1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đã ly hôn co nên yêu người nước ngoài để cưới không? cùng thảo luận nhé

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi quynhanh_896, 17/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hamchoi

    hamchoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Chà, tranh luận cái này có lẽ luôn gay cấn đấy nhỉ ?
    Hôm trước cô em họ mình có mở một đề tài tương tự dưới nick này của mình (hai chị em mình dùng chung nick). Hôm nay rảnh rỗi chút nên vào xem cô em mình đang bàn bạc vấn đề gì thì gặp topic này, thấy hay nên tham gia một chút.
    Mình đồng ý với bạn là phụ nữ VN nói chung là khổ và thiệt thòi nhiều vì các anh VN nhiều anh còn khá gia trưởng, ham mê nhậu nhẹt say sưa mà không biết chia sẻ , đỡ đần công việc nhà với vợ. Nhưng mình cũng biết khá nhiều anh nghiêm chỉnh, không thích say sưa nhậu nhẹt. Họ đi nhậu nhiều khi chỉ vì nể bạn bè không từ chối được hoặc do công chuyện bắt buộc chứ nhiều anh từng thốt lên với mình rằng sau mỗi cuộc nhậu, cảm giác còn lại là chán và thấy mình thật vô tích sự Nói chung cũng một phần do nhà mình thiếu các thú vui giải trí lành mạnh khác nên họ chỉ biết tụ tập nhậu nhẹt tán phét cho đỡ buồn chán. Cũng giống như đàn bà buôn chuyện, tâm sự, la cà shopping với nhau vậy thôi. Nếu mình đặt thử mình vào địa vị của đàn ông, chắc cũng sẽ hiểu cái cảm giác tù túng bó buộc của cuộc sống gia đình. Phụ nữ thì khác. Thiên chức của họ là chăm sóc gia đình và con cái nên ít hướng ngoại, ít giao du hơn nên không thể thông cảm được tại sao các anh đàn ông có thể đi la cà suốt với nhau như thế mà không thiết về nhà. . Mình nghĩ vấn đề này là mâu thuẫn vĩnh cửu không bao giờ giải quyết được giữa đàn ông và đàn bà. Có chăng chỉ là tìm cách thỏa thuận, nhất trí với nhau như thế nào đó để cả hai bên cùng chấp nhận được mà thôi (kiểu như vợ đồng ý cho chồng 1 tuần 3 tối đi chơi, đi nhậu với bạn bè về muộn mà không mặt nặng mày nhẹ. Còn các ngày khác trong tuần, chồng phải ở nhà chăm lo kèm cặp con cái học hành, chẳng hạn thế ...).
    Còn chuyện lấy chồng Tây hay chồng ta, cũng đồng ý với bạn đó là cái số. Nhiều khi không biết trước được. Nhưng mình nghĩ thực tế vẫn có những cái khác biệt cơ bản cần hiểu để có thể dung hòa.
    Chuyện đỡ đần chia sẻ việc nhà với vợ của các anh Tây, theo như mình biết, thì không phải là điều gì quá ghê gớm đối với họ. Bởi từ nhỏ họ đã sống độc lập, tự mình làm việc nhà từ khi còn nhỏ (chẳng hạn như còn nhỏ xíu họ đã ngủ riêng phòng không chung với bố mẹ, lớn hơn chút nữa thì những việc nhỏ như tắm, mặc quần áo họ đã tự phải làm. Ngã đau cũng phải tự đứng dậy chứ không được cưng nựng xuýt xoa như kiểu dân mình xót con. Ẵn xong thì phải tự rửa bát là điều đương nhiên v.v). Những cái đó thuộc về giáo dục, gốc rễ căn bản của họ từ tấm bé, ai cũng vậy, cả nam lẫn nữ. Thế nên nếu so với các anh VN về điểm này thì đương nhiên là các anh Tây ăn đứt rồi.
    Nhưng như thế không có nghĩa là họ ý thức, chăm chút cho gia đình hơn các anh Việt. Nên hiểu ở đây là hai cách nghĩ khác nhau, hai quan niệm khác nhau. Đàn ông Việt khi quyết định lấy vợ, có nghĩa là họ xác đinh lo cho bạn như chính bản thân họ, suốt đời, đúng theo mọi nghĩa. Điều này có thể không đúng với một số anh đàn ông Việt Nam nhưng tư tưởng và quan niệm chung là như vậy. Họ coi trách nhiệm của họ là lo những việc lớn, là trụ cột chính trong gia đình cho vợ, cho con. Thế nên đa số họ hay có tư tưởng hơi gia trưởng, xem nhẹ những việc mà họ coi là nhỏ như việc nhà chỉ dành cho đàn bà. Họ cũng chưa được giáo dục một cách đầy đủ để đối xử với chị em một cách công bằng, ga lăng. Nhưng cái sự hết mình vì vợ con của nhiều anh VN không vì thế mà ít ỏi. Ví dụ một người bạn của tớ chẳng hạn. Cô ấy cũng than phiền và không happy vì chồng hay đi nhậu nhẹt tới khuya mới về, và chồng không biết trò chuyện, không tâm lý với vợ. Nhưng khi có việc lớn trong nhà, chẳng hạn cô ấy muốn thay đổi công việc, chính anh chồng sốt sắng quan tâm và đứng ra lo cho cô ấy có một công việc thật tốt. Anh ấy bảo rằng công việc hiện tại của cô ấy đang tốt (bạn mình là giảng viên đại học), nếu thay đổi thì công việc mới ít nhất phải tốt bằng công việc cũ. Nếu không thì thay đổi làm gì. Vậy thế cho nên cô bạn mình có buồn, có giận chồng vì những chuyện kia đến mấy vẫn cảm động vì được chồng quan tâm, lo lắng cho mình như vậy.
    Sự quan tâm hay thể hiện trách nhiệm kiểu như thế chưa chắc đã giống như thế ở các anh chồng Tây. Người phương Tây sống vì chủ nghĩa cá nhân, vì bản thân họ là trên hết và tôn trọng sự độc lập của các cá nhân khác. Công việc ai người đó làm. Tiền ai làm người đó hưởng. Khó khăn của ai người đó tự mình đương đầu và giải quyết. Dù có nhiều người kết hôn với người nước ngoài chỉ làm việc nội trợ, kinh tế do chồng lo hết song cái sự quan tâm, sự hiểu biết tâm tư tình cảm của nhau cũng có nhiều hạn chế mà chỉ người trong cuộc mới thấm thía, mới hiểu hết được. Rào cản ngôn ngữ, khác biệt trong lối tư duy, quan niệm sống hình thành từ lúc nhỏ, hoàn cảnh chung của xã hội ... khá nhiều thứ. Mình biết mấy cặp vợ chồng mixed chồng Tây vợ Việt, cô vợ lấy chồng Tây mà khi nào mặt mũi cũng buồn dù không có gì phải phàn nàn lắm về gia cảnh. Họ có nhiều nỗi niềm sâu kín khó nói hết được. Và mình biết rõ một số có tâm tư giá như được làm lại từ đầu, họ sẽ lấy một anh chồng Việt thay vì lấy 1 anh chồng Tây.
    Chị chủ topic có thể sẽ kết hôn với người nước ngoài cho phù hợp với hoàn cảnh của chị. Nhưng chị chưa nói rõ là sau đó sẽ sống ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Nếu ở VN thì còn đỡ. Còn nếu như sau đó sẽ sống ở nước ngoài thì sẽ có nhiều áp lực nữa. Vấn đề việc làm (trừ phi bằng lòng ở nhà làm bà nội trợ). Hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài không hề dễ dàng. Nó không những đòi hỏi chị nắm vững ngôn ngữ mà phải còn phải cởi mở và có một vốn sống nhất định để theo kịp với xã hội phương Tây. Nếu không sẽ rất dễ cảm thấy lạc lõng. Chi không còn ở cái tuổi đủ trẻ để thay đổi nhiều, để thích ứng nhanh với một xã hội hoàn toàn khác VN. Ở đó, sự kỳ thị luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc trên xứ người đấy, dù người bản xứ không nói ra vì lịch sự hay vì quý mến. Trừ những người sính Tây và "mất gốc", còn lại không ai từng sống ở nước ngoài mà không cảm nhận thấy những vấn đề này.
    Nhìn xa hơn một chút, càng có tuổi, chị sẽ càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng nơi xứ người. Không dễ chút nào. Mình nói thế này có thể chị vẫn chưa hình dung được bởi chưa bao giờ trải qua. Nhưng thực tế cho thấy là nhiều người Việt xa xứ đã tìm cách trở về quê nhà khi tuổi đã xế. Cái gốc rễ cội nguồn phải đến tận lúc đó mới thật sự khiến người tha hương ở không yên mà đi cũng không đặng. Buồn lắm !
    Mình bàn bạc vấn đề này với tư cách một người đã từng sống ở nước ngoài một thời gian tương đối dài, đủ để thấy và hiểu nhiều điều.
    Còn chuyện "Có người đang trong lấy vợ xong lại hoá thành đục .Có người đang đục lại hoá trong . Thôi thì nhờ Giời . Chả ai nói mạnh được .", mình thấy đúng Cuộc sống mà ! Cuộc đời dài quá, làm sao qua hết mà không vài lần đổi thay chính mình, không nhiều thì ít. Định làm gì, quyết định gì thì cứ dấn bước lên. Sai thì sửa. Nhưng để không phải quá ân hận tiếc nuối thì nên nghĩ một chút, cân nhắc một chút. Bản năng quá hay phó thác cho số phận quá cũng đều là không tốt.
    Chúc chị hạnh phúc với quyết định của mình, dù thế nào đi nữa.
  2. bacchus

    bacchus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Anh thật chú, 34 tuổi, 2 lứa rồi mà vẫn còn phải đắn đo, lựa chọn thì đúng là chú vưỡn chưa thoát khỏi giai đoạn tâm lý... vị thành niên!!!
    Để đỡ mất thời gian của chú, anh highly recomended: Lấy tây!
    Anh sẽ phân tích ngay sau đây, lý do tại sao chú nên, cần lấy tây và thêm nữa, anh sẽ giải thích một cách tường minh nhất, dễ hiểu nhất để chú có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân và tương lai các thế hệ sau. Mọi phân tích của anh đều dựa trên kinh nghiệm, có so sánh sự khác biệt và giao thoa của các nền văn hóa (cụ thể là Á-Âu); tây ở đây được dùng để chỉ bọn mắt xanh mũi lõ, không bao gồm mấy thằng Hồi giáo cực đoan, cuồng tín, nhá! Quyết định là của chú, sức làm, sức chịu, đừng có đổ thừa cho anh!
    Tại sao cá nhân chú và gái Việt nên lấy tây?
    Đây có thể nói là một trong những hiện tượng xã hội nhức nhối gần đây báo đài vưỡn đăng, kể cả đài phường nhà chú cũng ra rả suốt ngày: Lấy tây! Cô dâu Hàn Quốc/Đài Loan!
    Giai Việt bọn anh nhảy dựng lên, ra sức thóa mạ, phỉ báng các chú vì lòng tự tôn dân tộc, vì sự tự ái và bất lực của các đấng mày râu, vì bản thân trong nội bộ giới, khi mà nguồn cung gái trở nên khan hiếm, vì sự tranh đấu để đạt được cơ hội phân phát giống nòi blah blah... giai bọn anh không từ một biện pháp, thủ đoạn nào, trong sáng có, đen tối có, thuyết phục có, dụ dỗ có, lường gạt có, cũng chỉ nhằm mục đích hạn chế tối đa việc gái Việt ngủ/******** với tây!
    Việc phân tích một cách nghiêm túc và sâu sa hành vi tâm lý để có thể làm sáng tỏ một trong những hiện tượng phổ biến hiện nay: tại sao gái Việt lại rất thích lấy tây? đã được đưa vào chương trình nghị sự của Tiểu ban Dân số và Gia đình QH chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc và tầm quan trọng của hiện tượng lấy tây đối với một nửa dân số VN.
    Nguyên nhân:
    - Về mặt văn hóa và niềm tin: dân ta luôn có xu hướng chuộng ngoại, đã là ngoại, cái gì cũng to, cũng đẹp. Khoai tây, chuối tây... phải to hơn ta là chắc rồi! Con người ta ngay khi sinh ra đã có hàng tỷ niềm tin áp đặt, và vô hình chung, người ta cũng chả cần tìm kiếm cơ hội để chứng minh cái niềm tin đó là đúng hay sai. Người ta nói, tây tốt, tây đẹp! Okie, tin thế đi, cần x gì phải chứng minh, chả giải quyết vấn đề x gì. Hơn nữa, người ta thích mình luôn được khen là đúng hơn là tìm kiếm cái mình cần, hơi x đâu mà đâm đầu đi ngược với thời đại, đánh đu với đời, phỏng ạ! Vậy kết luận: Tây ngon hơn Ta!
    - Về kinh tế: Đương nhiên đồng euro hay dollar có giá trị và ổn định hơn đồng nội tệ, lý do tại sao, anh tin các chú biết mịa hết rồi, khỏi mắc công anh giải thích. Việc lấy một thằng tây làm chồng sự đảm bảo về mặt kinh tế, mức độ ổn định, khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình, phúc lợi xã hội... đều được đảm bảo. Chả có lý do x gì có thể phủ nhận cho quyết định lấy tây là sai ở đây hết á!
    - Về mặt thể lực: Cho dù thằng tây đó có thất nghiệp, chế độ dinh dưỡng của nó vẫn hơn ta do hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn của tây đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng, tỷ lệ cân đối, khoa học hơn. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý của người Việt là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả chỉ số thể lực/trí lực của người Việt thấp nhất trong khu vực. Thể lực tốt đồng nghĩa với năng lực ******** cao, đương nhiên đời sống chăn gối phong phú, gái nào chả thích, chả sướng cong người lên á!
    Hậu quả:
    Không thể phủ nhận lợi ích trước mắt và lâu dài của việc lấy tây. Đầu tiên phải tính đến lượng kiều hối đáng kể hàng năm của các cô dâu Việt gom nhặt xứ người. Thứ hai, việc cải tạo giống nòi là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa thế giới hiện nay.
    Đúng hay sai?
    1. Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa/ngôn ngữ có là rào cản đối với hạnh phúc và sự bền vững của hôn nhân?
    Làm x gì có chuyện đó, các chú chỉ tưởng tượng! Kant bạn anh bẩu: Con người với tư cách là người x cần văn hóa cũng x cần khai sáng. Tinh yêu vượt trên mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa, nhá! Lên giường thì cần x phải nhiều lời, phỏng ạ?
    2. Liệu cha dượng có thể yêu thương và chăm sóc con riêng của vợ?
    Đừng có ảo tưởng. Thằng đàn ông cho dù có bao dung, trong sáng, vị tha, quảng đại... bao nhiêu đi nữa, nó cũng không thể nảy sinh tình cảm huyết thống với con riêng của vợ, sure thế đi!. Tuy nhiên, trong xã hội phương tây, khi mà mối quan hệ giữa con người với con người thông qua khế ước và nền tảng đạo đức, luân lý và nó được sự giám sát, bảo hộ của pháp luật, việc đối xử giữa con người với người mang tính nhân bản sâu sắc, đầy trách nhiệm.
    Thế nhá, Chúc chú Tự tin, May mắn!
  3. quynhanh_896

    quynhanh_896 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc bài của các bạn , về mặt tổng thể mình nhất trí với quan điểm của các bạn và thanks vì đã chia sẻ.
    như bạn bacchus nói ở trên là tại sao mình lại phải đắn đo..giống như trẻ vị thành niên ...trẻ vị thành niên thì có mấy khi chúng suy nghĩ đi lại làm gi đâu , yêu và cưới đôi khi theo bản năng mà thôi, còn ở một người phụ nữ đã có một lần thất bại ở hôn nhân thì mọi quyết định sau đó đều rất khó khăn vì hoàn cảnh không thuận lợi như một người chưa kết hôn , hơn nữa quyết định của mình còn ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái nữa mình nghĩ lại càng phải suy tính cho kỹ càng chứ nhỉ??? chính vì thế mà nhiều người không đủ dũng cảm để ly hôn . qua kinh nghiệm thực tế bản thân mình thấy ly hôn cũng không tệ như mọi người vẫn tưởng tượng đâu , nhất là trong hoàn cảnh không khó khăn về kinh tế , bạn được quyết định mọi việc theo ý mình, sống một cuộc sống đúng là của mình , tuy nhiên sự mệt mỏi bây giờ là sự định kiến của XH và dù sao quyết định ly hôn cũng là một thiệt thòi cho con cái.
    Sở dĩ mình có ý định tìm cho mình một người NN ( không phải là Đài loan hay nhật bản, HQ ..hay Việt kiều ) bởi vì mình cũng có quen một số người đã lấy chồng NN và hiện tại sau một thời gian khá dài chung sống thì tất cả trong số những ngưòi mình biết ấy đều cực kỳ hài lòng về ông xã của họ , tuy nhiên phần lớn trong số đó là kết hôn lần đầu vì vậy mình cũng nghĩ là họ kết hôn khi họ còn trẻ thì khả năng thích nghi về văn hoá tốt hơn ở tuổi mình rất nhiều.
    Còn về chuyện tình cảm với con cái thì chắc chắn là chỉ ở một mức độ tương đối mà thôi, không thể đòi hỏi họ yêu con cái mình như bố đẻ ra chúng được rồi.
    như một số bạn đã nói ở trên , mình biết những khó khăn về chuyen khác nhau về văn hóa, rồi chuyện công việc , kỳ thị của người bản xứ là những khó khăn không dễ vượt qua. Về chuyện này chắc mình cần phải suy nghĩ nhiều hơn .
  4. cj

    cj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.089
    Đã được thích:
    0
    Thế thì bạn có suy nghĩ hơi phiến diện về đàn ông nước ngoài rồi :), họ có thể QH với nhiều người nhưng không chắc là nhiều hơn đàn ông VN đâu. Cái tớ biết về họ là họ rất thẳng thắn, ko có chuyện "anh bận việc công ty" hay "anh đi họp" đâu. Họ cảm thấy hợp thì họ sẽ tiếp tục mối quan hệ, còn không thì họ sẽ chủ động chấm dứt mối quan hệ, tất nhiên ở đâu cũng có người này người nọ, nhưng về khoản tôn trọng bạn gái hay vợ thì tớ thấy họ khá ổn (tớ không so sánh với zai VN đâu nhé)
    Có điều rào cản văn hóa ngôn ngữ là điều cực kì khó vượt qua
  5. lacoste_vn

    lacoste_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.516
    Đã được thích:
    0
    đã thích thì yêu ai chẳng được hả chi . Chỉ ngại là cái thuần phong mĩ tục của VN mình nó # Phương Tây nhiều lắm
  6. fullmoonevil

    fullmoonevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Topic này không còn ai bàn luận nữa à ? Không biết chị chủ topic còn vào đây không. Nhưng thôi cứ bàn tiếp vậy.
    Cũng nhiều vấn đề đấy chị chủ topic ạ.
    Mà cụ thể là trường hợp của em đây, đang bế tắc về vấn đề công việc.
    Không biết chị có bằng lòng làm "desperate housewife" được không chứ em thì thấy đấy là một "problem" thật sự. Có nhiều người em biết thì an phận làm housewife bởi bằng cấp của họ khá khó xin việc. Còn những người bằng cấp tốt, năng động, cầu tiến như một số người bạn của em thì họ không chịu được cảnh đó. Như một chị bạn của em chẳng hạn.
    Chị ấy là một người giỏi giang, đa tài, cầm kỳ thi họa đủ vẻ, xinh và rất có duyên. Từng có hai bằng cao học về quản lý và tài chính, rất giỏi tiếng Anh. Chị ấy cũng lấy chồng nước ngoài. Chỉ sau hơn 1 năm, chị và chồng đã chia tay bởi không chịu đựng nổi cái cảm giác cô độc, tù túng khi sống mà không được thực sự là mình ở xứ người. Không việc làm, không sự nghiệp. Không chịu nổi sự thương hại từ phía gia đình chồng dù họ cố gắng không bày tỏ thái độ rõ rệt. Bởi anh chồng cũng là một người giỏi giang, kiếm được nhiều tiền. Thành ra trong gia đình đó chị ấy cảm thấy bị lép vế, bị bó buộc. Cuối cùng thì chị đã dứt áo ra đi, trở về VN và làm việc cho một công ty tài chính lớn ở Việt Nam để được làm đúng sở trường của mình, được thoát khỏi sự tù túng và những hệ lụy mà cuộc sống phụ thuộc bất đắc dĩ đem lại cho một con người phóng khoáng, tự trọng như chị. Anh chồng rất yêu chị, đã tìm mọi cách cứu vãn, thậm chí đã có lúc thu xếp để về VN làm việc và sống với chị. Nhưng rồi có bao nhiêu khó khăn, lực cản mà họ đã không thể vượt qua. Cuộc hôn nhân của họ đã thật sự tan vỡ một năm sau đó.
    Ngoài ra, những khác biệt văn hóa mà có nhiều người nói đến là có thật. Bản thân em cũng đã gặp nhiều tình huống khiến mình nghĩ ngợi nhiều, thậm chí sốc, buồn mà không chia sẻ với ai được. Tự nhủ rằng thôi thì chắc sẽ quen dần và chấp nhận.

Chia sẻ trang này