1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đà Lạt, phát triển bằng gì đây?

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều tâm sự với tracdalat và các bạn quan tâm đến sự phát triển chung của Đà Lạt. Nhưng boy tui xin "trình bày" về mảng du lịch và 1 chút mé mé khác:
    - Nếu nói về dự án phát triển ĐL của boysaigon như tracdalat chờ mong thì thật ra mình không có. Và mình cũng chưa nói là mình muốn làm 1 dự án như thế. Chắc tracdalat nhằm với lamvn@ rùi, hoặc hiểu nhầm điều mình muốn nhắc lamvn@ bên topic "Chợ đêm". Quan điểm của mình từ trước đến giờ rất đơn giản: Không phụ thuộc vào giấy tờ, cũng như những kế hoạch hay dự án suông, mà chỉ làm những gì khả năng mình làm được thôi. Từ đây nói tiếp về việc cải thiện ý thức chung của người Đà Lạt.
    - Ý thức của người ĐL nói riêng và người VN nói chung là vô cùng kém. Kém đến mức được người nước ngoài ví von "Không ăn đậu không là người Mễ (Mexico), không đi trễ không là người VN"... Đương nhiên, ngoài việc đi trễ (ý nói việc sử dụng thời gian của ta bừa bãi) còn có vô số thứ khác như khạc nhổ, xả rác, chạy xe không theo luật (Tài xế VN được xem là liều nhất thế giới [joke]),... Quay lại Đà Lạt, ta thấy những điều đó đúng còn hơn cả chúng ta thấy. Nói chắc có bạn không vui, chứ ngoaà những điểm du lịch ra, đi trên đường phố ĐL tìm 1 cái "thác rùng" (thùng rác) còn khó hơn cả tìm 1 quán café bụi. Và đương nhiên chuyện xả rác là chuyện không thể thiếu trong đời sống. Các bạn có thấy cảnh rác đầy ở khu trung tâm, đặc biệt là đoạn từ chợ ĐL ra đến tận vòng xoay. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ gây phảm cảm cho du khách Tây và cả Ta rồi. Chưa hết, ở các điểm du lịch thì càng thê thảm, rác luôn nằm ngoài... thùng rác. Đó cũng là lý do tại sao thác Cam Ly đóng cửa, và thác Prenn đang dần bị bỏ quên.
    - Một điều khác du khách rất ngại là nạn nói thách. Quá dã man khi 1 cái nón len được hét đến 2-3 chục ngàn, rồi trả xuống từ từ còn 5000đ. Thiệt tình thì boy tui chịu thua cái khoản này. Khách ta thì còn dễ, chứ khách Tây thì bó tay. Tui đã chứng kiến 1 cô ái người Anh mua 1 cái nón len mất đến 30.000đ, sau đó vào Nhà thờ Domain chỉ có... 10.000đ (chuyện kể từ năm 2004). Có 1 lần, boy tui đã đùa như sau: Cô bán áo khoác (áo lạnh/áo gió) nói giá 1 cái là 80.000đ (Thật ra giá thực là 30.000đ), tui nói luôn: "100 bán hông?". Cô ta dứt khoát: "80 chú ơi!". Các du khách cười ồ. Tui không muốn nói về cái ngây thơ đến lạ của cô bán hàng, mà chỉ muốn nói đến việc nói thách, thách đến trong tư tưởng, đến nỗi không cần biết người ta đang nói giá cao hơn. Thú thiệt, lúc đó mà cô ta gật đầu là tui hớ nặng.
    - Một điều nữa là sự đeo bám. Điều này là bức xúc nhất đối với boy tui. Vừa là 1 HDV du lịch, vừa là 1 du khách, tui vô cùng lúng túng khi lâm vào những tình huống dở khóc dở cười. Một anh phó nháy cứ lẽo đẽo đi theo nhóm khách. Đến khi người ta nhất quyết không chụp thì chửi thề, nói xách mé rõ lớn để ai cũng nghe. Hay như khu chợ âm phủ (cũ) mà tui nói nhiều đến. Thật là nhức đầu với những ai yêu ĐL, nhưng có vẻ như người ĐL rất bàng quan về nó. Với họ, đó là kiếm sống, nhưng với du khách, đó là làm phiền. Và việc họ không quay lại nữa ai sẽ chịu thiệt thòi? Chính người ĐL chứ ai?
    - Mé mé 1 chút về giáo dục. Hiện nay ĐH ĐL có nhiều đầu tư, nhưng lại đánh mất vị trí quan trọng của mình về "tay" ĐH Tây Nguyên ở Buôn Ma Thuột. Trước đây ĐH ĐL là trường ĐH cho vùng Tây Nguyên, thì nay chỉ còn là trường của tỉnh, và những sinh viên thích... khí hậu mát mẻ. Đó là 1 sự thật đáng buồn! Chưa nói là các ngành của ĐHĐL đào tạo hiện nay cung vượt cầu, thế là các SV tốt nghiệp phải xuống SG hoặc các nơi khác. Và phần nhiều không đáp ứng được yêu cầu (nhất là ở SG). Thế là thất nghiệp, nhưng không chịu về ĐL mà tiếp tục tìm việc ở nơi khác. Hiện trạng này phổ biến khủng khiếp.
    Nói ngăn ngắn vậy thôi, để mọi người bàn, rùi nói tiếp. Phù...
  2. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    Anh tinhvandxl ơi, anh em mình cũng ráng làm sao phát triển được cái nghề này ở trên mình ha anh, còn nếu mà ko làm được thì cũng góp sức để nó phát triển được mấy cái khác
    Em thấy Dalat có nhiều cái thuộc loại cổ xưa của VN đó chứ anh, em nghĩ cũng phải có lí do gì đó (và cũng mang 1 ý nghĩa nhất định) khi mà đợt festival hoa vừa qua có 1 đoàn xe cổ đi diễu hành. Vả lại còn trường Cao Đẳng Sư Phạm, rồi Ga Dalat, rồi mấy cái dinh, biệt thự (em nghe nói là ở Dalat, các biệt thự cổ thì ko cái nào giống cái nào đúng ko) ...
    Chắc em là người hoài cổ nên lại muốn Dalat trở lại thanh bình như xưa nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi, người dân có thể sinh sống và sinh hoạt trên những cái có tính lịch sử và cổ xưa đó (chẳng hạn trên ta cấm hẳn xe lớn vào thành phố, và cũng có hẳn những chỗ đi bộ .... làm sao mà dân ta cảm thấy thoải mái, làm ăn được và du khách thì thấy cái đó là đặc trưng - coi bộ hơi khó nhưng ko phải là ko có ý tưởng ).
    Mà theo như lời anh nói thì cái hội nghị vừa rồi ko ra được cái gì hết hả anh, nó có 2 ngày (14, 15/7) à, rồi giáo sư, nhà nghiên cứu cả trong, ngoài nước mà. Đến giờ vẫn chưa thấy có gì là thông báo chính thức hết, các vị ở ta ko có thói quen họp báo như bên nước ngoài nhỉ. Nếu mà ko có được cái gì với 1 đội ngũ như vậy thì thật là chán, ít ra là cũng được như anh em ta ở đây biết được điểm mạnh điểm yếu chỗ nào chứ (còn chuyện phát huy và khắc phục thì em ko dám mong)
    Đúng là nếu ko phải là người hay đi lang thang thì sẽ ko biết được mấy chỗ mang vẻ đẹp hoang sơ của Dalat; bây giờ mỗi lần về là thế nào em cũng chạy vô Thái Phiên, xem người ta làm vườn ... Đi sâu xuống đường mới mở đi Khánh Vĩnh thì có khác gì đường ở nước ngoài trong phim đâu (nhưng ko biết giữ được bao lâu, do xe tải chạy nhiều và đường mở tới đâu là dân ào tới đó).
    Cái trường Kỹ thuật đó em nhớ là khóa đầu nó tuyển gắt gao lắm mà (em có thằng bạn học ở đó ra nhưng giờ ko làm gì được); hạ thấp thì cũng thấp vừa vừa thôi chứ; trường điểm của quốc gia về CNTT mà chán vậy sao trời (nếu mà vậy thì thà để nó lụp xụp như xưa mà còn hay hơn, tổ chức mấy lớp học đàn, trống, võ ... còn có lí hơn). Nghe anh nói cái vụ học hành như vậy sao mà em chán quá, nếu mà có thầy còn nghĩ như vậy thì còn đâu hứng thú mà dạy nữa, nghe xong nổi máu quá grừ grừ ...
    Nhờ anh mà em biết được mấy cái vụ hoa hòe á, năm ngoái em về Dalat mấy tháng, ngày nào cũng chạy ngang hồ Xuân Hương, lâu lâu lại thấy mấy luống hoa được đào lên rồi thay cái mới vô, cỏ cũng vậy. Em ko biết làm vậy có lợi gì ko, nhưng cứ có cảm giác là ta làm để cho lúc nào nó cũng đẹp (đẹp kiểu nhân tạo) trong khi ở Dalat nổi tiếng về sức sống của hoa và thường người ta nói về hoa dại nhiều hơn là hoa trồng (hoa trồng là để bán và xuất khẩu, đúng ko ta).
    Nếu nắm nhiều như vậy, vậy anh có thể liệt kê ra 1 số vấn đề mà anh nghĩ là mình đang mắc phải và hướng cải thiện được ko anh. Có lẽ khoảng 3,4 ngày mình gom lại thành 1 cái duy nhất (có chia theo lĩnh vực) để mọi người dễ theo dõi và bàn luận. Rồi có ý thêm thì mình sẽ cập nhật vô đó (cái này ko phải cho em, cũng ko phải cho ai hết mà em nghĩ là cho tất cả mọi người yêu mến Dalat và muốn cải thiện, phát triển nó - hi vọng là rồi đây những ý kiến này sẽ được thực hiện, bắt đầu từ chính chúng ta). Ai rành cái gì và bức xúc về cái gì thì cứ nói ra rồi mọi người cùng bàn. Mọi người thấy được không, nếu được thì bạn còn chờ gì nữa, vào cho ý kiến của bạn nhé.

  3. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0

    cảm ơn boysaigon (đã biết cùng tuổi nên đổi qua xưng "mình" luôn nhé) đã nói lên mấy cái mé mé nha, mấy cái đó nó đúng quá nên ko còn gì để nói nữa.
    - Đúng là mình cũng ko mong đợi có 1 bản kế hoạch theo đúng bài bản đâu (hết 20% câu chữ trong đó là ko liên quan và 20% này nó làm mình tốn thêm khoảng 30-40% thời gian để suy nghĩ viết sao cho nó hay đúng ko ). Bạn cứ phát biểu như bạn đã nói nhé, mấy cái đó mình nghĩ nó thiết thực hơn nhiều.
    - Ý thức thì đã có nhiều phát biểu và nhiều chuyện vui (nhờ bạn mà mình biết thêm 1 câu và đặc tính của người Mễ nữa) quanh cái này. Tự bản thân mỗi người ý thức, và hành động; cũng mong là qua hành động đó cái ý thức được lan rộng đến nhiều người xung quanh. Chuyện cái thùng rác cũng đúng là chuyện để bàn nhất là ở cái thành phố du lịch như ở Dalat. Mà dạo này mình thấy cũng đã đỡ nhiều lắm rồi đó, thùng rác đã đặt nhiều hơn, làm đẹp hơn; nhưng cảm thấy vẫn thiếu đúgn ko, cái này thì mình nghĩ chắc sẽ OK. Nhưng cái đáng bàn là cái ý thức bỏ rác vào thùng, nếu Dalat ra 1 cái luật là cấm xả rác; nếu vi phạm thì sẽ phải đi nhặt rác (mình ví dụ như vậy, trong trường học thì chuyện này đã trở thành nội quy, so sánh chuyện này thấy nhiều cái phải ngẫm nghĩ đó hehe); và cho là cũng tốn công cho người đi giám sát chuyện này. Nếu chuyện trên được thực thi thì có lẽ thành phố sẽ như ... Singapore luôn, và mình tin cái đó sẽ là niềm tự hào cho Dalat (và Việt Nam). Cái đó có khó không, chuyện ko xả rác bừa bãi ấy, chuyện phải bỏ rác đúng chỗ ấy. Nói ra nó đâu có khó, mà cái khó là cái ý thức xả rác nó đã ăn quá sâu rồi nên nhiều khi người ta xả rác 1 cách vô thức (ngẫm lại chuyện so sánh với nội quy trong trường mọi người sẽ thấy chuyện xả rác vô thức thì ta đang ở giai đoạn nào trong đời người ). Và theo mình, cái này hoàn toàn phát động được, có lẽ đầu tiên là nhờ sự "giúp sức" của mấy cái quy định, và giám sát thực hiện.
    - Nạn nói thách, cái này đúng là tui thấy làm mất chất nhất nè (còn 1 cái nữa là dường như dân Dalat ko còn hiền như trước nữa). Hồi trước dân Dalat nổi tiếng là thật thà (nhiều cái khác nữa ) nhưng sau này quả thật là buồn luôn. Bây giờ đi mua đồ mà ko có người quen dắt đi là có khả năng "anh đã bị chém"; ở đây phải nói luôn là mình ko có ý nói tất cả mọi người đi bán đều vậy nhé (ai cũng phải bán sức lao động để sinh sống mà) nhưng 1 số thiểu số đã làm cho người mua lúc nào cũng trong trạng thái đề phòng. Và cái nói thách này nó còn có cái tác hại là nó lan ra nữa, "nếu khách tới mà mình ko chém thì thằng khác nó chém, thôi mình chém đại đi, ai cũng vậy mà" (cái này mình suy diễn thôi, ai thấy sai thì chỉnh nhé, rất cảm ơn luôn đó). Mà cái này cũng là cái tật xấu của dân ta đây, hay hùa theo, nhất là trong 1 môi trường phải cạnh tranh trực tiếp như vậy (có hay ko chuyện cả 1 khu "đồng lòng nâng giá"???). Bởi vậy người mua ai cũng có tâm lí nơm nớp và luôn có trả giá (quả thật mình là người rất ghét trả giá, chỉ thích đi chỗ nào có dán giá sẵn, thấy được thì mua, ko được thì thôi. Mỗi lần về Dalat mà đi với mấy đứa bạn, thấy tụi nó trả giá mà mình quê luôn, quê cho cả 2 phía). Cải thiện ư, cái ý thức ở trên rất cần; và khổ 1 cái là phải ép buộc mới chịu làm - bằng chứng là trong chợ đặc sản đã có quy định dán bảng giá lên mặt hàng đó. Nhưng ko lẽ cái gì cũng phải đợi ép buộc mới làm vậy. Ko biết là có cách nào khiến cho bà con làm ăn buôn bán nhận ra cái "hữu xạ tự nhiên hương" đây (cũng đã có nhiều người thành công bằng cách này nhưng lại bị cho là chơi nổi, phá giá đúng ko)
    - Cái thứ 3 thì mình cũng đã mắc phải, chưa bị chửi như boysaigon. Nhưng mình nghĩ là 1 thành phố (đã và đang) muốn lấy du lịch làm chủ lực thì nhất định phải có cảnh sát du lịch (như chuyện xả rác ở trên thì nên có "cảnh sát công"). Vừa giải quyết được thắc mắc, yêu cầu của du khách, vừa đảm bảo ko có chuyện chèo kéo, mất trật tự xảy ra. Thật ra nếu đem lên mà quy ra tiền thì tiền bị mất đi do du khách khó chịu (ko quay lại, ko mua hàng, tác động gián tiếp đến du khách khác hoặc du khách tiềm năng khác) còn lớn hơn tiền phải trả cho đội ngũ quản lý này. Mà theo mình, đội ngũ này phải là 1 đội ngũ thật giỏi (đã nói là làm chuyên nghiệp mà), có sức khỏe, ngoại ngữ, giao tiếp tốt và nhất là phải có ý thức mình là người bảo vệ du khách, bảo vệ du khách cũng chính là bảo vệ quê hương mình, bảo vệ mình.
    - Giáo dục (giờ mình mỏi tay và buồn ngủ quá rồi, sorry): hi vọng là ĐHĐL nhận ra mình đang mất ưu thế so với ngay ĐH Yersin và ĐH trong vùng để mà điều chỉnh. Và cái ý thức nó lại chui vô đây nữa (có phải con người khác con vật lớn nhất ở điểm này ko, sorry là hơi nặng lời nhưng tui thấy cái này nó quan trọng quá); thầy có ý thức dạy, trò có ý thức học; tôn trọng và khiêm nhường học hỏi. À, còn đam mê và nhiều cái khác (đã có quá nhiều bàn tán về mấy cái này, mấy cái mà dân ta ai cũng tự hào là có nhưng ko biết mấy ai thực hiện cho tốt); hi vọng là vậy + bộ trưởng bộ GDĐT mới sẽ là làn gió mới trong giáo dục ko chỉ ở Dalat. Về giải pháp thì mấy bài trước cũng đã có đề cập, 1 bộ phận SV có ý thức sẽ lập các nhóm học tập, và các nhóm này sẽ được sự hỗ trợ của thầy cô; tin chắc rằng nếu hoạt động hiệu quả thì sẽ nâng cao được ý thức học tập của nhiều bạn SV khác (tới đây mới thấy là cái ý thức cũng có ảnh hưởng lan rộng ra, ko biết có phải bắt nguồn từ đặc tính bắt chước ko - ông bà đã nói "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" đó thôi)
    Ngủ thôi ngủ thôi ....

  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đoàn xe cổ đó chỉ có vài chiếc ở ĐL thui, còn lại là từ các nơi khác đến, nhiều nhất là ở Sài Gòn đó bạn hiền.
    Bạn hiền đừng dùng font Tahoma nữa hen, có người đọc được, người không đó.
  5. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    mình biết đó là xe ở nơi khác chứ, mình nghĩ đạo diễn có lẽ có ý nói về cái nét cổ xưa của Dalat (cái này ko biết diễn tả sao nữa).
    sao font Tahoma ko xài được nhỉ (nó trong bộ font chuẩn cùng với Arial, Times New Roman ... luôn mà ta); mấy ngày nay post bài trên ttvn thấy công nhận là cái room này ngoài chuyện nâng cấp từ asp lên asp.net thì ko có gì khác lắm so với ngày xưa; cái thanh định dạng (WYSIWYG - what you see is what you get) này nó củ chuối kinh khủng, nhấn vào 1 cái là nó chèn ở cuối cùng chứ ko phải chèn tại cái text đang chọn; hoặc nếu bạn muốn sửa chữ thì mo nhé, hic hic hic. Nhưng ko sao, mấy cái đó là vặt vãnh
    boysaigon làm vài bài về ý thức đi
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thật ra trong lần Festival ĐL vừa qua, chuyến diễu hành vespa, xe cổ cũng 1 phần muốn nêu lên sự đa dạng văn hóa của ĐL thôi. ĐL được tìm thấy và phát triển bởi người châu Âu, và xe vespa cũng thế, nên 2 thứ đó đi chung với nhau là hợp lý. Và lần đó cũng là 1 dịp tổ chức Hội ngộ 3 miền của CLB Vespa VN.
    Mà thôi, không bàn chuyện đó nữa, chuyển qua nói chuyện ý thức. Ở đây chỉ xin bàn về những gì mình nghĩ là nên làm, còn làm hay không thì mình không chắc, vì đó là trách nhiệm của giới chức trách. Bên cạnh đó là sự tự giác thực hiện những điều đó từ chính mình, chính các bạn trẻ và những ai còn tâm huyết muốn ĐL phát triển.
    TP.ĐL có tuổi đời chưa lớn, chỉ hơn 110 năm kể từ khi Bác sị Yersin khám phá ra cao nguyên Langbiang và đề xuất phát triển thành trung tâm nghỉ dưỡng dành riêng cho người Pháp, cũng như những sĩ quan cao cấp, quan lại triều đình nhà Nguyễn... Do đó mà trước 1945, ĐL được mệnh danh là Tiểu Paris là vì thế. Và cũng từ đó, ý thức gìn giữ, bảo toàn ĐL được quán triệt tối đa. Giới bình dân, dân thường đừng mơ đến chuyện đến ĐL chơi thoải mái như ngày nay, mà phải có giấy thông hành mới được đến và thưởng thức khí hậu châu Âu. Vì vậy mà khi đến ĐL, tất cả đều yêu mến và tự giác trong việc giữ vệ sinh, bảo vệ rừng thông, cảnh quan và khí hậu.
    Sau 1954, và từ 1975, ĐL được mở rộng và người dân tứ xứ đổ về sinh sống theo kiểu đi kinh tế mới. Từ đó ĐL không còn là chính nó nữa. Thông bị chặt vô tội vạ, các cảnh đẹp bị biến thành điểm du lịch và bình dân hóa chúng đi, con người cũng bớt mến khách hơn vì đủ thứ lý do: Cơm, áo, gạo, tiền. Và hậu quả là những người trẻ lãnh đủ: Khí hậu nóng dần vì thông đang bị triệt hạ, người ta nhìn về ĐL như một điểm đến bình dân chứ không còn là một điểm đến mộng mơ. Cộng thêm việc kiếm tiền bằng mọi giá đã làm cho ánh mắt của du khách nhìn người ĐL bằng con mắt dè chừng: Ai biết được trong đống kẹo mứt ấy thứ nào quá "đát", thứ nào là dỏm, thứ nào là hàng dạt? Cứ đến ĐL là phải nghĩ đến những lò mứt, những hàng quán tràn lan bán với giá chặt chém. Nghe thôi cũng thấy buồn.
    Xin kể 1 câu chuyện về cách làm ăn gian dối mà dân TTVNOL ít nhiều biết đến. Tết năm 2004, box 81, 83SG tổ chức tham quan ĐL. Bữa tối đầu tiên các bạn đến ĐL và được giới thiệu vào 1 quán bình dân đường Phan Bội Châu. Chỉ có 18 người, ăn 18 phần ăn thường, vậy mà khi đem hóa đơn ra ai cũng tá hỏa. Giá tổng cộng là... gần 1 triệu đồng. Chuyện này nếu các bạn hỏi những thành viên 81, 83SG và những thành viên LDC lúc ấy đều biết như: voanhdl, maybe, pickou, thao153,... Và đó là điểm xấu nhất cho toàn chuyến đi.
    Bây giờ mình xin đóng góp 1 chút về những cách mình nghĩ là nên làm:
    - Về mặt vệ sinh và trật tự chung, ĐL nên lập ra 1 đội cảnh sát du lịch, hay chỉ là 1 lực lượng an ninh du lịch cho nhẹ bớt câu chữ đi. Điều này nhiều nơi đã làm, và đang áp dụng ở Sài Gòn. SG không phải là 1 trung tâm về du lịch, nhưng cũng đã lập ra 1 lực lượng cảnh sát du lịch, lấy nguồn từ lực lượng Thanh Niên Xung Phong. Lực lượng này luôn có mặt trên đường phố khu trung tâm để giúp đỡ du khách trong nước và nước ngoài về thông tin, hướng dẫn đường xá, bảo vệ họ khỏi những kẻ chèo kéo mua quà lưu niệm, vé số hay xin tiền. Họ cũng kết hợp với lực lượng an ninh khu vực để bắt quả tang, xử phạt hành chính những ai làm mất vệ sinh như xả rác, tiểu tiện lung tung, gây rối du khách. Nói 1 cách khách quan, tình hình chợ âm phủ ở ĐL nếu có 1 đội như thế này thì du khách đỡ khổ dữ lắm. ĐL là 1 trung tâm du lịch mà không có lực lượng này thì quá tiếc!
    - Hiện nay ở ĐL gần như không có những nhà vệ sinh công cộng. Mà đó là hình ảnh hiện đại và văn hóa không thể thiếu. Có bạn sẽ nói là cảnh quan ĐL mà đặt những nhà vệ sinh vuông vức to đùng thì mất mỹ quan. Không hề đâu, các bạn có thấy những nhà vệ sinh công cộng ở SG không? Đa phần trong số chúng được trang trí và trình bày như 1 điểm văn hóa. Ở ĐL cũng vậy, nhà VSCC nên trang hoàng bằng hoa và tạo đường nét phù hợp với phố núi cao nguyên. Nó sẽ giúp du khách bớt đau khổ khi tìm nơi trút bầu tâm sự thay vì phải ráng nhịn để về khách sạn, và vứt rác thay vì phải chạy đi tìm "thác rùng" hoặc vứt ra đường.
    Tạm thời nêu vài ý thế thôi, mình sẽ đề xuất 1 số ý kiến về những mặt khác sau.
  7. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Mình sẽ tập hợp ý kiến từ từ nhé; về cái chuyện mà các bạn đã gặp phải đó, đúng là rất tiếc là vẫn xảy ra trên Dalat. Hẳn là các bạn đã bức xúc lắm, các bạn cứ cho biết là các bạn nghĩ nên có gì, nên có hành động gì hay có ai can thiệp vào lúc đó nhé.
    Mình thì đề nghị làm 1 cái gọi là blacklist và cái này sẽ được cập nhật thường xuyên (để add và remove); còn vụ vệ sinh an toàn thì có lẽ cũng nên vậy (mình đang đứng ở góc độ những thứ trong tầm tay, có thể làm được; ko chờ đợi quy định ...)
    Mời các bạn tiếp tục !!!
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Bác trac đâu rồi, bác vào tổng hợp ý kiến đi, và cả bên Chợ đêm nữa. Tui thấy bắt đầu vớ vẩn rùi đấy.
  9. tracdalat

    tracdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    hic, 2 ngày đi Cần Thơ + một ngày rưỡi internet bị chết nên ko làm ăn gì được. Mình sẽ tập hợp dần dần rồi post lên nhé, chắc cũng phải mấy ngày. Trong thời gian đó bà con cứ tiếp tục đóng góp nhé.
    Hôm trước đọc bài của boysaigon về vụ nói thách và vụ đi ăn bị chặt, mình nghĩ sẽ có nhiều người sẽ mắc phải hội chứng "ấn tượng đầu tiên" (cái này nó đã tiêu diệt luôn sự ham thích của tui đối với môn Lý lúc học năm 12). Hôm nay xin kể câu chuyện này, có lẽ ko ít người trong chúng ta gặp phải.
    Một buổi tối, mình và hailuaCT có việc phải đi, vừa chạy xe ra khỏi nhà được một đoạn thì trời mưa, tụi mình dừng lại mặc áo mưa thì gặp 1 cô khoảng 40 tuổi đang đứng trước 1 căn nhà nhìn vào. Bọn mình cũng ko để ý lắm; bỗng cô ấy đến chắp tay và bắt đầu khóc "Cô cậu ơi, nói thật với cô cậu tui hổng phải là người ăn xin nhưng bây giờ tui lỡ đường và mất hết tiền bạc mà giờ tui đói bụng quá, cũng ko có tiền ăn. Cô cậu làm ơn cho tui xin 5 ngàn, cô cậu thương giùm, tui ko phải là người ăn xin ...". Quả thật là lúc đó tui bối rối quá, trời có vẻ sẽ mưa to và ... mình cũng ko biết làm sao. Tụi mình đưa tiền cho cô ấy tiền và chạy xe đi. Hình ảnh đó ám ảnh mình suốt từ đó đến giờ (chuyện này cách đây khoảng 1 tháng); điều mình băn khoăn nhất là nếu thật sự cô ấy gặp khó khăn như lời cô ấy nói thì 5 ngàn cũng chẳng giúp được gì nhiều. Còn nếu không, coi như mình bị lừa đi và chuyện này ko có gì đáng bàn nữa. (Tuần trước mình cũng đã gặp 1 chuyện tương tự nhưng là ở trong trường DHKT và cũng y như cũ, cũng gây cho mình ít nhiều áy náy nhưng đỡ hơn chuyện trước)
    Bạn đừng nghĩ mình kể chuyện này là để chứng tỏ gì mình nhé, tội nghiệp mình. mình chỉ muốn nói là (và cũng hỏi mọi người) tại sao mình lại có cảm giác ngại ngại khi đưa tiền cho người ta nhỉ. Có phải là ấn tượng đối với những lần bị "lừa" trước đây (và qua vô số câu chuyện trên báo về chuyện bị lừa) đã khiến mình phải suy nghĩ khi giúp ai đó trong hoàn cảnh như vậy. Nếu họ thật sự khó khăn thì số tiền của mình chả đáng gì ...
    Câu chuyện là vậy, ai cho mình lời khuyên gì thì tốt quá (nếu gặp lại tình thế như cũ có mình tui cũng sẽ đưa tiền và áy náy như vậy hoài). Mình cũng mong là số tiền đó sẽ góp phần rất nhỏ để giúp được những người thật sự có khó khăn. Nói đến đây, chợt nhớ đến 1 đoạn trong bài "Kỷ niệm" của Phạm Duy: "... tôi mơ làm triệu phú, cứu vớt gái bơ vơ ..."
  10. hoadaquydl

    hoadaquydl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp này thì đa số ai sống ở Sài Gòn cũng gặp fải, mình cũng gặp nhiều lần như vậy rồi. Hồi còn nhỏ thì lúc đó có tiền là cho họ liền và tin nữa. Vài lần như vậy nghe mọi người nói là mình bị lừa, thế là có lần làm ngơ coi như ko nghe thấy, nhưng thật sự khi mình bỏ đi như vậy mình thấy áy náy và suy nghĩ nhiều lắm về hình ảnh đó...
    Nhưng mình thử đặt ngược lại ở vào hoàn cảnh họ xem sao? Mình có làm như họ ko? Lớn lên ở SG vốn fức tạp, hình như mình đa nghi và fòng ngừa, điều này các bạn sống lâu ở sg thì hiểu mà fải ko? Báo chí, truyền hình cũng cảnh báo. Và sau này chính quyền tp còn căn dặn mọi người dân không cho tiền ăn xin, vì vậy mà họ áp dụng cái chiêu "tôi ko fải ăn xin.." nhiều hơn...
    Sau này có lúc mình vẫn cho tiền họ, vì ko muốn họ làm fiền và tránh cảm giác áy náy, chứ mình ko tin họ. Ý nghĩ này của mình có quá đáng ko nhỉ!

Chia sẻ trang này