1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đả đảo triết học, tôn giáo, logic...!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi vohan2, 27/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn andray vì đã trích bài của bạn ở đây mà không xin phép:
    ------
    Chỉ khi người ta phải đối diện trực tiếp với sự vĩnh hằng bao la của cái chết người ta mới chợt nhận ra rằng sự sống thật đơn giản, hãy yêu và hãy sống chỉ thế thôi phải không.
    ...
    http://203.162.130.221/forum/topic.asp?TOPIC_ID=29259&whichpage=5
    -----
    Những khoảnh khắc như vậy ai đã từng cảm nhận một lần sẽ không thể nào quên được. Và rất tiếc ta thường chỉ thấy được điều này trước khi chết thôi.
    Hiển nhiên là nếu các bạn có theo Khổng giáo, Phật giáo hay CN Marx thì các bạn cũng chẳng chết, nếu bạn thực sự hiểu được những quan niệm sống đó ở cùng 1 mức với những người đề xướng thì bạn cũng có thể sẽ làm được rất nhiều việc. Mặt tích cực đó không ai có thể phủ nhận.
    Chỉ có điều là nó không đủ mà thôi. Lợi thì ít mà hạn chế thì lại quá nhiều (con người trở nên cả tin, yếu đuối, và mất đi sự tự do).
    Và 1 điều cần phải nhận thức thêm là trong triết học cổ đại, các nội dung khoa học và triết học rất nhập nhằng không hề có phân biệt. Tỉ như các tôn giáo bao giờ cũng có các lí giải về KHTN và KHXH. Bạn cần tách những phần này ra khỏi triết học.
    Mình không hề phản đối phần khoa học trong các tác phẩm triết học.

    Tired of thinking...
  2. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Chitto mến, tớ thì lại không nghĩ có thằng nào ở không đi lang thang truyền đạo đâu.
    Đối với tôi, tôn giáo là cái gì đó xa vời, chẳng ai định nghĩa chúa có mặt mũi ra sao. Tôi nghĩ chỉ nên xem đó như văn hóa tinh, thần. Tại châu Âu, một thồi gian rất dài, quyền lực của nhà thờ là vô hạn. Phá bỏ cái sự kìm kẹp đấy người phương Tây đã vươn lên.
    Cái ngu nhất mà tôi thấy là đánh nhau vì đạo.

    Giàu với mạnh thì mình có là cái gì cũng đúng tất. Bàn lắm làm gì.
    Nghèo với yếu thì là con chốt.
    Tôi không có ý đả kích tôn giáo nhưng ngu thì bị thằng nào nó dùng tôn giáo cai trị mình.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  3. inox01

    inox01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Đả đảo tôn giáo.
    Tui là con người không tin vào bất kỳ đạo giáo hay tín ngưỡng nào cả. Chỉ một câu ngắn gọn mà ai đó dùng làm Title là: Đả đảo đạo phật, tôn giáo, tín ngưỡng... <=== Tui chấm 10 điểm cho câu nói này
    khoa
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Điều thật lạ là người ta muốn phủ nhận những cái mà trước đây người ta đã dựa vào nó để vươn lên.
    Nhiều người cho Tôn giáo không phải là khoa học. Không hoàn toàn đúng. Ít nhất nó có một cái là Thần học.
    Nếu nói phương Tây bị tôn giáo kìm kẹp cũng chỉ đúng một phần. Tại sao nó kìm kẹp được? Vì họ có hệ thống lý luận tuyệt vời đến nỗi hơn 1 nghìn năm không ai phản bác được. Cũng ghê đấy chứ. Anhxtanh đưa ra thuyết tương đối mới có mấy chục năm mà mấy bác nhà ta còn muốn cho rằng ông ấy sai cơ mà!!!
    Tôn giáo cũng cố tìm con đường giải thích cho nhận thức của con người không khác gì các khoa học, nhưng nguời ta dùng nó với mục đích sai lầm bởi nó tạo ra quá nhiều đặc quyền đặc lợi.
    Rất nhiều nhà khoa học bắt đầu là từ nhà thờ. Copernic (Tiến sĩ Giáo luật), Galilee, Menden đều là tu sĩ cả.
    Big Mouse
  5. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Anh Chitto ơi!
    Em thấy anh viết là : "Anhxtanh đưa ra thuyết tương đối mới có mấy chục năm mà mấy bác nhà ta còn muốn cho rằng ông ấy sai cơ mà!!!"
    Không biết ai nói là thuyết tương đối của Anh x tanh sai lầm vậy anh? Anh có thể cho em biết được không ạ?

    Tieuthulolem

  6. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    "Điều thật lạ là người ta muốn phủ nhận những cái mà trước đây người ta đã dựa vào nó để vươn lên."
    ---
    Nếu bạn nhìn kĩ lại lịch sử con người thì đã không phát biểu như thế. Cái gì mà nhờ nó con người mới có được nền văn minh như ngày nay ? Và cái gì đã kìm hãm xã hội phương Đông và phương Tây suốt hàng ngàn năm... ? Nếu bạn đưa ra được 1 bằng chứng tin cậy nào về tác dụng tính cực của tôn giáo, triết học, "thần học"... đối với cuộc sống (ngoại trù những cái đã được thảo luận rồi) thì chúng ta sẽ thảo luận tiếp.
    Chúng ta phải dựa vào cái gì và phải huỷ bỏ những gì ? Cái gì trong các tác phẩm tôn giáo, triết học... và tư tưởng của các triết gia, nhà khoa học là đáng khuyến khích, và cái gì là tiêu cực ? Những nhân vật nổi tiếng như Aristote, Decartes, Eistein... liệu có phải là những trí tuệ hoàn thiện không ?
    Liệu 5000-6000 năm lịch sử của loài người đã là cái gì so với hàng triệu năm trước mắt ? Nếu suy nghĩ của con người trong thiên niên kỉ này mà khác hẳn với lối nghĩ của tổ tiên họ hàng ngàn năm trước thì có gì lạ.
    Tôi tóm tắt lại quan điểm của mình thế này:
    - tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0
    - trí tuệ con người cần phải có 1 sự biến đổi về chất trong thiên niên kỉ này nếu muốn đi xa hơn (ví dụ: phủ nhận thuyết tương đối của Einstein... đấy chẳng phải là chân lí gì tuyệt đối cả mà là cái chúng ta phải làm! nhưng vấn đề là nội dung phương pháp thôi)
    Welcome any idea.
    Tired of thinking...
  7. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Em chào anh vohan2!
    Anh vohan2 ơi! đọc bài trên của anh em thấy rất hay. Nhưng có một số vấn đề em hơi thắc mắc (có lẽ do trình độ của em có hạn). Em muốn nhờ anh giải thích giùm cho. Nếu anh giải thích giùm thì tốt quá. Nếu không thì thôi, anh đừng giận em nhé! không phải em bắt bẻ gì anh đâu.
    Những thắc mắc của em là thế này:
    Anh viết rằng:

    "tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0"
    Em có thắc mắc thế này:
    "tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0", bản thân nó cũng là một tư tưởng ràng buộc con người, và giá trị của nó chỉ là con số 0, như lời anh nói, có phải không anh vohan2? Và bởi vì giá trị của tư tưởng: "tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0", chỉ là con số 0, nên có nghĩa là nó chẳng có giá trị gì cả. Vì vậy ta có thể suy ra rằng "tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng không phải chỉ là con số 0"
    Thắc mắc của em là như vậy, nhờ anh giải thích giùm nha!
    Em xin cám ơn anh!

    Tieuthulolem

  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tính tích cực của Tôn giáo, Thần học, Triết học ư?
    Chẳng nhẽ không thể nhìn thấy vai trò của nó với Văn minh nhân loại.
    Từ khi loài người có nền Văn minh thì đã có Tôn giáo rồi. Trước hết Tôn giáo (có thể coi có liên quan chặt chẽ với Triết học - trong một số trường hợp có thể coi như nhau) dùng để giải thích cho những gì con người không hiểu được.
    Bạn có theo tôn giáo không? Chắc chắn là không thì mới phủ nhận nó. Nhưng tôn giáo và Triết học tồn tại song hành. Nó là cơ sở niềm tin để người ta vượt qua khó khăn để có được thành quả hôm nay.
    Hầu như mọi người đều có tôn giáo và triết học của mình. Một lần chắp tay trước bàn thờ, phần mộ tổ tiên ông bà, thế là bạn đã là một phần của tôn giáo bản địa người Việt đấy.
    Bằng khoa học bạn có thể giải thích được về cái chết? Về cái Tôi trong mỗi con người?
    Tại sao cái TÔI của tôi lại được sinh ra trong cơ thể này của tôi - Chitto mà không phải trong cơ thể của Vohan2? Tại sao Cái Tôi lại trong thời điểm thời kỳ này? Những đứa trẻ bị bố mẹ phá bỏ khi chưa thành người thì cái Tôi của nó đi đâu? Một người định không có con nữa mà lại "lỡ". Nếu người đó Kế hoạch thì cái tôi lấy ở đâu ra?
    Cái tôi đó Tôn giáo gọi là Linh hồn, còn khoa học chưa giải thích được.
    Vậy thì Tôn giáo - Triết học cũng là khoa học để giải thích những gì mà nhận thức và kiểm chứng chưa giải thích được. Vì vậy nó trường tồn - một khi con người còn tồn tại. Bởi vì con người không bao giờ có thể biết hết tất cả mọi thứ.
    Còn thực sự bạn vẫn cho rằng Tôn giáo triết học chẳng có một tí đóng góp tích cực cho Văn minh nhân loại và con người thì tôi hơi nghi ngờ rằng bạn đang tranh luận nghiêm túc.
    Big Mouse
  9. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    "Tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0" bản thân nó cũng là một tư tưởng ràng buộc con người, và giá trị của nó chỉ là con số 0
    ----
    Mời bạn xem lại trang trước (số 3), mục đích của tôi không phải là triết học. Nên nó không phải là gì ràng buộc cả. Tôi viết những quan điểm này cũng chẳng phải cho tôi, mà cho những người theo/định theo triết học, tôn giáo... vv
    "Bởi vì con người không bao giờ có thể biết hết tất cả mọi thứ."
    -----
    Theo mình những vấn đề mà tôn giáo, triết học... đang đeo đuổi là những vấn đề vô giá trị. "Bản ngã" không cần giải thích chính nó, và cũng không có "Bản ngã" thứ hai. Nói chung chúng ta "KHÔNG CẦN" phải giải thích gì về nó. (Nếu bạn thích thì chúng ta sẽ thảo luận thêm.)
    Bạn có biết nguồn gốc tư duy của con người là đâu ra ? Và tư duy con người có bản chất gì không ? Còn cái kiểu tư duy lộn xộn không ra đầu ra đuôi như trong các tác phẩm tôn giáo và triết học, liệu nó có đáng gọi là "tư duy" không ?
    Tired of thinking...
  10. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Anh vohan2 ơi!
    Anh cho phép em được tiếp tục trao đổi với anh nha! Vì lời giải thích của anh chưa làm cho em thoả mãn, anh vohan2 ạ, anh đừng giận em nha!
    Anh viết rằng:
    "Tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0" bản thân nó cũng là một tư tưởng ràng buộc con người, và giá trị của nó chỉ là con số 0
    ---
    Mời bạn xem lại trang trước (số 3), mục đích của tôi không phải là triết học. Nên nó không phải là gì ràng buộc cả. Tôi viết những quan điểm này cũng chẳng phải cho tôi, mà cho những người theo/định theo triết học, tôn giáo... vv "
    Nhưng mà theo hiểu biết của em (có lẽ là sai), thì triết học không phải chỉ là những gì được dạy học. Mà triết học là nhận thức của con người về mọi mặt của cuộc sống nói chung. Và tư tưởng của anh: "Tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0", cũng là một nhận thức, nghĩa là cũng là một loại triết học mà thôi. Và nó cũng trói buộc con người như bao tư tưởng khác. Do vậy giá trị của nó cũng bằng không.
    Và anh đả phá công kích những người theo tôn giáo, nhưng chính bản thân anh cũng theo một loại tôn giáo khác, đó là tôn giáo theo tín điều: "Tất cả những tư tưởng ràng buộc con người, giá trị của chúng chỉ là con số 0", anh thấy có phải không anh vohan2?
    Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản của em, nếu có gì xúc phạm, thì mong anh bỏ qua giùm nha! em không cố ý đâu.

    Tieuthulolem

Chia sẻ trang này