một xã đảo có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch của huyện Vân Đồn. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng và các công trình du lịch trên đảo đang được đầu tư xây dựng khá lớn. Chiếc cầu tàu đón khách du lịch dài 126 mét được thi công, con đường nhựa xuyên đảo 6 km được hoàn thành từ năm 2003 uốn lượn ven những dải đồi thấp ven biển trông thật đẹp mắt, đường Trường Chinh chạy dọc bãi phi lao dài 3 km tạo thuận lợi cho vùng du lịch sinh thái này có điều kiện phát triển trong tương lai.
    Là một hòn đảo đẹp, Ngọc Vừng được nhiều nhà đầu tư tìm đến. Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà và một số doanh nghiệp khác đã đầu tư nhiều hạng mục phát triển du lịch, tạo cho Ngọc Vừng có lợi thế phát triển trong nay mai. Các nhà tư vấn Hàn Quốc cũng có dự kiến quy hoạch tổng thể mặt bằng du lịch cho đảo Ngọc Vừng.
    Ngọc Vừng có những lợi thế du lịch sinh thái, rừng ở đây có khá nhiều song, mây trữ lượng lớn có thể phát triển thành làng nghề đan lát các đồ mỹ thuật phục vụ du lịch. Ngoài ra xã còn có diện tích khá lớn đất cát pha màu đen chứa một số vi lượng cần thiết cho cây củ kiệu phát triển. Chăm bón loại cây này không bao giờ sợ bị sâu bệnh, mất mùa, từ trước đến nay giống cây này trên đảo luôn cho năng suất cao. Ngọc Vừng là một xã đảo có nhiều tiềm năng lợi thế. Trong giai đoạn này huyện Vân Đồn đang có nhiều biện pháp đầu tư hàng trăm triệu đồng hoàn chỉnh hệ thống cầu đường, nâng cao diện tích trữ nước cho hồ Cẩu Lẩu để tưới tiêu và đầu tư cho du lịch. Đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, khơi dậy thế mạnh du lịch tạo cho vùng biển đảo này có sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

    To be Cont...
  8. buomhanoi

    buomhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ôi dào, dạo này cơm áo gạo xiền làm lú lẫn hết cả, chả biết viết gì về Đường Lâm cả. Hôm nay chủ nhật lại giở bài cùn ?oHát hay không bằng hay hát? post hình Đường Lâm lên cho mọi người xem nhé. Và thêm 1 chút cảm nhận của tớ. Chả biết có ai nghĩ giống mình không ? Viết để khỏi phí một chuyến đi.
    Chẳng biết mọi người thế nào, nhưng với tớ, suy nghĩ đọng lại sau chuyến đi Đường Lâm là sau này, nếu tớ muốn tìm nơi trú chân cho trái tim mỏi mệt của tớ, nhất định tớ sẽ quay trở lại Đường Lâm.
    Đường Lâm không quá xa Hà Nội, nhưng những gì tớ thấy ở Đường Lâm rất khác với Hà Nội. Nhỏ và tĩnh lặng. Khi tới Đường Lâm, cảm giác đầu tiên ùa vào tớ là nhịp đập của nghìn xưa vẫn quanh quất đâu đây. Có lẽ nhịp đập ấy còn lưu lại trên mái đình đã võng xuống theo nhịp thời gian, còn lưu lại trên tán cây của chùa Mía cạnh làng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và tớ tin nhịp đập ấy sẽ vẫn còn tiếp tục được lưu giữ bởi ngay trong ngôi đình đang được xây cất, tớ vẫn cảm thấy gần như nguyên vẹn cảm giác hoài cổ ẩn trong những họa tiết.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rời đình, trên đường vào thăm những ngôi nhà cổ, ở những bức tường, mái nhà, tớ vẫn có thể cảm nhận cái phong vị cổ xưa của ngôi làng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Có cảm giác như mọi vật trong ngôi làng này đều được lớp bụi của thời gian nâng niu, chở che. Những ngôi nhà mới xây ở những nơi khác có thể to, đẹp, hoành tráng nhưng ở Đường Lâm, chúng mới vô duyên làm sao. Ừ, Đường Lâm là nơi đậu của những ngôi nhà nhỏ bé, dung dị mà đằm thắm. Như cô gái Kinh Bắc e lệ nép mình sau chiếc nón thúng. Phút ích kỷ, tớ ước Đường Lâm mãi mãi bị bỏ quên ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rời làng, cả đoàn bắt đầu thăm viếng những ngôi chùa, đền quanh vùng.

    Đầu tiên là Đền Và. Đền đẹp vẻ đẹp tĩnh tại. Nằm trên gò đất cao, được vây bởi hàng cây to, đền gợi cho tớ cảm giác bồng bềnh kỳ lạ. Chẳng hiểu tại sao.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chùa Mía, ngôi chùa làm tớ sửng sốt bởi tòa tháp cao vời. Một vẻ đẹp thanh tao nhưng uy nghi, làm tớ e sợ ...
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rồi đền thờ Phùng Hưng. Đáng tiếc là có yêu cầu không được vào đền. Lỗi hẹn với đền tới lần sau.
    Đền thờ Ngô Quyền được lập ở vùng đất đẹp có cụ từ hiền lành tiếp đón chúng tôi. Lối vào đền đẹp như cổ tích.
    [​IMG]
    Cách đền không xa là rặng duối cổ thụ. Xanh mát. Bình yên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Điểm đến cuối cùng - thành cổ. Khi tớ đến đây trời đã về chiều. Thốt nhiên nhớ lại câu hát ?oCỏ non thành cổ. Một màu xanh non tơ?.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    [​IMG]
    Tớ thế đấy, nông cạn mà cứ thích văn vẻ. Thôi thì mình nghĩ thế nào nói thế. Nhỉ.
    Được buomhanoi sửa chữa / chuyển vào 02:38 ngày 03/06/2007
  9. buomhanoi

    buomhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ôi dào, dạo này cơm áo gạo xiền làm lú lẫn hết cả, chả biết viết gì về Đường Lâm cả. Hôm nay chủ nhật lại giở bài cùn ?oHát hay không bằng hay hát? post hình Đường Lâm lên cho mọi người xem nhé. Và thêm 1 chút cảm nhận của tớ. Chả biết có ai nghĩ giống mình không ? Viết để khỏi phí một chuyến đi.
    Chẳng biết mọi người thế nào, nhưng với tớ, suy nghĩ đọng lại sau chuyến đi Đường Lâm là sau này, nếu tớ muốn tìm nơi trú chân cho trái tim mỏi mệt của tớ, nhất định tớ sẽ quay trở lại Đường Lâm.
    Đường Lâm không quá xa Hà Nội, nhưng những gì tớ thấy ở Đường Lâm rất khác với Hà Nội. Nhỏ và tĩnh lặng. Khi tới Đường Lâm, cảm giác đầu tiên ùa vào tớ là nhịp đập của nghìn xưa vẫn quanh quất đâu đây. Có lẽ nhịp đập ấy còn lưu lại trên mái đình đã võng xuống theo nhịp thời gian, còn lưu lại trên tán cây của chùa Mía cạnh làng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và tớ tin nhịp đập ấy sẽ vẫn còn tiếp tục được lưu giữ bởi ngay trong ngôi đình đang được xây cất, tớ vẫn cảm thấy gần như nguyên vẹn cảm giác hoài cổ ẩn trong những họa tiết.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rời đình, trên đường vào thăm những ngôi nhà cổ, ở những bức tường, mái nhà, tớ vẫn có thể cảm nhận cái phong vị cổ xưa của ngôi làng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Có cảm giác như mọi vật trong ngôi làng này đều được lớp bụi của thời gian nâng niu, chở che. Những ngôi nhà mới xây ở những nơi khác có thể to, đẹp, hoành tráng nhưng ở Đường Lâm, chúng mới vô duyên làm sao. Ừ, Đường Lâm là nơi đậu của những ngôi nhà nhỏ bé, dung dị mà đằm thắm. Như cô gái Kinh Bắc e lệ nép mình sau chiếc nón thúng. Phút ích kỷ, tớ ước Đường Lâm mãi mãi bị bỏ quên ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rời làng, cả đoàn bắt đầu thăm viếng những ngôi chùa, đền quanh vùng.

    Đầu tiên là Đền Và. Đền đẹp vẻ đẹp tĩnh tại. Nằm trên gò đất cao, được vây bởi hàng cây to, đền gợi cho tớ cảm giác bồng bềnh kỳ lạ. Chẳng hiểu tại sao.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chùa Mía, ngôi chùa làm tớ sửng sốt bởi tòa tháp cao vời. Một vẻ đẹp thanh tao nhưng uy nghi, làm tớ e sợ ...
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rồi đền thờ Phùng Hưng. Đáng tiếc là có yêu cầu không được vào đền. Lỗi hẹn với đền tới lần sau.
    Đền thờ Ngô Quyền được lập ở vùng đất đẹp có cụ từ hiền lành tiếp đón chúng tôi. Lối vào đền đẹp như cổ tích.
    [​IMG]
    Cách đền không xa là rặng duối cổ thụ. Xanh mát. Bình yên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Điểm đến cuối cùng - thành cổ. Khi tớ đến đây trời đã về chiều. Thốt nhiên nhớ lại câu hát ?oCỏ non thành cổ. Một màu xanh non tơ?.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    [​IMG]
    Tớ thế đấy, nông cạn mà cứ thích văn vẻ. Thôi thì mình nghĩ thế nào nói thế. Nhỉ.
    Được buomhanoi sửa chữa / chuyển vào 02:38 ngày 03/06/2007
  10. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Bravo buonhanoi! Bài rất hay. Tiếp tục nữa đi nhé. Mộc mạc không cầu kỳ.
    D:-)D GROUP 3+ NEWS Cont.:
    Hang Soi Nhụ trên Vịnh Bái Tử Long nằm cách Cảng Cái Rồng khoảng hơn 3km, được các nhà khảo cổ phát hiện, khai quật vào năm 1967. Kết quả là đã tìm thấy ở đây dấu vết của xương người cổ, một số công cụ đá được cho rằng niên đại vào khoảng 14.000 năm cách ngày nay (gần đây có ý kiến cho rằng niên đại muộn hơn, vào khoảng 7.000 - 8.000 năm - TG). Trước đó, năm 1937, các nhà khảo cổ J.Anderson (Thụy Điển), M. Colani (Pháp) đã phát hiện di tích người tiền sử Văn hoá Hạ Long (niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 4.000 năm) ở đảo Ngọc Vừng (bấy giờ người Pháp gọi Ngọc Vừng là đảo Danh Do La), và Hà Giắt (nay thuộc xã Hạ Long). Gần đây nhất, các nhà khảo cổ Việt Nam tiếp tục phát hiện thêm một số địa điểm có dấu vết của người tiền sử cư trú tại một số đảo trên Vịnh Bái Tử Long và tại xã Vạn Yên, làm phong phú thêm bản đồ khảo cổ về các điểm cư trú của người tiền sử tại Vân Đồn. Điều ấy không chỉ làm cho lịch sử văn hoá của vùng đất này thêm ''''dày dặn'''' mà còn cho thấy ngay từ xa xưa, Vân Đồn đã là nơi cư trú ưa thích của người tiền sử, một môi trường sống hết sức thuận lợi. Tới thời kỳ đầu Công nguyên, dấu ấn lịch sử còn ghi lại là mộ cổ ở Đá Bạc (Minh Châu), được phát hiện, khai quật năm 1967...
    To be Cont....

Chia sẻ trang này