1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đà Lạt, thành phố Hoa của Việt Nam

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi despi, 06/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caxac

    caxac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Bọn mình định thi xong thì đi Đà Lạt hai ngày,mà lại k biết đường đi nước bước có bạn nào ở Đà Lạt , hướng dẫn cho tụi mình với,xin hậu tạ.
    caxaccon@yahoo.com
  2. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    đã có một số topic về Đà Lạt : click here để đọc nhé :
    http://ttvnol.com/f_233/356473.ttvn
    bạn tìm tên của những topic , có topic nào nói về Đà Lạt thì nhấn chuột vô cái LINK đó , sẽ tự động mở topic đó !
    nếu những thông tin đó chưa đầy đủ hoặc bạn cần nhiều hơn nữa , bạn hãy Replay lại , chúng tôi sẽ trả lời !
    chúc bạn có những chuyến đi thật lý thú , cảm ơn đã ghé qua box du lịch , hi vọng bạn sẽ tham gia tích cực và đóng góp sức mình vào sự pt của box ! thanks !
  3. boulevard

    boulevard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    To caxac: Tài liệu về Đà Lạt thì rất nhiều trên đây bạn có thể tìm để xem, tôi sẽ thêm thông tin cho bạn về khoản chổ ở Không biết bạn đi bao nhiêu người và ở khách sạn loại nào. Mấy khách soạn tiêu chuẩn sao thì không nói để làm gì hen, tôi giới thiệu bạn 2 mà tôi ở thấy rất tốt, rất thích, cũng gần chợ, đó là khách sạn số 9B Phan Đình Phùng ( dĩ nhiên là ở Đà Lạt, và tôi ko nhớ rõ tên khách sạn lắm, để tôi hỏi lại kỹ rồi bổ sung thêm) và kế bên là khách sạn Phúc Lai. Đây là của một bạn cũng trong ttvnol, nếu bạn cần tôi cho bạn cách thức để liên lạc với bạn đó
  4. bakawaii

    bakawaii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Hi caxac,
    Bạn tính đi Đà lạt mà chỉ có 2 ngày thì k nên đi đâu, uổng phí lắm , thà đi Phan Thiết Mũi Né hay hơn.K đủ thời gian thăm viếng 1/2 Đà lạt nữa.
    Đường đi Đà Lạt cũng dễ ẹt a''. Bạn bắt đầu từ cầu Sài Gòn, đi thẳng xa lộ Hà Nội===> Ngã 4 Vũng Tàu(trước là ngã 3), đi thẳng luôn, thẳng hoài thì đến ngã 3 Dầu Giây,( nơi có nhìu wán ăn hơi bị đông nhưng hơi bị dzỏm), bạn quẹo trái===> đến đây thì đi thẳng suốt là tới Đà Lạt( nói thì đơn giản chứ xa bỏ xừ)
    Theo cách bạn nói thì bạn định đi bằng xe motobike hả, níu zậy cho baka tham gia zới, thú zị lém! Lên đó có tiền thì vào KS Golf 1,2,3 ; ít hơn thì vào KS Công Đoàn, còn ở nhà trọ bình dân thì vô khối , khỏi giới thiệu. Níu k mình ra Hồ Xuân Hương cắm lều ngủ là ghiền lunnnnn.
  5. linhnv2111

    linhnv2111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Em muốn đi honeymoon khoảng 10 ngày từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 ở VN, các bác đi nhiều xin tư vấn giúp em 1 số địa điểm:
    - Mong muốn: Thời tiết tốt, không mưa, đồ ăn ngon, khu nghỉ sạch sẽ yên tĩnh, có biển sạch , có núi non ở xung quanh thì càng tốt. Mục đích của em là nghỉ ngơi thư giãn chứ không cần du lich leo trèo nhiều quá
    - Budget < 1000$
    Em có 2 địa chỉ mong các bác đã đi rồi tư vấn xem liệu đi có được không.
    1. Nha Trang - Đà Lạt
    2. Lăng Cô
    Cám ơn các bác nhiều
  6. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian này Tour du lịch hưởng tuần trăng mật đang khá nhôn nhịp , Như đa số những cặp vợ chồng mới cưới , thì TOur Đà Lạt , Nha trang , Phan Thiết , Mũi né đang được chọn lựa khác nhiều .
    nếu em lấy vợ sẽ chọn đi Đà Lạt , ở đó có tất cả các điều kiện mà bác đang yêu cầu .
  7. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    mời quý khách tham khảo 1 chút thông tin về Lâm Đồng Đà Lạt .
    Khí Hậu .
    Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên toàn lãnh thổ, do địa hình phức tạp nên có sự khác nhau về độ cao và độ che phủ của thảm thực vật. Tuy nhiên, thời tiết ở Lâm Đồng ôn hoà, dịu mát quanh năm; thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
    Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động 16 ?" 23oC.
    Cảnh quan tự nhiên:
    Từ đồng bằng du khách đi bằng hai ngã đường bộ đến Đà Lạt sẽ cảm thấy như leo theo một "chiếc thang" lên trời xanh và sẽ cảm nhận nét độc đáo của thiên nhiên. Khi bước vào thành phố, du khách sẽ thấy ngay những dãy đồi tròn, dốc thoải lượn sóng nhấp nhô, chung quanh được bao phủ bởi các dãy núi cao hùng vĩ, hướng Bắc có dãy núi Lang Biang 5 đỉnh màu xanh thẳm, đỉnh cao nhất 2.165m như một đặc trưng của Đà Lạt. Du khách ưa thích leo núi, ngắm cảnh Đà Lạt từ trên tầng cao hãy đặt chân lên đó. Khi xuống núi có thể mang theo những tặng phẩm của rừng như hoa, cây cảnh làm kỷ niệm.
    Du khách sẽ cảm thấy thoải mái với sinh cảnh thực vật, với những đồi cỏ, những rặng thông. Rừng thông Đà Lạt có 10 loài trong số 11 loài của cả nước. Đặc biệt có loại thông hai lá dẹp và lõa tùng (Psilotum nudium), một hecta rừng thông hàng năm sinh ra lượng oxy bằng ba lần rừng cây lá rộng. Rừng Đà Lạt còn là nguồn tài nguyên về cây cảnh, lan rừng, dược thảo, nơi trú ngụ của các loài động vật như cọp, nai... Ngoài cảnh quan ra, rừng Đà Lạt cũng là nơi có thể tổ chức để nghiên cứu khoa học, điền dã, thảo nguyên là nơi cắm trại lý tưởng.
    Dưới những đồi núi có những con sông, suối lượn quanh gặp địa hình phân cắt tạo nên vô số ghềnh thác lớn nhỏ là nơi lý thú hấp dẫn nhiều du khách. Thác Cam Ly chỉ cách thành phố chưa đấy 2 km, thác Prenn đã từng làm cảnh chính cho nhiều bộ phim, quanh vùng thác Ankrorét là những đồi cỏ mượt mà, nơi có thể xây dựng thành khu du lịch lớn. Những khu vực phụ cận thành phố còn có những thác hùng vĩ, xinh đẹp như thác Thiên Thai 7 tầng, thác Uyên Ương, thác Hang Cọp... và dọc theo quốc lộ 20 về phía Nam có thác Gougah, thác Pongour (thời Hoàng triều cương thổ được mệnh danh là "An Nam đệ nhất cảnh"), thác Liên Khương, thác Đạ Mri...
    Trên cao nguyên Lang Biang còn có các mạch nước nóng ở xã Đạ Tông, cách Đà Lạt chưa đầy 50km và suối nước lạnh ở Đa Lơ Nghịt, xã Lát chỉ cách Đà Lạt 20 km, là những nơi có thể tổ chức, khai thác phục vụ du lịch nghỉ dưỡng.
    Điều kiện vệ sinh
    Môi trường tự nhiên ở Đà Lạt, mặc dầu có bị tàn phá ít nhiều do bàn tay con người, nhưng vẫn là nơi có không khí trong lành.
    Nhờ có địa thế vùng cao, thảm thực vật bao phủ, Đà Lạt là nơi phát sinh của những con sông, suối cung cấp nguồn nước sinh hoạt ít bị ô nhiễm.
    Đồi núi nơi đây đã tạo ra một sự yên tĩnh cần thiết cho du lịch nghỉ dưỡng.
    Đà Lạt tự nó là một bảo tàng tự nhiên hấp dẫn với du khách qua các dạng hình du lịch: tham quan, dã ngoại, nghỉ dưỡng, thể thao, cắm trại, nghiên cứu khoa học... Với cảnh vật đó, bàn tay con người làm tăng giá trị hay ngược lại.
    Sự hấp dẫn của thành phố hoa và hàng đặc sản
    Ngoài rừng, ven đường và trước nhà,... Đà Lạt lại được những bông hoa tươi thắm tô điểm. Nơi đây, có nhiều loài lan rừng lẫn lan lai tạo, hoa hồng, hoa lys, hoa glaieul,...bốn mùa hoa nở. Thú vị biết bao trước một biệt thự xinh xắn lại có vườn hoa kiểng nhiều màu sắc được cắt tỉa công phu.
    Rau, quả ôn đới là niềm mong ước của du khách xứ nóng, không những là món ăn ngon hợp khẩu vị mà còn là quà biếu cho người thân sau một chuyến du lịch.
    Hàng mỹ nghệ, sản phẩm thủ công của người Thượng, tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng thắm tình quê hương.
  8. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Ẩm Thực Đà Lạt

    Do là thành phố của nhiều thành phần cư dân khác nhau và mỗi miền mang đến đây một chút "nỗi nhớ quê hương" nên ở Ðà Lạt có sự hội tụ của nhiều món ăn khác nhau, nhất là các món ăn dân dã. Nhưng rõ nhất là các món ăn của 2 miền rõ rệt : miền bắc và miền trung với những món như cơm tấm, canh cua rau đa, canh cua rau mồng tơi, rau muống xào tỏi, bún Huế, mì Quảng... và ngoài ra lại còn có cả nhiều loại món ăn của người Hoa.
    Ngay tại khu Hòa Bình có các quán đã trở nên quen thuộc với người dân thành phố hoa như phở Tùng, phở - cơm tấm Bắc Hương (gần kế cà phê Tùng), bún bến xe Tùng Nghĩa (sau lưng khu Hòa Bình), phở Hiếu (kế bên khu Hòa Bình). Nhưng nếu ở các đường phố khác không gần trung tâm thì người dân Ðà Lạt thích ăn sáng ở phở Hoàng Văn Thụ, phở Quang (Hà Huy Tập), phở Hà Nội trên dốc đường Hải Thượng Lãn Ông. ở gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến phở Vi (góc Trần Quý Cáp với Nguyễn Du). Phở ở Ðà Lạt rẻ hơn (phở ngon chỉ từ 6.000đ - 7.000đ/tô) và "chén" đã hơn so với ăn ở nơi khác vì xứ lạnh ăn nóng khi tô phở đang bốc khói và vì có rau tươi, ngon.
    Ðối với du khách ở Sài Gòn lên thì nhiều năm nay đã quen với quán bún 44 Hùng Vương (bà già tóc bạc) và một quán bún Huế khác là bún Công (nằm trên đường Phù Ðổng Thiên Vương - trên đường đến khu du lịch Thung lũng Tình yêu). Trước đây, món bún Công còn giữ được nét đặc trưng của Huế là rất cay nhưng dần dần để phù hợp với thị hiếu đã ít cay hơn nhưng nếu là bạn là người sành ăn cay thì nên dặn người phục vụ cho thêm ớt. Giá một tô bún Công là 7.000đ, tô đặc biệt 8.000đ nhưng quả là xứng "đồng tiền bát gạo" và du khách có thể ăn trưa bằng một tô bún đặc biệt là đủ.
    Ðối với khách bình dân thích ăn mì Quảng thì nên đến đường Nhà Chung - nơi có 2-3 quán mì Quảng ăn được và vào buổi sáng rất đắt khách (chủ yếu là dân Ðà Lạt đến ăn).
    Nếu là người thích các món ăn Trung Hoa thì du khách hãy ghé đến quán mì Hoành thánh, 217 đường Phan Ðình Phùng (gần ngã ba chùa Linh Sơn) hoặc quán Vĩnh Lợi ở cuối dốc Duy Tân du khách sẽ được phục vụ chu đáo. Buổi trưa, gần quán Như ý có quán ăn Tài Ký với các món cơm xào, vịt tiềm, óc heo tiềm, chân gà tiềm hấp dẫn để du khách tăng thêm sinh lực sau những lúc lên dốc, xuống đồi mệt nhọc. Từ buổi trưa, một quán Tài Ký khác ở đường Bùi Thị Xuân cũng đã mở cửa sẵn sàng phục vụ du khách sành ăn cho đến chiều. Giá một tiềm thuốc bắc ở Ðà Lạt khá rẻ : từ 8.000 - 12.000đ tùy theo món.
    Nếu thích nơi yên tĩnh, có phong cảnh đẹp thì cũng có thể đến quán Bích Ðào (đường Triệu Việt Vương, ngay dốc lên dinh Bảo Ðại). ở đây có phục vụ món Bò né chất lượng không thua kém các quán nổi tiếng ở TP.HCM. Ăn sáng ở Bích Ðào có cái tiện là uống cà phê luôn tại chỗ và quán luôn sẵn các loại nhạc tuyển dành cho khách sành nhạc, nhất là nhạc cổ điển, hòa tấu không lời.
    Bánh canh Xuân An cũng trên đường Nhà Chung vào buổi chiều có món ăn đặc sản của Ðà Lạt là bánh canh Xuân An (số 15 Nhà Chung, ÐT : 827690). Quán bánh canh này đã là một địa chỉ quen thuộc của người dân thành phố hoa từ hàng chục năm nay và đã đến thế hệ thứ 2. Ðặc điểm khác biệt của bánh canh Xuân An so với bánh cánh các nơi khác là đậm đặc hơn, hơi béo hơn và có cả bánh canh giò.
    Một đặc điểm của du khách khi vào ăn lúc mùa du lịch cao điểm, nhất là các quán ở ngay trung tâm thành phố là phải hỏi giá cả trước đề phòng một vài quán có thói quen "chặt đẹp" khách.
    Ðối với các du khách đi đoàn lớn, thích ăn uống theo kiểu bình dân vừa hợp khẩu vị, vừa rẻ tiền thì không còn chỗ nào lý tưởng hơn bằng ở hàng ăn trên chợ lầu Ðà Lạt. ở đây có đầy đủ các món ẩm thực bình dân như bún, cháo đến cơm, phở, bánh cuốn... với giá rất bình dân 3.000đ - 4.000đ/đĩa và với 5.000đ đã có thể xong bữa. ở đây cũng có cỏ các món cơm, phở chay phục vụ các khách đi hành hương với chất lượng tương đương đồ mặn nhưng giá cả có rẻ hơn. Hay quanh chợ Ðà Lạt cũng có một vài quán cơm bình dân phục vụ cơm trưa với giá 3.000đ -4.000đ/bữa.
    Du khách cũng có thể dạo quanh khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu để tìm đến các quán ăn "rất bình dân" dành cho người lao động với giá 5.000đ/đĩa cơm và 10.000đ/phần.
    Nếu đi xe từ 12 chỗ trở xuống đến nhóm 3 - 4 người muốn ăn cơm "công chức" thì chịu khó tạt xuống đường Hùng Vương trước Phòng Cảnh sát giao thông có 2 quán cơm luôn đông khách vào buổi trưa phục vụ công chức và người lao động. Ði quá 200m cũng có 3 quán côm bình dân khác mà khá nhất là quán Hà. Giá một phần cơm ở đây chỉ từ 6.000đ - 7.000đ với 3 món hẳn hoi là canh, rau và món mặn. Ðiểm đặc biệt ở các quán ăn trên đường Hùng Vương này là đều có món dưa, cà pháo và mắm nêm.
    Ðối với du khách ở các khách sạn trên đường 3/2, Nguyễn Văn Cừ, Hải Thượng Lãn Ông có thể đến quán cơm bình dân dành cho người lao động ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - 3/2 với giá 4.000đ/đĩa.
    Sang trọng hơn thì đã có các nhà hàng ở ngay đường vào chợ như Nam Ðô (( : 824550), Như Ngọc (( : 822651), Hải Sơn (( : 827252) đều ở ngay đường vào chợ Ðà Lạt và một số nhà hàng ở đường Phan Ðình Phùng như Phượng Hoàng (81 Phan Ðình Phùng, ( : 822773), nhà hàng Cẩm Ðô (81Phan Ðình Phùng, ( : 822732), nhà hàng Tân Huê Ðô (số 27/2 đường Hoàng Diệu, ( : 826848). Quán Tân Huê Ðô có món dê giả cầy thuộc loại nhất, nhì phố núi và giá cả cũng thuộc loại vừa vừa phải chăng. Trước đây quán ở đường Phan Ðình Phùng, từ ngày dời về đường Hoàng Diệu dù trong hẻm vẫn đắt khách hàng nhờ giá cả và chất lượng. Hoặc du khách có thể ghé nhà hàng Vạn Huê Lầu số 22/2 Trần Phú (( : 824794) với vị trí khá đẹp lại có Karaoke sân khấu cùng đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp lịch sự.
    Một địa chỉ rất quen thuộc của giới ẩm thực, nhất là khách nước ngoài (khách "ba lô") là nhà hàng Long Hoa, số 6 đường 3/2, ( : 822934 và Nhà hàng Thanh Thanh số 4 Tăng Bạt Hổ, ( : 821836 - 829158. Cả hai nhà hàng này đều nằm ngay khu trung tâm Hòa Bình.
    Muốn ăn cơm niêu cùng các món ăn Nam Bộ thì đến Như Ngọc 2, số 19/8 Hồ Tùng Mậu (( : 833999) sau lưng Bưu điện trung tâm Ðà Lạt) với một vị trí đẹp nhìn ra khu trung tâm chợ và với các cô phục vụ áo bà ba duyên dáng.
    Muốn thưởng thức các món nướng thì hãy đến quán Sapa (5 Hải Thượng, ( : 835760). ở đây có hàng chục món nướng với cách ướp gia vị mang âm hưởng vùng núi phía bắc Sapa , giá cả cũng không quá mắc với 25 - 30 ngàn/đĩa nướng cho 4 người. Buổi sáng, tại đây cũng có phục vụ ăn sáng nhẹ. Phòng ốc được thiết kế theo kiểu nhà sàn cách điệu của vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên.
    Một điểm ăn trưa và ăn tối không thể không nhắc đến là quán ăn Như Ý ở ngay gần rạp Giải Phóng (số 143B đường Phan Đình Phùng, ( : 823770). Nếu từ khu Hòa Bình chỉ cần xuôi dốc Trương Công Định là đến. Các món ăn ở đây khá đa dạng (có thể kêu phần và kêu món), chất lượng khá, giá cả vừa phải và đã được du khách các tỉnh ?ochấm? từ nhiều năm nay hoặc quán Suối Mơ (17 Nguyễn Văn Trỗi, ( : 823022).
    Đối với các du khách muốn ?olai rai? tí chút với bạn bè thì nên chọn món ?olẩu dê? để được thưởng thức các món rau xanh của Đà Lạt. Rẻ nhất, chất lượng nhất là quán dê Ngân (số 32C Hai Bà Trưng, ( : 823808), sau đó là quán Phú với các món dê trên đường Hoàng Diệu hay một số quán nhậu bình dân ở đường Lê Quý Đôn (khu Ba Toa, cách chợ Đà Lạt hơn 1 km (và rất gần phía đường 3/2, Nguyễn Văn Cừ). Chỉ với 40.000đ ?" 60.000đ, đã có làm một buổi hàn huyên cho 3 ?" 4 người (không tính tiền rượu, bia).
    Nếu ở khu vực gần hồ Than Thở, gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến quán dê ở số 05 Hồ Xuân Hương (( : 824197), đây là quán đã có thâm niên với các món dê, rượu tiết dê nhưng giá có ?ocứng? hơn một chút.
    Một món ăn có thể gọi là đặc sản thứ thiệt của Đà Lạt không thể quên là món Atisô hầm giò heo. Đây là loại thuốc bổ, loại món ăn có tác dụng như một loại thần dược sẽ giúp du khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Nhưng món này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atisô (từ Nôen đến đầu mùa hè năm sau).
    Ở Đà Lạt, muốn dùng hải sản tươi sống thì đã có nhà hàng Hoa Lê số 1 Nhà Chung (( : 833399), đây là một trong số ít nhà hàng chuyên phục vụ các món hải sản tươi sống.
    Đối với khách thích món nướng có thể đến nhà hàng Sapa (5 Hải Thượng, ( : 835760), ở đây có phục vụ món cơm lam truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc.
    Sau một ngày đi tham quan dã ngoại và sau một buổi tối đi dạo bên bờ hồ Xuân Hương, du khách cần ăn khuya một chút và đã có chợ Âm phủ ở ngay cạnh khách sạn Hải Sơn. Chợ này phục vụ khách gần như cả đêm và chỉ phục vụ vào ban tối từ quãng 7 giờ tối trở đi. Du khách cũng có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hồ để tìm một tô bún Huế cay cay (6.000đ/tô) vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế) và một số món khác như cháo vịt, mì quảng.
    Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở ăn được phục vụ người dân Đà Lạt và du khách đến 12 giờ đêm. Đà Lạt là thành phố vườn đặc thù nên các quán ăn thường đóng cửa sớm hơn các nơi khác, do đó chắc ăn nhất là nên đến xung quanh khu Hòa Bình.
    Nếu ăn phở thì ghé vào đường Tăng Bạt Hổ có 2 tiệm phở lớn mở cửa rất khuya; có hôm tới 2 giờ khuya vẫn còn bán. Nếu thích ăn miến gà thì nên đến quán ở số 24 đường Nguyễn Chí Thanh, (( : 823578, gần khách sạn Ngọc Lan). Quán miến gà này chỉ bán vào ban đêm và được dân Đà Lạt rất tín nhiệm trong vài năm gần đây.
    Nếu đi đông, có nhiều sở thích khác nhau trong đoàn thì tốt nhất nên đến chợ Âm phủ (gần bên khách sạn Hải Sơn) hoặc trên đường vào chợ Đà Lạt. Ở đây có thể phục vụ bạn đầy đủ từ cháo, bún, phở ? đến bánh mì. Nếu khách đã đến Đà Lạt nhiều lần thì không thể không biết đến chợ Âm phủ. Sở dĩ có tên gọi chợ Âm phủ vì trước đây, chợ họp ở cầu thang lên xuống khu Hòa Bình (lối xuống chợ). Càng ngày số người bán càng đông, chật chội, chiếm chỗ du khách đi lại nên chính quyền thành phố Đà Lạt quyết định dời về bến xe vãng lai, cách đó 200m (như hiện nay). Có 3 món có thể ăn được là bún giò, cháo và hủ tiếu. Một ưu điểm là các món ăn đều nóng bốc khói giữa trời lạnh nên cũng có cái thú của nó.
    Đêm Đà Lạt thường rất lạnh, đặc biệt là vào dịp đầu và cuối năm nên rất ít quán mở cửa suốt đêm, ngoại trừ khu ?ochợ ăn?. Có lẽ do đặc điểm này nên người ta đặt cho nó cái tên chợ Âm phủ.
    Có thừa quá không khi đặt ra câu hỏi này khi hầu như quanh thành phố đều có thể gọi được một ly cà phê ? Xin thưa đối với dân nghiền cà phê thì không thừa bởi đối với người hay uống cà phê chất lượng, giá cả, vị trí luôn được nhắm tới.
    Thường du khách luôn có sở thích được ở gần, được đi chơi ở khu trung tâm Đà Lạt nên phần đông cũng thích uống cà phê sáng hay tối ở quanh khu trung tâm Hòa Bình. Ở các đường gần chợ Đà Lạt như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Trương Công Định hay Nguyễn Văn Trỗi đều có khá nhiều quán cóc dành cho dân lao động Đà Lạt, đặc biệt là khu vực quanh bến xe Tùng Nghĩa (gồm đầu 2 đường Phan Bội Châu và Nguyễn Văn Trỗi). Giá cả rất bình dân với 1.500 ?" 2.000/ly cà phê đen nóng và nếu có đá thì cũng chỉ khoảng 2,5 ?" 3 ngàn đồng/ ly.
    ?oPhố cà phê?. Đối với người thích có vị trí đẹp để ngắm trời đất Đà Lạt (có lẽ phù hợp với phần đông du khách) thì không lý tưởng bằng dãy quán cà phê lưng chừng dốc lên khu Hòa Bình (một mặt quay bên đường Nguyễn Chí Thanh). Giá cả dao động ở mức 4 ?"5 ngàn/một ly cà phê đen và 6.000đ/ly cà phê sữa. Các loại nước uống cũng nhích hơn một chút do tiền chi phí mặt bằng cao.
    Trong ký ức của người yêu Đà Lạt và lên Đà Lạt nhiều lần có lẽ không thể quên được quán cà phê Tùng nằm ở ngay khu Hòa Bình chỉ phục vụ với một loại nhạc cổ điển, hòa tấu dành cho người sành nhạc lại sành cà phê. Chất lượng cà phê ở đây đã được khẳng định từ cách đây hàng chục năm. Du khách nước ngoài cũng hay ghé vào quán này (khách sành cà phê).
    Vào ban đêm, nếu muốn có một không gian lý tưởng nữa, du khách có thể ghé tầng thượng của chợ lầu Đà Lạt ?" nơi đây có nhà hàng với các món nhậu nhưng chủ yếu là bán cà phê, giải khát. Từ đây, khách có thể ngắm nhìn thành phố Đà Lạt đang lên đèn, ngắm những dòng người xe xuôi ngược ra vào chợ ở phía dưới.
    Nhưng nếu có thời gian rảo bộ thì nên đến quán Valentin ở đường Hồ Tùng Mậu (bên khách sạn Palace) nơi đây có nhạc tuyển rất hay phù hợp nhiều đối tượng và có vị trí đẹp có thể ngắm tháp ăngten bưu điện vào ban đêm và ngắm một phần phố xá trung tâm vào ban ngày. Hay quán Bích Đào (gần dinh Bảo Đại) có nhạc tuyển và khung cảnh đẹp, yên tĩnh.
    Nếu muốn có cảm giác mạnh hơn nữa, khách có thể ghé vào 2 nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy. Ở đây sẽ có món ?oCà phê run? khi ngồi ngoài trời vào nửa buổi chiều trở về khuya (run vì lạnh). Đặc biệt lưu ý du khách là do có vị trí ?ochiến lược? đẹp, diện tích lại nhỏ nên giá cả ở 2 nhà hàng này, nhất là Thủy Tạ có cứng hơn nhiều so với ở ngoài. Nhưng bù lại, vào 2 tối trong tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món ?oâm nhạc dân tộc? do chính một số nghệ sĩ của Đà Lạt trực tiếp biểu diễn. Hoặc du khách có thể yêu cầu được nghe đàn dương cầm.
    Nếu là người từ TP. HCM lên vốn đã quen với thương hiệu cà phê Trung Nguyên thì đã có quán cà phê Trung Nguyên ở dưới dốc đường 3 tháng 2 (tầng trệt và lửng của khách sạn Golf 2).
    Đối với người thích ăn kem thì không cần đi đâu xa vì ở ngay ?ophố cà phê? kể ở trên đã có sẵn quán kem Việt Hưng và kem Ý khá nổi tiếng. Nhưng hy vọng là rất ít du khách đến xứ lạnh mà thèm kem.
  9. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Mua Sắm tại Đà Lạt

    Thông thường, đi Đà Lạt - một xứ sở ôn đới với nhiều loại hoa trái lạ du khách luôn có sở thích mua vài thứ đặc sản về làm quà cho người thân, bè bạn. Dù ngày nay ở thành phố Hồ Chí Minh hay một vài thành phố lớn khác các loại hàng đặc sản của Đà Lạt cũng không thiếu nhưng tâm lý ?ocủa một đồng, công một nén? luôn ngự trị trong lòng mỗi du khách. Kể ra thì ở thành phố sương mù này có khá nhiều thứ mà du khách ở các xứ nóng ưa thích. Tựu trung lại có 3 nhóm sản phẩm gồm: rau củ, quả tươi, hoa và mứt. Ngoài ra còn phải kể thêm nhu cầu áo len mỏng cho người thân ở nhà hoặc áo len cho người già.
    Vài năm gần đây, xuất hiện thêm một nhu cầu đi dạo và mua sắm ở chợ ?ođồ sôn? tức quần áo đã qua sử dụng. Có lẽ không ở đâu mà quần áo, đặc biệt là áo gió ?" áo lạnh second hand lại phong phú về kiểu dáng và mẫu mã như ở Đà Lạt. Một địa chỉ mà du khách cần biết khi cho nhu cầu mua áo len cho người lớn và trẻ em là shop của Công ty Apex (số 2B Nguyễn Văn Trỗi, :-) 824024) chuyên bán các loại áo len thời trang xuất khẩu với mẫu mã lên đến hơn 100 loại. Giá cả mềm từ 35.000-50.000 đồng là đã chọn được một chiếc áo len bình thường. Ngừơi có nhu cầu cao hơn, nhất là quý bà có thể chọn loại áo len xịn hơn từ 100.000-140.000đồng.
    Đến Đà Lạt, không thể không dạo chợ Đà Lạt vì chợ khá nổi tiếng về kiến trúc và văn hóa lại nằm ở ngay trung tâm thành phố. Lúc mới đầu, chợ Đà Lạt nằm ở vị trí rạp ¾ trên đầu dốc khu Hòa Bình với tên gọi Chợ Cây (vì làm bằng cây, lợp tôn). Dân số Đà Lạt khi ấy vào khoảng 2000 người. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi các dãy phố ván, chợ được làm mới theo kiểu nhà ***g, bốn phía không có tường, do dân số ít, trời lại rất lạnh nên chợ họp từ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng diện tích trống trước chợ gọi là quảng trường chợ. Theo ?oĐà Lạt, thành phố cao nguyên? thì hồi đó ngay mặt tiền ngôi chợ có gắn một tấm huy hiệu của thành phố trong đó có chạm hình một đôi nam nữ thanh niên dân tộc Lạch, một con cọp và một câu châm ngôn La Tinh. Phần lớn các cửa hiệu tạp hóa xung quanh chợ đều của người Hoa. Năm 1958,
    do quy mô của Đà Lạt nên người ta quyết định xây dựng một ngôi chợ mới tại vị trí một đầm xà lách xoong (tức vị trí chợ ngay nay). Chợ cũ được xây dựng thành rạp chiếu bóng Hòa Bình. Giữa dãy chợ cũ và chợ mới (dãy kios hiện nay) có các cửa hiệu của người Pháp và Ấn Độ.
    Sau khi ở nước ngoài về, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người đã đạt giải thưởng Khôi nguyên La Mã về kiến trúc) có tham gia ý kiến thêm về việc xây dựng các cầu thang dẫn vào chợ lầu làm cho chợ có một vẻ rất riêng. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 thành phố Đà Lạt, chợ đã được khởi cọng cải tạo nâng cấp khu A, sau đó đến khu B như hiện nay. Theo thiết kế, chợ còn xây dựng thêm một khu C, khu khách sạn ở phía trong với đầy đủ khách sạn, nhà hàng. Tổng diện tích sử dụng của chợ (khi hoàn chỉnh) là 22.000m2 với 1469 hộ kinh doanh. Trong đó, phần khách sạn là 8.556 m2.
    Một đặc điểm dễ thấy là có rất nhiều mặt hàng phục vụ du khách, chiếm diện tích đáng kể ở tầng trệt và tầng lầu. Chỉ riêng tầng trệt không thôi đã có 93 quầy hàng đặc sản. Nổi bật nhất ở chợ Đà Lạt là mặt hàng hoa với 28 hộ kinh doanh, trong đó có một số hộ đã có thâm niên tới gần 40 năm. Có lẽ không có chợ trung tâm của một thành phố nào trong cả nước lại có nhiều hàng hoa đến thế. Vừa bày bán cả phía trướa lẫn phía sau. Vào mùa khô, dịp Nôen và trước Tết Nguyên Đán hoa được bày bán rực rỡ cả một góc chợ Đà Lạt.
    Ngoài hàng đặc sản hoa, các loại mứt trái cây ở tầng trệt, tầng lầu khu A của chở là nơi bày bán hàng len và hàng thủ công mỹ nghệ. Nghề len ở Đà Lạt được coi là một nghề truyền thống thu hút rất nhiều lao động nữ, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, giá cả cũng rất khác nhau đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Riêng hàng len ở một số khu du lịch cũng có bán nhưng thường với giá cao nên du khách thường ghé chợ và khu vòng quanh Hòa Bình mua vừa sát giá, vừa có nhiều mẫu mã.
    Chợ Đà Lạt còn khá đặc biệt là ở việc bán hàng lagim (rau, củ, quả). Vào lúc nửa đêm đến mờ sáng trên đường vào chợ Đà Lạt có một ?ophố chợ rau? sầm uất. Buổi sáng, khi du khách đi dạo, đi ăn sáng qua thì cảnh vật đã được trả lại như lýc chiều hôm trước và mọi rác rưởi của hàng hóa lagim đã được dọn sạch sẽ.
    Đà Lạt, thành phố hoa. Từ lâu, Đà Lạt được du khách thừa nhận là ?othành phố hoa? bởi được thiên nhiên ưu đãi nên hoa có thể trồng quanh năm, nhất là các giống hoa ôn đới mà không nơi nào trên đất nước ta có thể sánh kịp. Vài năm gần đây, khi công nghệ sinh học được áp dụng thì hoa Đà Lạt càng thêm phong phú và thêm đẹp. Theo ước tính của ngành chức năng, đến cuối năm 2000 đã có 60 giống cúc, 20 giống đồng tiền, 15 giống cẩm chướng, 10 giống hồng được du nhập vào Đà Lạt. Theo kết quả khảo sát mới nhất thì diện tích trồng hoa trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã lên đến 200ha, gấp đôi so với năm 1999 và gấp 3 lần so với năm 1996.
    Ngoài hoa cắt cành giống nhập nội, Đà Lạt còn có nhiều loài hoa dại rất dễ bắt gặp như tường vi, cúc quỳ ? các loại địa lan tự nhiên. Đó là chưa kể đến sự du nhập của địa lan (Cymbidium) với khoảng 300 loài làm cho thế giới hoa Đà Lạt trở nên vô cùng phong phú thuộc loại bậc nhất ở nước ta.
    Lên Đà Lạt, du khách ở TP.HCM nhất là giới công chức thích mua hoa cắm bình (hoa cắt cành) và thường là các loài hoa hồng, lay ơn, hoa cẩm chướng, cẩm nhung và vài năm gần đây phổ biến nhất là các loại cúc phân theo màu sắc hay xuất xứ như cúc Indonêsia, cúc đại đóa, cúc thọ, cúc tiger, cúc nghệ, cúc Hasfarm?
    Nhưng dù là loại hoa nào thì điều bắt buộc cần phải nhớ là khi đem về nhớ ngâm nước (nhúng một phần cành hoa trong nước lạnh) ít nhất là 1 giờ đồng hồ - 2 giờ để hoa được tươi lâu. Một bí quyết nữa là khi cắm phải vặt bớt lá để chất dinh dưỡng từ nước tập trung cho hoa giúp hoa nở nhiều bông và tươi lâu. Một điểm đáng chú ý khác là gần đây một số chủng loại hoa trồng chậu giống ngoại đã được công ty hoa Đà Lạt Hasfarm và nhà vườn du nhập vào Việt Nam và đã bán thương phẩm tại chợ Đà Lạt. Tiêu biểu có mấy loại như giã uyên thảo, đồng tiền,thạch thảo, bách niên thảo? Giá một chậu từ 20.0000-30.000 đồng và có thể chưng được lâu từ 3-4 tuần hoặc lâu hơn. Sau khi hết hoa nếu biết chăm sóc cây vẫn sống và có thể ra bông.
    Một số người bán ở chợ ngoài bán lẻ còn đóng hoa tươi đi các tỉnh. Khách du lịch nên mua bông tại ngay chợ Đà Lạt vì giá chênh lệch không bao nhiêu so với giá mua tại nhà vườn, chủng loại hoa phong phú lại được đóng gói cẩn thận để mang đi xa. Giá cả tùy thuộc vào từng thời điểm, nhưng giá chỉ lên cao vào những ngày lễ 20/11, rằm tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 10, ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 (âm lịch), dịp Nôen, Tết dương lịch. Riêng Tết âm lịch, có năm gía rất cao nhưng cũng có năm giá chỉ nhích hơn bình thường một chút. Tại chợ Đà Lạt có 2 khu vực bán hoa là mặt trước và sau (đi vào phía tay trái ).
    Đại lý hoa Dalat Hasfarm : Nếu muốn tìm một nơi chuyên bán hoa của Dalat Hasfarm thì đã có quầy đại lý của công ty ở số 16B đường Nguyễn Chí Thanh (( : 8257950). Đến đây, quý khách sẽ được tận mắt chứng kiến thế giới hoa nhiều sắc màu của làng hoa công nghiệp duy nhất và lớn nhất Việt Nam với nhiều chủng loại hoa cắt cành và hoa chậu. Khách mua về TP. HCM hoặc các tỉnh sẽ được đóng gói cẩn thận để đi xa và sẽ không sợ bị lầm về chất lượng hay mua mắc về giá.
    Ngoài các chủng loại hoa cắt cành phong phú như hoa hồng, cúc; khách có thể mua hoa chưng chậu với giá thấp nhất 15.000đ/chậu, dao động đến 40.000đ/chậu (tùy theo loại). Hoa chậu được vào chậu nhựa rất xinh xắn, nhẹ nhàng và an toàn khi đi xa. Đối vời hoa chậu, sau khi hết bông, nên đưa ra ngoài đất trồng để ra hoa tiếp.
    Một nhu cầu quen thuộc của không ít du khách là thích mua hoa lan cây cảnh về chưng hoặc chơi. Sở thích đó xuất phát từ sự phong phú của thế giới phong lan Đà Lạt với hơn 300 loài - thuộc loại phong phú nhất nước. Hoa lan Đà Lạt ngày tết chưng vừa sang, vừa lâu tàn và phù hợp với những nhà xây cao to, biệt thự sang trọng. Giá cả tùy loại, có loại đến vài triệu một chậu nhưng thường chỉ từ 200-300 ngàn/chậu. Nếu ít tiền, có thể mua hoa lan cắt cành với giá 30.000đ ?" 50.000đ/cành, ngày tết lên đến 60.000 ?" 80.000đ/cành, thậm chí 150.000đ/cành nhưng cũng tùy loại.
    Du khách có thể mua ngay tại trước khách sạn Hải Sơn với khoảng 15 hộ bày bán trên vỉa hè trước khách sạn nhưng nếu gặp được hộ có trồng tại vườn nhà thì chất lượng, giá cả đảm bảo hơn. Tốt nhất, nếu có thì giờ thì nên đến tại vườn để chọn lựa theo sở thích, túi tiền.
    Những năm cuối của thập niên 80, nghề trồng hoa lan xuất khẩu Đà Lạt ở vào thời kỳ hoàng kim xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Đầu những năm 90, khi Liên Xô tan rã, nghề trồng lan và bonsai xuống dốc nhưng từ năm 1995 đến nay đang sống lại. Đã có nhiều nghệ nhân, nhiều nhà vườn sản xuất qui mô với sự tiến bộ về giống, trình độ thâm canh ?" chăm sóc. Nếu trước đây, hoa lan ?" bonsai Đà Lạt được trồng ở các villa, biệt điện của giới quý tộc, vua chúa thì nay đã trở thành một thú vui, một nghề của nhiều người. Xin giới thiệu một số địa chỉ để du khách nào ưa thích có thể đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm hoặc mua bán ngay tại vườn.
    Một số địa chỉ cụ thể
    *?oLangbiang lan? ở số 42 Xô Viết Nghệ Tĩnh (cách trung tâm Đà Lạt 5km) của nghệ nhân Đường. Dù còn trẻ nhưng từ 5 năm trở lại đây, vườn lan của anh Đường đã trở thành một ?obảo tàng? về lan lớn nhất ở Đà Lạt (và kể cả hoa). Đầu tiên là sưu tầm. Nhân giống các loại phong lan, địa lan, hoa trồng chậu từ phương pháp chiết tách đến cấy mô, nhờ có nguồn vốn khá dồi dào nên vườn nhà anh Đường đã có hơn 100.000 chậu địa lan các loại và trên 20.000 chậu phong lan. Trong đó phải kể đến bộ sưu tập lan Hài Việt Nam.
    Vài năm gần đây, anh đã học tập công nghệ nhân giống cấy mô các giống hoa cắt cành và hoa chậu có nguồn gốc ngoại nhập từ Hà Lan và một số nước Đông Nam Á. Ngoài hoa chậu, hoa lan; ?oLangbiang Lan? hiện còn cung cấp cả giống hoa cho khách hàng.
    *Nghệ nhân Ngô Văn Bính, ở ấp Hà Đông, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm nay đã 86 tuổi nhưng cụ Bính vẫn còn ham mê nghề bonsai và là một trong số ít những người chơi bonsai, trồng hoa lâu năm còn sống ở Đà Lạt. Không qui mô lớn nhưng hiện vườn cụ có hơn 2.000 chậu lan và bondai. Thỉnh thoảng, cụ có trao đổi với các nghệ nhân khác để phong phú thên vườn lan, bonsai của mình.
    *Vườn lục sinh hóa, 13 Nguyễn Đình Chiểu, :-) 822755. Nơi đây chuyên bán hoa lan (địa lan, phong lan giống mới) từ bán giống đến hoa chậu.
    *Một địa chỉ đáng tin cậy khác nữa là nghệ nhân Cao Ngay, ở 39 đường Đồng Tâm,:-) 821746). Dù chưa phải là lão làng trong nghề chơi lan Đà Lạt nhưng ông là người ít nhiều có sự thàng công trong nghề trồng, chơi và kinh doanh địa lan. Vườn nhà ông hiện có khoảng 1.500 chậu địa lan loại A1; trong đó số chậu có vài bông khoảng 50 chậu, chậu có từ 3 bông trở lên có 30 ?" 40 chậu. Trước tết Tân Tỵ, gia đình ông đã xuất hàng chục chậu đi Hà Nội với giá bình quân : 145.000đ/cành lan. Trong vườn ông Coa Ngay cũng có hơn 500 giò, chậu phong lan (gốc từ lan rừng Đà Lạt ?" Lâm Đồng).
    *Một địa chỉ dễ tìm khác là Vườn hoa thành phố Đà Lạt. Tại đây có khu vực trưng bày hoa lan (cả địa lan và phong lan), cây cảnh ở phía trong, phục vụ nhu cầu thưởng thức, mua bán trao đổi của quý khách nhưng giá cả có thể ?ocứng? hơn so với các vường tư nhân.

    Các loại mứt truyền thống:

    Đà Lạt có 3 loại mứt cơ bản được coi là đặc sản truyền thống gồm mứt hồng, mứt mận và mứt đào.
    *Mứt hồng : Theo nhiều tài liệu thì cây hồng có nguồn gốc từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,Triều Tiên được du nhập vào Đà Lạt đã hơn 50 năm. Có 3 giống cơ bản được trồng là hồng dòn (ngọt) có các giống Fuji Banchi, Sanja Mazu, AmaHyskuma, Koshyto và hồng chát có các giống : Hachina, Hiratanenasi, Yocono? Hồng nước thì rẻ hơn cả. Ngoài việc ăn tươi khi chín, hồng còn được làm mứt, cứ 5 kg tươi được 1 kg khô nên giá hồng khô thường cao hơn nhiều lần so với hồng tươi và dao động ở mức 25.000 ?" 40.000đ/kg. Có 3 loại mứt hồng tương ứng với 3 giống hồng và cao nhất là mứt hồng trứng : 65.000đ/kg, còn lại nằm giá 35.000đ ?" 60.000đ/kg.
    *Mứt mận : Được du nhập vào Đà Lạt từ thập niên 30 do ông Louis Piere nhập vào Việt Nam. Ban đầu được trồng ở trại thực nghiệm Đankia sau đưa về trồng đại trà ở trong nhà vườn Đà Lạt. Các khu vực trồng nhiều là Trại Hầm, Trạm Hành, Trại Mát, Định An. Có 4 giống cơ bản là hồng Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ, mận Trại Hầm và mận Pháp. giống như cây hồng, mận được làm mứt, rượu mận rất được du khách ưa chuộng.
    Giá chuẩn : 20.000đ/kg (giá này không dao động).
    *Dâu tây : Nói đến Đà Lạt không thể không nhắc đến một sản phẩm nổi tiếng là dâu tây. Nó gợi cho du khách nhớ đến một miền đất xinh xắn trên cao nguyên như một nơi ở biên giới giữ Pháp và Thụy Sĩ. Có 2 giống : dâu địa phương (màu hồng nhạt) và dâu Mỹ (màu đỏ sậm). Ngoài sản phẩm bán tươi đóng hộp giấy (giá từ 6.000đ ?" 12.000đ, dao động theo mùa vụ).
    Dâu được chế biến ra khá nhiều sản phẩm như mứt, sirô dâu, rượu dâu, kẹo dâu. Giá mứt dâu bình quân là 10.000đ/kg.
  10. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    ?oPHỐ LÒ MỨT? PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
    Đầu tiên, Đà Lạt chỉ có vài là mứt ở rải rác mỗi nơi một các như lò mứt đường Hồ Tùng Mậu, lò mứt khu Đa Thiện. Nhưng giờ đây đã hình thành nên hẳn một ?ophố lò mứt? trên đường Phù Đổng Thiên Vương (gần khu du lịch thung lũng Tình Yêu), cách trung tâm Đà Lạt 6km. Đà Lạt có rất nhiều loại mứt với số lượng lên đến gần cả trăm loại nhưng nổi tiếng là các loại mứt có liên quan đến trái cây đặc sản như mứt mận, mút dâu (dâu ta và dâu Tây), mứt đào, xí muội, mứt hồng (hồng khô), mứt khoai lang, khoai lang dẻo, khoai lang sấy gừng?
    Do hiện nay Đà Lạt có quá nhiều nhà làm hàng đặc sản và có quá nhiều quầy đặc sản mứt nên cuộc cạnh tranh cũng rất quyết liệt. Nhờ đó, du khách nếu có quá ít thời gian chỉ cần biết số điện thoại, phone đến là tức khắc sẽ có người mang đến khách sạn cho quý khách. Nhưng thường tâm lý du khách đều muốn mua tại quầy, tại lò để được tận mắt thấy, miệng thử tai nghe rồi mới quyết định mua những loại mứt, trái gì.
    Xin giới thiệu một số lò mứt ;
    - Tám Thanh : ( : 827599
    - Thanh Hùng : ( : 823170
    - Phương Uyên : ( : 829452
    - Kiều Giang : :-) 826354
    - Mỹ Quyên ; ( : 830454
    - Phương Lan : ( : 848122
    - Anh Đào : ( : 831787
    - Ngọc Duy : ( : 822293
    Lên Đà Lạt ?" Lâm Đồng là lên với xứ trà, cà phê mà nhiều thương hiệu đã nổi tiếng từ hàng chục năm trước như trà, cà phê Lễ Ký (Đà Lạt), trà Quốc Thái (Bảo Lộc).
    Lâu nay, du khách đã quen với các sản phẩm trà ướp hương có xuất xứ tại Bảo Lộc nhưng đối với người sành điệu, không thể không nhắc đến một thương hiệu gắn liền với tên tuổi Đà Lạt hàng chục năm qua đó trà ?" cà phê Lễ Ký nhãn hiệu Bạch Tượng (Con Voi Trắng) đã được Cục Sở hữu công nghiệp bảo hộ độc quyền quốc gia. Từ những năm 1970, sản phẩm trà ?" cà phê Lễ Ký đã có mặt ở nhiều thành phố, thị xã cũa miền Nam như TP.HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết? Các sản phẩm trà ?" cà phê được chế biến bằng phương pháp thủ công (không dùng hương liệu hóa học) theo nguyên tắc bảo đảm vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và giữ được chất lượng tinh khiết của sản phẩm. chủ nhân của các sản phẩm đó là ông Trần Văn Kiển (80 tuổi) hiện ở Đà Lạt. Ngay cả một thương nhân khá thành công của lĩnh vực cà phê là chủ hãng Trung Nguyên cũng phải đến học hỏi thên về kỹ thuật.
    Chỉ riêng trà không thôi đã có tới 10 loại (vừa có loại trà xanh nguyên chất, vừa có trà ướp hương), trong đó có những loại được khách hàng ngoại quốc tín nhiệm như Hầu trà, Thiết quan âm. Giá bán lẻ trà tuyển Thiết quan âm là 80.000đ/kg, Hầu trà là 100.000đ/kg. Nguyên liệu của Hầu trà được lấy từ vùng trà Tân Cương nổi tiếng của vùng trà Bắc Thái đem về chế biến theo kỹ thuật của Lễ Ký.
    Đối với cà phê, giới sành điệu đã quen với loại cà phê Moka chính hiệu Đà Lạt rất đặc biệt. Khi chế ra nước không có màu đậm đen như cà phê Robuta Buôn Mê Thuột mà hơi có màu vàng đỏ, nước trong hơn. Hay có một loại độc đáo có tính bảo bối là cà phê ?orang chua? nguyên chất không trộn bơ rất được khách hàng, nhất là ở ngoại quốc tín nhiệm.
    Hiện cà phê Lễ Ký có 6 loại cà phê, trong đó ngon nhất là cà phê nguyên chất Moka Đà Lạt và hỗn hợp cà phê (3 loại Mít, Robuta và Moka), giá bán lẻ tại các quầy của Lễ Ký là 70.000đ/kg.
    Một đặc điểm của Lễ Ký là khi mua, khách sẽ được lựa chọn loại cà phê và được rang xay tại chỗ lấy ngay nên không sợ bị lầm.
    Tại Đà Lạt, Lễ Ký có cơ sở chính tại 249 Phan Đình Phùng (:-) 822195) và các quầy giới thiệu sản phẩm tại : 21 khu Hòa Bình, khu A, tầng trệt chợ Đà Lạt. Tại TP.HCM tại CO.OP Mart 189C Cống Quỳnh, Q1.
    Ngoài trà, cà phê hiệu Lễ Ký; du khách có thể mua sản phẩm cà phê nguyên chất hiệu Vĩnh Ích - một cơ sở rang xay cà phê đã có thâm niên hàng chục năm ở Đà Lạt với sản phẩm cà phê đã có thâm niên hàng chục năm ở Đà Lạt với sản phẩm cà phê bột nguyên chất uy tín lâu năm ở số 40 khu Hoà Bình, số 4 Nguyễn Chí Thanh, ( ; 822955. Kiosque 10 ?" 11 ?" 12 khu B chợ Đà Lạt. Khách đến đây tự do lựa chọn loại cà phê và được xay ngay tại chỗ. Giá của một số loại như sau :
    - Cà phê Moka ; 50.000đ/kg
    - Cà phê Arabiaca : 65.000đ/kg
    - Cà phê Ban Mê Thuột : 40.000đ/kg
    - Cà phê Robuta : 35.000đ/kg
    Tại quầy hàng của Vĩnh Ích, quí khách có thể mua được các sản phẩm trà Bảo Lộc đang được khách hàng ưa dùng từ trà xanh đến trà ướp hương.
    TẠI THỊ XÃ BẢO LỘC
    Danh trà nổi tiếng nhất là Quốc Thái với nhãn hiệu con Voi vàng . Cũng như Lễ Ký, sản phẩm trà Quốc Thái thiên về bảo đảm nguyên chất sản phẩm nên giá cũng tương đương với trà Lễ Ký. Trà ngon ở giá 80.000 đ/kg. Quốc Thái cũng có trà xanh và trà ướp hương nhưng do nhu cầu cạnh tranh và do chủ nhân của danh trà đã qua đời nên chất lượng có giảm sút ít nhiều, một số sản phẩm của Quốc Thái đã sử dụng hương liệu hoá học để ướp như các tiệm trà ở Bảo Lộc đã làm lâu nay.
    Một danh trà nữa đã quen với dân miền Nam là trà Đỗ Hữu, tại đây vừa bán trà, cà phê vừa phục vụ cơm cho các đoàn khách du lịch.
    Gần đây, tại Bảo Lộc có thêm cơ sở trà, cà phê Tâm Châu với mặt bằng rộng, cung cách phục vụ lịch sự do một Việt kiều nguyên là người Bảo Lộc về bỏ vốn đầu tư.
    Đối với du khách bình dân, ít tiền, không sành trà có thể mua trà ướp hương với giá mềm hơn đang có bán tại rất nhiều tiệm trà ở Bảo Lộc. Các hiệu trà lớn có Đỗ Hữu, Trâm Anh, Thiên Hương, Thiên Thành, Bảo Tín và gần đây là Tâm Châu.
    Một điểm cần lưu ý nữa đối với du khách thích uống trà là Đà Lạt hiện có nhiều loại trà vừa là uống giải khát, vừa uống chữa bệnh như trà khổ qua, trà cỏ ngọt, trà cúc ? hiện có bán tại các quầy đặc sản ở chợ Đà Lạt hay các lò đặc sản.
    Trong khối quốc doanh, quí khách có thể làm quen với nhãn hiệu trà Rồng Vàng của công ty chè Lâm Đồng - một sản phẩm đã giành được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ - triển lãm toàn quốc trong đó có giải thưởng ?obông lúa vàng? tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ cho sản phẩm trà xanh nguyên chất được thị trường trong nước tín dụng từ nhiều năm qua.
    Địa chỉ giao dịch : 280A Trần Phú, thị xã Bảo Lộc, :-)862237, 865508,865261, Fax: 063.862237.
    Đến Đà Lạt, có một dản phẩm đặc sản chính hiệu nữa là atisô - một loại cây đặc hữu mà trong nước không đâu có. Atisô được trồng nhiều nhất ở vùng Thái Phiên, Trại Mát, Xuân Thọ (vùng ngoại ô Đà Lạt). Đặc điểm của loại cây này là từ thân, rễ, lá, bông đều hữu dụng có tác dụng chữa các bệnh về gan mật. Từ trước đây nhiều. du khách đã quen với 2 loại sản phẩm chính là bông, rễ và lá nhưng khoảng gần 10 năm trở lại đây các sản phẩm từ atisô rất đa dạng như có thêm trà túi lọc, trà dạnh bột (atisô say), cao, hoàn atisô?
    Những năm 80, các sản phẩm atisô hầu như chỉ có mỗi công ty dược Lâm Đồng sản xuất với nhiều loại như cao, hoàn, ống uống, trà thanh nhiệt nhưng hiện nay đã có thêm nhiều cơ sở tư nhân cùng tham gia sản xuất trà túi lọc - mốt sản phẩm phổ biến dùng trong các công sở tại Đà Lạt ?" Lâm Đồng. Do một số cơ sở sản xuất chui, chất lượng không đảm bảo nên tốt nhất chỉ nên mua các sản phẩm từ atisô của công ty cổ phần dược - vật tư y tế Lâm Đồng và của các cơ sở sản xuất có đăng ký, được các ngành chức năng công nhận như cơ sở Ngọc Duy (số 6 đường Tăng Bạt Hổ, :-) 822293 - gần bên khu Hoà Bình), cơ sở mứt trái cây Tám Thanh (86 Nguyễn Văn Trỗi, :-) 827599), cơ sở mứt Thanh Hùng (18A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, :-) 823170).
    Trong số đó, các sản phẩm của cơ sở Ngọc Duy có chất lượng hơn cả, nhất là các sản phẩm từ atisô đã được huy chương vàng tại nhiều hội chợ quốc tế tổ chức ở Cần Thơ và Hà Nội. Ở đây có cả 100 loại mứt, trái đặc sản, riêng đặc sản Đà Lạt chính hiệu hàng chục loại mứt khác nhau. Trong đó, đáng chú ý có mứt mận 20.000đ/kg, hồng khô (từ 30.000 ?" 70.000đ/kg tùy theo loại, mắc nhất là hồng trứng 70.000đ/kg), atisô loại hộp nhỏ 24.000đ, bịch lớn 48.000đ, atisô gói bịch 20.000đ (80 gói), khoai sấy gừng 16.000đ/kg.
    Đối với người có bệnh về gan, mật, mất ngủ nên mua lá atisô khô vừa rẻ vừa có hàm lượng atisô nhiều. Nhưng có nhược điểm là khá đắng, khó uống nên có thể bỏ thêm đường, sữa cho dễ uống (giá chỉ 5000-6000 đ/kg ngay tại chợ Đà Lạt). Đối với du khách có tiền thì hay mua rễ, bông vì rất mắc nên cũng có thể gọi là món quà quý sau một chuyến du lịch. Còn đối với người bình thường, nhất là ở xứ nóng thì nên dùng loại trà túi lọc giá một hộp từ 5000-6000đ. Hoặc có thể mua loại atisô đã xay thành bột để pha thay trà uống cho mát, lợi tiểu (giá trà atisô bột có 2 loại 50000đ và 80.000đ/kg).
    Trong năm 2000, tỉnh Lâm Đông đã nghiệm thu đề tài khoa học atisô dạng lon và nếu triển khai sản xuất đại trà kiểu công nghiệp được thì đây sẽ là một sản phẩm có tính kinh tế cao, hấp dẫn được du khách và người ở xứ nóng (uống theo kiểu nước atisô ngọt có đá) như các loại nước giải khát khác.
    Khoảng 5 năm trở lại, khi các mẫu quần áo thời trang của nhà tạo mốt Minh Hạnh ra mắt công chúng người ta mới biết nhiều đến hàng thổ cẩm và quả thật thổ cẩm có sức quyến rũ riêng. Không phải ngẫu nhiên mà du khách nước ngoài rất mê hàng thổ cẩm bởi tính độc đáo về màu sắc, đường nét và độ bền chắc. Chỉ cần dạo quanh khu Hòa Bình (đoạn cầu thang chợ đi lên Hoà Bình, trước rạp Ba tháng Tư) vào buổi chiều tối là có thể bắt gặp những người dân tộc ngồi bày bán các sản phẩm thổ cẩm. Nếu trước đây hàng đơn điệu về mẫu mã thì giờ đây ngày càng được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu của khách như các loại túi xách, ví, áo khoác.
    Muốn mua đúng hàng của đồng bào dân tộc tại chỗ (gốc bản địa Lâm Đồng) thì cần phải đến tận các làng có truyền thống về dệt như thôn B?Tnésê (xã Lát, huyện Lạc Dương) dưới chân núi Lang Biang hay làng Gà (nằm sát quốc lộ 20 thuộc địa phận xã Hiệp Thạnh huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 18km. Hai làng này chuyên dệt hàng thổ cẩm bán cho du khách và bán trao đổi cho nhu cầu trang phục của đồng bào dân tộc.
    Đà Lạt có hai cơ sở sản xuất tranh thêu khá nổi tiếng là XQ và Hữu Hạnh. Nếu ra, hoa hay các loại mứt là đặc sản bình dân thì tranh thêu được xem là một thứ đặc sản cao cấp dành cho giới trung lưu và khách ngoại quốc. Giá cả có sự giao động rất lớn tùy theo khổ tranh, chất liệu khung và sự tỉ mỉ của đường nét, họa tiết, phối màu sắc. Loại rẻ nhất khoảng 160.000-200.000 đồng nhưng phổ biến nhất là khoảng trên dưới 1 triệu đồng một bức. Có bức đến 13-15 triệu đồng do kích cỡ lớn, màu sắc để trang trí ở phòng khách công sở, khách sạn lớn. Tranh thêu Đà Lạt rất đa dạng về đề tài nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các đề tài truyền thống như phong cảnh, thiếu nữ và hoa. Hầu như các loại hoa, thắng cảnh đẹp ở Đà Lạt đều được thể hiện qua tranh thêu.
    Quý khách sẽ được đóng gói cẩn thận để tiện cho việc vận chuyển đi xa. Tranh thêu lụa Đà Lạt của cơ sở Hữu Hạnh đã từng giành được nhiều huy chương vàng, ?obàn tay vàng? tại các hội chợ hay triển lãm ở trong nước từ năm 1996-1999. Theo nhận xét của nhiều người thì đường nét của tranh thêu Hữu Hạnh mềm mại hơn, gần với thiên nhiên Đà Lạt và giá mềm hơn so với tranh XQ.
    Tại Đà Lạt, phòng trưng bày tranh Hữu Hạnh ở số 1 Nguyễn Chí Thanh, :-) 827992, số 15 Trương Công Định, :-) 824755. Tại thành phố Hồ Chí Minh ?" 43 Trần Phú, quận 5, :-) 8356664.
    Một sản phẩm rất được các ?oquý ông? ưa chuộng là sản phẩm rượu chát và rượu vang Đà Lạt do Công ty thực phẩm Lâm Đồng sản xuất.
    Rượu chát Đà Lạt được tung ra thị trường từ năm 1994-1995 và nhanh chóng được thị trường chấp nhận, nhất là ở các tỉnh miền Trung. Giá bán sỉ: 67.000đ/chai, giá bán lẻ tại các đại lý: 80.000đ/chai.
    Rượu vang Đà Lạt có mặt trên thị trường từ năm 1999 và nhanh chóng trở thành một mặt hàng đặc sản không thể thiếu của du khách. Rượu được làm từ 2 nguyên liệu, chính là nho và dâu, được sản xuất đóng chai theo công nghệ lên men truyền thống của châu Âu. Rượu vang Đà Lạt đã đạt ?ocúp vàng chất lượng? tại hội chợ ?ochất lượng và hội nhập? tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Đầu năm 2001, sản phẩm rượu vang Đà Lạt đã được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao.
    Sản phẩm hiện có bán tại các siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trên toàn quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng. Giá bán sỉ: 25.000đ/chai, bán lẻ: 28.000đ/chai.

Chia sẻ trang này