1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
    Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.
    Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.
    Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại ? đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1978.
    Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972) việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây. Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh, họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ đứng vững và được Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm Vịnh Mốc.
    Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cũng từ đó, di tích này luôn được Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng hết sức quan tâm đầu tư tôn tạo để gìn giữ di sản quý báu này. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo: DMZ[/i][/size=3]
    To be Cont...
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 08:52 ngày 16/08/2007
  2. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP NEWS (Cont.):
    Ẩm thực
    Có những câu đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phương. Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất QT:
    - Nem chợ Sãi, vải La Vang
    - Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại
    - Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
    - Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông
    - Cá bống Bích La, gà Trại Lộc...
    Dòng sông, dòng suối có vực sâu, có thơm ngon, cua rạm nắng, ruộng vườn có khoai, sắn, đậu ngô nổi tiếng.
    Nưa Lạt Lạo, gạo Cá Tiêm, chiêm Biền bắn, sắn Biền Càn (ở Câu Nhi)
    Nơi đồng sâu có tôm cá quanh năm, với bàn tay khéo léo và chịu khó đã tạo những nét riêng đặc sắc của Quảng Trị mà các nơi khác không có được:
    - Quạt chợ Sòng, có bống Bích La
    Tôm đồng Mai Lĩnh, gạch ngói Trí Bưu
    - Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
    Chợ Ngô Xá nón lá Kệ Văn (Văn Quỷ)
    Mốt số đặc sản Quảng Trị:
    Rượu Kim Long
    Ngày nay, trong các tiệc tùng, kị giỗ, có bia rượu, nước ngọt, nhưng ngày trước thì dùng thứ rượu gạo tự cất lấy hay rượu làng Kim Long. Ngoài ra, sau một ngày lao động mệt nhọc, những người già hay lực điền cũng hay dùng một li nhỏ rượu thuốc, rượu rắn hay rượu trắng cho giãn gân cốt, dễ ngủ.
    Kim lung (long) chén rượu mùi hương ngát
    Thạch Hãn dòng sông sắc nước xanh và từ ý thơ nên đã có câu ca dao:
    Chẳng vui cũng thể xứ Đông
    Chẳng ngon cũng rượu Kim Long gọi là
    Chẳng thơm cũng thể hương đàn
    Chẳng trong cũng thể nước nguồn Hàn (Hãn) chảy
    Vài món ăn hàng quán đặc sản
    Ở Quảng Trị ngày nay có nhiều món phổ biến như mọi vùng đất khác. Nhưng trước đây, các món ăn đặc sản bán ở hàng quán nông thôn thường chủ yếu là món cháo vath giường và lòng thả.
    Bánh lá gai
    Bây giờ, khi đã sắp làm mẹ, tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng của mấy chị em tôi khi được đón từ tay mẹ những chiếc bánh nhỏ xinh gói trong lá chuối. Đó là chiếc bánh được mua bằng tiền của những mớ rau chiều hôm trước mẹ tôi tần tảo nhặt nhạnh đem bán để "cải thiện" bữa ăn cho cả gia đình. Nhưng những đứa nhỏ chúng tôi chưa đủ lớn để ý thức được rằng, nếu phải mua hàng quà cho chúng tôi sau mỗi buổi chợ, mẹ phải tính toán từng đồng cho thật hợp lý một cách vất vả. Và cũng cho đến bây giờ, khi tôi có thể mua và thưởng thức những thứ bánh hảo hạng nhất mà mình thích thì tôi vẫn chưa thấy loại bánh nào có thể thay thế được hương vị ngọt ngào như chiếc bánh mẹ mua cho mấy mươi năm trước. Đó là bánh lá gai.
    Ở quê tôi, bánh lá gai được thấy nhiều nhất vào mỗi dịp lễ Tết. Hầu như nhà nào, dù giàu hay nghèo cũng đều có để mời khách. Các bà mẹ chồng ở quê thường nhìn vào chiếc bánh lá gai do các nàng dâu tương lai thể hiện mà đánh giá về khả năng nội trợ của họ. Cũng có thể nhiều người làm được thứ bánh này, nhưng để có một chiếc bánh vừa dẻo thơm, vừa ngọt bùi và đẹp mắt thì không phải ai cũng làm được. Những chiếc bánh nhỏ xinh ấy thường được tạo nên từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ đảm đang, tháo vát.
    Mùa xuân, cây gai đâm chồi và cho những cành lá xanh non, người ta chặt về từng bó, tuốt bỏ cọng, gân lá rồi cắt nhỏ. Khi nước vừa sôi, thả lá gai vào nồi cho sôi tiếp khoảng mười lăm phút, khi lá gai mềm thì bắc xuống. Sau khi lá nguội, vắt ráo nước, rồi cho vào cối giã nhuyễn.
    Để làm nên cái dẻo của bánh, người ta phải đãi nếp thật sạch, đem xay thành bột, sau đó để ráo nước. Khi bột khô, vùi tay vào bột thấy mát lạnh nhưng không ướt thì đem trộn với bột lá gai rồi tiếp tục giã cho đến lúc con bột mịn quánh lại là được. Làm bánh lá gai phải có thời gian, vì thế ở quê tôi bánh thường được làm vào những dịp lễ tết, giỗ lạp. Những lúc ấy, công việc đồng áng đã rãnh rỗi, người phụ nữ mới có thời gian để chuẩn bị cho các công đoạn làm thứ bánh dân dã nhưng cũng lắm công phu này.
    Nguyên liệu làm nhân bánh là đậu xanh. Sau khi đãi sạch vỏ, người ta đem hoong đậu cho vừa chín, sau đó trộn với đường, gừng tươi giã nhỏ rồi viên thành từng viên tròn nhỏ (nhân đậu phải gắt và mịn nhưng không nhão). Bánh lá gai ngon thôi chưa đủ, mà còn phải đẹp mắt, vì thế lá gói bánh cũng được chuẩn bị rất cẩn thận. Lá phải còn non, sau khi luộc qua cho mềm lá (để khi gói lá không bị gãy, rách), người ta cắt thành miếng hình tròn hoặc hình bầu dục, tùy theo cách gói của từng người.
    Một chiếc bánh đẹp thường có một đến hai chóp và không để lộ dù một mẩu lá thừa. Để ăn, người ăn bánh phải tinh ý mới biết cách mở bánh. Dù không đơn giản nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết gói đúng cách. Bởi nó dân dã nhưng cũng rất tinh tế.
    Bây giờ, muốn ăn chiếc bánh lá gai, người ta dễ dàng có được nó bất cứ nơi đâu. Ra Bắc, ghé Thanh Hóa là có ngay bánh lá gai gói lá chuối khô mang về làm quà. Vô Nam, ghé Hội An cũng có bánh lá gai nhưng nếu ai đã một lần được ăn bánh lá gai ở làng quê có gần trăm ngày hưởng gió lào, hẳn không thể quên được hương vị ngọt ngào của nó. Cũng vị thơm của gừng, ngọt dẻo của đường, nếp; cũng là lá gai nhưng hình như lá của những cây gai mọc bên hố bom bị bom Mỹ cày xới hay trên những đồng đất bazan quê tôi mới làm nên cái màu xanh đặc trưng của bánh. Cũng là loại bánh ấy nhưng dưới bàn tay tảo tần của những người mẹ quê, ta lại cảm nhận được những phút giây hạnh phúc mà tuổi thơ ta may mắn có được.
    Cháo vạt giường và lòng thả
    Cháo vạt giường là kiểu cháo nấu bằng sợi bột gạo (bột gạo nhồi nước sôi, ép mỏng, thái thành từng thẻ nhỏ). Ngày trước cháo thường nấu với cá tràu. Cá tràu làm kĩ, đem um hay tao với gia vị, mỡ hành cho thấm, đổ vào nồi nước, nấu cho sôi rồi mới thả bột sợi gạo vào, xong điểm thêm hành ngò, tiêu ớt. Mùa đông se lạnh, ghé vào một quán ven chợ, tô cháo vạt giường nóng sốt là thức ăn lót dạ hấp dẫn.
    Lòng thả có nơi gọi là lòng sả do tính chất chủ yếu của gia vị này; còn gọi là lòng thả là do phương thức thả lòng vào nồi nước. Người ta đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, nêm gia vị, thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô, vừa có chút gạo hay đậu xanh nhừ vừa có lòng chay lòng tạp. Kiểu cháo này người dân Quảng Trị thích hơn kiểu cháo lòng sang trọng ở những nơi khác
    Các thức uống thông thường hàng ngày
    Nước uống hàng ngày thường là chè xanh vùng Cùa hay chè phủ Vĩnh; mùa đông thì dùng thứ chè khô vò nát. Có nơi uống nước chè rất đậm (tục gọi là uống nước chè xanh ?ođứng đũa?). Nhà nào có điều kiện thì dùng chè móc câu của các vùng chè trong tỉnh. Ưa đậm đà hơn thì uống nước lá bội (vối), nước lá mồng năm gồm đủ thứ lá hoang dã hái trong ngày Đoan Ngọ, phơi khô trữ sẵn để dùng. Phụ nữ lúc sinh nở thường uống lá vằng, lá ngải cứu, lá bạc thau...
    Tóm lại, việc ăn uống đối với người dân Quảng Trị thường đơn giản, bình đạm, trừ một số thuộc tầng lớp trên. Đó cũng là một thuộc tính của nông dân Việt Nam. Họ "ăn để sống chứ không phải sống để ăn", và còn phải luôn luôn dự phòng những khi thất thu, đói kém. Vì thế, dù được mùa, nông dân vẫn thường ăn độn với các củ lương thực khác như khoai, sắn: "Được mùa chớ phụ ngô khoai". Tinh thần tiết kiệm đó là hệ quả của một hoàn cảnh khó khăn triền miên ngày xưa.

    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 16/08/2007
  3. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
    Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.
    Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.
    Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại ? đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1978.
    Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972) việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây. Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh, họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ đứng vững và được Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm Vịnh Mốc.
    Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cũng từ đó, di tích này luôn được Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng hết sức quan tâm đầu tư tôn tạo để gìn giữ di sản quý báu này. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo: DMZ
    NGHĨA TRANG LIỆT SỸ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN
    Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
    Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
    Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
    Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
    Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 ?" 19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại nghĩa trang Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc ghi công...Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã được hoàn tất.
    Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
    Hiện nay, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có 24 cán bộ, nhân viên thường xuyên chăm lo việc coi sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm viếng.
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 09:02 ngày 16/08/2007
  4. cauvongmay

    cauvongmay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bác D&D cứ đưa ra lịch trình dày đặc để câu khách mãi thôi. Em gợi í là thế này nhá, chốt lại cho bà con đỡ sợ đi nhiều, mệt:
    Tối thứ Sáu đi từ Nhà hát lớn lúc 20h00 do chờ đoàn D&D HP. Tranh thủ ngủ nghỉ trên đường.
    * Đêm tới Quảng Bình. Nếu có thể chạy tuốt luôn Đông Hà.
    * Sáng thứ Bảy dậy sớm đi tàu ra Cồn Cỏ từ cảng Cửa Việt. Thăm đảo, tắm biển, ngắm san hô đỏ, ăn trưa, tặng quà thiếu nhi.
    * Chiều thứ Bảy quay về Đông Hà thăm:
    - Thành cổ Quảng Trị.
    - Địa Đạo Vinh Mốc.
    - Tắm biển Cửa Tùng, ăn tối. Ngủ tại Cửa Tùng.
    * Sáng chủ nhật:
    - Viếng thăm Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
    - Câu hò trên bến Hiền Lương.
    * Trưa cháo cá hầm nấm Đá Nhảy, Quảng Bình.
    * Tối Chủ nhật: Súp lươn bà Lan thành Vinh.
    9h: về tới Hà Nội.
    Chú ý: Địa đạo Vịnh Mốc và bến Hiền Lương chỉ là những địa danh nhỏ tuy ý nghĩa lịch sử lớn, không mất nhiều tgian đâu
    Cái vàng vang: Bác D&D còn có kế hoạch quyên góp ủng hộ đồng bào, bác post kế hoạch chuẩn bị với tgian cụ tỉ lên đi bác
  5. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Chương trình dự kiến như vậy, thay đổi dễ thôi mà, tùy tình hình mà ta đi, thêm bớt là chuyện thường. Nhưng măm măm là chuyện lớn. Hihi.
    Tặng quà cho trẻ em, con các thanh niên xung phong trên đảo. . Sẽ mua bánh kẹo và đồ chơi. Ngoài đó bọn trẻ con thích đồ chơi lắm. Với lại chụp cho chúng nó vài kiều ảnh, về rửa rồi gửi ra đó. Có quà cho nhân dân và bộ đội trên đảo nữa. Ý nghĩa.
    Đặc sản Quảng Trị ! (theo lời kể vài bạn bên Box QT)
    ở QT có nhiều đặc sản không ???? như : cháo cá , cháo bột , bánh lọc
    ( bánh sắn) , bún thịt nướng , chè , bánh nậm ..... những món ăn mà co thể nói là nếu một người xa quê hương thì không bao giờ quên hương vị những món đó .
    Cháo cá ! ở ĐH thì có hẻm ở gần chợ ĐH , cực ngon , giá mềm , phải chăng , hợp với túi tiền học sinh sinh viên , trời lạnh mà ngồi bên một tô cháo cá nghi ngút khói , cảm giác thật là khó tả . Rồi cháo cá ở ngã tư Hàm Nghi Nguyễn Trãi gần với trường cấp 3 đong hà , trước kia ở đây giá rất rẻ , nhưng hiện nay hình như giá cả tăng lên nên một tô cháo cá cũng được tăng thêm ! nhưng nói chung là rẻ hơn ở hẻm dưới chợ ĐH . Nếu ai ở thị xã Quảng trị thì đi ở đường Trần Hưng Đạo , có một hẻm rẽ vào bên tay phải , đi thêm một đoạn nữa là đến một quán cháo cá + bánh Lọc ngon nhất thị xã Quảng Trị , nếu ai chứ thưởng thức thì hãy nuốt nước miếng đi nhé ! ăn một lần sẻ nhớ mãi .
    Bánh lọc ! đây có thể nói là đặc sản của quê hương khói lữa Vĩnh Linh , vị của bánh sắn thì chỉ có người Vĩnh Linh mới có được , nhưng ở Đong hà thì cũng có ở đường Nguyễn Trãi , ở Gio Linh thì có quán bánh đối diện chợ cũ , ở Quảng trị thì hầu hết các quán cháo cá đều có ! nói chung là ngon hết sẩy !
    Chè ! chè thì hầu như ở đâu cũng có ! nhưng ở Quangt rị thì thật là khó diễn tả được ! khi trời nắng đi đâu về được mẹ nấu cho một bát chè đậu xanh hoặc là chè bột lọc , ăn và là khỏe liền .
    Bánh nậm ! thì bánh nậm là một monbánh được bán cũng với bánh sắn , 2 loại bánh này được làm cùng với nhau ! như ăn thì khác nhau hoàn toàn ! ở DH thì ở đường Nguyễn Trãi có bán bánh này . Ở Gio Linh thì có sạp bánh nậm và bánh chưng của Mụ Quy , mụ bán rẻ và làm ngon cưục kì !
    bún Thịt nướng ! thì chỉ có ờ gần cầu vượt Đong hà là ngon nhất !
    béng sắn" là loại bánh bột lọc ngon nổi tiếng ở Mỹ Chánh, nhưng đó là ngày trước, chứ bây giờ nhân bánh làm thịt mở nhiều và ít tôm rim không ngon bằng quán bánh bột lọc nằm ở đường Nguyễn Trãi Đông Hà.
    Cháo bánh canh vịt ngoài vị trí ở gần Điện lực QT còn có quán nằm ở khu chợ Lao Bảo gần trường cấp 2 nấu rất ngon. Tuy thịt vịt có dai hơn so với thịt vịt ở quán gần Điện lực QT nhưng nước chấm gừng pha cực kỳ tuyệt.
    Cháo bột Những ngày cuối tháng 9, Đông Hà mưa ngâu nhiều, có khi mưa kéo dài cả tiếng đồng hồ, đi ra đường lúc nào cũng có cảm giác mưa đập vào mặt chan chát. Hôm đó cũng đang mưa nhưng ông bạn rủ đi ăn cháo bột, nghe lạ nên không từ chối. Trên đường đi mới biết nó họ hàng với cháo bánh canh ở Huế, khác chăng chỉ là tên gọi. Lần đâu đi vì chui vào áo mưa sau lưng nó nên không biết đường nhưng lần sau thì nhớ mang máng là quán ở gần trường dạy nghề (chạy dọc đường 9 từ nhà hát, khi chuẩn bị đến trường dạy nghề thì rẽ phải, đi vào hẻm đất đỏ khoảng 100m).
    Quán trông cũng thường thường, mấy cái bàn không đồng bộ cao thấp vuông tròn đủ kiểu, ghế cái nào cũng ướt vì nước mưa tạt vào. Vừa ngồi được một lúc thì thấy đã có hai tô đưa ra, loại tô to chứ không bé bé như ở Huế. Phía trên là một lớp dày đặc lá hành và rau thơm, đảo cái thìa một lượt thấy cá lốc nổi lên ngồn ngộn, loại cá nhiều thịt nay lại lấy xương nên khó mà kiềm chế. Hơi nóng bốc lên cuộn theo mùi cay cay của hành, mùi thơm thơm của cá và cả một ít mùi nước gạo. Ông bạn giục ăn cho nóng, cả tôi và nó bắt đầu xì xụp, vừa ăn vừa hít hà bởi cái nóng của nước, cái cay của ớt. Khi tô cháo cạn xuống đến đáy thì cũng là lúc mồ hôi đổ ra ướt cả khuôn mặt chẳng khác gì nước mưa khi đi ngoài đường.
    Nó gọi thêm 2 tô, tôi không những đồng ý mà còn với theo thêm 1 tô cá (bổ sung chất tươi mặc dù trong cháo đã quá nhiều cá lắm rồi). Lúc này khách bắt đầu đông, kéo vào ngồi kín cả quán (hình như các bác này học ĐH tại chức Tin học ở bên trung tâm dạy nghề, vừa đi làm về nên tạt vào làm vài tô chống đói để cầm cự đến 9h đêm). Bên ngoài trời vẫn mưa rả rít, trong quán rộn ràng tiếng chóp chép, sụt soạt. Cái lạnh của mưa được cân bằng bởi cái nóng của cháo cá thì còn chi bằng. Vẽ mặt mọi người sáng dần lên, tỉnh hẳn ra khi các tô được chất xếp từng chồng.
    Chúng tôi rời quán cũng là lúc mọi người đội mưa ra đường, sau cái giờ tan tầm quán bắt đầu vắng trở lại. Ông bạn bảo cháo bột thường ăn vội giữa các ca làm nhưng cái thú vị của nó thì chẳng vội chút nào, bằng chứng là sau mấy năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ cái buổi chiều hôm đó.
    Được D_and_D sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 16/08/2007
  6. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    @Bác H: Sorry là em bị cưỡng bức vào btc cho cty nên chắc khó chốn. Nếu D_ D có nghỉ lại ở QB thì alo ra cho em ra chào cái thôi, theo đoàn bỏ cuộc chơi được.
    Mà sao dạo này bác lắm bài viết bị "Bạn thân mến... vượt quá phạm vi của diễn đàn ... trong thời gian sớm nhất" thế. He
  7. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Trên diễn đàn có mặc định sẵn 1 số firewall chặn các từ nhạy cảm nên bị như vậy. Mod có trách nhiệm xem xét. Đó là bài viết trên báo tuổi trẻ kể về Thành cổ Quảng trị, kiến trúc, lịch sử quá khứ và tương lai.
    Bác Kilotu chắc chắn là có kinh nghiệm tổ chức nên CTy đưa vào BTC rồi. Hi hihihi...
    NỐI LIỀN KHOẢNG CÁCH QTRI_HÀ NỘI.
    Được sự nhất trí của sở du lịch Quảng trị.Cty TNHH TM-DV DÒNG HIỀN phối hợp cùng Cty du lịch VIP TOUR mở tuyến tour QT-HN và HN-QT để đưa đón khách củng như đưa người tham quan về thăm lại chiến trường xưa và tìm đồng đội củ tại quảng Trị.Đồng thời tổ chức đưa khách tham quan các địa danh lân cạnh như:Phong Nha-kẻ Bàng;Cố đô Huế:Hội An;Đà nẵng.Ngoài ra còn đưa,đón khách du lịch sang các nước lào,Thai lan.. Dòng Hiền OPEN TOUR đã mở tuyến xe đưa và đón khách vào lúc 19h các ngày trong tuần.
    Tại Đông Hà: 03 Đặng Dung. ĐT:053.551551,662662,840841,841841.Mobile:0983.680 207 (CHỊ HIỀN).
    Tại Hà Nội: 281 ĐỘI CẤN-HN. 54 NGUYỄN DU-HN. ĐT:04.8325843,9424983,8328475.Mobile:0905091184(AN H TỨ ).
    VỚI DÒNG XE HUYNH DAI EXPRESS.MERCEDES ĐỜI MỚI TỪ 16 ĐẾN 50 CHỔ CÓ ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ,TIVI KỶ THUẬT SỐ,VÀ ĐẦU ĐĨA HÌNH VCD...ĐÁP ỨNG ĐẦY ĐỦ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA QUÝ KHÁCH SUỐT DỌC CHẶNG ĐƯỜNG.
    Để D&D, sau đây là thông tin dự báo thời tiết, bản tin sẽ tiếp tục cập nhật liên tục:
    Dự Báo cho Quảng Trị -- Từ 7 giờ VN Thứ Năm : Ngày 16/ 8/2007
    Ngày Hôm Nay : Mưa giông 8 mm ... Có mây ... Gió nhẹ 13 km/giờ ... Nhiệt Độ Cao Ban Ngày 33 C ...
    Đêm Nay : Mưa giông 54 mm ... Có mây ... Gió nhẹ 10 km/giờ ... Nhiệt Độ Thấp Tối Nay 25 C ...
    Thứ Sáu : Có thể có mưa ... Mây nhiều ... Gió nhẹ 14 km/giờ ... Nhiệt Độ Cao Ngày Mai 30 C ...
    Đêm Thứ Sáu : Có mây ... Gió lặng 6 km/giờ ... Nhiệt Độ Thấp Ban Đêm Thứ Sáu 26 C ...
    Thứ Bảy : Mây nhiều ... Gió nhẹ 11 km/giờ ... Nhiệt Độ Cao Ban Ngày Thứ Bảy 31 C ...
    Đêm Thứ Bảy : Có mây ... Gió nhẹ 15 km/giờ ... Nhiệt Độ Thấp Ban Đêm Thứ Bảy 25 C ...
    [​IMG]
    theo http://www.vnbaolut.com
    Trong trường hợp cần thiết, lịch trình D&D có thể thay đổi chuyển sang các địa điểm khác cho phù hợp. Quảng Trị, Quảng Bình còn có rất nhiều Điểm Đi.
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 16/08/2007
  8. hanoi6886

    hanoi6886 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2007
    Bài viết:
    4.932
    Đã được thích:
    0
    Sao đợt này các đoàn đi nhiều thế, chóng hết cả mẹt.
    Anh Hoàng đi về nhớ chụp nhiều ảnh vào nhé
  9. vecchia_signo

    vecchia_signo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thời tiết không thuận thì phải chấp nhận thôi ạ. Vì đã nêu lịch nên không thể lùi lại, lại vì lòng dân vô cùng nên D&D Group sẽ tổ chức 2 chuyến đi Quảng Trị vào tối hôm nay và dịp 2/9.
    Về cơ bản, chương trình hai chuyến đi là giống nhau nhưng sẽ có thay đổi ở một vài điểm đến, hành trình do chuyến đi 2/9 dài hơn cuối tuần này 1,5 ngày.
    Vụ cuổi tuần này do bác D_D phụ trách.
    Vụ 2/9 do Vecchia phụ trách.
    Lịch trình vụ 2/9 sẽ được thông báo vào thứ 3 tuần sau, đợi Quảng Trị 1 về sẽ có thêm thông tin về khách sạn, điểm đến.....
    Những ai không đi được cuối tuần này có thể chuyển sang đi dịp 2/9
    Được vecchia_signo sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 17/08/2007
  10. chibo2006

    chibo2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    QA ơi, nhà chị đặt 2 cục gạch cho vụ QT 2-9 nhá. Hôm nay trượt vụ QT cùng bác Hoàng tiếc quá. Hy vọng vụ tới đây hoành tráng hơn vụ hôm nay nhở.

Chia sẻ trang này