1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

D:-)D GROUP 3+: Ký sự ngóng chờ bão tan trên BẠCH LONG VĨ (6 -9/8/08) Mừng quốc khánh LÝ SƠN - Quảng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi thichsoluon, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Dugia, bọn em cũng thấy lạ khi nghe nói đến cái cầu có tên "nhị trùng" này (theo lời chỉ dẫn của em Hải, lễ tân khách sạn Miền Tây) nên post lên để xin ý kiến các bác. Nhóm D&D phải tránh không đi đèo Khế vì sương mù.
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Ruộng bậc thang tại ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình huyện Mù Căng Chải, Yên Bái mới được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 18-10-2007, một danh thắng có lẽ là đặc biệt và độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam.
    Quốc lộ 32 chạy dọc theo những sườn núi hun hút gió, con suối đỏ ngầu cuộn chảy, chạy qua nhưng đồi thông và nhưng thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, ngút ngàn lên tận lưng chừng trời.
    Thị trấn Mù Căng Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi, còn khá nghèo. Đến Mù Căng Chải, du khách đừng quên thưởng thức món gà đồi và món thịt lợn gác bếp rán rất ngon và ngọt cũng như những bát cơm lúa mới dẻo thơm.
    Đây là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Yên Bái. Diện tích 1.199,3 km2. Gồm 1 thị trấn (Mù Căng Chải) và 13 xã (Kim Nọi, Hồ Bốn, Khao Mang, Mồ Dề, Chế Cu Nha, Cao Phạ, Nậm Có, Lao Chải, Dế Su Phình, La Pán Tẩn, Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt), huyện lị ở xã Mồ Dề.
    Huyện có 42.404 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông. Toàn huyện có gần 2000 ha ruộng lúa nước, 1400 ha lúa nương, 2000 ha rau màu, sản lượng lương thực toàn huyện đã đạt 13 ngàn tấn. Qua các năm trồng và bảo vệ rừng tỷ lệ độ tán che phủ của rừng Mù Cang Chải đạt gần 40%. Đến nay toàn huyện có 30% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia,13/13 xã, thị trấn có bưu điện văn hoá xã, cứ 3,2 người dân có một người đi học, tỷ lệ đói nghèo mỗi năm giảm từ 7-8%... gồm các dân tộc: Thái, Dao, Mông, Kinh. Địa hình núi cao xen thung lũng xâm thực.
    Có đỉnh Lang Cung (2.913 m) ở địa giới phía bắc và Phu Sung Mon (2.445 m) ở địa giới phía nam. Sông chính: Nậm Kim. Trồng lúa, ngô và cây công nghiệp: chè, trẩu. Chăn nuôi trâu, bò. Trồng rừng phòng hộ. Đường 13A Nghĩa Lộ - Than Uyên chạy qua. Trước đây là huyện của tỉnh Nghĩa Lộ; từ 1975, sáp nhập vào tỉnh Hoàng Liên Sơn; từ 7.1991, là huyện của tỉnh Yên Bái.
    Đường lên đỉnh Mù Căng Chải. Nằm lọt thỏm giữa ba ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song, Tú Lệ được ví như nàng tiên vì vùng đất này đang gìn giữ một đặc sản nổi tiếng: nếp Tú Lệ. Trong bữa trưa mời khách phương xa có nắm xôi dẻo quánh và cháo cốm vịt xanh béo ngậy từ hạt nếp Tú Lệ.
    Câu chuyện về giống nếp quý được kể : "Truyền rằng có một tộc người Thái được tiên hiện ra cho một coóng thóc quý. Tiên ông bảo phải tìm được vùng đất nào thóc quý mới mọc được và sẽ cho nhiều hạt dẻo thơm. Vâng lời tiên ông, người Thái đi khắp nơi gieo trồng thử nhưng nơi thì hạt không nảy mầm, nơi thì cây không cho hạt. Một ngày kia, người Thái đến chân đèo Khau Phạ, có dòng suối Mường Lùng gieo hạt thì lạ thay, cây mọc nhanh và cho bông tươi tốt. Mang vào cối giã lại cho hạt trắng trong, nấu lên cho ra thứ cơm thơm dẻo lạ kỳ". Ngồi nhấm nháp hương vị xôi nếp, nhớ lời cô bé bán ngô (bắp) đêm trước quả thật không sai.

  2. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Vượt qua đèo Khau Phạ trên dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao gần 2.000m quanh năm mây phủ, con đường đưa chúng tôi đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải. Sóng lúa dạt dào, bồng bềnh trong sắc nắng chiều nhuộm vàng đồi núi.
    Lúa nương đung đưa trong gió, dồn đuổi nhau trên từng thửa ruộng. Gần như khắp nơi tràn ngập trong mầu no ấm, óng ả và mềm mại, bao bọc đồi núi, xóm thôn, thấp thoáng trong đó vài ba nóc nhà sàn phủ thẫm mầu cũ kỹ. Ðược biết, đây là con đường được khách du lịch mệnh danh là thiên đường Tây Bắc bởi vẻ đẹp của các ruộng lúa dọc bên đường.
    Những tràn ruộng bậc thang nối tiếp trên các triền núi là sự hiển diện của một nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã có từ cách đây hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm. Ðây là cả một quá trình lao động, sản xuất lâu dài, thể hiện trình độ canh tác lâu đời của các cư dân bản địa.
    Ðể làm ruộng bậc thang, điều cần thiết là phải tạo được mặt bằng cho ruộng lúa nước trong điều kiện độ dốc vùng núi cao. Chính vì vậy mà một mảnh ruộng bậc thang thường chỉ có bề rộng từ một đến 1,5 mét và dài đến hàng chục mét. Thông thường một ruộng chỉ có thể cấy được từ hai đến ba đường bừa là cùng, thậm chí có những thửa ruộng phải khai phá đến nửa năm mới hoàn thành. Ðiều quan trọng là phải làm bờ để giữ nước điều hòa cho ruộng. Bởi vì những khó khăn như vậy mà hàng trăm năm nay, các thế hệ người Mông ở Mù Cang Chải chỉ khai phá được hơn 1.000 ha ruộng bậc thang lúa nước trên một diện tích rộng hàng chục nghìn ha.
    Hiện nay, cả 13 xã, thị trấn của huyện đều có ruộng bậc thang, nhưng ruộng đẹp nhất thuộc địa bàn các xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xun Phình, là những xã có ruộng bậc thang vừa được công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Phong cảnh đẹp nơi đây xứng đáng được gọi là một kỳ quan, một kiệt tác nghệ thuật do con người tạo dựng qua lao động, qua sự sáng tạo và ý chí chinh phục thiên nhiên. Cùng với những thửa ruộng bậc thang, ẩn chứa trong đó còn có biết bao tập tục cùng những nghi thức, tín ngưỡng nông nghiệp của một nền văn minh lâu đời.
    Sau khi ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia, huyện đang xúc tiến việc bảo tồn nguyên trạng, thực hiện Pháp lệnh bảo vệ di sản văn hóa thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đi đôi với vận động thay đổi giống lúa mới năng suất cao để tăng năng suất trên diện tích gieo trồng. Ngành văn hóa - thông tin tỉnh cũng đang được giao nhiệm vụ điều tra nghiên cứu cơ bản về ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhằm xác định trung tâm, quy hoạch bảo tồn, phát triển danh thắng văn hóa ruộng bậc thang ở các xã Chế Cu Nha và La Pán Tẩn; nghiên cứu các đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể và môi trường sinh thái ở khu vực này, để từ đó hình thành cơ sở khoa học trong việc khai thác tiềm năng du lịch ở khu vực trung tâm danh thắng văn hóa ruộng bậc thang và vùng phụ cận.
    Tỉnh dự định sẽ quy hoạch các làng văn hóa người Mông có tràn ruộng bậc thang đẹp nhất theo hướng bảo tồn các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bao gồm cả bảo tồn, phát triển văn hóa canh tác nông nghiệp, ẩm thực, trang phục và các hoạt động văn nghệ dân gian, đồng thời chú trọng thực hiện một số dự án đầu tư về hạ tầng cơ sở, đường giao thông, nhà nghỉ.
    Việc quyết định mở hướng đầu tư để cùng người dân khai thác kinh tế ruộng bậc thang trên phương diện bảo tồn danh thắng văn hóa gắn với phát triển du lịch - thương mại, sẽ góp phần bảo vệ và phát huy được các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời từng bước nâng cao hơn đời sống cộng đồng dân cư địa phương. Chắc chắn trong tương lai không xa, khu danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch tỉnh Yên Bái nói riêng và cả vùng cao Tây Bắc nói chung.

  3. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP 3+ NEWS:
    Ruộng bậc thang-kỳ tích của người mông Mù Cang Chải
    YBĐT - Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10, vượt qua đèo Khau Phạ dài 27 km để đến Mù Cang Chải (Yên Bái), trước mắt chúng tôi là một màu vàng của lúa trải dài trên các triền núi của vùng cao, lớp nọ gối tiếp lớp kia như bất tận, khiến anh bạn đi cùng choáng ngợp phải dừng xe để bấm máy ảnh lia lịa.
    Khi leo lên bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn nhìn xuống mới phần nào cảm nhận được sự diệu kỳ của ruộng bậc thang nơi đây. Những mâm xôi vàng của lúa hiện lên hoành tránh giữa núi rừng xanh ngắt; từng bậc ruộng nối tiếp nhau đổ từ trên cao xuống như chiếc cầu thang vàng nối từ trần gian lên trời. Phá cách của bức tranh vàng xanh là dòng suối Kim, như dải lụa trắng bắt nguồn từ đỉnh Nả Háng Tâu cao trên 2.600 mét, uốn lượn dọc quốc lộ 32 qua thị trấn rồi đổ về Nậm Mu của Sơn La, tạo sự điều hoà khí hậu trong vùng và nước cho sản xuất.
    Người Mông ở Mù Cang Chải chiếm 92% dân số toàn huyện, gồm bốn nhóm: Mông Đơ (trắng), Mông Lình (hoa), Mông Đu (đen), Mông Si (đỏ); trong đó, nhóm người Mông Lình và Mông Si chiếm đại đa số họ di cư về sinh sống từ đầu thế kỷ XVIII, làm nương rẫy là phương thức sản xuất và nguồn sống chính của mình.
    Trong canh tác, do chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phân bố ở trên độ cao 900m, độ dốc lớn từ 30% trở lên, địa hình chia cắt mạnh, nếu để trồng lúa có tính ổn định trên đồi nương thì không thể khai khẩn theo hình thức nương rẫy. Vì vậy, người Mông đã chọn những quả đồi thấp, có diện tích rộng, độ dốc vừa phải, lợi dụng được cả nước trời (nước mưa) và nước suối dẫn từ độ cao tràn xuống ruộng thấp để khai khẩn ruộng bậc thang.
    Bác Sinh cho biết: "Trước khi khai khẩn, chủ ruộng phải đi chọn đất. Nơi đó phải có nguồn nước, có khả năng tạo mặt bằng, ít cây to, cỏ mọc dầy và tốt, ít sỏi đá. Sau đó, phải lập quyền sở khai khẩn bằng cách chồng một cột đá lên cao chừng trên một mét, hay chôn một cây gỗ lớn trên vùng đất đó để làm dấu hiệu xác lập quyền khai khẩn.
    Để tránh các rủi ro trong quá trình khai khẩn (rắn cắn, đá lăn vào người, dao phát vào chân...) theo quan niệm của người Mông là cái hồn của mình đã bỏ mình ra đi, do đó phải mời thầy mo đến cúng gọi hồn về. Thầy mo là một người Mông già, được học nghề từ bé (hiện nay ở Mù Cang Chải còn rất ít), chủ ruộng chuẩn bị lễ vật gồm: một bát gạo, một chén rượu, một con gà trống, một quả trứng, một thẻ hương...
    Lễ vật được đặt ngay góc ruộng nơi khai khẩn, thầy mo hua que hương lên trời đọc bài cúng và các thủ tục khác cầu mang đến gió thuận mưa hoà, hồn người bị nạn tiếp tục nhập vào người bị hại để tiếp tục khai khẩn làm ăn; sau đó, bài cúng được nhúng rượu và đốt ngay tại ruộng, vung khắp vùng đất mong tìm sự may mắn cho các vụ mùa tốt tươi.
    Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp (chỉ được vài đường bừa), độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ 1- 1,5 mét, trong khi đòi hỏi mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì cả đám ruộng (một bậc thang) đều có cân bằng sóng. Vì vậy, khi san ruộng người Mông dùng cuốc **** cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ ruộng (bờ ruộng cao hơn mặt ruộng và rộng từ 20- 25 cm).
    Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu vượt qua điểm trũng thì dùng cây to bổ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước; nếu vượt đường thì xếp đá tạo mặt bằng cho giao thông còn nước len lỏi phía dưới, tạo hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh cho việc canh tác.
    Cần nói thêm, để tạo đường đồng mức cho từng mảnh ruộng, đồng bào dùng nước làm một đường cân bằng sóng, chỗ trũng thì dùng cuốc **** cào bằng thêm; chỗ cao thì san bớt lên bờ, vì vậy cả thửa ruộng quanh quả đồi đồi đều có nước và độ cao giống nhau, tạo ra các bậc thang đều khắp. Ngay trong cách chia nước, đồng bào Mông chỉ sẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách không nối liền mạch (thửa đầu sẻ đầu bờ thì thửa dưới phải sẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp sẻ đường nước thoát ở cuối bờ) nhằm hạn chế tối đa khi mưa lũ tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu.
    Cứ thế, qua năm tháng các thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải nhiều lên cùng thời gian, ruộng ở các bản: Ma Lừ Thàng, Trống Tông, La Pán Tẩn, Háng Tàu Dê, Thào Chua Chải, Pú Nhu, Phình Hồ, Dế Xu Phình... "Tiếng Mông mình gọi bậc thang là Làn đáy, hiện toàn xã có trên 198 ha ruộng bậc thang, cộng với các xã Chế Cu Nha, Dế Xu Phình thì khu vực này có gần 500 ha ruộng bậc thang đang được giữ nguyên trạng.
    Hiện Nhà nước công nhận nơi đây là danh thắng ruộng bậc thang đầu tiên trong khu vực các tỉnh miền núi, xã mình đang vận động đồng bào trong xã tiếp tục trồng các loại giống lúa Lửi khoái, Mế lỉnh xính, Tả lènh, Nả lỉnh sí là giống địa phương, kết hợp với giống Plẩula, Plẩu lai. Plẩu lan, Plẩu pang trang... đảm bảo an ninh lương thực, có một phần làm quà cho du khách đến đây; ngoài ra cây thảo quả, con gà đen, lợn đeo gông... sẽ là những sự lạ khi du khách phương xa đến với vùng này".
    Mời bạn một lần chiêm ngưỡng nét đẹp vùng cao còn nguyên sơ nơi này, dịp đầu xuân cùng ngắm hoa Tớ dày hát điệu Gầu plềnh và cùng tham gia hội Gầu tào (chơi núi đầu xuân); tháng mười cùng ngắm bậc thang trời kỳ vĩ được kết lên từ những thảm lúa vàng rực rỡ; cùng chén rượu thóc giã bạn không quên ngày trở lại lần sau với cao nguyên vùng Tây Bắc.

  4. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Bác ơi có tuyển gái ko. Hiện có 2 bác rai rồi. Cho em đăng kí 1 chân gái nhé
  5. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Dai hay gái, gái hay Dai Đều Đáng Được Đi tất.
    Bác PM cho tui mấy thông tin: họ và tên, số đt, emailvà YM nhé.
    Welcome bác.
  6. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D NEWS:
    Nơi vời vợi non cao Khau Phạ YBĐT - Chớm thu mà ở nơi này ngỡ đất trời đã ngập giữa đông. Trước mặt là sương, sau lưng cũng sương. Lưng chừng sương phía núi xa, là là sương ngay dưới chân mình. Bàn tay đưa ra lẩn khuất trong sương. Hơi thở phả ra cái lạnh cùng sương. Không phải sớm mai, không phải cuối chiều, giữa trưa, sương thành hạt vẫn vẹn nguyên trên lá cỏ ướt át ven đường, e ấp.
    Trên thân lá mua dại, không có nắng để tan ra, sương đọng lại, rồi nặng thêm, nặng thêm, men theo thân lá, thả mình xuống hư không, thấm dần vào với đất rừng, từng giọt, từng giọt. Giữa bao la đại ngàn mà thấy mình chật chội trong sương. Giữa trưa, những chiếc xe qua lại xe nào cũng bật đèn mà tầm nhìn cũng chỉ ngay trước mặt.
    Chuyện kể, có hôm, người ta phải xuống xe, làm hoa tiêu xe mới đi được. Phải mặc áo khoác giữa ngày hè khi ngang đây. Người lạ không biết mà mỏng manh một tấm áo cộc sẽ thấu hiểu thế nào là cái lạnh chốn non cao. Sương tha thẩn gần gần phía trước rồi phủ khuất màu xanh cây rừng tít núi xa, chỉ để lại đỉnh núi xanh mờ nhấp nhỏm, thấp thoáng. Mùa đông hay mùa thu, mùa xuân hay giữa ngày hè, chưa thấy vắng bóng hơi sương bao giờ. Có những ngày, sáng cũng như trưa, trưa cũng như chiều, chỉ có sương với núi chẳng thể định được màu thời gian.
    Ai thèm những mù sương của Sa Pa, ai thèm một hơi lạnh của tiết trời Đà Lạt để trốn tránh những ngày hè oi ả, chẳng cần phải ngược Lao Cai, không phải xuôi vô Lâm Đồng mà hãy cứ ghé nơi này. Chốn ấy, vời vợi cổng trời -nơi dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ hiểm trở kéo dài qua đông bắc Mù Cang Chải về gần hết Tú Lệ (Văn Chấn) để tạo thành con đèo Khau Phạ (xã Cao Phạ) nổi tiếng, cửa ngõ lên đất Mù Cang Chải tận cùng miền tây nước non Yên Bái.
    Theo tiếng Thái, Khau Phạ có nghĩa là sừng trời, hay khau cút - nóc nhà, còn người Mông gọi là Cu Tù - cổng trời. Từ thành phố Yên Bái, cứ ngược về phía tây gần 150 km đường quốc lộ là bắt gặp chân đèo. Bắt đầu bám chân bên này vào đất Tú Lệ dẻo thơm nếp Tan nổi tiếng, men những núi những rừng ngoằn ngoèo uốn lượn chạy dài suốt hơn 20 cây số là đổ sang chân đèo bên kia. Con đường khi đã ngược mãi lên trên mà quay đầu nhìn lại thấy sao mà ngoằn ngoèo đến thế. Khi cái nắng còn vương đầy trên đất Tú Lệ, ngược lên Khau Phạ là bắt đầu gửi lại nắng phía sau để bắt đầu hiu hiu, bắt đầu lạnh, bắt đầu sương và bắt đầu mây.
    Những khi nắng đẹp sương quang một chút là lúc nhường chỗ mây. Không phải một dải, một dãy mà là một đảo, một biển mây. Chao ôi, cái xanh cao của trời, cái xanh thâm u mà hùng vĩ của núi, cái trắng bồng bềnh và mênh mông của cả một đảo mây, đứng ở lưng chừng đèo trông ngang mà ngỡ trước mắt là chốn bồng lai tiên cảnh!
    Cảm giác như có thể đứng trên mây được, bốc từng nắm lên được hay xắt được ra như người ta xắt miếng bánh ngọt. Đẹp lắm, mê lắm, không tả xiết! Chỉ biết, ai mới thấy đảo mây lần đầu đều dừng lại ngắm cho thỏa thích, ai đã qua nhiều lần vẫn cứ không thôi thu vào tầm mắt hình ảnh này. Có người còn ước được đứng trên đó, được vục mặt vào mây. Qua đèo mà không được ngắm đảo mây, kể cũng chưa biết hết thế nào là Khau Phạ...
    Thế mà, vẫn nắng vẫn mây phía xa đấy, nhưng có khi ngay trước mặt vẫn phảng phất hơi sương. Sương trong hơn trong ngày có nắng. Lũi lên thêm vài trăm mét nữa, sương u hoài hơn và bắt đầu dày hơn. Lạnh, lạnh thực sự! Con đường lại uốn lượn tỏ mờ trong sương. Cái xe cứ chạy rì rì, rì rì trong sương, cũng lâu đấy. Khi thấy thoáng giữa màn sương phía trước một nóc nhà, chỉ duy nhất một nóc nhà, thế là đã ở độ cao trên 1.200m - đỉnh đèo. Chạy cả chục cây số dài dài chẳng bóng một nóc nhà, chợt hiện ra một ngôi nhà chon von giữa đỉnh đèo, một ngôi nhà đơn lẻ mà phá tan sự cô độc giữa núi. Một lão nông mang đàn dê sinh tồn trên đất này. Dê núi Cao Phạ cũng nổi tiếng bấy lâu.
    Đâu phải chỉ có Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây mới "bên nắng đốt, bên mưa bay". Nửa đèo bên này xuôi về đất Tú Lệ rất nhiều hôm mưa là thế, sương là thế, mây là thế mà đứng giữa đỉnh đèo trông về đất Mù Cang Chải, ôi chao, một thế giới khác! Không phải nắng đốt mà là cái nắng dè dặt, e ấp của chốn non cao, sáng và trong, dịu dàng phủ xuống, trải dài trên những ruộng bậc thang sóng sánh.
    Cánh rừng thông không thâm u như nửa bên kia mà lấp lánh sáng xanh. Nắng xiên xuống thung sâu, phủ lên cây rừng còn đọng sương sớm một màu sáng trắng. Trong cái nắng trong lành thuần khiết, những cánh rừng thông đổ dài, đổ dài uốn lượn cùng cung đường. Những ngọn cao vút cao lên giữa mênh mông trời đất, những xiên nắng chéo qua đụn lá, tấp thẳng xuống thảm cỏ ướt áp dưới chân cây thành những vệt sáng đan vào nhau giữa những ngọn lá kim cứng cỏi. Cứ nườn nượt thông với thông.
    Thông đổ từ chân đỉnh đèo xuống, ràn rạt hai bên đường ngỡ như một góc đường Đà Lạt cao nguyên. Nhưng lại rất thông Mù Cang Chải khi màu xanh ngút ngàn của thông rừng sóng sánh cùng những triền ruộng bậc thang xứ này. Khi người dân vùng cao ở ở đây gọt núi be ruộng, họ cũng không biết là họ đang tạc tranh vào núi. Những triền lúa tiếp nhau ôm lấy núi, nhất là độ mùa vàng cứ mê mẩn cả những lòng người chân chất nhất.
    Là "tranh", là "sóng núi", là "kì tích của bàn tay"? Bao nhiêu nghệ sĩ đã rong ruổi lên tận chốn này chỉ để thu vào hồn "chất nghệ" cái vùng ruộng bậc thang được xếp hạng đẹp nhất Đông Dương. Có một sương Sa Pa, có một thông Đà Lạt thì sao lại không thể một ruộng bậc thang Mù Cang Chải cơ chứ!? Đất Mù Cang Chải hoàn toàn có quyền tự hào về những núi ruộng của mình. Ngay dưới chân những cung ruộng, dòng suối Nậm Kim rì rào xuôi về huyện lỵ, êm đềm bình yên như núi, như rừng, như lòng dân bản xứ.
    Thế mà, có ai hay, xưa có một Khau Phạ hào hùng lắm, nơi ghi dấu một thời oanh liệt của đội du kích mang tên con đèo này từng nổi tiếng cả vùng Tây Bắc. Chính cái vị trí án ngữ nơi cửa ngõ, yết hầu trên con đường độc đạo tỉnh lộ từ Yên Bái đi Than Uyên sang Sình Hồ (Lai Châu), lại thêm việc nằm gần đồn Tú Lệ mà Khau Phạ trở thành nơi địch càn qua quét lại trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng vốn khí chất anh dũng đã từng được lịch sử ghi nhận, đồng bào Mông bản xứ nơi này đã lập ra đội du kích có vũ trang từ năm 1944 kiên cường chống lại thực dân. Đây chính là tiền thân của Đội du kích Khau Phạ dưới sự lãnh đạo của huyện Văn Chấn được chính thức thành lập vào tháng 10/1946 ngay trong làn sương mù đỉnh đèo Khau Phạ, bản Tông Khúa, xã Cao Phạ.
    Đoạn đường độ 100km theo quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ lên Khau Phạ qua di tích năm xưa để vào Mù Cang Chải bây giờ không còn là con đường gập ghềnh, lổm chổm chỉ rặt đá với đất, vắng vẻ, quạnh hiu ngày trước. Đã là một con đường trải nhựa ấp núi mà uốn lượn qua những ruộng bậc thang, những làng bản, những vạt rừng, thung sâu... vẫn đang chờ đợi du khách đặt chân để khám phá và cảm nhận

  7. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP NEWS:
    Dẻo thơm Nếp Tú Lệ YBĐT ?" Bắt đầu từ thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), gạo nếp Tú Lệ đã trở thành một món hàng quen thuộc và được ưa chuộng. Trong các bến xe, các cửa hàng ăn uống, các thúng quà ăn sáng thì xôi nếp Tú Lệ là món vừa rẻ vừa ngon nhất. Sáng sớm se lạnh, được cầm trên tay nắm xôi nghi ngút khói và ngào ngạt hương thơm thì còn gì sung sướng cho bằng.
    Thung lũng Tú Lệ mới cuối thu mà đã lạnh se sắt, cái hơi lạnh phả ra từ 3 ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song vây quanh. Đất Tú lệ có nhiều điều kì lạ lắm, mùa đông sương mù che phủ, mặt trời chỉ kịp ló ra khi đã trưa muộn, mùa hè thì không khí mát lành trong suốt. Con gái ở đây cô nào cũng có nước da trắng ngần, mái tóc đen nhánh trở thành câu cửa miệng "Con gái Tú Lệ. Nhưng kì lạ nhất là không nơi nào xôi lại ngon như thứ gạo nếp của đất này....
    Tôi còn nhớ một truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, có một tộc người Thái được tiên hiện lên cho một coóng thóc quý và dặn rằng phải tìm được mảnh đất phù hợp thì thóc quý mới mọc và cho nhiều gạo dẻo thơm. Người Thái hành trình đi khắp vùng Tây Bắc, đến nơi nào thấy đất tốt cũng gieo trồng thử nhưng hạt thóc không nảy mầm. Không nản chí, người Thái vẫn tiếp tục đi. Đến chân đèo Khau Phạ, họ xuống suối Mường Lùng uống nước, thấy dòng nước mát trong và ngọt lịm, đất trong thung lũng tươi tốt lạ lùng. Gieo hạt giống xuống thấy nảy mầm xanh tốt và cho gạo dẻo thơm. Thế là người Thái dừng lại, cất nhà dựng bản và trồng lúa nếp từ thuở ấy...
    Một cảm giác linh thiêng khi đặt chân lên đất Tú Lệ. Sáng sớm, khi núi rừng còn ngà ngà một màu trắng đục của sương mù thì khắp các nương lúa nếp, màu áo chàm đen của bà con đi gặt đã thấp thoáng. Hương thơm vương vít khắp không gian, đậu vào từng nhánh cây ngọn cỏ, khiến người khách xa thấy lòng xốn xang. Thưởng thức món xôi nếp ở đây quả là một ấn tượng không thể quên. Chỉ cần mua 2000 đồng tiền xôi thì cũng đủ no cả ngày. Đặc biệt là mùi thơm, dù đã ăn xôi nếp rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận thứ gạo này khoe đầy đủ mùi thơm như ở trên chính quê hương của nó. Vị ngọt ngào, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ độ mềm dẻo mà không quá ướt hay quá khô để người thưởng thức khó tính nhất cũng phải tấm tắc.
    Gạo nếp Tú Lệ chẳng cần phải thêm đỗ, thêm dừa cho đậm đà mùi vị. Chỉ xôi gạo không thôi mới thấy hết sự mộc mạc của núi rừng, sự tinh túy của trời đất. Ngoài thổi xôi, gạo nếp Tú Lệ dùng để gói bánh chưng, giã bánh dày hay chế biến các món bánh khác cũng đặc biệt thơm ngon. Sẽ thú vị hơn khi trong mỗi mâm cỗ ngày lễ tết hay trong mỗi túi quà quê biếu người đi xa, có thêm hương vị của nếp Tú Lệ - đặc sản của một vùng quê hương Yên Bái.

  8. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-) D GROUP NEWS:
    Suối Giàng, của thượng giới đánh rơi...
    Tôi luôn nghĩ rằng, vùng văn hoá Mường Lò, chứ không phải bất cứ toà địa ốc nào ở chốn quá nhiều bê tông của ?othành phố miền tây? kia làm nên bản sắc đáng nói của Yên Bái. Lần nào vượt hơn tám chục cây số toàn những đường cua uốn éo - tới mức người ta bảo, đó là nguyên nhân để các cô gái Mường Lò thời mới dẫu ngồi xe máy Nhật mà cái eo rẻo vẫn thon chẽn vì liên tục phải nghiêng uốn để vào cua đường xá, kéo từ tỉnh lỵ vào thị xã Nghĩa Lộ của Mường Lò - tôi cũng gặp lại bài tỉnh ca ?oAnh có vào Nghĩa Lộ với em không?.
    Nhưng, từng rong ruổi Mường Lò cùng bà Hạnh, tôi biết, bà viết bài thơ này bằng tâm trạng của một cô gái Tày dạy học môn văn cấp ba đã nhiều năm trên cánh đồng Mường Lò. ?oChiều mùa thu nắng vàng như mật/ Khi đã qua Đèo ách Cửa Nhì/ khi đã từng nghe rừng gió hút/ anh có vào Nghĩa Lộ với em không?.
    Lời bài hát cứ đong đưa, cứ sàng sê như đêm xoè Thái, xã Nghĩa An thế. Cứ như lời của một hướng dẫn viên du khảo văn hoá về nguồn vậy. ?oKìa nước ngòi Thia lời yêu còn đó/ Xống trụ xôn xao thêm vần thêm điệu/ Nhìn núi Hoàng Liên mây trắng ngang trời.../ Suối Giàng vẫn xanh xanh bầu trời Yên Bái?.
    Đến Mường Lò là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nhất Việt Nam thò bước chân lênh khênh cuối cùng của mình xuống cánh đồng rộng thứ nhì Tây Bắc ấy. Mường Lò là điểm mút của dãy núi dài một trăm tám mươi cây số, rộng ba mươi cây số, có đỉnh Phanxipăng cao nhất toàn xứ Đông Dương.
    Cái ngòi Thia vắt mình qua thị xã miệt rừng Nghĩa Lộ đây rồi. Rêu suối Thia ăn ngon nổi tiếng, cô gái Thái thơ thẩn giữa dòng suối hái... rêu về nấu ăn.
    Rêu suối mọc tua rua theo dòng nước, rêu suối bám viền quanh những hòn đá tròn như nhắc nhớ về một mối oan tình mà người Thái thích kể. Rằng quan lang đã giết chàng trai chặt đầu ném xuống suối để cướp người yêu của chàng. Cô gái Mường Lò thuỷ chung đã trẫm mình xuống Ngòi Thia (Ngòi Thia sông Đáy suối Lê vơi đầy ?" thơ Tố Hữu) rồi biến thành rêu đá bám chặt bên sọ chàng (là những hòn đá tròn).

    Thì huyền sử chỗ nào chả na ná như thế: nhất thiết phải có Tình. Và có mối Oan.
    Bỗng dưng bài hát và kẻ khám phá Mường Lò cùng ngẩng lên nhìn mây giăng từ ngọn núi Hoàng Liên kéo khắp ngang trời. Tầm mắt dừng lại gặp bầu trời Yên Bái, bầu trời Tây Bắc xanh xanh màu của Suối Giàng.

  9. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP NEWS:
    Suối Giàng ở tít trên cao Vắt vẻo lưng trời. Một vùng đất riêng dành cho các vị Tiên Phật mà nhà trời đã sơ ý đánh rơi. Suối Giàng cũng như một vị trích tiên, vì đánh vỡ cái chén ngọc hay trót tằng tịu với anh chàng (cô nàng) người trần nào đó mà bị đày xuống hạ giới.
    Mây mù kéo đến thì chẳng còn nhìn được lên tới nóc nhà mình nữa, đứng trên bờ hồ chẳng nhìn thấy mặt nước hồ cạnh nhà uỷ ban nữa. Bây giờ thì nắng quá. Trên đỉnh Suối Giàng, nhìn thấy rõ từng mái nhà xám lợp bằng gỗ pơmu, nhìn thấy từng mảng tường của thị xã Nghĩa Lộ.
    Nhưng dù mù hay là nắng thì tối đến, nhà nào cũng vẫn phải đắp chăn bông vì lạnh. Có năm, ngủ dậy, mình hắt chén nước ra sân nghe lạch cạch. Hoá ra nước trong chén cũng biến thành... đá, và nước ngoài sân cũng đông thành tuyết.

    Gió bốn mùa mát lộng. Tôi xem phim Tôn Ngộ Không, cứ bảo: Suối Giàng là suối của Trời (tiếng Mông, Giàng là trời), trên này cũng có vườn đào tiên, cũng có mây chạy tứ tung suốt ngày. Đúng như ở trên Giàng ấy. Chắc trời đánh rơi Suối Giàng này cho bà con dưới trần.

    Những mái lợp pơmu ở Bản Mới thật kỳ diệu. Có lẽ nó là thứ ?ovăn hoá vật thể? hay hớm nhất mà người phố thị còn có thể được chiêm ngưỡng ở Suối Giàng.

  10. D_and_D

    D_and_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    D:-)D GROUP NEWS:
    Những cây chè cổ thụ sống trong sương mù đất Việt Giữa xứ sở nhiệt đới ẩm nhiều khi khắc nghiệt đến đáng sợ này, đôi khi trời đất nảy nòi ra cho con người vài vùng khí hậu mát mẻ, sương mù, thảng hoặc có tuyết rơi.
    Trong thời gian dài sang ?okhai hoá? An Nam, người Pháp đã tinh tường quy hoạch hầu hết những món quà của tạo hoá ấy để làm nơi nghỉ dưỡng, du hí, hay ít ra là để cho các sỹ quan, binh lính và thân nhân của họ (bấy giờ gọi là gia binh) hít thở không khí trong lành.
    Giữa bối cảnh ấy, có nhiều vùng tiên cảnh ở lưng trời Tây Bắc - vì quá xa xôi hiểm trở, hoặc vì trước sức kháng Tây của bà con các dân tộc bản địa nên người Pháp đã hoặc là bỏ quên, hoặc là không dám bén mảng tới. Một trong những nơi đó là Suối Giàng.
    Mới đây, đường leo lên đỉnh trời Suối Giàng đã được rải nhựa. Chỉ mười cây số vòng vo dọc các vách đá kỳ thú, các trảng rừng nguyên sinh là từ huyện lỵ Văn Chấn bạn đã có mặt ở trung tâm xã Suối Giàng. Mây bay ngùn ngụt. Cảnh vật càng lên cao càng kỳ thú.
    Đã từ lâu, tỉnh Yên Bái hạ quyết tâm xây dựng Suối Giàng thành một khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Thậm chí, ý tưởng táo bạo đem cả pơmu lên trồng khắp nhiều quả núi nhằm phục hồi dần vựa pơmu quý hiếm của Suối Giàng cũng đã được thực hiện.
    Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đã từng được ?onhắm? vào những vạt đồi bằng phẳng vàng rực lúa nương của người Mông ở lưng chừng đỉnh Suối Trời từ rất lâu.
    Suối Giàng ở độ cao từ 1.500-1.800m so với mặt nước biển. Có cây chè đo đếm ra từng sống ở Suối Giàng hơn 300 năm, nó là một trong sáu cây chè thuỷ tổ của ?otín ngưỡng? chè trên Thế giới (!).
    Năm 1933, ông J.J.B.Deuss, chuyên viên Hà Lan, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Indonexia), cố vấn các Công ty chè Đông dương thời thuộc Pháp đã lên tận vùng Vị Xuyên, Hà Giang nghiên cứu các vùng chè cổ Tham Vè tại xã Cao Bồ rồi kết luận: chè Việt Nam và chè thế giới đều có nguồn gốc từ Tây Tạng.
    Giả thuyết này không được các nhà khoa học Việt Nam mặn mà gì bởi còn giả thuyết, cây chè Việt Nam (cụ thể là Suối Giàng) là cha đẻ của các dòng chè của Vân Nam, Trung Quốc, của Ấn Độ (tất nhiên).
    Thuyết đó cho rằng (trích trong sách nghiên cứu về chè ở Việt Nam mà chúng tôi đang có trong tay): vào năm 1976, Djemukhatze, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè, bằng cách phân tích chất catesin trong chè sống hoang dại, chè do con người trồng ở các vùng chè khác nhau trên thế giới (gồm chè ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Trung Quốc; các vùng chè cổ Suối Giàng, Lạng Sơn, Nghệ An ?" Việt Nam).
    Từ các chuyến điền dã công phu, tác giả đi đến kết luận: cây chè cổ Việt Nam tổng hợp các catessin đơn giản hơn nhiều lần khi đem so sánh với chè ở Vân Nam ?" Trung Quốc(1961). Các chất catessin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn ở cây chè Việt Nam - điều này chứng tỏ, cây chè Vân Nam là một loại hình tiến hoá của cây chè Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình tiến hoá của cây chè thế giới như sau: Camelia ?" chè Việt Nam ?" Chè Vân Nam lá to ?" chè Trung Quốc ?" chè Assam (ấn Độ).
    Và, cũng trong cuốn sách kể trên, ở trang 154, các tác giả cũng đưa ra một bằng chứng nữa thể hiện rõ hơn quan điểm này. Trích nguyên văn: ?oCách đây hơn 100 năm, vào năm 1882, Lefevre Pontalis đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ Hà Nội qua Chợ Bờ (Hoà Bình), Thuận Châu, Mộc Châu, Lai Châu, Mường Tè rồi sang Trung Quốc, đến Xiêng Hùng và Ipang, vùng Xíp-xoong-pản-nả.
    Ông viết: ?o12 ngày vận chuyển trên lưng lừa từ Ipang đến Lai Châu, và 5 ngày từ Lai Châu đến Hà Nội bằng thuyền độc mộc?, đó là con đường từ Ipang (Trung Quốc) sang Hà Nội (Việt Nam)?.
    Các tác giả viết tiếp ?ohàng ngày tôi đã gặp những đoàn ngựa thồ lớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng trĩu những chè khi về. Ipang nổi tiếng do chất lượng đạt mức ?ovua chè?. Hàng năm, vào thời gian những trận mưa đầu mùa, người ta hái cho Hoàng Đế một đợt chè gồm toàn những búp non và nhỏ nhất.
    Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường... ai cũng cố giữ lại cho mình một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị tố cáo hay trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này trong tay một người Trung Quốc... Loại chè màu trắng ngà này, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn?. ?oVùng đất đai của Đèo Văn Trì (Lai Châu - Đèo Văn Trì là bố của Đèo Văn Long ?" người thường được gọi là ?ovua Thái?)... có thể gọi là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang?.
    Cùng với quan điểm kể trên, mới đây, trên Báo Thanh Niên có trích dẫn chữ trong một cuốn Trà Điển (từ điển về trà) viết ?ovào năm 760 (chắc là sau CN) trong đó có nói rằng từ khoảng 2700 năm trước CN, ở Trung Quốc đã tìm ra cây chè làm thuốc giải độc cứu người, nhưng ông Onishi lại tin rằng cây chè ấy ở vùng Suối Giàng Việt Nam từ trước đó rồi mới lan sang Trung Quốc?.
    Ông Hideo Onishi là chuyên gia kỹ thuật làm chè Nhật Bản từng dày công nghiên cứu cây chè Việt Nam qua các vùng Yên Bái, Hà Giang, cao nguyên Mộc Châu. Ông Onishi là người đã từng hạ quyết tâm: ?oPhần còn lại của đời tôi, tôi sẽ dành cho cây chè Việt Nam. Tôi sẽ tiếp thị chè Việt Nam tại Nhật Bản? (cũng theo Báo Thanh Niên).
    Điều này có vẻ như có lý hơn, khi mà chúng tôi vẫn gặp nhiều bà con ở một số vùng chè shan tuyết cổ thụ ở Việt Nam thường uống nước chè để tránh nhiều bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Thậm chí, chỉ cần dùng lá chè cổ thụ sát vào da thịt người, bao nhiêu bệnh ngứa mẩn sẽ khỏi tiệt.

Chia sẻ trang này