1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đà Lạt, phát triển bằng gì đây?

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 26/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Trời, em đừng nghĩ vậy Em không thấy các bạn ủng hộ topic em đó sao? LDC trước giờ nổi tiếng là hiền, dễ chịu, cho nên càng không có chuyện thù oán gì hết. Đây là diễn đàn chung, ai cũng có thể đưa ra ý kiến của mình, và đâu có ai trong đây lên tiếng fản đối bài viết của em đâu? chẳng những không fản đối mà còn có ảnh hưởng tốt, tích cực nữa. Chị không nghĩ mọi người im lặng là fản đối, em đừng lo lắng và để tâm nhiều về mặt này, trước giờ chị thấy box ldc vẫn vậy, đa số tìm về đây xả tress qua những bài tâm sự, nhắn tin chát chit....
    Chị vẫn thích những suy nghĩ năng động như vậy, dù cách thực hiện và con đường đi thế nào thì những nhiệt tình và hoài bão của tụi em là đáng quý... Hãy cứ tiếp tục theo cách của mình.
    Dĩ nhiên LDC chào đón và mong muốn sự tham gia của em, nhớ tham dự offline với box nhe! Rất hiếm khi mọi người họp mặt đầy đủ được vậy đó
  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Em cảm ơn chị thiệt nhiều
  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=0&news_id=13959#content
    [​IMG]
    Đà Lạt có thể được nâng lên thành một đặc khu giáo dục ?" đào tạo, được bao quanh bởi các công viên khoa học, như thành phố Munich của Đức, và có thể trở thành trung tâm phát triển các ngành công nghệ sáng tạo, công nghệ tiên phong.
    Trong ảnh là một campus đại học. Ảnh : Nguyễn Vĩnh Nguyên
  4. tinhvandxl

    tinhvandxl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Đà lạt muốn thành Munich cũng phải bắt đầu từ những cái có sẵn, mình thì không nghĩ được cái gì lớn lao được, nhưng trước mắt về cơ sở vật chất chúng ta có được trường ĐH Đà Lạt thuộc loại đẹp nhất hôm nay vừa có thư viện điện tử đầu tư rất hoành tráng với 3 toà nhà kiểu Nhật và trang thiết bị hiện đại, một trường kỹ thuật Đà Lạt được đầu tư bởi vốn viện trợ nước ngoài trang thiết bị giảng dạy thuộc loại bậc nhất với mỗi phòng 1 máy chiếu + bảng chiếu điện tử, một ĐH Yersin với những ngành mới tinh, trường Cao Đẳng Sư Phạm cùng 1 trường tại chức với các chương trình liên kết với ĐH TPHCM cũng rất hay và ...
    Cơ sở vật chất, điều kiện đã rất tốt vấn đề là giáo trình mới, chất lượng giảng viên (không phải trình độ mà là phong cách dạy, mục tiêu giảng dạy phải tạo động lực cho sinh viên năng động hơn và cạnh tranh hơn Vd tại sao Sv ra trường dốt ngoại ngữ có lẻ lý do vì ban đầu chẳng ai bắt hắn học và cho hắn thấy ích lợi của việc học đến khi gần ra mới biết thì nước đến chân nhảy cũng không kịp nữa) vấn đề này lại là vấn đề chung của xã hội và Đà Lạt lại chậm tiến hơn TP.HCM mấy năm về lĩnh vực này (chắc phải chờ ngài tân bộ trưởng có hành động cái đã). Mình có quen mấy bạn ở Đại học Yersin thấy phong cách và ý thức học hỏi của SV bên đó rất tốt, mình nghĩ nếu tập trung phát triễn 2 vấn đề này thì Đà Lạt có thể trở thành Munich trong tương lai không xa nữa.
    Còn trong giai đoạn hiện nay Đà lạt đang rất cần những trung tâm giảng dạy công nghệ cao tiêu chuẩn quốc tế (bằng cấp quốc tế luôn) để nâng cao năng lực sinh viên, ở đây đang có 1 trung tâm CCNA của ĐH Đà Lạt liên kết mở ra các bạn trẻ theo học rất đông dù khá tốn tiền và cũng chưa biết ra sẽ làm được cái gì nhiều bạn lại nữa đường đứt ghánh vì không tự lượng sức mình. Nếu mà có thêm mấy cái như NITT hay Aptech có lẽ sẽ tốt hơn rất nhiều nữa.
    Hay các bạn sinh viên có thể liên kết lại để lập ra các hội : tin học, ngoại ngữ, du lịch, kinh doanh ... tạo ra 1 phong trào tự học hỏi trong bản thân của mỗi người, cái đó mỗi người chúng ta đều có thể làm được và đã làm rồi nhưng cần phải làm rầm rộ hơn nữa (tại sao đoàn trường không đứng ra phát động phong trào nhỉ).
    Về phát triễn du lịch thì mình không có được cái đầu óc vĩ mô được nên chỉ suy nghỉ được những chuyện trước mắt, để xây dựng được 1 thưong hiệu Đà Lạt về du lịch là 1 vấn đề rất dài nói ra sợ cũng không có ai làm, thôi thì mình bắt đầu bằng những cái trước mắt vậy.
    Ai cũng nói Đà Lạt thiếu chỗ cho du khách xài tiền không lý mình chờ đến khi xây dựng được 1 cái như Đầm sen hay Suối tiên mới thu lượm tiền của khách du lịch hay sao? Phải ráng lượm càng nhiều cáng tốt thôi vừa có cái để phát triễn vừa tạo những ấn tượng, thỏa mãn cho khách hàng vì đã là kinh tế phải vừa lòng khách hàng thì người ta mới bỏ tiền ra chứ. Đà Lạt phải tận dụng hiệu quả nhất những cái đang có để lấy tiền du khách thôi chứ cứ đi du lịch vào 1 chỗ tốn 5-10.00đ vào cổng là hết thì dù có cảnh quan đẹpo cũng chẳng ma nào tới lần thứ 2 đâu. Nên những nơi đó (cáp treo, xe trượt) dù xây dựng không đồng bộ có thì cũng đỡ hơn không rất nhiều, du khách còn có thứ để chọn lựa, có cái để mà nhớ đến khi quay về, với đà này mình xây dựng thêm cho nó quy mô hơn mấy hồi.
    Nếu mình làm hướng dẫn viên mình sẽ tận dụng luôn các vườn hoa (nhà vuờn) + các quán cafe nhạc sống (Văn Nghệ cạnh khách sạn công đoàn), quán gì đó phía trên Bích Đào... để làm Tour cho du khách cũng có 1 mớ tiền chứ cứ để vào xem vườn hoa TP hoài thấy mà ghê.

    Mọi người

    Được tinhvandxl sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 17/07/2006
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Mọi người nên vào 2 links sau để thấy người ta nói gì về ĐL, cũng như đề xuất hướng đi. Nó dài, nên tui không copy and past nữa.
    http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=630&news_id=13973#content
    http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=585&news_id=13972#content
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đà lạt đã phát triển về DL từ hơn 100 năm rồi bạn maithy@ ạ. Một điều đáng buồn là nguồn tài nguyên mà bạn nhắc đến đang bị khai thác 1 cách vô tội vạ, không có quy hoạch và khoa học. Ai mà không thấy những rừng thông đang dần mất đi? Ai mà không thấy những vườn rau đang mở rộng và chiếm dần thành phố? Ai mà không thấy những khu du lịch đang mọc lên và bình dân hoá chúng?
    Bạn tracdalat trăn trở về việc phát triển CNTT tại ĐL, nhưng tôi, và những người khác đang trăn trở về việc phát triển ĐL về mọi mặt. và tui xin có 1 điều rất bức bối bấy lâu nay để mọi người cùng bàn: Ý thức!
  7. BURATIN0

    BURATIN0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Thực trạng đáng suy nghĩ cho những ai từng sống, từng đến và yêu quý Đà Lạt.
    Bài viết "Tìm lại thương hiệu Đà Lạt: Gốc & ngọn"
    đăng trên báo Tuổi Trẻ Online (Thứ Sáu, 14/07/2006)
    link: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=150420&ChannelID=100
    Tôi xin phép đưa bài viết này vào đây để chúng ta cùng suy ngẫm.

    Tìm lại thương hiệu Đà Lạt: Gốc & ngọn​
    Khách sạn Palace - Đà Lạt
    Đối với du khách nội địa, Đà Lạt vẫn là một nơi du lịch hấp dẫn, một điểm hẹn lãng mạn... Nhưng trong cuốn guidebook mà hầu hết các du khách Tây ba-lô sử dụng, Đà Lạt lại mang một hình ảnh hoàn toàn khác
    Giở phần hướng dẫn du lịch Đà Lạt trong cuốn Vietnam của NXB Lonely Planet, thành phố này được mô tả như ?omột Disneyland cao nguyên? (the Disneyland of the central highland). Những điểm du lịch lãng mạn được du khách nội địa yêu thích thì lại được mô tả như ?onhững điểm du lịch theo kiểu gánh xiếc? (circus-style tourist attraction). Thậm chí có một địa điểm được gọi bằng một cụm từ hết sức mỉa mai - ?omột viên ngọc phản văn hoá? (a counter-cultural gem).
    Nghịch lý
    Chính cái kiểu cạnh tranh ?onhà nhà làm du lịch? lâu nay đã làm Đà Lạt giảm dần sức hút đối với du khách. Kết quả là hầu hết mọi tụ điểm vốn có thương hiệu riêng đều trở thành những nồi lẩu na ná nhau: du thuyền, xe đạp vịt, những quầy lưu niệm bán cùng những món hàng không phải sản phẩm địa phương, những chàng cao-bồi cho thuê ngựa và những thanh niên hoá trang thành Tôn Ngộ Không gãi nách. Ai có cái gì mình phải có cái đó! Công thức làm du lịch của Đà Lạt lâu nay vốn thế!
    Lượng khách đến Đà Lạt chủ lực vẫn là du khách nội địa. Dù đối tượng khách nội địa ngày càng bình dân hoá, cái tên ?oĐà Lạt? với số đông ít nhiều vẫn còn là câu thần chú hiệu nghiệm gợi lên một cái gì đó mơ mòng đầy quyến rũ.
    Còn với du khách quốc tế, Đà Lạt thường chỉ là chỗ ?oquá cảnh một đêm? trên đường đi Nha Trang hay về TP.HCM. Điều nghịch lý là khi càng nỗ lực để tạo ra sản phẩm du lịch và cung ứng cho các du khách nước ngoài với những tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế thì Đà Lạt lại đang dần mất đi cái không khí hoài cổ của một thành phố Pháp ở phương Đông ?" mất đi chính cái hào quang của mình.
    Ngọn?
    Trong các kế hoạch phát triển du lịch Đà Lạt, đối tượng ?odu khách quốc tế? lại quen được xem như một khái niệm kinh tế chứ không phải là những con người với vô vàn xuất thân, đa dạng văn hoá, và khác biệt về nhu cầu.
    Những lời quảng cáo gây tò mò về chất lãng mạn của Đà Lạt đã làm du khách nước ngoài thất vọng khi phát hiện ra yếu tố lãng mạn ấy - nếu có - chỉ là manh mún và rời rạc trong những tụ điểm ở cách xa nhau chứ không phải là một không gian trữ tình bàng bạc mà du khách muốn hít thở.
    Đà Lạt nhìn từ trên cao
    Được quảng cáo là ?othành phố hoa? nhưng du khách chỉ thấy hoa trong những khu vực riêng rẽ chứ không phải hoa trong thành phố. Và họ lại càng không chờ đợi cơ hội chiêm ngưỡng những bông hoa trong hàng dãy chậu nhựa giữa đường phố hay dọc theo vài đoạn vỉa hè cứ đến hẹn lại bày ra trong những dịp lễ hội.
    Chính vì thiếu cái ?okhí quyển? du lịch ấy mà Đà Lạt không hấp dẫn khách nước ngoài. Nhiều du khách tôi đã tiếp xúc lại thấy bãi biển Nha Trang hay thị xã Hội An có phần ?olãng mạn hơn cả Đà Lạt? bởi vì những nơi ấy có được cái tổng thể nhất quán mà Đà Lạt hiện nay thiếu. Đó là sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất đối với du khách, còn các dịch vụ kèm theo chỉ là giá trị gia tăng. Tôi đã từng gặp một du khách Ý đã ?oở lì? tại Hội An suốt 3 tháng liền nhưng không thể nán lại Đà Lạt lâu hơn hai ngày.
    Những hình tượng đã quảng bá khắp thế giới về một địa phương nào đó sẽ được du khách mang trở về chính địa phương đó và ở đây, ngay tại quê hương của nó, những hình ảnh quảng cáo du lịch sẽ phải đương đầu với thực tế vật thể và những biểu hiện phi vật thể ở địa phương.
    Mức độ thoả mãn của du khách và sự tồn tại lâu dài của công nghiệp du lịch địa phương sẽ phụ thuộc vào kết quả của cấu trúc xã hội tại nơi du lịch. Đó là sự tổng hoà của cách bố trí những khu nghỉ dưỡng, cách quy hoạch, cách hướng dẫn viên và guidebook tác động đến tập quán du lịch, cách các hàng lưu niệm được sản xuất và đầu tư ý nghĩa văn hoá...
    Bao nhiêu hội thảo du lịch đã từng được tổ chức để hiến kế nâng cao và phát triển chất lượng du lịch Đà Lạt. Những lý thuyết được hình thành trong bối cảnh phương Tây chưa chắc đã phù hợp với việc thực thi du lịch ở các nước phương Đông.
    Tính toàn cầu phải được xem xét theo bối cảnh địa phương để tránh việc những ý tưởng của phương Tây lại trở thành công thức áp đặt cho cả thế giới. ?oNâng cao? và ?ophát triển? không chỉ đơn thuần là thu được nhiều tiền hơn, dùng tiền ấy tái đầu tư để làm cho mọi thứ to lớn hơn và hiện đại hơn.
    ? Và gốc
    Đà Lạt - thành phố du lịch chỉ là một khía cạnh của Đà Lạt. Đối với người dân ở đây, Đà Lạt trước hết là quê hương. Việc phát triển du lịch phải làm sao để không phá huỷ không gian sống. Sự phá huỷ đó không những không đem lại gì tốt đẹp cho người dân ở đây mà tai hại hơn, chính người dân địa phương và cuộc sống hàng ngày của họ lại là một bộ phận không thể tách rời của sự hấp dẫn du khách phương Tây đến thành phố này.
    Những ta thán của du khách về nạn cò du lịch lôi kéo, ẩu đả tranh giành; về thói mua bán chụp giựt? đã khiến chính quyền Đà Lạt cứ đến những năm có tổ chức lễ hội gần đây lại kêu gào phát huy văn hoá người Đà Lạt. Cái văn hoá đặc trưng của người Đà Lạt, hiền hoà, hiếu khách, thanh lịch? vốn là điều từng có thật. Nhưng đó không phải là chuyện phát động mà thành. Cái văn hoá ấy phải mất hơn một nửa tuổi đời của Đà Lạt mới định hình. Tất cả bắt đầu từ việc di dân có chọn lọc lên Đà Lạt để phát triển các dịch vụ phục vụ cho các quan chức Pháp.
    Thời thuộc Pháp, dân thường muốn đến ?oLe Petit Paris? (Paris Nhỏ ?" một biệt danh của Đà Lạt xưa) chơi phải làm đơn gửi Sở Mật thám xét cho phép. Muốn định cư ở Đà Lạt, ngoài những yêu cầu về nhân thân và pháp lý, phải được một người dân sở tại ở Đà Lạt đồng ý bảo lãnh. Khó chẳng kém gì việc nhập cư ở Mỹ hay châu Âu bây giờ! Những yêu cầu an ninh nghiêm ngặt của chính quyền Đông Dương đã tạo ra một bản chất hiền hoà của con người nơi đây. Sau 1954, một số đông gia đình thuộc thành phần ưu tú của Hà Nội chọn Đà Lạt làm quê hương đã mang theo họ cả một dòng văn hoá trí thức.
    Cái văn hoá đặc biệt của người Đà Lạt chưa mất hẳn nhưng đã mai một nhanh trong 30 năm gần đây. Không thể cứ đến lễ hội lại bắt các chị bán hàng mặc áo dài hay các anh cò du lịch khoác veston thì phát huy được văn hoá! Nếu có chiến lược quy hoạch tốt và thực thi triệt để, chỉ cần 20 năm là có thể đem lại cho Đà Lạt gương mặt mỹ miều tương xứng, nhưng phải mất nhiều thế hệ để khôi phục chốn này thành ?oLe Petit Paris?. Phát triển du lịch muốn bền vững phải phát triển từ cái gốc nhân văn.
    Theo Sài Gòn tiếp thịTìm lại thương hiệu Đà Lạt: Gốc & ngọn
    Khách sạn Palace - Đà Lạt
    Đối với du khách nội địa, Đà Lạt vẫn là một nơi du lịch hấp dẫn, một điểm hẹn lãng mạn... Nhưng trong cuốn guidebook mà hầu hết các du khách Tây ba-lô sử dụng, Đà Lạt lại mang một hình ảnh hoàn toàn khác
    Giở phần hướng dẫn du lịch Đà Lạt trong cuốn Vietnam của NXB Lonely Planet, thành phố này được mô tả như ?omột Disneyland cao nguyên? (the Disneyland of the central highland). Những điểm du lịch lãng mạn được du khách nội địa yêu thích thì lại được mô tả như ?onhững điểm du lịch theo kiểu gánh xiếc? (circus-style tourist attraction). Thậm chí có một địa điểm được gọi bằng một cụm từ hết sức mỉa mai - ?omột viên ngọc phản văn hoá? (a counter-cultural gem).
    Nghịch lý
    Chính cái kiểu cạnh tranh ?onhà nhà làm du lịch? lâu nay đã làm Đà Lạt giảm dần sức hút đối với du khách. Kết quả là hầu hết mọi tụ điểm vốn có thương hiệu riêng đều trở thành những nồi lẩu na ná nhau: du thuyền, xe đạp vịt, những quầy lưu niệm bán cùng những món hàng không phải sản phẩm địa phương, những chàng cao-bồi cho thuê ngựa và những thanh niên hoá trang thành Tôn Ngộ Không gãi nách. Ai có cái gì mình phải có cái đó! Công thức làm du lịch của Đà Lạt lâu nay vốn thế!
    Lượng khách đến Đà Lạt chủ lực vẫn là du khách nội địa. Dù đối tượng khách nội địa ngày càng bình dân hoá, cái tên ?oĐà Lạt? với số đông ít nhiều vẫn còn là câu thần chú hiệu nghiệm gợi lên một cái gì đó mơ mòng đầy quyến rũ.
    Còn với du khách quốc tế, Đà Lạt thường chỉ là chỗ ?oquá cảnh một đêm? trên đường đi Nha Trang hay về TP.HCM. Điều nghịch lý là khi càng nỗ lực để tạo ra sản phẩm du lịch và cung ứng cho các du khách nước ngoài với những tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế thì Đà Lạt lại đang dần mất đi cái không khí hoài cổ của một thành phố Pháp ở phương Đông ?" mất đi chính cái hào quang của mình.
    Ngọn?
    Trong các kế hoạch phát triển du lịch Đà Lạt, đối tượng ?odu khách quốc tế? lại quen được xem như một khái niệm kinh tế chứ không phải là những con người với vô vàn xuất thân, đa dạng văn hoá, và khác biệt về nhu cầu.
    Những lời quảng cáo gây tò mò về chất lãng mạn của Đà Lạt đã làm du khách nước ngoài thất vọng khi phát hiện ra yếu tố lãng mạn ấy - nếu có - chỉ là manh mún và rời rạc trong những tụ điểm ở cách xa nhau chứ không phải là một không gian trữ tình bàng bạc mà du khách muốn hít thở.
    Đà Lạt nhìn từ trên cao
    Được quảng cáo là ?othành phố hoa? nhưng du khách chỉ thấy hoa trong những khu vực riêng rẽ chứ không phải hoa trong thành phố. Và họ lại càng không chờ đợi cơ hội chiêm ngưỡng những bông hoa trong hàng dãy chậu nhựa giữa đường phố hay dọc theo vài đoạn vỉa hè cứ đến hẹn lại bày ra trong những dịp lễ hội.
    Chính vì thiếu cái ?okhí quyển? du lịch ấy mà Đà Lạt không hấp dẫn khách nước ngoài. Nhiều du khách tôi đã tiếp xúc lại thấy bãi biển Nha Trang hay thị xã Hội An có phần ?olãng mạn hơn cả Đà Lạt? bởi vì những nơi ấy có được cái tổng thể nhất quán mà Đà Lạt hiện nay thiếu. Đó là sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất đối với du khách, còn các dịch vụ kèm theo chỉ là giá trị gia tăng. Tôi đã từng gặp một du khách Ý đã ?oở lì? tại Hội An suốt 3 tháng liền nhưng không thể nán lại Đà Lạt lâu hơn hai ngày.
    Những hình tượng đã quảng bá khắp thế giới về một địa phương nào đó sẽ được du khách mang trở về chính địa phương đó và ở đây, ngay tại quê hương của nó, những hình ảnh quảng cáo du lịch sẽ phải đương đầu với thực tế vật thể và những biểu hiện phi vật thể ở địa phương.
    Mức độ thoả mãn của du khách và sự tồn tại lâu dài của công nghiệp du lịch địa phương sẽ phụ thuộc vào kết quả của cấu trúc xã hội tại nơi du lịch. Đó là sự tổng hoà của cách bố trí những khu nghỉ dưỡng, cách quy hoạch, cách hướng dẫn viên và guidebook tác động đến tập quán du lịch, cách các hàng lưu niệm được sản xuất và đầu tư ý nghĩa văn hoá...
    Bao nhiêu hội thảo du lịch đã từng được tổ chức để hiến kế nâng cao và phát triển chất lượng du lịch Đà Lạt. Những lý thuyết được hình thành trong bối cảnh phương Tây chưa chắc đã phù hợp với việc thực thi du lịch ở các nước phương Đông.
    Tính toàn cầu phải được xem xét theo bối cảnh địa phương để tránh việc những ý tưởng của phương Tây lại trở thành công thức áp đặt cho cả thế giới. ?oNâng cao? và ?ophát triển? không chỉ đơn thuần là thu được nhiều tiền hơn, dùng tiền ấy tái đầu tư để làm cho mọi thứ to lớn hơn và hiện đại hơn.
    ? Và gốc
    Đà Lạt - thành phố du lịch chỉ là một khía cạnh của Đà Lạt. Đối với người dân ở đây, Đà Lạt trước hết là quê hương. Việc phát triển du lịch phải làm sao để không phá huỷ không gian sống. Sự phá huỷ đó không những không đem lại gì tốt đẹp cho người dân ở đây mà tai hại hơn, chính người dân địa phương và cuộc sống hàng ngày của họ lại là một bộ phận không thể tách rời của sự hấp dẫn du khách phương Tây đến thành phố này.
    Những ta thán của du khách về nạn cò du lịch lôi kéo, ẩu đả tranh giành; về thói mua bán chụp giựt? đã khiến chính quyền Đà Lạt cứ đến những năm có tổ chức lễ hội gần đây lại kêu gào phát huy văn hoá người Đà Lạt. Cái văn hoá đặc trưng của người Đà Lạt, hiền hoà, hiếu khách, thanh lịch? vốn là điều từng có thật. Nhưng đó không phải là chuyện phát động mà thành. Cái văn hoá ấy phải mất hơn một nửa tuổi đời của Đà Lạt mới định hình. Tất cả bắt đầu từ việc di dân có chọn lọc lên Đà Lạt để phát triển các dịch vụ phục vụ cho các quan chức Pháp.
    Thời thuộc Pháp, dân thường muốn đến ?oLe Petit Paris? (Paris Nhỏ ?" một biệt danh của Đà Lạt xưa) chơi phải làm đơn gửi Sở Mật thám xét cho phép. Muốn định cư ở Đà Lạt, ngoài những yêu cầu về nhân thân và pháp lý, phải được một người dân sở tại ở Đà Lạt đồng ý bảo lãnh. Khó chẳng kém gì việc nhập cư ở Mỹ hay châu Âu bây giờ! Những yêu cầu an ninh nghiêm ngặt của chính quyền Đông Dương đã tạo ra một bản chất hiền hoà của con người nơi đây. Sau 1954, một số đông gia đình thuộc thành phần ưu tú của Hà Nội chọn Đà Lạt làm quê hương đã mang theo họ cả một dòng văn hoá trí thức.
    Cái văn hoá đặc biệt của người Đà Lạt chưa mất hẳn nhưng đã mai một nhanh trong 30 năm gần đây. Không thể cứ đến lễ hội lại bắt các chị bán hàng mặc áo dài hay các anh cò du lịch khoác veston thì phát huy được văn hoá! Nếu có chiến lược quy hoạch tốt và thực thi triệt để, chỉ cần 20 năm là có thể đem lại cho Đà Lạt gương mặt mỹ miều tương xứng, nhưng phải mất nhiều thế hệ để khôi phục chốn này thành ?oLe Petit Paris?. Phát triển du lịch muốn bền vững phải phát triển từ cái gốc nhân văn.
    Theo Sài Gòn tiếp thị
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=150420&ChannelID=100
  8. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Nếu Dalat đã có cơ sở hạ tầng cho giáo dục tốt, vậy vì lí do gì mà SV ra trường ko làm việc được? Đó là câu hỏi mà em đã muốn nói từ đầu đó anh. Thêm nữa, như em đã nói ở trên thì khi muốn thu hút đầu tư thì phải đáp ứng được nhu cầu về nhân lực tại chỗ, ko bị thụ động. Về chuyện chính sách và cách dạy thì đã có quá nhiều ý kiến rồi nên em xin ko bàn. Em xin nói 1 chút về cách học thôi, đúng như anh nói đó, nếu học mà vẫn nghĩ là để lấy bằng, để ra trường rồi nhờ quen biết hay may mắn mà có được việc làm thì sẽ ... rất chán. Em đi học ở dưới đây lại khác, môi trường cạnh tranh khốc liệt ở ngay trong lớp học cũng khiến em phải tự nhủ là mình phải cố gắng rồi. Vả lại SV trên mình thoải mái quá (ko biết bây giờ còn ko chứ hồi đó mấy người bạn em học rồi đi thi thì muốn đi thì đi,ko đi thì đóng 5 ngàn thi lại, ko hiểu tổ chức thi cử kiểu gì nữa) và cũng ko biết quý thời gian; học cứ qua loa, đại khái rồi thi lần 1 lần 2 (khổ nỗi ai cũng cho rằng SV phải thi lại mới là SV). Tự bản thân SV ko cố gắng + môi trường quá thoải mái ... --> phí thời gian + ko đào tạo được nhân lực. Nếu được như mấy bạn bên trường Yersin thì tốt quá, anh có biết bên đó họ làm sao để SV tập trung học không (tù đầu khi mới ra DH dân lập Yersin em tự nói với mình là hi vọng cái này sẽ làm sáng mắt mấy trường khác, giờ được vậy thì hay quá)
    À, mà anh cũng đã nói đây nè, đó cũng là 1 cách mà em nghĩ là hiệu quả (như tụi em hồi xưa đi học dưới này cũng đã lập thành 1 nhóm học; cãi nhau nhiều nhưng rất hiệu quả)
    Em cũng mong là mấy trung tâm đó không giống như mấy trung tâm nhà mình. Chắc mọi người cũng biết trường gì nằm trên Hoàng Văn Thụ đúng ko, trường mà xây rất đẹp + nhiều người học. Hay cả như mấy trung tâm ở dưới đây đào tạo trung cấp kỹ thuật viên tin học. Em không chê nhưng mà kiến thức đào tạo ra không đủ để học viên tiến xa hơn. Ko biết có ai học Aptech hay NIIT ở đây không, ngay dưới SG này càng ngày tiêu chuẩn đầu vào của 2 chỗ này càng thấp so với ngày đầu (tình trạng tương tự cái trường ở Hoàng Văn Thụ); đào tạo thì em ko biết sao nhưng em có đứa bạn học ở Aptech, nó nói "tui phải ngồi đọc sách cho nó đỡ .... tiếc tiền".
    Vừa rồi FPT được phép thành lập trung tâm đào tạo theo hình thức ĐH công ty (TMA đã có ý từ lâu nhưng ko xin được, có lẽ ko quen biết như FPT). Theo em, muốn đào tạo ra nhân viên làm việc được thì phải được đào tạo cơ bản (cái này trường DH làm cũng OK) và theo đúng nhu cầu (cái này lúc đầu là tiêu chí như theo quảng cáo của Aptech nhưng càng về sau càng chán). Hình thức này là cái mà em mơ ước đây, nhưng em sẽ ko đào tạo đại trà mà chỉ chuyên về cái gì đó thôi.
    Theo em, nhiều người bị cái tên nghe ghê gớm của nghề lập trình viên làm hoa mắt. Họ ko lường được sự đào thải ghê gớm của ngành này; ko chịu khó, ngại sai, ngại sửa sai, tự ái ... sẽ giết chết họ (về chuyện này thì em cũng có khá nhiều kinh nghiệm qua bản thân, bạn bè và nhiều nhân viên do em đào tạo). Với lại, theo em thấy nếu ko có kiến thức cơ bản, kiến thức suy luận tốt thì sẽ khó thành công trong ngành này. Cái này chính là cái "ko tự lượng sức mình" lớn nhất, các trung tâm thì hạ tiêu chuẩn đầu vào để thu hút học viên, mà học viên thì theo như em thấy đa số (em ko có ý chê các bạn đó mà chỉ là nói lên những cái em thấy thôi) hoặc là không có điều kiện về tài chính hoặc là thi rớt ĐH. Thêm vào đó chương trình đào tạo chưa chắc đã tìm được việc làm và làm việc được --> tốn tiền, tốn thời gian mà không mang lại lợi ích gì nhiều. Vấn đề này thì nếu học viên ý thức được thì sẽ biết là mình nên làm gì; còn trung tâm, nếu thật sự muốn đào tạo ra người để cóthể đi làm được thì em nghĩ họ phải có cái tâm nữa.
    Đúng ra lúc đầu em tính đặt tên cái topic này như là bên lamdong.gov (là "Tại sao CNTT ko phát triển ở Dalat") vì em chỉ có thể nắm mỗi cái này. Nhưng thấy là nếu vậy thì cục bộ quá, vả lại cũng có cơ hội để nói lên nhiều điều về du lịch, nông nghiệp của Dalat.
    Nên em nghĩ mọi người thấy nên làm sao thì cứ nói về cái vấn đề mà mình bức xúc, coi như mình hiến kế để cải thiện và phát triển Dalat vậy.
  9. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh boysaigon và BURATINO đã tham gia, nội dung mấy cái link đó em đã gom 1 chỗ vô mục Tin tức về Lâm Đồng rồi đó.
    Về cái bức xúc của anh boysaigon thì em nghĩ vầy, nếu mà ai cũng có ý thức thì thế giới này tốt quá hả anh, sẽ ko có chiến tranh, tranh giành ... (cái này là lí tưỏng của CNXH đây, nếu em nhớ ko lầm). Quay lại cái ý thức, quả thật em chỉ mong sao mỗi người dân Dalat ý thức được mình là dân Dalat, mình chính là nhân tố hình thành nên cái nét đặc trưng của Dalat; mình là chủ nhà đây. Được vậy thì có lẽ Dalat sẽ dần lấy lại được cảm tình như xưa (thời mà cứ thứ 7, chủ nhật thì "giai nhân tài tử dập dìu" ở các nẻo đường Dalat).
    Khổ nỗi ko phải ai cũng ý thức, mà chính vì số nhỏ ko ý thức này lại làm xấu hình ảnh Dalat (xin nói rõ ra ở đây là ý thức nó dẫn đến/tác động đến hành động). Phàm cái gì mà phần tốt nhiều hơn phần xấu thì lại có xu hướng cái xấu được chú ý đến nhiều hơn (hông biết đúng ko ), nhất là Dalat từ xưa đã nổi tiếng là có nhiều phần tốt.
    Vừa rồi có cái hội thảo, làm rùm beng lắm, hi vọng là nó cũng sẽ làm được cái gì đó cải thiện cho Dalat. Nếu được thì em cũng rất muốn được xem cái đề án cải thiện Dalat của anh boysaigon; và cũng rất mong có được nhiều ý kiến đóng góp để phát triển Dalat.
    Em cũng xin nói lại điều này, những điều chúng ta bàn ở đây có thể hiện tại không làm được gì hết nhưng hi vọng là nó sẽ giúp những người trẻ như tụi em nhìn ra được nhiều điều về quê hương mình; cũng như có dịp giải tỏa bức xúc của mình về chuyện cải thiện và phát triển Dalat (mong là có nhiều người đồng cảm với em)
  10. tinhvandxl

    tinhvandxl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này càng có nhiều người tham gia càng vui nhỉ. Dù làm trong lĩnh vực vi tính nhưng mình rất quan tâm đến việc phát triễn du lịch vì nó là vấn đề cốt lõi để phát triễn Đà Lạt.
    Ở khía cạnh kinh doanh muốn thu hút khách hàng phải có cái gì để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, điều này lý giải vì sao không thấy khách nước ngoài đến Đà Lạt nhiều vì nhu cầu của họ là cái gì? : biển, di tích, văn hóa... những thứ mà Đà Lạt với lịch sử chỉ 120 năm làm sao có?
    Chất lãng mạng bạn trích dẫn các bài viết (chắc của các nhà văn viết ra) rất chung chung, hiện nay Đà Lạt vẫn rất lãng mạng nếu buổi chiều nào ta rủ nhau lên đồi (có rất nhiều ven TP) đốt 1 đống lửa cùng uống rượu cần xem sao? Nói chung lịch sử cũng có cái hay của nó nhưng mà chỉ để nhớ chứ khôing thể quay lại được, chúng ta vẫn phải tiến bước và phát triễn (tức là đang phá đi lịch sử cũ và xây lên 1 lịch sử mới).
    Mấy năm trước tân bí thư tỉnh có ra ý tưởng biến Đà Lạt thành TP hoa, nền kinh tế hoa tiếp theo là festival hoa...mình nghỉ đó là 1 ý tuởng trên cả tuyệt vời, nhưng muốn thực hiện nó không phải là điều dễ làm dù sao cũng thấy làm được 1 ít rồi (khoảng 1/100 ah, quang hồ Xuân hương có rất nhiều công viên mọc lên, tuy nữa chừng hết vốn nhưng tương lai chắc chắn sẽ xong hãy đợi đấy và nhiều trang trại hoa : langbiang, Bonifarm ra đời). Các bạn cũng hiểu là hoa là thứ phải trồng mới liên tục (khoảng 2-3 tháng 1 lứa) lâu lâu làm 1 lần như công viên Tao Đàn thì dễ chứ để duy trì quanh năm hoa cỏ quanh TP luôn thì rất khó, buộc phải trồng mấy cái hoa tào lao nhưng sống lì, hay được lúc này mất lúc kia thôi, hôm nay ai mà vô mấy cái công viên yersin, vườn hoa ... thấy mấy luống hoa là cười hỏng nổi. Cần có 1 chiến lược, vận động toàn dân thì mới có thể thực hiện được. Còn chuyện trồng hoa trong những cánh rừng nữa mới hay, nhưng chỉ nói thôi chứ làm thí điểm (dọc rừng đèo Prenn) nó chết gần hết và chưa thấy các nhà chuyên môn (sinh học, nông học) nào tư vấn cho chuyện này: trồng cây gì, cách trồng ra sao...cái này mới cần tổ chức hội thảo, chứ cái vụ hội thảo rầm rộ nhưng quy mô thảo luận quá lớn : định hướng phát triễn đà lạt TP tri thức gì đó kết quả là chẳng có 1 nghị quyết hay quyết định nào đưa ra thì cũng khen, chê rồi chết thôi.
    Tưởng tượng đi giữa Tp đầy hoa thơm cỏ lạ mà tui phát thèm từng ngày, hôm trước có lên mấy cái đồi ở Thung lũng TY thấy mấy cái hoa bồ công anh thôi, hay dọc đường đi qua khỏi Trại Mát có 1 đường hoa màu vàng (do người trồng) tui đã thấy 1 trời lãng mạn rồi làm sao khách du lịch có thể thưởng thức những cảnh đó được hehe.
    Cái trường bạn Trac nói là trường Kỹ thuật Đà lạt đó : đầu tư rất tốt, chương trình học rất mới, nhưng sinh viên đầu vào không thi tuyển và học phí thì 50.000đ/tháng (tài trợ mà) nên học sinh chẳng ma nào thèm học, thầy nói hoài cũng ớn. Uh mà tình hình đầu vô thấp là cái chung của các trường Đà Lạt các bạn năng động như bạn đã ra đi hết rồi còn lại thì ...lại còn SV từ những nơi khác (vùng quê) đến nên ý thức tự học là hơi bị kém. Mình quen mấy thầy trong trừơng ĐHĐL cũng than lắm, lớp học 150-200SV, không lẽ dạy cho 10-20 người thôi sao, dạy nhiều thì cuối cùng chẳng ai biết gì thi rớt sạch, thôi giải pháp là dạy ít ít thôi vừa đỡ mệt mà học sinh thấy dễ lại ham học biết đựơc 1 ít còn hơn không hehe, Thầy mà còn có tư tưởng đó thì trò bó tay thôi.
    Mà nói nhỏ nha mình cũng học DHĐL ra ah, chắc chắn là thuộc loại chậm chân, đầu nhỏ rồi keke.
    Cái vụ Yersin là mình có quen mấy bạn trong lớp học tiếng Nhật nên thấy tinh thần học tập rất căng vì từ năm 1 các bạn đã biết ra trường phải có bằng B 1 ngoại ngữ + bằng A vi tính và trường luôn hô hào tiếng anh Toeic gì đó cũng hay. Còn môn học chính khóa thì mình chẳng biết được.
    Được tinhvandxl sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 19/07/2006

Chia sẻ trang này