1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đả đảo triết học, tôn giáo, logic...!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi vohan2, 27/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là đả đảo triết học, tôn giáo, logic? Nếu bạn đả đảo 2 cái đầu thì bạn hình như đang chống lại cả thế giới. Còn nếu bạn đả đảo logic thì bạn đang đả đảo chính bạn (theo lời của bạn là dân KHKT) bởi vì KHKT đều có tính logic. Tôn giáo chính là cái để con người tìm thấy niềm tin mỗi khi có việc nan giải, để làm cho tâm hồn cảm thấy yên tĩnh (đó là đối với những người có đạo). Riêng tớ chẳng có đạo điếc gì cả, có chăng chỉ là đạo tặc mà thôi. Nếu bạn bảo "kô nhất thiết phải tin tưởng vào cái gì cả" thì đã kô có KH. Khi bạn đang nghiên cứu về 1 cái gì đó thì bạn đang tin tưởng vào cái đó đấy. Có thể sau này bạn sẽ thấy nó sai, nhưng rồi bạn sẽ tin tưởng vào 1 cái khác, để rồi tiếp tục tìm tòi nghiên cứu về nó. Bạn kô nên tự mâu thuẫn với chính mình. Con người mà kô có niềm tin thì còn gì là sống nữa, đúng kô? Còn việc có những kẻ lợi dụng tôn giáo, triết học... để làm bậy thì đó là lỗi của con người chứ kô phải lỗi bản thân những cái đó. Hay là bạn muốn mọi người kô nên nói xuông mà hãy hành động. Nhưng hành động thế nào khi chúng ta vứt bỏ triết học, logic, những cái mà chúng ta tin tưởng?
  2. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Tại sao các bác cứ phải cứ theo triết học hay tôn giáo mới được nhỉ ? Nếu nói để tìm chỗ dựa tinh thần thì em thấy chẳng theo ai là tốt nhất. Cứ phải dựa dẫm người này người kia thì các bác không thấy nặng nề à ? Đặt lòng tin quá nhiều vào 1 thứ như vậy các bác không sợ nó sụp đổ à. Theo em biết trong lịch sử: về tôn giáo, lòng tin mù quáng vào đạo Thiên chúa ở phưong Tây đã chết vào thời Phục hưng trước phong trào giải phóng con người về những giá trị nhân bản nguyên thuỷ; ở phương Đông, niềm tin vào 1 cuộc sống yên phận cùng số mạng tiền định cùng ý thức hệ Khổng Phật Lão đã không cho ra đời 1 tư tưởng cách mạng nào trong suốt hàng ngàn năm, để rồi thất thủ trước mạnh vật chất của phương Tây vào thế kỉ trước. Còn về khoa học: niềm tin của hàng triệu người dân Nga thế hệ xem Paven là thần tuợng cũng chẳng giúp ích gì cho triết học Marx cùng với mô hình xã hội cộng sản tan tành mây khói vào cuối thế kỉ này, cùng số phận cho vô số tư tưởng khoa học một thời đã là chân lí "không thể" phủ nhận (vật lí Newton, vũ trụ lấy trái đất làm tâm...). Mà mọi triết học hay tôn giáo đều chẳng đem đến 1 chút gì mới mẻ cho "bản ngã", các bác không thấy mâu thuẫn khi chúng ta cứ phải lảm nhảm về 1 cái gì đó hư vô không, chẳng cần như vậy thì chúng ta cũng đã là chúng ta rồi.
    Đạo Phật là 1 tôn giáo đặc biệt, chủ trương nguyên thuỷ của nó khi Phật tổ đắc đạo là "vô thần". Nhưng cùng với lịch sủ thì nó đã bị méo mó quá nhiều, trở nên 1 thứ hỗn tạp khoa học triết học và tôn giáo, cho nên nhất thiết không nên theo đạo này. Bạn nào đang học hỏi về nó thì chỉ nên giới hạn ở nhũng tài liệu khoa học đáng tin cậy về cá nhân Phật tổ mà thôi. Cần nhận rõ 1 điều là Phật tổ sinh ra vào 1 thời đại hoàn toàn khác, thời kì đó con người chỉ sống với những yêu, ghét, đâm chém... mà thôi nên phương châm của nó rất đơn giản, nếu bạn học theo mà không hiểu bản chất "vô thần" của nó thì lại có hại vô cùng (nên mình khuyên các bạn tuyệt đối không theo vì rất nguy hiểm, không phải vì nó vô giá trị) vì sẽ có những quan niệm không đúng về thế giới xung quanh. Bạn sẽ bị lạc sang thuyết hiện sinh của Schartre và được đeo đuổi bởi rất nhiều nhà nghệ thuật vị nghệ thuật là một triết học rất tiêu cực, còn tỉ như hạng sư sãi ở trong chùa thì chẳng có ông nào đắc đạo cả, nếu họ thực sự đắc đạo thì đã chẳng ngồi trong chùa tụng kinh gõ mõ như con vẹt. Mình cũng không hiểu là những khái niệm "luân hồi", "niết bàn"... là bởi Phật tổ hay người đời sau sáng tạo ra, những nó mang đầy màu sắc duy tâm, nhận thức non kém, phản khoa học nên không còn giá trị gì trong thời đại ngày nay nữa. Có chăng điểm tích cực duy nhất của nó là ở yếu tố "vô thần" mà thôi.
    Còn nói về tác dụng đối với trí óc hay ứng dụng thì mặt trái cực kì nguy hiểm của triết học và tôn giáo là khiến tư duy chúng ta có 1 cái nhìn lộn ngược về thế giới, bằng lòng với những khuôn mẫu của thế giới xung quanh mà không thấy được bản chát của tư duy từ tuổi ấu thơ phải hình thành qua quan sát, thí nghiệm, kiểm chứng nhiều lần... Không ai thấy được sự khác nhau giữa tư duy hồi chúng ta 10 tuổi đến khi chúng ta nay đã trưởng thành hay sao ? Không dễ dàng để có được trí tuệ đâu các bạn ạ, và sẽ hoàn toàn không dẽ dàng để có được 1 trí tuệ đúng đắn đâu ! Việc làm đơn giản hoá sự tư duy (như mục đích của triết học) sẽ làm mất đi đầu óc critical và óc thực tế khi tư duy, học tập. Hai biến chứng nặng của triết học hiện đại là lâm vào chủ nghĩa vị kỉ (đối với triết học duy tâm) và chủ nghĩa máy móc (đối với triết học duy vật). Chủ nghĩa vị kỉ là gì ? Vì sống trong 1 môi trường khoa học nên tôi được tiếp xúc nhiều với nhiều bác có lối tư duy này, họ sống không rời với quyển sách, là việc làm khoa học đối với học dường như chỉ là viết sách, trong trao đổi thảo luận thì thường xuyên bắt bẻ câu chữ, nhưng đến khi bị hỏi về những vấn đề phức tạp trong khoa học thì lại lí luận lòng vòng, càng bị tra hỏi thì lại càng bế tác. Còn chủ nghĩa máy móc thì có lẽ phổ biến hơn trong các nhà khoa học trẻ (đặc biệt trong giới CNTT) giữa 1 vòng vây KHKT, hitech, internet, thông tin hỗn độn... chắc bác nào lậm PC quá ở đây (như tôi từng bị khi còn teenage) đều biết là tư duy của mình riết nó cũng giống như cái máy luôn, làm nô lệ cho nó chẳng khác nào trong phim Modern Time vậy. Thế thì còn nói gì tới tư duy sáng tạo nữa nhỉ, khi mình cũng là 1 thứ may móc rồi. Một ví dụ khác về 2 lối tư duy trên trong vật lí là các vũ trụ quan "song song" (trong phim viễn tưởng), "phi thực" (như của bác quyzen), "phân li" (áp đặt lí thuết xác suất lên vũ trụ)... tất cả đều đặt nặng lí thuyết lên trên bản chất của nó, như vậy đấy có còn gọi là "vũ trụ" một cách chân thực mà lòai người là 1 sản phẩm hay không, hay nó là 1 vũ trụ nào khác ?
    Tất cả chỉ là khoa học: thực tế và trực quan, chấm hết, không tồn tại cái gọi là "triết học". Nhắc lại 1 điều là không có sự mâu thuẫn nào giữa việc phủ nhận "triết học" với việc phát triển khoa học và tri thức hết, mà chỉ là làm trong sáng trở lại tinh thần khoa học và cuộc sống tinh thần như nó vốn có thôi!
    Các bác cổ võ cho CN Marx ở đây, quả thực là tôi rất không thích cách lí luận đơn giản về "vật chất/ý thức" (ĐN về ý thức của Lenin) của nó và các cặp biện chứng của nó, theo ý của tôi thì chúng chỉ diễn giải 1 cách quá thô sơ không cần thiết về thế giới xung quanh, một nhược điểm chung của các triết học duy vật là cứ cố gắng diễn tả "bản ngã" về "vật chất" (đối với "bản ngã" thì có cần phải giải thích 1 từ nào không, hay là đã tự hiểu ?), qui cá nhân về xã hội... Hiển nhiên là các bác có thể không thích, và chủ đề có thể sẽ rất rộng nên tôi không muốn sa đà vào. Chỉ cần các bác cho 1 ích lợi thực tế của CN Marx mà các bác từng trải qua trong cuộc sống thì em sẽ bàn luận sau. (Và em cũng không muốn bàn tới chính trị, đảng, nhà nước... chỉ giới hạn trong triết học thôi)
    Còn về như thế nào là "khoa học chân chính" và sự khác nhau giữa nó với triết học, tôn giáo... như thế nào thì xin hẹn dịp khác với 1 chủ đề khác. Đây là 1 chủ đề rất rộng (hiện nay em không có thời gian vì đang thi cử căng lắm) nhưng cực kì lí thú chủ yếu liên quan tới toán học, vật lí và CNTT... (vì sở học của em cũng chỉ từng ấy thôi). Nhưng "tri thức" không quan trọng bằng 1 "lối tư duy" đúng dắn, phải không các bác?
    TB: Nếu bác Cavang định mở box Triết học thì xin move cái topic này vào trong đấy nhé. Không có Triết học thì chẳng cần phải đả đảo làm gì đúng không? Thế thì em đả đảo ở đây cho ai nghe. Việc em phản đối triết học không phải là phản đối chuyện các bác bàn về triết học (tự do dân chủ đúng không), mà chỉ là phản đối chung cho các nội dung "triết học" (kể cả thứ khoa học đang bị biến dạng thành tôn giáo) đang được bàn luận ở đây thôi. Chủ đề này được mở là hoàn toàn mang tính chuyên môn (1 thứ "phản triết học", có thể nói như vậy).
    Còn về lí do dùng cái tựa to tát này thì ý em muốn vậy mà. Hai chữ "bình tâm" đấy đúng là không chính xác nên em mới để nó trong ngoặc (ý em ở đáy không phải nhấn mạnh). Hai chữ đả đảo mới là chính xác nhất.


    Tired of thinking...

    Được sửa chữa bởi - vohan2 vào 31/01/2002 06:52
    Được sửa chữa bởi - vohan2 vào 31/01/2002 06:54
  3. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, bàn về thế nào là Triết học, thế nào thì không phải là Triết học, Triết học có ý nghĩa gì và có cần Triết học không, Triết học cần cho ~ ai đều là ~ vấn đề của Triết học.
    Tiện đây giới thiệu là thông tin ta thu nhận cho cá nhân có nhiều cấp độ: dữ liệu -> thông tin -> kiến thức -> trí khôn.
    Mức độ trí khôn có thể ví như ~ điều bạn hiểu được từ tất cả, đặc biệt là Triết học đấy. Hihi...

    Đi một ngày đàng, học một sàng khôn !

    [​IMG]
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Những người nói thật to là "Không cần Triết học" thật ra là đang dùng và phải dùng rất nhiều triết học cho cuộc sống của mình.
    Cái hay của triết học không phải ở chỗ viết những bộ kinh điển dầy khộp, không phải là ở chỗ ngôn từ hay ho sâu xa khó hiểu (về mặt này khoa học thông thường có khi đọc còn khó hiểu hơn).
    Triết học chính là ở chỗ sự nhận thức trong cuộc sống. Mỗi khi nhận thức một điều mới thì đó là gì? Khoa học? có thể.
    Nhưng cái cách mà con người nhận thức và cách dùng cái nhận thức đó thì cũng là một vấn đề mà bây giờ chẳng thể nào giải thích cặn kẽ được. Khi không giải thích được hết thì người ta phải đi tìm một cách giải thích nào đó hợp lý nhất, rồi khi tìm ra cái mới thì lại thấy càng nhiều cái chưa giải thích được.
    Triết học thì cũng là khoa học về nhận thức mà thôi.
    Cãi nhau nhiều quá. Các bác nhiều thời gian thật. Đôi khi em phân vân không hiểu các bác có đi làm kiếm tiền không mà có nhiều thời gian thế??Viết dài thế thì ai đọc? Hay để thoả mãn chính mình? Thoả mãn chính mình lại cũng là một vấn đề của Triết học rồi.
    Không nhận thức được Triết học trong cuộc sống thì cũng chưa hiểu được cuộc sống.
    Big Mouse
  5. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Re: cavang
    Đối với tôi, giàu và mạnh là mục tiêu tiên quyết của bất cứ quốc gia nào.
    Tôi chỉ muốn nói về tôn giáo.
    Hôm trước, có hai thằng Mỹ đến chỗ tôi ở truyền đạo, mục đích của chúng nó là gì thì ai cũng biết cả rồi.
    Điều làm tôi ngạc nhiên là hai thắng đó nói tiếng Việt rất sõi, thật kinh ngạc và nó lấy hai cái tên Việtnam, hiểu biết rất rõ về mình. Ngay cả cái cuốn kinh của bằng Tiếng Việt.
    Bọn nó có chủ ý học tiếng Việt để truyền đạo cho dân Việtnam, và chuẩn bị rất kĩ lưỡng.
    Qua chuyện này chứng minh rằng, trong mắt chúng nó, dân Việtnam vẫn là dân đen, lừa được. Thế bọn nó mới chơi cái trò truyền đạo thô thiển đấy. Các bác nghĩ gì?
    Tôi thất chỉ cần thờ tổ tiên là tốt nhất, giáo dục cho trẻ em những cái hay, cái đẹp còn tốt hơn trăm lần đi rao giảng tôn giáo cho chúng. Chẳng việc quái gì phải tin tôn giáo nào.
    Triết học và logic theo tôi là rất hay.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  6. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    ha ha, đừng dùng chữ nghĩa giàu, mạnh mà bao hàm mọi thứ. Giàu mạnh đổi lấy công bằng, dân chủ, vì dân.... cũng không được đâu !!!
    Giàu như US cũng om sòm suốt ngày. Tuy thế học US cũng phải học ~ cái tốt. Cậu đã bao giờ gặp ai người Việt đi truyền đạo của mình sang các nước chưa?? Tiền đem cho chắc khó, tư tưởng cũng chẳng thấy đem cho gì nhiều? Buồn quá.
    Tui có mấy thằng bạn, nhà nước cử đi học, bọn Hà Lan rủ rê thế nào lại được thuê đi phổ biến đạo Tin Lành, kiếm được kha khá vì cũng phải đọc nhiều, học nhiều. Vậy học cũng vì sự giàu sang của mình.
    Chuyện tôn giáo còn cao hơn mức bình thường. Lòng tin quan trọng hơn giàu sang. Thậm chí thay đổi cả thế giới quan. Cậu dùng thế giới quan A để nhìn thế giới quan B nên dễ khập khiễng. Ví dụ như nói khái niệm này của thế giới quan A là cậu lại so sánh với 1 số kiến thức coi là đúng ở thế giới quan A. Rồi xác định mức tin cậy. Ngoài nhận thức, tôn giáo còn xuât sphát từ mục đích toàn bộ cuộc đời một người, một xã hội 1 cách sâu sắc. Ví dụ nói rằng chúng ta hướng đến nước giàu là 1 mục đích của người nói theo một thế giới quan X.
    Vấn đề tín ngưỡng tuỳ mỗi người nhưng hiểu là cái đầu tiên. Không phủ nhận ~ mặt tốt của nó. Không có mặt tốt đố đi truyền đạo để hàng trăm nghìn, hàng triệu người theo.
    Thực ra cậu nói thờ tổ tiên trong đó cũng bao hàm cả những hiểu biết về tôn giáo rồi đấy, nếu như cậu tìm hiểu kỹ hơn về nên thờ thế nào cho tốt, nhớ về tổ tiên thì ra sao...
    [​IMG]
  7. mae83

    mae83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chao vohan2 , minh la thanh vien moi cua TTVN day, tinh co doc duoc bai viet cua ban thay hoi nong gay nen cung muon tham gia.
    Minh cu tuong ban da dao vi ban cam thu nhung thu do lam co nhung khong phai. cu nhu cai cach ban phan tich thi ban con thich tim hieu may mon ay nua chu va co le hoc chung cung khong thuong dau( khong ninh dau nha! dung hieu lam).Nhung con nguoi la the day( khong chi rieng con gai) noi ghet la yeu, noi da dao la dang dan thich nghi tham chi con sap say me nua ay chu!!!!!!!!!!!!!!! dung )?
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn, nếu tôi nhớ kô lầm thì Khổng Phật Lão kô phải hoàn toàn là như bạn nói. Chính Hán Võ Đế đã biến Khổng giáo thành Nho giáo để phục vụ cho việc cai trị của chế độ phong kiến mà thôi. Chính chủ nghĩa phong kiến đã thua trước những tư tưởng cải cách tiến bộ. Khổng giáo phần lớn nêu lên mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Còn về cái gọi là tư tưởng yên phận thì đúng là Khổng Tử có nói "ngũ thập tri thiên mệnh", nhưng thiết nghĩ đó là 1 cách giải thích cho những việc mà có khi chúng ta kô thể giải quyết được, cho dù với KHKT cực kì hiện đại. Tại sao? Bởi vì chúng ta còn có xã hội. Đôi khi con người kô thể thoát khỏi vòng xoáy của xã hội, còn nếu muốn li khai thì chỉ có nước lên rừng mà ở.
    Về ý kiến của bạn về CN Marx thì hình như bạn hơi khắt khe đấy. Theo tôi được biết thì cái mà Stalinn và những người kế nhiệm làm kô phải hoàn toàn là CN Marx-Lenin đâu. CNTB đã có lịch sử hàng trăm năm, trong khi đó CNCS và CNXH thì chỉ bắt đầu được áp dụng từ năm 1917 mà thôi. Bạn có biết yêu cầu cho CN đó là gì kô? Là chúng ta phải có 1 nền kinh tế cực kì phát triển. Chính vì vậy mà chúng ta đang ở thời kì quá độ. Thời kì này có thể rất lâu, có lẽ suốt đời này chẳng ai trong chúng ta có thể thấy được KQ. Thôi kiến thức của tớ chỉ có vậy mà thôi.
    Riêng về ý đơn giản hóa sự tư duy thì cũng có lúc hữu dụng đấy bạn ạ. Cái đó người ta gọi là "trước ý". Đôi khi quá chính xác, quá rắc rối lại kô tốt đâu. Đó là vì sao có những điều hết sức đơn giản mà 1 anh nông dân tầm thường thất học lại hiểu được, trong khi 1 nhà bác học có khi bỏ suốt cả đời mà cũng kô hiểu nổi.
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn abaddon ơi
    Không phải họ đi truyền đạo vì họ nghĩ mình là dân đen lừa được đâu. Ngay bên Mỹ họ cũng truyền đạo cho dân Mỹ đấy. Họ không lừa đâu.
    Họ coi đó là một công việc, một mục đích cần đạt được. Tôn giáo của họ chính là "làm công việc có ích trong cách nhìn của họ, văn hoá của họ" Mình không nên trách họ.
    Còn tôn giáo thực thụ thì có điều gì sai trái đâu. Đọc bất cứ tôn giáo nào cũng thấy mong muốn làm điều tốt. Chỉ có điều người ta lợi dụng tôn giáo cho mục đích xấu mà thôi.
    Về mặt này thì khoa học có kém gì tôn giáo? Bao nhiêu vũ khí giết người cũng chính là thành quả khoa học hiện đại đó. Áp dụng đầu tiên của thành tựu khoa học đáng buồn thay lại luôn luôn là vào lĩnh vực quân sự.
    Tôn giáo không có lỗi gì. Triết học không có lỗi gì. Chẳng qua con người thích đánh nhau vì cái mình cho là đúng, để nâng cao cái tôi lên mà thôi
    Big Mouse
  10. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Hiển nhiên là mình hiểu rất rõ về triết học và tôn giáo vì trước đây mình cũng từng chạy theo mấy thứ ấy mà Vì thế mình cũng rất trân trong những con người nào theo triết học hay tôn giáo ở đây, mình chỉ muốn bàn về nội dung thôi. Còn bạn nào không có ý nghĩ nghiêm túc muốn thay đổi hay học hỏi điều gì mới mà vẫn nặng hô khẩu hiệu thì xin đừng vào đây!
    Nếu như ai cũng thấy rằng không cần triết học thì mình cần gì phải nhiều lời. Nhưng không phải chúng ta chỉ biết sống cho mình, mà phải cùng nhau xây dựng 1 cuộc sống lành mạnh cho xã hội. Bạn không thấy vô số tác phẩm sinh ra chỉ là để chứng minh 1 điều gì đó sai lầm đó ư ?
    Nếu bạn không đủ khả năng phân biệt đâu là triết học và đâu là những lập luận chống đối nó thì đầu óc critical của bạn ở đâu ? Bạn đừng ảo tưởng mọi thứ xung quanh ta đều màu hồng. KHKT nói chung thì lại càng khó khăn nếu bạn không biết nói "không".
    Những suy nghĩ của mình ở đây nhấn mạnh 1 lần nữa không phải là triết học vì nó không đề ra một "mô hình" nào cả (understood?). Tất cả chỉ nhằm xoá bỏ tất cả đi thôi (cho những người chưa xoá được). Còn nếu bạn đã không theo bất kì 1 trường phái triết học nào thì không cần đọc những dòng này.
    Còn "phương pháp suy nghĩ" (theo cách các bạn thường gán ghép cho triết học) nói chung (mà theo mình cần phải cụ thể gắn với thế giới khoa học) thì xin hẹn dịp khác.

    Tired of thinking...

Chia sẻ trang này