1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đả đảo triết học, tôn giáo, logic...!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi vohan2, 27/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ em chưa hiểu ý anh... bây giờ nói 1 cách dễ hiểu là như thế này: em lựa 1 đêm không trăng không sao, rồi ra 1 nơi yên tĩnh nhìn lên bầu trời... thì em có thấy gì không ? chẳng có gì cả phải không. Trong lòng em có gì không ? nếu không có gì -> xem như em đã hiểu ý anh muốn nói gì rồi đó.
    Nếu vẫn còn thấy chưa hiểu -> đợi lớn lên rồi em sẽ hiểu.
    Tired of thinking...
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Mình không định bàn luận về Bản ngã, mà chỉ lấy làm một ví dụ thôi.
    Quá nhiều người trong đời muốn rằng có thể bỏ quách những tư tưởng đã và đang Phải theo đuôi và theo đuổi ra khỏi đầu, hành động theo những con đường không phải là lối mòn mà hàng triệu người đã đi và hàng tỉ người sẽ còn đi nữa.
    Nhưng tư duy nhân loại giống như xây một bức tường. Để xây càng cao thì chân đế càng phải rộng. Những viên gạch xây nên có thể đủ kiểu: Bằng đất nung, bằng vôi trộn, bằng đá hoa hay bằng bùn nhão... Nhiều người có thể xây cao mà chỉ cần vài viên gạch ở dưới mà thôi, nhưng bức tường đó sẽ rất dễ đổ.
    Nếu muốn vứt bỏ tất cả thì giống như xây tường từ đầu, mà gạch thì có quá ít. Dùng gạch của ngưòi ta thì sợ mất cái mà mình đang hướng tới. Và cái gì đánh giá con đường đi là đúng? Nếu không dùng tư tưởng người khác đã dùng thì không đánh giá khách quan. Tất nhiên có thể tự theo tự đánh giá, nhưng khi đó người khác không công nhận thì thật khổ tâm còn hơn trước.
    Triết học cũng là một khoa học thôi. Lập luận của nó chặt chẽ chứ không lộn xộn. Người ta không cần theo nó hoàn toàn nhưng nó giúp cho một cách nhìn bao quát hơn, có định hướng hơn.
    Tất nhiên Nhận thức là một vấn đề quá phức tạp, quá "Triết học". Tất cả những gì ta nói là khách quan, như các quy luật mà các nhà khoa học đưa ra cũng chỉ là sự nhận thức chủ quan phản ánh vào trong cái Bản ngã của họ, và nếu người khác không tìm ra cái gì thuyết phục hơn thì phải chấp nhận. Ta có thể nghi ngờ tất cả. Những cách nhìn nhận có thể sai lầm nếu nhìn trên góc độ khác, "Tư duy" khác. Nhưng cái khác đó có đem lại điều gì tốt đẹp hơn không?
    Big Mouse
  3. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    "Nhưng tư duy nhân loại giống như xây một bức tường"
    --------
    Nhưng thực tế thì triết học & tôn giáo chẳng đóng góp được gì trong bức tường đó cả. Nếu bạn dẫn ra được 1 ví dụ cụ thể thì chúng ta có thể bàn luận thêm.
    "Nếu muốn vứt bỏ tất cả"
    -------
    Mình chỉ vứt bỏ những gì vô nghĩa thôi
    "Triết học cũng là một khoa học thôi. Lập luận của nó chặt chẽ chứ không lộn xộn"
    ------
    Theo mình thì thứ tư duy mà người ta đưa ra trong các tác phẩm đấy chỉ là 1 thứ tư duy "lộn ngược", xa rời bản chất của trí tuệ. Vấn đề này ở trang 3 mình đã nói tới rồi. Còn để phát hiện tính "không chặt chẽ" của chúng cách dễ nhất là bạn hãy thử áp dụng chúng vào thực tế (ví dụ KHKT) thì sẽ phát hiện ngay. (nếu bạn theo CN Marx thì cũng xin đọc lại trang 3)
    "Tất cả những gì ta nói là khách quan"
    --------
    Nếu bạn hiểu được ý mình thì bạn sẽ tự làm chủ vận mạng của bạn, và hiểu ra được nhiều điều mà không có sách vở đem tới được. Không có sách vở, hay kiến thức nào đem lại "sự tồn tại" của chính ta... Và khi chúng ta không tư duy, thì thực sự đấy chính là lúc chúng ta "người" nhất (Những ai đã trải nghiệm điều này thì chắc đã hiểu rõ)
    Một điều nhắc lại là tôi không phủ nhận khoa học mà chỉ muốn làm nó sắc bén hơn thôi, để có thể vưọt qua những rào cản hiện nay trong tư tưởng con người. Và như các bạn đã biết thì tôi cũng đã từng đeo đuổi các lĩnh vực trên một khoảng thời gian khá dài đủ để cảm nhận những ảo tưởng cay đắng mà nó mang lại. Mọi nghiên cứu của tôi đều dẫn tới việc phủ nhận chúng (sound strange, but its normal when you r trying to prove sth is wrong). Chúng hoàn toàn không đủ sức để giải thích những thành tựu khoa học từ trưóc tới nay (nếu bạn nào muốn bàn luận xin đưa ví dụ cụ thể) và cũng không thể nào đưa khoa học lên 1 tầm cao mới được.
    Một điều muốn nói thêm là khi bạn từ bỏ được những ràng buộc trong tư tưởng thì bạn sẽ hiểu ra được nhiều điều rất lí thú trong khoa học (hiển nhiên điều này cần phải có thời gian). Nói cách khác nếu bạn muốn đi vào khoa học 1 cách chân chính, thì không có cách nào khác hơn là hãy đi trên tư tưởng của chính mình (dù nhỏ nhưng sắc bén).
    Think simple! Dont be illusive...
    Tired of thinking...
  4. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    BIBLE IS BULL****. CONFUCIANISM IS HOLY****.
    Thời đại này là của khoa học công nghệ, là của những bộ óc quản lý tài giỏi.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  5. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp. những siêu cường trên thế giới. Họ chả có phát minh ra cái tôn giáo chết tiệt nào cả?
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thế mà họ vẫn theo Tôn giáo mới lạ chứ?
    Tổng Thống Nga khi nhận chức phải để tay lên Kinh Thánh mà thề.
    Ngày 11/9, trước toàn thể thế giới TT Mỹ nói "God bless Nation"
    Nước Anh thì cải tiến Kitô để thành Anh quốc giáo ngày nay.
    Đức, Pháp cũng vậy, giáo sĩ nhiều hơn nhà khoa học.
    Tại sao vậy nhỉ? Họ hiện đại, tân tiến thế kia mà?
    Big Mouse
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xin lỗi bác vohan2.
    Bác nói "như các bạn đã biết thì tôi..." Em chưa biết tí ti nào ạ.
    Ai cũng có một cái đầu, ai là người bình thường cũng tư duy và phần lớn là theo kiểu của mình. Tư duy đó phong phú đến nỗi mỗi người là một "Tiểu vũ trụ". Nhưng rõ ràng vẫn phải có luồng tư duy chung của nhân loại. Ta được quyền nghi ngờ nhưng làm sao tách khỏi và vứt bỏ tư tưởng nhân loại được?
    Muốn coi "tư tưởng ràng buộc con người là con số 0" thì cũng phải đi theo nó lâu lắm, hiểu nó lắm mới nói thế. Mà theo nó lâu thế thì làm sao chắc trong tư duy mình không có nó?
    Người ta nói Dòng chảy của Nhân loại, của tri thức nhân loại. Nếu ai muốn coi là Bãi cát tri thức nhân loại cũng được thôi, nhưng mà cát thì rời rạc và bay lung tung theo gió.
    Tư duy nhân loại phải là một dòng chảy, có nguồn gốc, có giao hoà, có uốn lượn, có lúc đi đường vòng nhưng bao giờ cũng chảy vào những chổ trũng để lưu thông được.
    Bức tường tri thức gồm nhiều viên gạch. Vậy cái gì liên kết những viên gạch với đủ mọi chất liệu đó với nhau? Trong mạch vữa của nó có phần của Triết học đấy, và còn nhiều nữa là khác. Nếu không làm sao Viên gạch Vật lý, toán học hiện đại có thể gắn kết trong xã hội Giáo hội bảo thủ suy đồi được.
    Big Mouse
  8. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Khoa học và nghệ thuật của phương Tây, đặc biệt Đức , Anh, Pháp, Ý đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tôn giáo. Nghệ thuật thì miễn bàn, ai chịu khó tìm hiểu hoặc âm nhạc hoặc hội hoạ hoặc văn học.. đều có thể thấy điều đó. Khoa học thì xin nói mấy điểm thế này nhé : Khi Gutenberg tạo ra máy in chữ , cuốn sách ông ấy in đầu tiên là Kinh Thánh . Triết học cổ điển Đức hình thành, cũng lấy ý tưởng từ kinh Thánh mà đi lên, triết Descartes hoài nghi tất cả, vẫn chứng minh là có chúa..Kopernicus mà không vì muốn chứng minh không có chúa thì ai đẻ ra thuyết Nhật tâm...Bàn sâu hơn và nguồn gốc hơn, không có triết học khoa học tự nhiên và lý luận xã hội từ thời Platon, Aristoles thì bây giờ Đức Pháp, Ý , Anh có khi còn mọi hơn VN ta.


    Anh đã bắt đầu yêu em rùi đấy.

    Được sửa chữa bởi - Don Quixote vào 13/02/2002 00:04
  9. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Thế họ có dạy trẻ con đọc Kinh khi mới biết đọc chữ không? Tôi chỉ dám bàn, nhìn cái dân đạo Hồi thấy may qúa mình không có theo đạo. Cái đạo Nho, đạo Khổng thì bull**** No 1.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Gọi Nho, Khổng là đạo cũng được mà không phải cũng được, vì đó không phải là tôn giáo, mà là một nhân sinh quan sâu sắc của phương Đông. Nhờ nó mà chúng ta có thể chiến thắng các thế lực ngoại xâm, xây dựng đất nước trong thời phong kiến. Nó là lực liên kết dân tộc. Thử hỏi nếu ai cũng suy nghĩ riêng biệt, ông nào cũng "Nhập Tống" như Trần Nhật Hiệu hay theo giặc như Trần Ích Tắc thì còn đâu nước Nam ngày nay. Ai cũng "theo tư tưởng của riêng mình" thì có khác gì gọi giặc vào nhà.
    Chính nhờ lòng ái quốc được thể hiện qua chữ Trung quân thì mới có Trần BÌnh Trọng, Lê Lai... Nếu không giờ VN là quận nào của thằng Tầu?
    Còn Kinh thánh, nếu xét theo Tôn giáo thì là giáo điều. Nhưng giáo điều đó có phải phản lại tri thức nhân loại không? Kinh Cựu Ước là một bộ sử vĩ đại và hoàn chỉnh nhất thời thượng cổ. Nhờ nó mà người ta có bao nhiêu phát hiện khảo cổ và lịch sử quan trọng. Nhờ nó mà dân tộc Do Thái dù bị phân tán lưu lạc nghìn năm không có tổ quốc mà thành một cường quốc Trung đông như hiện nay.
    Còn nếu phủ nhận vai trò của đạo Hồi thì cũng thực sai lầm. Những gì ta biết hiện nay về khoa học cổ đại Ai cập, Hy lạp đều do những người đạo Hồi lưu giữ và truyền lại đấy. Chính người đạo Hồi là người đầu tiên dùng chữ số hệ thập phân 0123... để chúng ta dùng ngày nay đấy.
    Đạo Hồi đã kế thừa văn minh Byzance để cho chúng ta biết về Euclit, Pytagore,Acsimet, ....
    Người ta chỉ nhìn thấy sự cực đoan trong đạo Hồi mà quên mất đó cũng là một phần vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại, là một thế cân bằng với Kitô. Sự cạnh tranh đó cũng là bước tiến trong nhận thức con người, là một phần tư duy nhân loại.
    Big Mouse

Chia sẻ trang này