1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đả đảo triết học, tôn giáo, logic...!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi vohan2, 27/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Bạn Chitto nhìn lại những ảnh hưởng của văn hóa Nho, Khổng với mình xem sao. Thằng Tàu Khựa trung quân, ái quốc thế sao mà nó đánh Nhật Bản oanh liệt thế.
    Vua chúa Việt Nam ngày xưa du nhập cái đó về là vì nó có lợi cho họ.
    Trần Bình Trọng trước khi chết nói "Thà làm qủy phương Nam còn hơn làm vương đất Bắc" chứ không phải "Thà trung với vua phương Nam con hơn làm tể tướng cho vua đất Bắc"
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  2. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Em chào anh vohan2!
    Trong bài trả lời của anh, em có một số thắc mắc thế này, nay em xin viết chúng ra đây, hy vọng anh có thể làm sáng tỏ giùm em, chứ không phải là em bắt bẻ gì anh đâu, anh đừng giận em nha!
    Thứ nhất: anh viết rằng:
    "em lựa 1 đêm không trăng không sao, rồi ra 1 nơi yên tĩnh nhìn lên bầu trời... thì em có thấy gì không ? chẳng có gì cả phải không."
    Theo em thấy thì không phải là không có gì, không thấy gì như anh viết đâu. Mà vẫn có bầu trời tối đen, vẫn thấy bầu trời tối đen đấy chứ ạ!
    Thứ hai: Trong lòng em có nhiều thắc mắc, và em cũng chẳng hiểu ý anh như thế nào cả. Anh bảo lớn lên em sẽ hiểu, nhưng em hỏi ba má và các anh chị em, nhưng mọi người cũng chẳng hiểu gì cả. Ðiều đó cho thấy, lớn lên em cũng sẽ không hiểu. Mà theo em thấy thì hình như chính bản thân anh cũng không hiểu điều anh viết cho em đó thì phải, không biết có đúng không hả anh vohan2?
    Thứ ba: Vấn đề mà anh đưa ra, em chẳng thấy có liên quan chút nào cả với những điều mà em đang trao đổi với anh trong lần trước. Không biết có phải là anh đang đánh trống lảng không hở anh vohan2. Anh đừng đánh trống lảng nha! Em buồn lắm đấy.

    Tieuthulolem

  3. gallivant

    gallivant Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Hị hị, cô tiểu thư này không bít có phải em họ thần tượng ... yêu quí của em không nhể? Sao em thấy quen quen quá, chả khác nhau mấy mà chỉ thấy nữ tính hơn thui. Hihi
    Dù tiểu thư vẫn còn nặng tình với cái hình thức mí cả cái tôi hơi to (chị em mà) nhưng cũng là đáng mừng, rất đáng mừng. Tặng tiểu thư lọ lem, người quen mà chẳng quen, một bông hoa hồng nhân ngày Valentine nhá
    Do you know where you're going to?​
    Được sửa chữa bởi - gallivant vào 14/02/2002 17:29
  4. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    "Mà theo nó lâu thế thì làm sao chắc trong tư duy mình không có nó?"
    --------
    Đó chỉ là những thứ mà chúng ta ngộ nhận là "tư duy" thôi, không phải là tư duy thật sự. Cái gì nhớ được thì cũng có thể quên được. Khi bạn đã có được 1 tư duy thực sự rồi -> thứ "tư duy" ấy chỉ còn là 1 kỉ niệm buồn mà thôi.
    Tất cả chỉ là phù hợp với xu thế lịch sử thôi. Tôn giáo và triết học ra đời và tồn tại như những bước chuyển giao từ không có tư duy lên tư duy chân chính (khoa học). Tôn giáo ra đời như 1 cách lí giải thô sơ về tự nhiên, nhưng đáng tiếc là ngay từ đầu nó đã bị lái ra khỏi con đường tư duy chân chính, chẳng hạn những hiện tượng tự nhiên bao giờ cũng bị thần thánh hoá, đó là 1 kiểu suy luận sai, chẳng thà là nói "không biết" và đi tìm hiểu, người ta sau đó lại xây dựng nên cả 1 hệ thống thánh thần vô căn cứ. Sau đó tôn giáo nguyên thuỷ tách ra thành hai con đưòng là khoa học và triết học. Phần triết học vẫn đi theo 1 luồng tư tưởng chung như tôn giáo, là hiếm khi người ta nói "không biết" (???) mà cứ cố gắng đi tìm 1 cái gì tuyệt đối trong tư duy, các thế kỉ 17-18 ở châu Âu, khi nền khoa học đạt được những thành tựu, thì những nô lực mới về triết học lại ra dời. Cũng không phải là không có lí do vì thời đó người ta cảm thấy 1 số bế tắc của khoa học, nhưng thay vì đi hoàn chỉnh kh, họ lại tiếp tục đi phát triển triết học lên 1 mức cao nhằm bao lấy khoa học. Như đã nói, tôn giáo đã bị phát triển hoàn toàn sai lầm nên số phận triết học cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn, đại đa số các nhà triết học đều cảm thấy bế tắc trong con đường của mình, hoăc chẳng có gì đóng góp được cho hâu thế, có chăng là những phần không quan trọng cho lắm trong các tác phẩm của họ.
    Tuy nhiên như đã nói, các nỗ lực của các nhà triết học châu Âu thế kỉ 17-18 là có nguyên do của nó, tuy nhiên phần này khá phức tạp và liên quan tới khoa học nhiều hơn nên xin được phân tích sau. Nhưng dù khoa học chưa hoàn thiện thì bao giờ chúng ta cũng cần phải dũng cảm nói "không biết", "không thấy"... Chân lí cơ bản này chắc chẳng nhà triết học nào hiểu được. (Đôi khi tôi thấy những em bé ngoài đưòng phố với nhũng ước mơ giản dị, những hạnh phúc nhỏ bé, mới thật là những con người "vĩ đại" nhất) (Dành cho những bạn có ý định liên tưởng điều này với Marx "đức tính quan trọng nhất là giản dị" và chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi xin lần nữa nhắc lại là tôi không phản đối phần khoa học trong bất kì 1 tác phẩm triết học nào) (Về CN Marx, tôi kịch liệt phản đối những định nghĩa về "vật chất/ý thức", chúng vô nghĩa và hoàn toàn sai lầm, định nghĩa đúng chỉ có thể đến từ con đường khoa học)
    Khi nào có dịp chúng ta sẽ bàn thảo thêm về chủ đề "khoa học chân chính". Theo những tìm hiểu của mình "khoa học chân chính" thật khác với triết học, lí giải và bao hàm rất nhiều phạm trù trong khoa học hiện nay. Điều đó đủ để chúng ta không cần tới triết học.
    "Trong mạch vữa của nó có phần của Triết học đấy"
    --------
    Đề nghị bạn cho ví dụ cụ thể.
    "không có triết học khoa học tự nhiên và lý luận xã hội từ thời Platon, Aristoles"
    "Kinh Cựu Ước là một bộ sử vĩ đại và hoàn chỉnh nhất thời thượng cổ"

    -------
    Mình nhấn mạnh lại 1 lần nữa, mình không phản đối phần khoa học (tự nhiên và xã hội) trong các tác phẩm tôn giáo, triết học
    "Mà vẫn có bầu trời tối đen, vẫn thấy bầu trời tối đen đấy chứ ạ!"
    --------
    Bây giờ anh hỏi em thế này: trước khi em được sinh ra & sau khi em chết đi, liệu em có còn thấy được gì không ? và khi em ngủ, liệu lúc đó là em suy nghĩ hay đang nghỉ ngơi. Và cuối cùng là em kiểm điểm lại tư duy: bầu trời tối đen -> không ánh sáng -> không thấy gì, chứ không phải "thấy bầu trời"... Hoặc em có thể giả sử thêm nhiều ví dụ khác, ví dụ; người mù họ có thấy gì không ? kẻ thiểu năng liệu họ có tư duy được gì không ? thì em có thể hiểu được "không thấy" nghĩa là gì rồi đó.
    Tired of thinking...
  5. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Triết học, logic hiện nay vẫn được giảng dạy trong các trường đại học ở các nước trên thế giới, nhưng chẳng ai đưa tôn giáo vào giảng dạy cả.
    Tôn giáo chỉ là văn hoá, tinh thần thôi chứ không thể nào là tôn chỉ cho chúng ta được.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  6. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Bác Abbadon ơi, em nói thật với bác hồi trước em có chửi một bác làm Doctor về Kinh tế trên diễn đàn VN2K khi bác ấy nói là bác ấy chẳng có chịu ảnh hưởng rì của đạo Khổng, Nho Học và Nho Giáo là Bull****.no.1 như bác đấy.
    Nhưng em chắc là rờ bác ấy cũng không dám mở mồm phát biểu câu đấy nữa, còn bác thì chắc là ít tuổi và cũng hẳn là chưa học cao bằng cái bác đấy nên xin bác phát biểu từ từ thôi ạ.
    Xin lỗi bác em nói thế nhé.

    Mọi thứ có thể thay đổi
    trừ tình yêu anh dành cho em.

  7. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Rất mong bác Don chỉ giáo.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  8. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Dạ em nói thế thôi ạ, sorry nếu bác không vừa ý.

    Mọi thứ có thể thay đổi
    trừ tình yêu anh dành cho em.

  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chắc chắn là ở nước Vô thần như VN, với những người đi lương như chúng ta thì tôn giáo không thể là tôn chỉ.
    Nhưng cứ thử hỏi những người theo đạo,ví dụ Kitô xem. Tôn giáo với họ là tôn chỉ đấy. Mà họ thì quá đông mới chết chứ, đến hơn 1,2 tỉ người trên thế giới này.
    Có không ít nhà khoa học vẫn theo tôn giáo, dù chỉ coi đó là văn hoá, thói quen. Nhưng có người không như vậy. Theo họ thì đối tượng Tuyệt đối nào đó - có thể mang danh là Chúa, là Allah, Demo... hoặc đơn giản là một lực lượng Tối cao - ta gọi là Tạo hoá - đã đặt ra các quy luật trật tự từ trước. Và con người có trách nhiệm tìm ra những quy luật đó. Khám phá tự nhiên cũng chính là đi tìm những con đường mà con người chưa biết. Mà tôn giáo cũng đi tìm cái đó.
    Amstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng nói khi trở về Trái đất "Tôi cảm thấy sự sợ hãi vì dường như tôi gần Chúa quá". Ông ta không phải người mê tín nhưng khi mà con người không có đủ niềm tin và nghị lực thì họ dựa vào tôn giáo.
    Triết học là một con đường. Nói to tát như các ông K.Mark làm gì cho rắc rối. Đơn giản như Kinh dịch của người Trung hoa nhé.
    Không ai phủ nhận được thành tựu y học Trung hoa, là châm cứu, bấm huyệt. Cơ sở chẩn trị đó hoàn toàn theo kinh dịch, là sự mất cân bằng âm dương. Cái lý thuyết âm dương có cơ sở nào đâu khi ngưòi cổ đại nghĩ ra nó, thế mà ngày nay người ta thấy cái gì cũng có thể vận dụng nó được.
    Tin học à? cơ sở là 0 -1 : Có và không có chính là âm dương. Vật lý: điện âm điện dương, hạt và phản hạt.
    Xã hội : Thiện và Ác phải chăng cũng có thể quy về âm và dương.
    Người cổ đại đâu có biết những cái trên nhưng trong quá trình tìm cách giải thích, tìm cách "Tư duy" họ đã tìm ra những con đường mà đến nay quá giá trị.
    Vứt bỏ những điều đó tức là vứt bỏ giá trị của Tư duy nhân loại.
    Big Mouse
  10. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều người cũng đã từ bỏ tôn giáo vì những lí do như vậy
    Sao bạn không nói ngược lại âm và dương cũng có thể qui về 0 và 1. (Điều này cũng không kém tổng quát hơn đâu nhé) Tuy nhiên nếu bạn đi theo Dịch 1 cách triệt để thì là đi đường tà rồi, nếu bạn muốn giải thích thế giới tự nhiên bằng kinh Dịch thì điều đó là điều không tưởng. Con người Khổng Mạnh cách đây hàng ngàn năm chẳng thể thông minh hơn con người ngày nay được. Nay mà cho các cụ một bài toán đơn giản trong sách vật lí phổ thông không chừng các cụ phải ngồi viết lại kinh Dịch không chừng.
    Trong Kinh Dịch cũng hàm chứa những tư duy sâu sắc ở mức độ khoa học thô thiển. Cái tôi muốn nói ở đây là phải nhìn nó dưới góc độ của khoa học, tiếp nhận và cải tiến trong phạm vi khoa học. Còn tất cả những tư tưởng triết học như bàn về bãn ngã, định mệnh... thì vứt cả đi. Tôi cũng lần nữa nhấn mạnh rằng khoa học hiện nay chưa thực sự hoàn thiện (việc phân mảnh các khoa học toán, lí, mt... là 1 ví dụ), tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lại dễ dãi đi tìm những cái tự xưng là "chân lí" trong các kinh điển cũ kĩ.
    Những điều đó không phải là giá trị của Tư duy nhân loại. (Và bạn cần đọc kĩ thêm xem tôi vứt bỏ những gì.)
    Tired of thinking...
    Được sửa chữa bởi - vohan2 vào 17/02/2002 16:44

Chia sẻ trang này