Đà Lạt nóng - Vì đâu? Sáng nay, báo Tuổi Trẻ đã đưa 1 tin mà ngay khi thấy nó tui giật mình, vì mấy ngày qua có đệ tử đang ở ĐL báo dzìa là ĐL nóng nhưng tui không tin, cứ nghĩ nó đùa. Giờ thì hết dám nói nó đùa nữa: Trích từ: Thứ Ba, 06/03/2007, 02:50 (GMT+7) Khi người Đà Lạt nóng! TTO - Càng ngày, khi dạo quanh phố phường Đà Lạt - xứ sở được ví như cái máy điều hoà khổng lồ - càng nhận ra sự thay đổi kinh hoàng về nhiệt độ đang diễn ra trên đô thị này. Trước hết là hình ảnh những vải vóc trên cơ thể người Đà Lạt từ đến già trẻ (và dĩ nhiên của cả du khách) đều không còn dày cộm như trước kia. ?oVũ khí? chống lạnh truyền thống - áo len, cũng ít thấy dần; thậm chí nhiều cô gái phố núi áo quần ngày càng ?othoả mái? hơn, nhiều khi cảm giác họ cũng cố mỏng, cố ngắn cho bằng người phố thị dưới đồng bằng. Hỏi bất kỳ một người Đà Lạt nào, cho dù trẻ con mới biết nói, độ từ 9 giờ sáng trở đi, cũng đều nhận được câu trả lời ?o nóng quá !?. Chị Hai Mai, một người hàng ngày đứng giữa trời bên hồ Xuân Hương bán xắp xắp nói phụ nữ Đà Lạt bây giờ hễ đi ra đường là sợ nắng, sợ nám, phải ?o phòng thủ? bằng chiếc khẩu trang rõ to, kể cả mấy cô học trò. ?oHãy nhìn mà coi, đôi má hồng đào của phụ nữ Đà Lạt giờ cũng hiếm như châu ngọc vậy". Cụ Phạm Văn Út, 63 tuổi, ở ấp Chi Lăng, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt nói mới ngày nào (khoảng trước những năm 1990) sáng ra đến 8 giờ sương vẫn còn thấy giăng khắp các lũng đồi. Chiều lại độ 14 giờ trở đi sương giăng đã xuất hiện trở lại. Lúc ấy, có những thời điểm người đi trên đường cách nhau 5m không nhận ra nhau, bởi làn sương luôn che phủ tầm nhìn. Nhưng bây giờ cụ có thể ngồi câu cá từ sáng tới chiều mà chả cần chiếc áo gió chống lạnh. ?oNgày đó, thanh niên trai tráng cũng chả ai dám tắm nước lạnh, nay cứ độ trưa lại là thấy lũ con cháu ung dung xối nước lạnh lên người ?. Còn chị Hà Thị Thu, đã trải qua 50 nămở Đà Lạt, kể lại là quá mười năm trước, ở Đà Lạt, sương buổi sáng dày đến mức đóng tuyết nhẹ li ti trên các trái dâu tây ở vườn ấp Hà Đông của chị, tựa đá lạnh người ta bào rồi rắc lên ly sinh tố. Một sự biến đổi khủng khiếp đã làm thay dần cái sắc thái ?oôn đới? (hay gọi chính xác hơn là nhiệt đới núi cao) đặc trưng của Đà Lạt, đến mức nhiều người cao niên ở Đà Lạt phải buông lời rằng: ?okhông còn nhận ra Đà Lạt nữa". Chị Phan Thị Nở (45 tuổi, người khu Trại Hầm, sinh trưởng ở Đà Lạt) nói: đáng sợ hơn, không chỉ là khí hậu ngày một nóng, mà là ngày càng khắc nghiệt, gai góc, khó chịu. Những năm gần đây chả hiểu sao phố núi hễ khi nóng thì cũng nóng quay quắt, cháy da, còn lạnh thì lạnh đến tê tái, khủng khiếp, khác thường. Ông Hai Phúc ở khu Cô Giang cũng cảm nhận ?ođến sinh thái vườn tược cũng thay đổi dần đặc trưng vốn có của nó, và sâu bệnh lạ bỗng dưng xuất hiện nhiều hơn những mùa vụ gần đây. Loại cây ngo (tức thông), vốn dĩ mọi năm cứ dịp sau Noel là đã tuôn đầy đọt non, nhưng năm nay đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 mới ra đọt, mà lại còn ra không tuôn trào như xưa, chỉ lỏi chỏi, lẻ tẻ. Ông Hai Phúc còn cho biết, các thứ cây chịu nóng miền đồng bằng dưới kia như đu đủ, mít, mía, phượng hồng? không thể trồng ở Đà Lạt thì giờ đã thấy xuất hiện nhan nhản, vẫn trổ bông, đơm trái. Ví như vườn nhà ông, trước đây những cây cam, bưởi trồng được thì cũng chỉ làm kiểng chơi, vì trái chín rất chua, do khí hậu lạnh, nay bỗng dưng ngọt lựng. Ngay cả loài hoa đặc trưng của cao nguyên Langbian là Mai Anh Đào ngày trước cứ Tết Dương lịch là thấy trổ đều khắp phố phường, thì giờ mỗi năm trổ mỗi khác, không theo qui luật chu kỳ nào cả, không ai còn đoán định cụ thể được thời điểm nó trổ hoa. ?o Và màu hoa nó cũng dễ nhận ra là ngày càng ít thắm hơn, nhạt đi, bên cạnh sự trổ không đều bông?, chị Nở ở khu Trại Hầm cho biết thêm. Đi dọc con đường bán đồ gia dụng (đường Ba tháng Hai), bạn sẽ bất ngờ khi người xứ lạnh giờ đây mua thứ quạt điện làm mát cũng dễ như mua những gói mì ăn liền, và trong các nhà dân, khách sạn, công sở... quạt điện được lắp đặt ngày một nhiều hơn. Anh bạn nhiếp ảnh gia chuyên dựa vào khí hậu, mưa nắng, cỏ cây Đà Lạt để sáng tác ảnh của tôi là MPK, gần đây những lúc ngồi với nhau giữa trời Đà Lạt hay bày tỏ: ?otự dưng nhớ sương Đà Lạt quá!?. Sự "phúc đáp" từ thiên nhiên Đa phần người Đà Lạt đều nhận thức được sự đổi thay về khí hậu này là sự phúc đáp từ thiên nhiên trước tình trạng ?onhững cánh rừng biệt xứ?. Khách sạn đang ngày càng nuốt chửng những cánh rừng mà suốt 115 năm qua chính nó tạo ra thứ tài sản lớn nhất của Đà Lạt: khí hậu ôn hoà. Không giữ rừng, mà lại đang cố phân lô bán đất, lấn cho nhanh nhà cửa vào núi đồi, rồi lại quyết liệt mở đường cao tốc lên Đà Lạt, đó là những hành động đồng nghĩa với việc làm cho Đà Lạt ngày càng mất đi nét quyến rũ đặc thù của mình. Vì thế, khi nghe người ta định ?otóm cổ? hai vùng rừng nguyên vẹn lớn nhất còn lại ở Đà Lạt là Dankia - Suối Vàng và Tuyền Lâm để xây lên thêm hai đô thị lớn mới trên cao nguyên Langbian, có khối người đã lo lắng rằng sự tồi tệ của thời tiết, khí hậu ở Đà Lạt sẽ không chỉ dừng lại như những gì đang diễn ra ở tháng 3 năm 2007 này. Khí hậu Đà Lạt thay đổi chưa từng có trong lịch sử! Ngày hôm qua (5-3), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Lâm Đồng cho biết: khí hậu (điều hòa, mát mẻ, trong lành) - tài sản lớn nhất của Đà Lạt - đang bị đe dọa chưa từng có trong lịch sử hình thành đô thị cao nguyên này. Kỹ sư Mai Quốc Việt, phó giám đốc trung tâm, cho hay nhiệt độ ở thành phố Đà Lạt đang nóng dần lên, sự khắc nghiệt gia tăng với biên độ nhiệt dãn cách đột biến chưa từng thấy: chênh nhau giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất bình quân từ 8-10 độ những năm trước lên 12-15 độ. Cụ thể trong nhiều tuần qua nhiệt độ cao nhất lên đến 27 độ, trong khi thấp nhất là 6,5 độ. Ngay cả kỳ El Nino khốc liệt vào năm 1997 khí hậu Đà Lạt cũng không rơi vào tình cảnh như hiện tại. Cũng theo trung tâm khí tượng trên, sự thu hẹp nhanh hơn rừng nội ô ở TP Đà Lạt, ?obêtông hóa thiên nhiên? (xây dựng công trình ồ ạt), cộng với hiện tượng El Nino đang diễn ra là nguyên nhân dẫn đến bức tranh khí hậu tồi tệ nói trên ở Đà Lạt. Trong khi đó, các nhà nông học ở Đà Lạt nói không chỉ ảnh hưởng đến ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực trên chắc chắn sẽ làm sâu bệnh, nấm bệnh, dịch bệnh... phát sinh gay gắt trên cây trồng, vật nuôi ở vùng sản xuất rau, hoa cao cấp lớn nhất nước này. N.H.T. NGUYỄN HÀNG TÌNH Source: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189785&ChannelID=89 Vậy mà trước đây, trong box LDC còn có người đề nghị thực hiện 1 công trình thế kỷ là Khu Phức Hợp Chợ Đêm - Casino - Karaoke Đà Lạt, đó là 1 trong những ý tưởng theo quan điểm của tui là đang giết dần mòn một thành phố đẹp và lãng mạn trong lòng người dân VN nói riêng và thế giới nói chung. Vậy mà có biết bao người đã lên tiếng ủng hộ những ý tưởng điên rồ đó. Những cái đầu chỉ biết cái gần mà không thấy cái mai sau. Và rồi 1 ngày nào đó, người ta sẽ hát câu hát thế này: Lắng nghe chiều xuống thành phố... nồi hơi...
Nhiệt độ trung bình của Đà Lạt đã tăng dần trong mấy năm gần đây.Có lần trên VTV2 đại diện của trung tâm khí tượng thủy văn đã lo ngại Đà Lạt một ngày nào sẽ không còn cái lạnh vốn có nếu không ngăn chặn đường tỉ lệ phá rừng như hiện nay. Con người đang cắt dần những lá phổi của Đà Lạt. Thế thì một ngày nào đó Đà Lạt sẽ... tắt thở? Khi một số người bạn của baolocmua hỏi về một số nơi được coi là nguyên sinh của Đà Lạt như Dankia , Suối vàng thì baolocmua cũng tìm hỏi một vài người về những thông tin trên đó. Được biết Suối Vàng đã xây dựng thành một khu du lịch rồi, rất đẹp và đã đưa vào khai thác... Hơn nữa những nơi được coi là rừng già và hiếm thấy bước chân con người trước đây thì trong ấy cuộc sống lại đầy nhộn nhịp. Qua một người anh họ đã từng đi khai thác khoáng sản lậu thì baolocmua mới biết cuộc sống trong rừng già nó nhộn nhịp như thế nào. Trong một khu vực khai thác đá quý, vàng, nhưng chủ yếu bây giờ là Catit thì có đến vài trăm người. Mỗi một nhóm như thế thì từ vài trục đến cả trăm người. Có rất nhiều những nhóm khai thác đến từ nhiều nơi. Có những người dân tộc K'' Ho được thuê với ngày công rẻ. Và nhiều nhất hình như là người miền Trung. Nhưng tất cả họ đều khai thác lậu. Với giá Catit hiện nay là 1 lon sữa bò = 1kg có giá tại chỗ là 100k thì đúng là họ có thể kiếm rất nhiều tiền trong một ngày lao động. Anh bạn đó nói rằng tuy trong rừng sâu như thế nhưng vẫn có tiếng máy nổ chạy suốt ngày đêm. Đó là tiếng máy khai thác của những người khai thác khoáng sản lậu. Có lần dầu đổ loang ra cả dòng suối khiến nhiều cá chết nổi lên mặt nước. Và hiện tại thì nó đã tác động trực tiếp lên khí hậu của Đà Lạt rồi đó. Có thể sẽ chẳng bao lâu nữa sẽ thành miền đất nóng mất thôi.
Nhớ sao cái buổi sáng đi học là sương thấm lạnh tê cứng cả người, sương ướt mi mắt, nhắm mắt lại là sương đọng thành giọt, rơi xuống như giọt nước mắt. Nhớ sao cái lạnh tái tê đến độ mụn không mọc lên được
nghe mà chán đời luôn, Tết vừa rồi còn thêm cái màn cúp nước nữa, chả hiểu muốn lên TP trực thuộc trung ương làm cái gì trong khi ba cái nhu cầu cơ bản của dân cũng chả làm được. Chuyện Dalat nóng lên gần như là chuyện đương nhiên luôn, nếu bà con nào lâu lâu về Dalat thì sẽ thấy mỗi lần về là thành phố ta lại thêm nhà cửa, lổm ngổm (ối giời ơi), đi ra đường thì càng ngày càng thấy ít cây cối. Vẻ đẹp thiên nhiên xưa kia của TP giờ đây được thay bằng xi măng mà người ta cho là đẹp, chả biết Tết năm sau về thì nó sẽ ra sao nữa
tiếc cho cái lạnh ngày nào của Dalat, tui là ngừi Sì Gòn nên hok bít dzì nhìu về khí hậu Dalat lúc xưa, chỉ nhớ hồi bé tí ti đc đi Dalat thì chưa bao giờ cảm thấy cái gọi là "nóng" ngay cả giữa trưa hè (lúc đó đi là đi chơi hè mờ lị ^^ ) giờ thì tầm 10h sáng, trưa trưa 1 chút là cái không khí nó lại oi oi tựa như không khí ở SG, sợ nhất là 1 ngày nào đó Dalat sẽ mất dần cái khí hậu lành lạnh trong lành đặc hữu mà lại theo chân TP HCM khói bụi, bức oi nồng. nhớ lúc bé đc đi Dalat thì thích lắm, bảo nhớ kỹ thì chắc là bó tay, nhưng mang máng thì vẫn nhớ là hồi đấy cây nhiều lắm, cây trong TP , trong khu Thung lũng tình yêu, khu hồ Tuyền Lâm (lúc ấy chỉ lòng vòng vài chỗ này nên kể thế, còn các chỗ khác thì không dám nói bừa vì thật sự lúc ấy chưa đi thì sao mà biết ) giờ lên thì thấy nó sao sao á, TP Dalat càng lúc càng phát triển quá, rừng chạy đâu mất cả rồi, 1 lúc nào đó mất hết cả rừng cũng nên , đc cái giờ vẫn còn khu Dankia , Suối Vàng là còn nhiều cây , phong cảnh còn chưa bị tác động nhiều của bàn tay con người, nhưng sau này phát triển ra đấy thì thiên nhiên chạy đi đâu ? tui thì tui chỉ thích Dalat đơn giản và mộc mạc như hồi tui còn bé tí ti ấy. nhà còn ít, người còn ít, kiến trúc cổ còn nhiều, rừng cây còn nhiều. Tiếc nỗi, đấy chỉ là ý thích thôi, Dalat đã phát triển quá nhiều roài. Chẹp chẹp, nói cũng chỉ là nói, chủ trương nhà nước phát triển thì cứ phát triển, cái ông có quyền thì không bao giờ nghĩ kỹ, còn mấy người nghĩ kỹ thì không có quyền gì hết. Chán, người VN là thế, chả biết bảo tồn cái quý hiếm lúc còn có thể, phá cho đã rồi lại bắt đầu la ó um sùm về cái đã rồi, sau đó thì cho qua luôn như 1 chuyện tất yếu. Không biết có ai còn nhớ cái đường sắt răng cưa Dalat - Phan Rang hok ? hồi dỡ bỏ cũng nghe chửi um, nhưng cứ dỡ, sau đó thì các nhà "uyên bác" về sử học rồi tùm lum các bác mặt to mũi dày lên than khóc cho 1 tuyến đường kỷ niệm, sau đó thì chạy mất, chả ông nào làm gì để khôi phục lại, (có muốn cũng ko đc, nghe đâu kỹ thuật của VN đâu làm đc mấy cái cao siêu, đc cái phá là giỏi ) , Dalat sắp tới chắc cũng thế thôi.
dọn đống báo sao đó lại rơi ra cái tờ báo Tuổi Trẻ có bài này, đã đọc roài, giờ đọc lại lần nữa vẫn thấy tiếc quá đi >< , kiểu này miết òi Dalat nó nóng khè như Sì Gòn là bó chi luôn