1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đã ai đọc Mật mã Da Vinci chưa ?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi bauerin, 14/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lmh_h

    lmh_h Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    3.272
    Đã được thích:
    0
    em đã thấy cuốn này trong hiệu sách nhưng hơi khó hiểu , pác nào tóm tắt nội dung cho em được không ạ ?
  2. phamdamca

    phamdamca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2003
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Đại loại là 1 cuốn truyện rất hay về lịch sử hội hoạ, về Paris, về bảo tàng Louvre, về Nhà thờ St Sulpice, về bức hoạ La Joconde (Mona Lisa) về Leonardo da Vinci... bạn nên tìm đọc nguyên tác (bản dịch tiếng Pháp cũng rất hay, vì tớ không đọc được tiếng Anh, hehe), cực kỳ cuốn hút, thú vị...
  3. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    gớm , mấy bác đọc rùi cứ tung hoả mù , khen chê lẫn lộn, post lên vài chương hộ dân tình tí, đỡ phải ra Đinh Lễ. Tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Việt đều được , tớ thấy nhiều bác chê bản dịch tiếng Việt nhưng ối người đều chỉ đọc được tiếng Việt, các bác làm gì mà cứ yểm mãi. Post lên đi anh em ơi.
  4. moitinhtrongsang17

    moitinhtrongsang17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Nhiều tuần qua em thấy rất nhiều bác Pháp đọc quyển này trên metro , em nghĩ bụng bảo dạ ko hiểu quyển gì mà hấp dẫn thế
    Thôi thì các bác cứ post bản tiếng Việt đi, ở đây đọc hiểu và cảm nhận bằng nguyên tác tiếng Anh hoặc Pháp không nhiều ., thôi thì cứ tiếng Việt là quí rồi.Cám ơn các bác trước
  5. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    _Bản tiếng Anh thì tôi up lên địa chỉ gmail trong topic "Nơi chứa các tác phẩm văn học file PDF cho mọi người" rồi, các bác lên đó mà down về . Bản tiếng Pháp bác nào ở Pháp thì bỏ ra 6, mà mua cuốn pocket ấy, ko biết có thua gì bản tiếng Anh ko nhưng đọc khá hứng thú đấy .
  6. musketeer

    musketeer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Đúng là không thể chấp nhận được tại sao dịch giả có thê dịch như vậy được. Một người có trình độ tiếng Anh thuộc loại trung bình cũng không mắc những lỗi ngớ ngẩn như vậy. Tôi khuyên các bạn không nên mua bản tiếng Việt, đọc sẽ mang cái bực mình vào người.
    Tiện thể tôi copy bài phê bình bên báo Nhân Dân cho mọi người tham khảo luôn.
    Theo bạn Doãn Hiệp (Hà Nội), sau khi "chiến đấu ngày đêm" để có được bản quyền ?oMật mã Da Vinci?, một trong những cuốn tiểu thuyết hấp dẫn nhất của thế giới hiện nay, thì phần việc dịch thuật lại có vẻ bị NXB Văn hoá Thông tin ?obuông xuôi?. Trong bài viết sau, với tư cách là người đã đọc bản gốc cuốn sách, bạn chỉ ra rất nhiều lỗi khó chấp nhận ở một bản dịch văn học.
    Đã có may mắn được đọc bản gốc, khi nghe tin "Mật mã Da Vinci" được NXB Văn hóa Thông tin mua bản quyền và xuất bản hoàn toàn hợp pháp theo Công ước Berne, tôi mừng rỡ mua một cuốn về với ý định cho những người thân cùng đọc. Nhưng thế chỗ vào niềm hào hứng ban đầu là sự thất vọng ngay sau đó và rồi biến thành nỗi bức xúc khi phát hiện ra đằng sau chiếc bìa cứng bóng láng và những trang mực in trên giấy trắng muốt là một bản dịch với chất lượng quá thấp. Vẫn biết dịch sách văn học là việc không đơn giản, nhưng bản dịch này đã mắc những lỗi vô cùng sơ đẳng mà một người có vốn tiếng Anh khiêm tốn như tôi cũng có thể phát hiện ra.
    Chị Đặng Thị Huệ, biên tập viên NXB Văn hóa Thông tin, có trả lời trên báo: "Chúng tôi hoàn toàn yên tâm về bản dịch của chị Đỗ Thu Hà" (theo VnExpress). Chị Huệ có thể "hoàn toàn yên tâm" về một bản dịch với nhiều lỗi khó tha thứ mà tôi sẽ trích dẫn dưới đây sao? Để khách quan, tôi sẽ trích dẫn cả phần tiếng Anh và tiếng Việt, phần in đậm là phần dịch lỗi, phần mở ngoặc và in nghiêng là phần tự ý sửa lỗi theo ý kiến chủ quan của tôi. Phần chú thích số trang, dòng lấy theo bản dịch. Cũng xin lưu ý, tôi chỉ có ý định sửa lỗi và hoàn toàn không có tham vọng sửa văn dịch mặc dù chúng khá lủng củng và nhiều khi tối nghĩa. Do phạm vi hạn hẹp của bài viết và cũng chưa có thời gian đọc toàn bộ bản dịch, tôi chỉ xin được mạnh dạn điểm qua một số lỗi cơ bản, và đại thể chia chúng thành ba loại như sau. Mời các bạn tham khảo.
    1. Lỗi về từ vựng:
    * He reminded himself, however, that killing Langdon would be a generous fate compared to the misery about to be communicated by Bezu Fache and the French prison system.
    Tuy nhiên, tự bản thân anh nhắc nhở mình rằng giết Langdon sẽ là một ân huệ lớn của số phận so với sự bí ẩn mà Bezu Fach định nói và hệ thống nhà tù Pháp. (sự khốn khổ được ban tặng bởi Bezu Fache và hệ thống nhà tù Pháp - nhầm lần giữa misery và mystery).
    (Chương 30, trang 150, dòng 9)
    * ?oOpus Dei is a personal prelature of Vatican City, and His Holiness can disperse monies however he sees fit. No law has been broken here.?
    "Opus Dei là ************* (một bộ phận tôn giáo) của thành phố Vaticăng, và sự linh thiêng của ngài (Đức Giáo hoàng) có thể giải ngân được bất cứ lúc nào mà ngài thấy thích hợp. Ở đây hoàn toàn không có gì phạm pháp cả."
    (Chương 41, trang 205, dòng 28)
    * When I retire, Vernet told himself, I will fill my cellar with rare Bordeaux...
    Vernet tự nhủ, khi ta về nghỉ hưu, ta sẽ đổ đầy các tế bào (hầm rượu - nhầm lẫn giữa cell và cellar) của ta bằng loại rượu Bordo quý giá
    (Chương 43, trang 215, dòng 9)
    * "As any Aramaic scholar will tell you, the word companion, in those days, literrally meant spouse"
    "Bất kỳ một học giả Aramaic nào cũng sẽ nói cho cô biết, ngày nay (thời đó) từ bạn đồng hành theo nghĩa đen có nghĩa là người vợ hoặc người chồng"
    (Chương 58, trang 300, dòng 27)
    * ?o... might I offer a suggestion for all of you. Without being so bold as to condone premarital ***, and without being so naive as to think you?Tre all chaste angels, I will give you this bit of advice about your *** lives"...
    "... có lẽ tôi sẽ đưa ra một gợi ý cho tất cả các bạn. Không phải quá táo bạo để dung thứ giới tính nguyên thủy (******** trước hôn nhân - nhầm lẫn giữa premarital và primary) và cũng không quá ngờ nghệch để nghĩ rằng tất cả các bạn đều là những thiên thần trong trắng, tôi đưa ra cho các bạn điều này như một lời khuyên về đời sống ********"...
    (Chương 74, trang 374, dòng 12)
    * Andre Vernet, according to official records, was a model citizen.
    Andre Vernet, được bổ sung vào hồ sơ chính thức (theo như hồ sơ chính quyền), là một công dân hiện đại. (công dân kiểu mẫu - nhâm lẫn giữa model và modern).
    (Chương 87, trang 430, dòng 6)
    * Rosslyn Chapel?Ts entrance was more modest than Langdon expected. The small wooden door had two iron hinges and a simple, oak sign.
    Lối vào nhà thờ Rosslyn hiện đại hơn (khiêm nhường hơn - nhầm lẫn giữa modest và modern) Langdon nghĩ. Cánh cửa nhỏ bằng gỗ có hai bản lề bằng sắt và một cái tên đơn giản.
    (Chương 104, trang 510, dòng 24)
    * ?oFor others, it is the quest for lost documents and secret history..."
    "Đối với những người khác, đó là yêu cầu (cuộc tìm kiếm - nhầm lẫn giữa quest và request) đối với những tài liệu bị mất và lịch sử bí mật..."
    (Chương 105, trang 522, dòng 11)
    2. Lỗi về ngữ pháp:
    * ?oConsidering what you are asking of me,? Aringarosa countered, ?oWhat I do with this money is not your concern.?
    "Bất kỳ điều gì ông cũng phải cân nhắc kỹ càng trước khi hỏi tôi," ("Về việc ông đang hỏi tôi, ") Aringarose phản đối, "Tôi làm gì với khoản tiền này không can hệ gì đến ông."
    (Chương 41, trang 205, dòng 34)
    * Slowing Remy down had become Sophie?Ts task.
    Dần dần, Remy (Cản bước Remy) trở thành nhiệm vụ của Sophie.
    (Chương 88, trang 435)
    * Kidnapping Teabing had not been part of the plan, and deciding what to do with him posed a new problem
    Việc bắt cóc tống tiền Teabing là một phần trong kế hoạch (không nằm trong kế hoạch) và quyết định làm gì với ông ta sẽ tạo ra một vấn đề mới.
    (Chương 91, trang 442, dòng 25)
    * Showing his face could not be avoided, Silas thought. Remy did what he had to do. He saved the keystone.
    Biểu hiện trên nét mặt (Việc lộ diện) là không thể tránh được, Silas nghĩ. Remy đã không làm việc mà hắn phải làm. Hắn ta giữ viên đá đỉnh vòm. (Remy đã làm những gì buộc phải làm và hắn đã cứu được viên đá đỉnh vòm.).
    (Chương 91, trang 442, dòng 33)
    * ?oYou opened it. Where? is the map??
    "Anh hãy mở nó ra... nơi đó... có chứa một chiếc bản đồ?" ("Thì ra anh đã mở nó ra rồi. Vậy... chiếc bản đồ ở đâu? ?)
    (Chương 101, trang 501, dòng 2)
    * ?oYes, I?Tm positive I have seen these!?
    ?oI don?Tt doubt you?Tve seen them,? Langdon said, ?obut it wasn?Tt necessarily here. ?
    "Tôi chắc chắn. Tôi đã nhìn thấy chúng!"
    "Tôi không nghi ngờ việc cô đã nhìn thấy chúng", Langdon nói "nhưng điều đó không cần thiết lúc này." (nhưng đâu nhất thiết phải ở đây - ám chỉ việc cô có thể nhìn thấy chúng ở những nơi khác)
    (Chương 104, trang 512, dòng 16)
    3. Lỗi về cách diễn đạt:
    * Hold on, Robert. Almost there
    Cố lên, Robert. Hầu như chỉ còn ở đó thôi. (Sắp xong rồi.)
    (Chương 30, trang 151, dòng 31)
    * ?oAmazing, isn?Tt it?? Sophie whispered.
    Langdon glanced up. ?oI don?Tt know. What the hell is it? ?
    "Ông ngạc nhiên lắm có phải không?" Sophie thì thầm
    Langdon ngước mắt nhìn: "Tôi cũng không biết nữa. Địa ngục là thế này sao?" ("Nó là cái quái gì thế ?")
    (Chương 47, trang 237, dòng cuối)
    * ?oStop! I will fire!?
    ?oGo ahead,? Teabing said without breaking stride or glancing back.
    "Đứng lại! Tôi sẽ bắn!"
    "Hãy bước lên phía trước," (Xin mời,) Teabing nói mà không thèm dừng bước hay nhìn lại.
    (Chương 88, trang 299, dòng 13)
    * It had been hours, and the operation had veered wildly off course. Now, at last, it seemed to be back on track.
    Chiếc xe đã đi nhiều giờ và cuộc hành trình (Đã mấy giờ đồng hồ, và kế hoạch) đổi hướng liên tục. Bây giờ, nó dường như quay trở lại con đường mòn. (cuối cùng thì mọi việc dường như đâu lại vào đó.)
    (Chương 91, trang 442, dòng 1)
    * "You will join the ranks of the great men you admire - Da Vinci, Botticelli, Newton - each of whom would have been honored to be in your shoes right now..." (ảnh bên)
    "Anh sẽ gia nhập vào hàng ngũ của những con người mà anh mơ ước từ lâu - Da Vinci, Botticelli, Newton - mỗi người trong số họ đang được tôn kính ngay dưới chân anh..." ("họ đều sẽ rất vinh dự được vào địa vị của anh lúc này...")
    (Chương 99, trang 483, dòng 4)
    * The Temple Church was the perfect location to steal the keystone from Robert and Sophie, and its apparent relevance to the poem made it a plausible decoy.
    Đền thờ là vị trí hoàn hảo để đánh cắp viên đá đỉnh vòm từ Robert và Sophie. Sự thích ứng rõ ràng đó được tạo ra một cách nên thơ, điều đó như một cạm bẫy hợp lý. (Việc liên quan tới bài thơ mật mã đã biến nó thành một chiếc bẫy hợp lý)
    (Chương 99, trang 484, dòng 17)
    * ?oJacques reported to the police that your brother and I had been in the car? our two bodies apparently washed off in the current... Jacques, being a man of prominence, did not have the luxury of disappearing. It only made sense that Sophie, being the eldest, would stay in Paris to be taught and raised by Jacques, close to the heart and protection of the Priory.?
    Jacques thông báo với cảnh sát rằng em trai cháu và bà cũng ở trong chiếc xe đó... thân thể hai chúng ta đã được tắm gội sạch sẽ vào lúc đó (dường như thi thể hai chúng ta đã bị dòng nước cuốn trôi)... Jacques là một người đàn ông giản dị, chẳng hề có một thứ xa xỉ gì. (Jacques, là một người khá nổi tiếng nên không thể dễ dàng biến mất - ý nói không thể khai báo bị chết trong tai nạn.) Ông chỉ có một cảm nhận nhạy bén rằng Sophie, là người lớn tuổi hơn, (Và sẽ hợp lý nếu Sophie, đứa cháu lớn) sẽ ở Paris để Jacques dạy dỗ và nâng đỡ, gần gũi với ông và sự bảo vệ của Hội Tu viện."
    (Chương 105, trang 520, dòng 22)
    * ?oMaybe you?Tre misreading its meaning. Remember, the Grail can be deceptive. As could my late husband. ?
    ?oBut how much clearer could he be ?? he asked.
    "Có thể ngài đang đọc sai nghĩa của nó. Nhớ rằng, Chén Thánh có thể làm người ta lầm lẫn. Như là chồng tôi đã nhầm." (Như chồng tôi đã làm vậy - ý nói chồng tôi đã làm anh nhầm lẫn)
    "Nhưng ông ấy có thể thấy rõ hơn chứ?" (Lẽ nào ông ấy còn rõ ràng hơn được? - ý nói ông ta đã quá rõ ràng) ông hỏi.
    (Chương 105, trang 525, dòng 12)
    Lẽ nào sau khi "chiến đấu ngày đêm" để có được bản quyền, thì phần việc dịch thuật vô cùng quan trọng lại bị NXB buông xuôi? Được biết, trong lần in đầu tiên, NXB đã phát hành 3.000 cuốn và dự kiến có thể tái bản để đưa số phát hành lên 20.000 cuốn. Là độc giả, tôi mong rằng, trong những lần tái bản tới đây, NXB Văn hoá Thông tin cần xem xét lại chất lượng bản dịch và phải có những sửa chữa để bảo đảm nội dung trung thành với nguyên tác. Bởi nếu không, sẽ tiếp tục có bao nhiêu bạn đọc chịu thiệt vì phải trả tiền cho bản dịch chưa đạt chất lượng và mất cơ hội tiếp xúc với những giá trị đích thực của một tác phẩm văn học thuộc loại hấp dẫn nhất trên thế giới?
  7. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Nhân cái sự soi của yeutumlum thì tôi cũng xin post một bài lượm được:
    Bản dịch Mật mã Da Vinci: Một thảm họa dịch thuật
    Trần Tiễn Cao Ðăng
    Bản dịch cuốn sách bestseller Mật mã Da Vinci (tác giả Dan Brown) của dịch giả Đỗ Thu Hà, Nxb Văn hóa Thông tin 2005, là một thảm họa dịch thuật.
    Cầm cuốn sách từng bán chạy trên 40 quốc gia, tôi khấp khởi chờ đợi niềm vui được thưởng thức một tác phẩm bậc thầy, dĩ nhiên là trong loại của nó. Tôi không chờ đợi một loạt những cảm xúc tiêu cực nối tiếp nhau, cảm xúc sau mạnh mẽ và tiêu cực hơn cảm xúc trước, sẽ dâng lên trong tôi.
    Tôi đã đi từ ngỡ ngàng, thất vọng, đến kinh hoàng, phẫn nộ. Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn một pha trong chuỗi cảm xúc ấy: nỗi kinh hoàng.
    Sự kém cỏi về ngôn ngữ, sự kém hiểu biết về văn hóa, tôn giáo, lịch sử..., sự cẩu thả, lười biếng của người dịch, cách làm việc tắc trách, chụp giựt, vô sỉ của những ai đã cho ra cuốn sách này khiến tôi kinh hoàng.
    Tìm ra một lỗi từ nho nhỏ cho tới trầm trọng trong bản dịch này là rất dễ. Tìm cho ra một trang hoàn toàn sạch (nghĩa là không có lỗi nào) là việc khó hơn nhiều, đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và kỳ công.
    Các lỗi này có thể chia làm ít nhất bốn loại (dĩ nhiên là theo cách phân loại riêng, hoàn toàn mang tính chủ quan và kinh nghiệm của tôi):
    1. Sai vì kém tiếng Anh ở cấp sơ đẳng;
    2. Sai vì kém tiếng Việt ở cấp sơ đẳng;
    3. Sai vì kém kiến thức tôn giáo, lịch sử, văn hóa...;
    4. Bỏ hẳn nhiều đoạn.

    Như đã nói, liệt kê ra cho hết các lỗi trong bản dịch này là một việc quá sức. Tôi chỉ truy một số lỗi theo lối ?okiểm tra ngẫu nhiên? (random check), nghĩa là lật ra một số đoạn, một số trang bất kỳ, rồi ?osoi? tất cả các lỗi trong đó. Và, như đã nói, việc này rất dễ, vì lỗi rất nhiều, nói một cách hình tượng thì ?oquờ tay một cái là đầy một vốc?.
    Để bạn đọc tiện theo dõi, tôi xin nêu làm ví dụ lần lượt cho từng loại lỗi khác nhau.
    1. Sai vì kém tiếng Anh ở cấp sơ đẳng
    ?oMen seeking spiritual wholeness came to the Temple to visit priestesses ?" or hierodules ?" with whom they made love? (The Da Vinci Code, chương 74, trang 411)
    được dịch thành:
    ?o... người đàn ông tìm kiếm sự trọn vẹn về tinh thần đến Đền thờ để viếng thăm những thầy tư tế hoặc người hầu trong đền cùng với người mà họ yêu...? (Mật mã Da Vinci, trang 373)
    Một học sinh phổ thông khá tiếng Anh cũng có thể dịch with whom they made love trong câu này là: để ******** với họ, tức ******** với các priestesses hoặc hierodules. Nhưng khi priestesses và hierodules (giống cái) được dịch thành thầy tư tế và người hầu thì người đọc tiếng Việt không biết họ là phụ nữ, mà nhiều phần coi họ là đàn ông. Phải chăng vì không thể để đàn ông ******** với đàn ông nên dịch giả bẻ thành cùng những người họ yêu chăng?
    Dịch giả đã nghĩ gì khi dịch như vậy? Hay là chẳng nghĩ gì? Hay dịch giả làm vậy là xuất phát từ một quan niệm riêng về dịch - chẳng hạn phỏng dịch, không nệ vào bản gốc? Có thể vậy chăng? Nếu vậy, dịch giả cần phải làm rõ; cần phải đối thoại.
    Lại nữa:
    ?oThe London Philharmonic in 1855? (The Da Vinci Code, chương 95, trang 511)
    được dịch thành:
    ... ?oLondon nhạc giao hưởng năm 1885... (Mật mã Da Vinci, trang 458)
    Philharmonic là Nhạc giao hưởng ư?
    Và đây nữa:
    ?o... the book of Jeremiah - the king of Sheshach, the city of Sheshach, the people of Sheshach? (chương 77, trang 422, The Da Vinci Code)
    được dịch thành:
    ?ocuốn sách của Tememiah (sic) - vị vua của Sheshach, thành phố của Sheshach...? (bỏ mất ý ?opeople of Sheshach?) (trang 383, Mật mã Da Vinci).
    Cũng theo một ?ophương pháp? đó, đoạn dưới, ?othe city of Babel? được dịch thành ?othành phố của Babel?. Cứ theo đó thì Sheshach và Babel là những nhân vật lịch sử, và các nhân vật này từng sở hữu một thành phố. Và, từ đó suy ra, ?otower of Babel? là ?otháp của ông Babel?. Đúng không nhỉ? Bạn đọc có thể tìm đâu ra sử liệu về việc này không?
    2. Sai vì kém tiếng Việt ở cấp sơ đẳng, hoặc gọi cho đúng tên là coi thường tiếng Việt
    Riêng về loại này, tôi cho rằng chỉ cần một ví dụ sau là đủ:
    ?oHe laughed. ?~Vous n?Têtes pas Américaine??T
    Sophie shook her head. ?~Parisienne?T?. (The Da Vinci Code, chương 54, trang 307, tiếng Pháp trong nguyên bản).
    được dịch thành:
    ?oÔng ta mỉm cười, ?~Cô đến từ nước Mĩ phải không??T
    Sophie lắc đầu. ?~Từ Paris?T?. (Mật mã Da Vinci, trang 275).
    Bạn hãy đọc kỹ lại mẩu thoại tiếng Việt trên đây.
    Phải chăng tiếng Việt không thể nói ?oCô là người Mỹ phải không??
    Phải chăng đó không phải là cách nói của một người Việt bình thường, ngôn ngữ chưa bị ảnh hưởng lối nói kệch cỡm của truyền thông đại chúng?
    Phải chăng nói như vậy không đúng ngữ pháp bằng, không tự nhiên, không chuẩn tắc, không ?othuần Việt? bằng ?oCô đến từ nước Mĩ phải không??
    Phải chăng câu tiếng Pháp ?oVous n?Têtes pas Américaine? không phải là ?oCô có phải người Mĩ không?, ?oCô là người Mỹ à??, dịch sát nghĩa?
    Phải chăng, Sophie (cùng với Robert Langdon và Leigh Teabing) đang ngồi tại Paris, nhưng Sophie cần phải trả lời ?o(Đến) từ Paris? thì mới hợp lẽ? Cô ta từ Paris đến Paris?
    Phải chăng ?oParisienne? không thể và không nên dịch ra tiếng Việt ?o(Tôi là) dân Paris??
    Tùy bạn đọc phán xét.
    3. Sai vì kém kiến thức tôn giáo, lịch sử, văn hóa...
    ?o... And virtually all the elements of the Catholic ritual ?" the mitre, the altar, the doxology and communion, the act of god-eating ?" were taken directly from earlier pagan mystery religions? (The Da Vinci Code, chương 55, trang 314);
    ?oVà dần dần tất cả các yếu tố trong các nghi lễ của Ky tô giáo như mũ tế, bàn thờ chính, bài thánh ca, cách cư xử cũng như nghệ thuật chọn đồ ăn cho Chúa, cũng đều được rút ra từ những nghi lễ huyền bí của những người dị giáo ấy?. (Mật mã Da Vinci, tr. 282);
    Trong một đoạn văn ngắn gồm 3 dòng (cả tiếng Anh và tiếng Việt) này, có không dưới ba lỗi, càng về sau càng trầm trọng. Các lỗi này thuộc ít nhất ba trong các loại lỗi trên: lỗi vì kém tiếng Anh, lỗi vì kém hiểu biết ?" hay lười tìm hiểu - về tôn giáo, và lỗi coi thường tiếng Việt, không quan tâm đến việc tìm cách diễn đạt chính xác, súc tích, trong sáng và tự nhiên nhất, trong tiếng Việt.
    God-eating = nghệ thuật chọn đồ ăn cho Chúa. Dịch giả tìm đâu ra khái niệm này vậy?
    Tôi tạm dịch lại đoạn trên, những chỗ khác biệt được in đậm; tùy bạn đọc (rất nhiều bạn giỏi tiếng Anh và tiếng Việt và/hoặc thông hiểu Ki tô giáo hơn tôi) so sánh và tự rút ra kết luận:
    ?oVà hầu như mọi yếu tố trong nghi lễ Kytô giáo như mũ tế, ban thờ, tụng ca Thiên Chúa và lễ ban thánh thể, cũng như nghi thức rước Mình Thánh Chúa (mở ngoặc: người ngoại đạo gọi nôm na là ?oăn bánh Thánh?) đều bắt nguồn trực tiếp từ các nghi lễ bí nhiệm dị giáo có từ trước đó?.
    Tiếp tục:
    ?o... the Church accused the Templars of secretly performing rituals in which they prayed to a carved stone head...? (The Da Vinci Code, chương 76, trang 419)
    được dịch thành:
    ?ogiáo hội đã kết tội nhà thờ vì đã bí mật tiến hành nghi lễ cầu nguyện trước một cái đầu đá được đẽo...? (Mật mã Da Vinci, tr. 380)
    Templars là ?oNhà thờ? ru? ?oGiáo hội kết tội nhà thờ?? ?oGiáo hội? và ?onhà thờ? là hai thực thể khác nhau và cái này có quyền kết tội cái kia? Có phải ?oTemplars? ở đây chẳng liên quan gì đến ?oKnights Templar? ở một đoạn ngay trước đó mà bản tiếng Việt đã dịch là ?oHiệp sĩ Thánh chiến??
    Để tăng thêm sự hoang mang, đọc tiếp đoạn dưới, ta thấy:
    ?o... Đền thờ tôn vinh Baphomet bằng cách đi vòng quanh mô hình cái đầu bằng đá của ông ta và hát kinh cầu nguyện?. (Mật mã Da Vinci, trang 381)
    nguyên văn:
    ?oThe Templars honoured Baphomet by encircling a stone replica of his head and chanting prayers?. (The Da Vinci Code, chương 76, trang 419)
    Vậy ra Templars vừa có nghĩa là ?onhà thờ? (church) vừa có nghĩa là ?ođền thờ? (temple) và các nhà thờ/đền thờ này có khả năng đi lại (?ođi vòng quanh?) và ca hát (?ohát kinh?) như những con người? Thật bí hiểm.
    Và đây nữa:
    ?o... the Temple Church survived eight centuries of political turmoil, the Great Fire of London..? (The Da Vinci Code, chương 83, trang 453)
    được dịch thành:
    ?onhà thờ (sic) đã tồn tại qua tám thế kỷ hỗn loạn về chính trị, cuộc khởi nghĩa Ngọn lửa vĩ đại ở London...? (Mật mã Da Vinci, trang 409)
    Chà, từng có một cuộc khởi nghĩa như vậy à? Nếu vậy thì cuộc Đại Hỏa hoạn năm 1666 tại London mà sử sách gọi là ?oThe Great Fire of London? là một sự kiện khác trùng tên chăng? Nếu đúng vậy, tôi chân thành mong được dịch giả chỉ giáo.
    (Còn nữa)
  8. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    4. Bỏ hẳn nhiều đoạn
    Vâng; không hiểu vì lý do gì, dịch giả và/hoặc ban biên tập bỏ hẳn nhiều đoạn trong nguyên tác. Đơn cử, một đoạn dài của chương 80 bản gốc The Da Vinci Code, từ ?o(Teabing glanced at his servant, ?~I?Tm going to have you stay on board) until we return...? (trang 434) cho đến ?~Either that,?~ Sophie said, ?~or he is too deep into this to admit his error? (435) đã bị lược bỏ hẳn trong bản tiếng Việt. Trong đoạn này có một tình tiết gay cấn ảnh hưởng đến diễn biến tiếp theo của câu chuyện: viên phi công lái chuyên cơ chở các nhân vật chính nhận được chỉ thị từ sân bay trên mặt đất tại London rằng, vì lý do kỹ thuật, máy bay không được hạ cánh ở nhà chứa máy bay riêng mà phải đáp thẳng xuống bãi đậu.
    Người đọc bản tiếng Việt không khỏi cảm thấy có cái gì đó ?othiêu thiếu? ở đây. Có phải dịch giả và/hoặc người biên tập cho rằng ở chỗ này tác giả đã viết một đoạn thừa thãi, không cần thiết, không đáng mặt nhà văn bestseller, và đã giúp ông hoàn thiện văn bản bằng cách lược bỏ? Nhà xuất bản có những dịch giả và/hoặc biên tập viên tầm cỡ quốc tế như vậy sao? Cứ cho là vậy, thì khi cắt bỏ nguyên tác, nhà xuất bản có trao đổi và xin phép tác giả không? Độc giả có quyền được biết điều đó.
    Tôi không đơn độc
    Chắc chắn tôi không phải là người duy nhất không thể im lặng trước sự tồi tệ đến không thể chấp nhận của bản dịch Mật mã Da Vinci. Tôi đã nhận được thư của một người bạn với những nhận xét như sau mà tôi không có cách nào khác hơn là đồng ý:
    ?oCuốn sách chắc được dịch tập thể cho nhanh và rẻ, nhiều danh từ được dịch mỗi chỗ một kiểu, tỷ như The Priory of Sion: đầu tiên được dịch là "Tu viện của những người Do Thái", lúc sau "Hội Tu Viện", lúc khác lại "Tu viện Sion" hoặc "Hội tu viện Sion". Các lỗi kiểu này đầy rẫy trong sách. Ngoài ra những câu ngớ ngẩn như "một cơ thể hồng hào và dạ con được mang thai" hoặc những từ buồn cười như kiểu "đường nối siêu tốc" (hyperlink), "từ CHÌA khoá" (keyword) - chương 92, "Ngài MONSIEUR Saunière" hay "hai cây CPU" (two tower CPUs), "ấn phanh" (foot off the break), "chiếc chìa khoá bằng vàng hoạt động nhờ tia laze" (the gold laser-pocked key - trang 208, "hầu tước máy" (robotic knight) - trang 504... thì nhiều vô kể, cốt người đọc có đủ khiếu hài hước để đọc hết cuốn sách hay không mà thôi?.
    Lời cuối
    Đặng Thị Huệ, biên tập viên Nxb Văn hóa Thông tin, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn yên tâm về bản dịch của chị Đỗ Thu Hà" (eVăn, thứ tư 5/10/2005). Bà Huệ có thể ?ohoàn toàn yên tâm?; tôi thì không; hoàn toàn không. Rất nhiều độc giả thì không. Tác giả lại càng không, nếu ông đọc được tiếng Việt. Đó là điều chắc chắn.
    Cái danh hiệu Tiến sĩ ngôn ngữ học của bà Đỗ Thu Hà - dịch giả - tuyệt đối không không cần thiết cho độc giả. Nó chỉ cần cho người làm sách, như một thứ bảo chứng mà họ cần. Nhưng, một khi bản dịch dứt khoát là một bản dịch tồi, mọi sự bảo chứng là vô dụng và vô giá trị.
    Từ những điều nói trên, có thể rút ra ba kết luận sau đây, rõ ràng, dứt khoát, đơn nghĩa:
    1. Bản dịch đã được thực hiện bởi một (hay một nhóm?) dịch giả mà đặc trưng xuyên suốt là kém năng lực, thiếu hiểu biết, cẩu thả, lười biếng, vô trách nhiệm, thiếu tự trọng.
    2. Bản dịch đã hoàn toàn không được biên tập, hay đã được ?obiên tập? sơ sịa, qua quít, lấy lệ.
    3. Lý do hết sức đơn giản: tung sách ra càng nhanh càng tốt, để thu tiền càng sớm càng tốt.
    Điều đó cho thấy, các nhà xuất bản của chúng ta có thể đã bắt đầu biết chơi đúng luật quốc tế (xin bản quyền) nhưng vẫn không thể nào nuốt trôi bài học về cách làm ăn của quốc tế, cách làm ăn chuyên nghiệp, hoàn thiện sản phẩm đến từng câu chữ.
    Những bản dịch như vậy phải bị ngăn chặn và loại trừ vĩnh viễn khỏi đời sống văn học. Và, cùng với nó, cung cách của một số kẻ làm sách - quấy quá, chụp giật, chỉ biết có doanh thu, bất chấp công luận, bất chấp danh dự, cung cách đó phải bị loại trừ khỏi đời sống văn học.
    Đó là một mong muốn lành mạnh, chính đáng, nhưng liệu có ngây thơ? Tôi thành thật không tin rằng sau khi đọc bài viết này, Nxb Văn hóa Thông tin (và những người làm sách tương tự) sẽ suy ngẫm lại và thay đổi triệt để cách làm của mình, theo hướng tôn trọng độc giả, tôn trọng tác giả, và tôn trọng bản thân, với tư cách những kẻ làm văn hóa. Ngược lại, tôi tin rằng điều duy nhất họ quan tâm là bài viết này - thật mỉa mai - có khi lại là một món tiếp thị vô tình và không công, để bạn đọc càng quan tâm hơn - và mua nhiều hơn - cuốn sách của họ.
    Tuy nhiên, vạn nhất nếu có thể trông mong vào một chút tính hướng thiện và lòng tự trọng còn lại ở họ, thì việc đầu tiên họ cần làm, dứt khoát phải làm, ngay bây giờ, là xin lỗi độc giả, xin lỗi tác giả, hủy bỏ lập tức bản dịch đã có, tổ chức dịch lại, với những dịch giả có năng lực, có tâm huyết, và có tự trọng.
    Nếu họ không làm vậy, nếu họ không muốn làm vậy, nếu họ cho rằng không nhất thiết phải làm vậy, nếu họ cho rằng có những việc khác quan trọng hơn làm một việc như vậy, ấy là họ mặc nhiên tự định nghĩa mình là những kẻ làm sách bất lương.
    Thói bất lương đang lan tràn và được coi là bình thường trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: y tế, giáo dục, xây dựng, thể thao, công quyền... Văn hóa, lẽ ra là thành trì cuối cùng của phẩm giá tinh thần, cũng đang bị thao túng và xói mòn bởi thói bất lương.
    Chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn.
    Không nghi ngờ gì nữa, Mật mã Da Vinci là một thảm họa dịch thuật. Và nếu chúng ta không làm gì để ngăn chặn những thảm họa dịch thuật kế tiếp, nếu chúng ta vẫn tiếp tục xuê xoa, cười xòa, cho qua, coi đó là chuyện thường tình ở xứ sở này, nếu chúng ta mất khả năng nghĩ đến việc lớp hậu sinh sẽ nhìn chúng ta như thế nào qua việc chúng ta làm, đó sẽ là thảm họa dân tộc.
    Chúng ta đã để xảy ra một thảm họa dịch thuật. Còn thảm họa dân tộc - sự mất khả năng xấu hổ, mất khả năng nhìn thẳng vào thực trạng của văn hóa, và hành động dứt khoát để thay đổi nó -, liệu chúng ta có muốn ngăn chặn và làm tất cả những gì cần làm để ngăn chặn không?
    TRẦN TIỄN CAO VĂN
  9. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    thôi càng nghe các bác phân tích ngữ pháp em càng thấy nao núng , không biết nên mua quyển tiếng Việt hay không , chả bác nào buồn post lên 1 chương cả , chán wá
  10. nguoiyeusach

    nguoiyeusach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể mua trực tuyến cuốn sách này tại đây

    www.saharavn.com
    Giao sách tận nhà, phục vụ trực tuyến rất chuyên nghiệp, tha hồ hỏi trực tuyến.
    Mật mã Da Vinci
    Nxb Văn hóa Thông tin (Dan Brown)
    Ngày xuất bản: 10/2005
    Số trang: 532
    Kích thước: 16x24 cm
    Trọng lượng: 835(gr)
    Số lần xem: 44
    Giá bìa: 90 000
    Giá bán: 90 000


    Giới thiệu về nội dung:
    Mật mã Da Vinci của tác giả Dan Brown là tác phẩm văn học thuộc thể loại trinh thám về khoa học biểu tượng và tâm lý hôn nhân gia đình. Cuốn sách đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc tranh luận trên thế giới và tạo nên những phản ứng nhiều chiều trong cộng đồng Thiên chúa giáo. Mật mã Da Vinci được đánh giá là "kỳ quan văn học thế giới" đầu thế kỷ 21, xuất bản với 44 ngôn ngữ khác nhau, đã bán được 36 triệu bản và liên tục giữ vị trí cuốn sách bán chạy nhất trong 132 tuần tại Mỹ (từ tháng 3/2003 đến 1/10/2005).
    Cuốn tiểu thuyết được viết với hình thức trinh thám này là một câu chuyện hấp dẫn tuyệt vời, trong đó các yếu tố tôn giáo, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, những âm mưu và những điều huyền bí... được đan xen một cách cực kỳ nhuần nhuyễn và tài tình.
    Lần tái bản vào tháng 11/2004, Nxb Random House cho in cuốn Mật mã Da Vinci thành ấn phẩm có minh họa đặc biệt với hơn 160 tranh ảnh - một điều rất khác thường đối với một cuốn tiểu thuyết - và cuốn sách này lại tiếp tục đứng vào danh sách bestseller đồng thời kéo theo nó "cái đuôi lớn" rất nhiều những sự ca tụng và phê phán cũng như những cuộc thảo luận cả trong công chúng bạn đọc và trong các giới chuyên môn. "Cơn sốt" Mật mã Da Vinci bắt đầu từ năm 2003 khi cuốn tiểu thuyết này được Random House ấn hành như là phần tiếp theo của cuốn Thiên thần và ác quỷ của cùng một tác giả: nhà văn Mỹ Dan Brown. Hơn 44 triệu cuốn sách đã bán hết trong lần xuất bản đầu. Đó là một bestseller tầm cỡ thế giới.
    Mật mã Da Vinci tuyên bố rằng nó đưa vào câu chuyện hư cấu này những sự thực lịch sử, những mô tả chính xác về những kiệt tác nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây: thân thế của danh họa Italy thời Phục Hưng Leonardo da Vinci, nhân vật huyền thoại trong Kinh Thánh tân Ước - bà thánh Mary Magdalene, các tổ chức nổi tiếng như Opus Dei (tức tu hội Công trình của Thiên Chúa), Priory of Sion (tức Hội Thầy Cả Do Thái), Knights Templat (tổ chức Hiệp sĩ Đền Thờ), các kiệt tác hội họa bức La Gioconda (hay Mona Lisa), bức Bữa tiệc ly (The Last Supper), bức Đức Trinh nữ bên Tảng đá (The Virgin of the Rocks)... đều là tác phẩm của Leonardo.
    Câu chuyện mở ra với một vụ giết người bí ẩn. Người quản lý của Bảo tàng Louvre bị sát hại trong đêm khuya trong một phòng tranh gần nơi trưng bày những kiệt tác thời Phục hưng. Một cú điện thoại lập tức báo tin này đến nhà mật mã học người Mỹ Robert Langdon thuộc Đại học Harvard đang có chuyến công tác ở Paris. Bên xác chết của người quản lý, cảnh sát tìm được một bản mật mã bị giấy khóa mã và Langdon được mời đến giải mã. Song, lý do thực sự là bởi ông ta bị nghi là thủ phạm sát nhân. Viên quản lý trước khi chết đã kịp ghi một dòng lời dặn khó hiểu, trong đó có tên Robert Langdon. Nhưng cô cháu gái của viên quản lý, cô Sophie Neveu là một chuyên gia người Pháp về giải mã đã phát hiện ra ý nghĩa thực của lời dặn này mà viên thanh tra xóa đi trước khi mời Langdon đến hiện trường. Sophie bí mật báo cho Langdon biết, rồi hai người hợp sức trong cuộc truy tìm mật mã bí ẩn đồng thời tìm kẻ chủ mưu giấu mặt của vụ giết người...
    Sức lôi cuốn của câu chuyện và cuốn tiểu thuyết này, ngoài cốt truyện trinh thám ly kỳ hồi hộp được thêu dệt một cách siêu hạng, bất ngờ cho đến trang cuối cùng, chính là nằm ở những nghi vấn lịch sử - tôn giáo - chính trị mà cuốn sách khơi lên.
    Sophie biết người ông quá cố của cô - viên quản lý của Bảo tàng Louvre là một hội viên bí mật của Hội Thầy Cả Do Thái. Hội này có những thành viên cực kỳ nổi tiếng như Sir Isaac Newton - nhà vật lý vĩ đại, danh họa Italy Botticell, danh họa Leonardo da Vinci, văn hào Pháp Victor Hugo... Bản thân sự tồn tại và hoạt động của Hội này đã đầy bí ẩn và được xem như một trong những tác nhân của lịch sử Tây phương. Viên quản lý Bảo tàng Louvre đã cống hiến cả đời mình để bảo vệ một trong những sự thật bí mật nhất mà Hội Thầy Cả Do Thái nắm giữ: đó là nơi tàng trữ một thánh tích tối quan trọng của lịch sử Thiên Chúa giáo, đã bị che giấu suốt hàng thế kỷ qua. Nếu Sophie và Langdon không giải mã cái câu đối bí hiểm rối rắm mà viên quản lý để lại, mà phải giải kịp thời đúng lúc, thì điều bí mật kia sẽ vĩnh viễn mất đi. Đồng thời với việc giải mã, họ phải đương đầu với một kẻ môi giới quyền lực giấu mặt, một người thuộc tổ chức Opus Dei (còn gọi là Cánh tay của Chúa), đã từ lâu có âm mưu chiếm đoạt bí mật kia của Hội Thầy Cả Do Thái.
    Cái bí mật có thể làm chấn động cả phương Tây Kitô giáo là: bản chất thực của Chén Thánh, tương truyền là cái chén đã hứng những giọt máu của Jesu Kitô khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá ở Núi Sọ, bên ngoài thành cổ Jerusalem vào ngày Thứ Sáu, Tuần Thánh năm 33 sau CN.
    Bí mật này thuộc về một giai thoại đụng tới phần cốt lõi của truyền thống Thiên Chúa giáo: đó là truyền thuyết kể rằng Jesu Kitô đã lấy Mary Magdalene và đã để lại dòng dõi trước khi về Trời. Và, kinh động hơn, các bậc quyền thế của giáo hội, sau đó đã hủy diệt dòng dõi này. Như vậy, Chén Thánh đích thực là thánh nữ Mary Magdalene và dòng dõi của Chúa Cứu thế (nghĩa của chữ Kitô) có lẽ vẫn còn tồn tại khiếm diện trong cõi trần gian này.
    Nếu đó là một sự thật thì nó kinh khủng bởi hai lẽ: thứ nhất, giáo lý văn bản của đạo Kitô coi đức Jesu Kitô là Thiên Chúa xuống làm người, tức là có bản chất thần thánh - giáo lý này đã được khẳng định tại Đại hội Giám mục Thế giới (sau này gọi là Công đồng) lần thứ nhất, ở Nicea năm 325 (theo đó, bác bỏ lạc thuyết của Giáo sĩ Arius cho rằng Jesu chỉ là một con người nhưng được Thiên Chúa lựa chọn); thứ hai, lịch sử và truyền thống của Giáo hội Công giáo (tức Kitô giáo La Mã) là nền tảng của văn minh Tây phương, cho nên bất kỳ một đảo lộn quan trọng nào - như cái gọi là bí mật về Chén Thánh - ở cái nền tảng này đều tất yếu làm lung lay tòa nhà văn minh phương Tây một cách rất nguy hiểm.
    Nhưng điều mà tiểu thuyết Mật mã Da Vinci đề cập đến là một thực tại mà xưa nay đã được kể rất nhiều. Những âm mưu và thậm chí chiến tranh vì những chứng từ hay thánh tích quan trọng của lịch sử Kitô giáo đầy rẫy trong khung cảnh lịch sử đó. Qua hơn mười thế kỷ ở Tây Âu thần quyền giáo hội lấn át, siêu vượt và hành xử cả các quyền thế tục, những ảnh hưởng của tôn giáo trong chính trị nhà nước đã ăn sâu thành tập quán, vẫn không mất đi cho dù đã hơn 200 năm sau Cách mạng 1789 dựng lên ngọn cờ Cộng hòa với khẩu hiệu nổi tiếng Tự do - Bình đẳng - Bác ái, tách quyền thế tục độc lập với thần quyền giáo hội. Nhưng uy thế của giáo hội, về mặt lịch sử, như một nguồn của quyền lực, một nguồn của giá trị và văn hóa vẫn còn sừng sững ở đó. Đó là lý do vì sao câu chuyện về một tiết lộ có tính phản tỉnh như trên lại thu hút người ta đến thế.
    Sự hoài nghi là một truyền thống của châu Âu hiện đại kể từ thế kỷ XVIII. Truyền thống này đặc biệt trở nên sống động và mạnh mẽ trên phương diện thách thức thần quyền tôn giáo trong thế kỷ XX vừa qua. Thực tại châu Âu sau hai cuộc đại chiến cùng với sự phát triển bùng nổ của khoa học - công nghệ đã đưa đến một thái độ phổ biến bác bỏ quyền uy của truyền thống tôn giáo. Ứng xử văn hóa chủ yếu theo hướng ưu tiên "những lựa chọn cá nhân và những thái độ hiện sinh chủ nghĩa" (Theo Jean Baptiste Duroselle và Jean Marie Mayeur) trong cuộc khủng hoảng kéo dài về "chủ nghĩa hiện đại" đã xói mòn đức tin tôn giáo, đối lập với sự bảo thủ cực đoan của Nhà thờ không muốn thay đổi bất cứ điều gì, bảo vệ khăng khăng cái vai trò lịch sử của mình trong nền văn minh phương Tây hiện đại.
    Mặt khác, một bộ phận của hàng giáo sĩ chấp nhận sự hoài nghi như một thái độ đúng đắn về niềm tin. Họ bảo rằng sự chắc chắn (tin chắc) chỉ là một ảo tưởng. Bởi không có sự chắc chắn nào cả. "Cái đối lập với niềm tin là sự không nghi ngờ. Cái đối lập với niềm tin là sự tin chắc" (John Aller). Bởi diện mạo của Kitô giáo là huyền nhiệm. Và đó là cốt lõi của truyền thống Kitô.
    Tuy nhiên, cuốn tiểu tuyết này không chỉ kể một câu chuyện về lịch sử tôn giáo và nghệ thuật. Nhân vật nhà sử học Leigh Teabing trong tiểu thuyết đã buộc tội các bậc quyền thế tiền khởi của Giáo hội đã tiếm danh Jesu vì những lý do chính trị... Nếu đó là một ẩn dụ thì đó là một ẩn dụ quá rõ rệt.
    Mật mã Da Vinci do dịch giả Đỗ Thu Hà chuyển ngữ. Chị là Tiến sĩ ngôn ngữ, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chị Đặng Thị Huệ, biên tập viên NXB Văn hóa Thông tin, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn yên tâm về bản dịch của chị Đỗ Thu Hà".

    [​IMG]

Chia sẻ trang này