1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐÀ NẴNG...PHONG CẢNH.. ẨM THỰC...HÃY KHÁM PHÁ...

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi victory_or_death, 25/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    ĐÀ NẴNG...PHONG CẢNH.. ẨM THỰC...HÃY KHÁM PHÁ...

    Bãi biển Đà Nẵng - Việt Nam ​
    [​IMG]

    Phía đông thành phố Đà Nẵng là một loạt bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.

    Nằm gần Furama, khu nghỉ dưỡng hạng sang đầu tiên của Việt Nam, bãi biển này gần đây luôn đón một lượng khách lớn ổn định hàng năm. Du khách rất thích những bãi cát nơi đây, trải dài tới hơn 30km, cực kỳ hấp dẫn những người muốn tham dự các hoạt động thể thao trên biển như lướt sóng.

    Một khoảng không gian rộng, thoáng đãng, chan hòa nắng gió vùng nhiệt đới; những bãi tắm tuyệt đẹp với cát trắng tinh, dài và rộng, nước biển xanh ngăn ngắt hay những tuyến đường rộng thênh thang tạo thành một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn.

    Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại.
  2. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Sơn Trà - đại ngàn giữa phố ​
    Hoàn toàn có thể nói như vậy về vị trí của Sơn Trà đối với thành phố Đà Nẵng. Nếu trước đây muốn đến chân núi Sơn Trà, người Đà Nẵng phải đi gần 15 cây số từ trung tâm thành phố. Còn bây giờ, sau khi có cầu xoay Sông Hàn thì chỉ cần 5 cây số.
    Mai đây, khi cầu Thuận Phước bắc qua cửa biển vào ngay chân núi, khoảng cách rút xuống còn 5 phút chạy xe máy.
    Với diện tích khoảng 4.370 ha, Sơn Trà là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ. Từ chân núi lên đến đỉnh là 6 km đường đèo quanh co nhưng độ dốc không cao lắm. Xe máy 2 người có thể đi thẳng mà không cần phải nghỉ cho mát máy. Từ độ cao đầu tiên ấy là bắt đầu 10 km đường chạy dọc sống đỉnh núi, có nơi con đường như chạy trên sống lưng trâu, hai bên là hai vực biển sâu hun hút và đường chân trời thì mênh mông, chỉ cần một chút tưởng tượng sẽ thấy mình đang bay giữa biển khơi trên độ cao 600 m. Điểm lý thú của con đường này là những đám sim mọc dày vào khoảng tháng 3, đến tháng 4 thì ra hoa tím ngát, còn đến tháng 7, tháng 9 thì? mời mọc khách qua đường nếm thử quả chín ngọt. Dừng lại, để xe dưới một bóng cây mát lạnh rồi thả bộ mà hái sim, sự đời như vứt hết xuống vực, kể cũng là điều lý thú khi dạo chơi trên đỉnh núi này.
    Rừng già cứ thế mở ra, hoang vu và mát lạnh. Tiếng chim hót, tiếng mang tác, vượn hú cứ văng vẳng. Ít ai còn kịp nhớ rằng mình đang cách thành phố đông gần một triệu dân chỉ vài chục phút chạy xe, thậm chí chỉ quay đầu nhìn lại đã có thể thấy Đà Nẵng hiện ra rõ mồn một màu sơn, màu ngói của những mái nhà. .
    Một ly cà phê giữa ***g lộng gió biển, mùa hạ sau cơn mưa dông, mùa đông khi gió bấc thổi, mây kéo đi từng luồng. Trong màn sương khói kéo đi ào ào và se lạnh ấy mà ngắm nhìn Đà Nẵng lung linh sắc màu đô thị, hẳn gợi nghĩ trăm điều. Phía bắc là Hải Vân và vịnh Đà Nẵng, phía tây là Bà Nà cao 1.500 m, phía nam là Ngũ Hành Sơn trông bé như hòn non bộ, và cụm đảo Cù Lao Chàm thì như nằm hẳn trên mây, thoạt trông như một cõi bồng lai xa xôi. Thật hiếm có nơi nào ở nước ta vừa để ngắm thành phố, vừa ngắm rừng, lại vừa ngắm biển như trên núi Sơn Trà này. Còn khi bình minh hay hoàng hôn thì càng rực rỡ hơn. Cảnh trời cảnh nước huy hoàng mà cảnh ánh đèn thành phố trải dài như thảm sao dưới chân cũng lung linh không kém.
    Sơn Trà vẫn còn giữ được 70% diện tích là rừng nguyên sinh, cây cối bao phủ xanh um, có đến 289 loài thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ. Trong đó có những loài cây đặc hữu của bán đảo Đông Dương mà ngày nay chỉ còn tìm thấy ở đây. Có thể kể như: dầu lá láng, chò chai, chò chỉ, chò đen, sơn huyết, bài lái, trâm bầu, u xoáy, cầm thị, mắt ó, ***g mứt, giẻ sạn... cùng nhiều loại cây ăn trái như dâu hồng, sim, trâm...
    Về động vật, Sơn Trà có đến 29 loài thú hoang dã, và có rất nhiều loài khỉ như: khỉ đuôi dài, chà vá, vá hoàng, vộc (voạc). Sơn Trà có 51 loài chim, tiêu biểu gồm: sơn ca, bạc má (khướu), gà rừng mặt đỏ, cu ngói, cu cườm, sáo đen, sáo sậu, nhông, sơn ca, chích choè... Có 15 loài bò sát như: trăn, rắn hổ mang, rắn lửa, rắn rồng, rùa núi, kỳ đà...
    Gần đây, khi các ngành kiểm soát bắt những người buôn bán động vật hoang dã, đều đem các con vật đáng thương ấy thả vào rừng Sơn Trà. Điều này càng khiến hệ động vật nơi này phong phú hơn. Những loài đặc chủng quý hiếm như gấu, trăn, chồn, tê tê, báo... của các vùng như Tây Nguyên, Nam bộ cũng đã có mặt ở đây và đang sinh sôi phát triển rất tốt.
    Theo Sài Gòn Tiếp Thị, trong dáng nhoài người vươn ra biển, ba phía Sơn Trà dầm chân trong sóng biển tạo nên những ghềnh đá, bãi đá và rặng san hô, nơi sinh sống của nhiều đàn cá đủ màu sắc. Không cần phải lặn xuống biển, chỉ cần đứng trên các tảng đá mà nhìn cũng đã đáng công để làm một tour khám phá khác ven chân núi.
    Với mục đích đưa bán đảo tuyệt đẹp này phục vụ ngày một nhiều hơn cho du lịch, chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch lại khu vực này với một con đường lớn chạy ven theo chân núi, mở ra khả năng khai thác các bãi cát, các ghềnh đá như Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Nam, Bãi Bắc, Hòn Nghê... thành những khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp với hàng ngàn biệt thự sang trọng, tựa lưng vào vách núi, nằm ẩn trong rừng cây mà tầm nhìn thì mở ra mênh mông trời biển.
    Hầu hết các bãi đều có cát trắng sạch và suối nước ngọt, rất lý tưởng cho việc tắm biển, chèo thuyền, lướt sóng. Bãi Trẹm ngày nay được công ty TNHH du lịch và xây dựng Trường Phúc đầu tư và đưa vào khai thác gồm một nhà hàng và 10 nhà nghỉ trong tổng số dự kiến 40 nhà nghỉ cùng với 40 biệt thự.
    Hùng vĩ và lãng mạn, phóng khoáng và tươi đẹp, hoang vu và hiện đại, một ngày ở Sơn Trà cho ta đủ các cảm giác của sự khám phá và cả nghỉ ngơi. Sơn Trà hoàn toàn có thể biến thành một sản phẩm du lịch độc đáo nếu Đà Nẵng và các nhà đầu tư biết khai thác bán đảo này một cách đa dạng chứ không phải chỉ có khách sạn hoặc resort.
  3. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chiêm ngưỡng Hải Vân thức giấc​
    [​IMG]
    Đèo Hải Vân nằm trên tuyến du lịch hấp dẫn nhất miền Trung, mà trục chính đi qua bốn di sản văn hoá và thiên nhiên của thế giới: Huế-Hội An-Mỹ Sơn-Phong Nha, và tour du lịch DMZ (vùng phi quân sự) ở Quảng Trị.
    Còn trong phạm vi hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, đèo Hải Vân nằm trong cụm du lịch nổi tiếng: Lăng Cô-Hải Vân-Liên Chiểu-Thuận Phước. Cụm du lịch này hội đủ các yếu tố giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
    Ngọn đèo luôn có cả một biển mây vờn này được ca tụng bởi muôn vàn vẻ đẹp khác nhau. Từ bên phía bắc qua phía nam đèo và ngược lại dài chừng 20km là đại gia đình của hàng trăm khúc cua tay áo, thật kỳ vĩ mà cũng muôn phần nguy hiểm. Đây là bức tường thành thiên nhiên ngăn các đợt gió mạnh từ phương bắc tràn về. Nhờ thế các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào được ban tặng khí hậu ấm áp quanh năm.
    Từ độ cao 496m trên đỉnh đèo, phóng tầm mắt ra tứ phía, ta sẽ bắt gặp bao la bờ biển xanh ngút mắt, những doi cát trắng mịn, thoải dốc, những làng chài bình dị, nên thơ. Đêm, khoảng 3-4 giờ sáng, biển Đông lấp loáng những ánh đèn của muôn ngàn thuyền đánh cá với những ánh sao lung linh trên nền trời đêm bao la...
    Ông Võ Phi Hùng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói, ngay từ những năm đầu có dự án xây dựng đường hầm này, ngành du lịch đất Cố đô đã có những bước chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách tham quan, đặc biệt là du lịch leo núi mạo hiểm. Cạnh đó, nhiều công ty du lịch của các địa phương khác cũng tập trung vào cuộc làm ăn tại một điểm du lịch mới: tour leo đèo và thăm hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân.
    Phía Bắc đèo Hải Vân là thị trấn Lăng Cô thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thay đổi đến chóng mặt kể từ khi được Tổng cục Du lịch chọn là một trong 4 điểm du lịch trọng điểm của quốc gia. Thị trấn biển này như một thiếu nữ dậy thì đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ra ngó vào trông.
    Chỉ trong năm 2002, Lăng Cô được đầu tư 600 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đưa vùng đất này sớm hoà nhập vào hàng ngũ những trung tâm du lịch lớn, du lịch biển đầm phá với sự đa dạng về tài nguyên. Con đường 100 tỷ đồng đã hoàn thành. Một hệ thống khách sạn đã mở cửa đón du khách. Hàng chục dự án nước ngoài đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác tiềm năng du lịch Lăng Cô. Vào mùa hè, trung bình Lăng Cô đón tiếp trên 1.000 lượt khách/ngày.
    Ở phía bên kia đèo, Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị rất tốt để đón lấy cơ hội khai thác du lịch đang mở ra trước mắt. Năm 2000, thành phố lớn nhất miền Trung này khởi công xây dựng con đường du lịch Liên Chiểu, Thuận Phước, mang tên Nguyễn Tất Thành nối từ đầu cầu Thuận Phước qua quốc lộ 1A đến chân đèo Hải Vân, tạo thành một vành đai liên hoàn trong sự phát triển mạnh mẽ của thành phố với các khu công nghiệp Hoà Khánh, Liên Chiểu sầm uất.
    Ông Lương Minh Sâm, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho SGTT biết, hết năm nay, các dự án cầu Thuận Phước, đường vòng quanh bán đảo Sơn Trà Điện Ngọc hoàn thành cùng với đường Nguyễn Tất Thành sẽ tạo nên con đường ven biển từ chân đèo Hải Vân đến Điện Ngọc có chiều dài 50km, trở thành con đường ven biển dài nhất nước.
    Hiện nay, dọc tuyến đường này, các dịch vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí? đã có, các bãi tắm được cải tạo, bờ biển được giữ luôn xanh, sạch, đẹp.
    Hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân được đưa vào sử dụng cũng đồng nghĩa với việc cụm du lịch Lăng Cô-Hải Vân-Liên Chiểu-Non Nước chính thức trở thành một tuyến du lịch hoàn hảo mà Hải Vân quan sẽ là điểm nhấn quan trọng.
    Đây là cụm du lịch dựa trên tiềm năng tự nhiên của những thắng cảnh đẹp như: Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Hải Vân, Bà Nà? kết hợp với những loại hình du lịch đặc sắc: nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng trên núi, du lịch leo núi, tham quan đường hầm, du lịch sinh thái?
  4. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Khám phá cù lao Chàm​
    [​IMG]
    Trước đây, từ cửa Đại (Thị xã Hội An, Quảng Nam) muốn ra cù lao Chàm, du khách phải mất 180 phút lênh đênh "tàu chợ" trên biển. Nay, chỉ cần 20 phút bằng tàu cao tốc, khách đã có thể đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này.
    Nằm cách Hội An chừng 25 hải lý (10km), cù lao Chàm chỉ rộng vẻn vẹn chừng 15km2, có gần 2.900 dân, sống như biệt lập với đất liền. Có lẽ vì thế mà cảnh sắc nơi đây vẫn còn giữ được vẻ hiền hoà, thuần khiết và nhuốm màu hoang sơ, gợi cho du khách khát vọng khám phá.
    Theo Lao Động, tới cù lao Chàm bằng tàu cao tốc là một chương trình mới mà khách sạn Hội An Beach Resort đưa vào khai thác. Sử dụng dịch vụ này, du khách sẽ đỡ được cảm giác "bồng bềnh" say sóng trong suốt quá trình ngồi tàu thường ra đảo, đồng thời hạn chế được nguy hiểm do những cơn dông tố bất thường và hải lưu chảy xiết ở vùng biển này mang lại. Thay vào đó là một sức khoẻ vẫn vẹn nguyên để sẵn sàng cho một "công cuộc" khám phá...
    Hệ thực vật các hòn đảo nơi đây thật đa dạng với cây cối xanh tươi bao bọc quanh hòn Lao, hòn Dài, hòn Chồng, hòn Yến... Đặc biệt, du khách có thể cảm nhận và tham gia sinh hoạt, hoà mình vào lối sống mộc mạc, chất phác của ngư dân vùng đảo. Chuyến tham quan bắt đầu lúc 8 giờ sáng, xuất phát từ cửa Đại, điểm đến là bãi Bìm - một bãi biển hoang sơ, vắng bóng dân cư, chỉ toàn cát trắng, cây xanh và mây trời, như một ốc đảo nhỏ.
    Rời bãi Bìm, du khách sẽ tiếp tục lên tàu đến bãi Chồng, rồi bãi Làng. Đây là nơi cư ngụ của hầu hết cư dân trên đảo. Những ngư dân da sạm nhẻm vì nắng gió biển, tính cách "ăn to nói lớn" nhưng cực kỳ vui vẻ, mến khách, sẽ tận tình giới thiệu cho bạn những bí mật về loài chim yến và tổ yến - một đặc sản cao cấp của vùng này. Bạn cũng có cơ hội để quan sát và tìm hiểu về nghề lặn bắt tôm hùm ở đây. Không chỉ có vậy, thời gian tới biết đâu chính bạn sẽ là người khám phá thế giới san hô biển cù lao Chàm, vì Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An đang xúc tiến dịch vụ lặn biển cho du khách và sẽ hoàn thành trong năm nay.
    Trên đảo còn có những điểm tham quan thú vị như âu thuyền - một hồ rộng, được nhân dân khai phá để tàu thuyền vào ẩn nấp khi gặp mưa bão; hay thăm chùa Tây Tạng - có hơn 100 năm lịch sử...Tại bãi Ông, du khách có thể hoà mình vào không khí sôi động, thử sức với những trò chơi hấp dẫn như dù bay, thuyền chuối, lướt ván, môtô nước.
    Nhiều du khách đến từ Hà Nội nhận xét: "Đã tới cù lao Chàm thưởng thức khí hậu trong lành, hoà mình với cuộc sống hồn nhiên, giản dị của ngư dân trên đảo thì không thể bỏ qua những trò chơi mang đậm cảm giác ngẫu hứng, mạnh mẽ như "tính chất" của hòn đảo xinh đẹp này. "Quẳng gánh lo đi mà vui sống" là tâm trạng mà du khách có được khi tham gia chương trình du lịch ra đảo bằng tàu cao tốc".
  5. saobien_12

    saobien_12 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0
    ĐƯỜNG HẦM XUYÊN HẢI VÂN​
    Công trình tạo đà phát triển cho Thành phố Đà Nẵng​
    [​IMG]
    Đèo Hải Vân : Quá khứ và hiện tại
    Chân Đèo cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 18km, 12km đường đèo uốn lượn giữa một bên là triền núi, một bên là vực biển lên đến đỉnh đèo. Cảnh quan thiên nhiên đẹp kỳ ảo, đỉnh đèo quanh năm mây phủ nên có tên gọi là Hải Vân. Giá trị kinh tế của đèo Hải Vân trong quá khứ và hiện tại không chỉ quan trọng đối với khu vực miền Trung mà còn là sự kết nối giao thông, lưu thông hàng hóa bằng đường bộ trong cả nước. Là đường đèo đóng vai trò hàng đầu trong giao lưu liên tỉnh của Đà Nẵng, lưu lượng bình quân cả vạn xe ngày đêm, và nó càng có ý nghĩa hơn trong lĩnh vực du lịch bởi sự kết nối giữa tam giác di sản văn hóa thế giới kinh đô Huế - Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn, ... trong bán kính 300km. Hằng ngày từ sáng đến tối, dập dìu vài trăm xe máy, xe du lịch đến tham quan đỉnh đèo và du ngoạn ra Lăng Cô để nếm hương vị biển. Dù chưa được thừa nhận trong các tour du lịch nhưng khách đã đi qua thì không bao giờ bỏ lỡ cơ hội chìm đắm trong những điểm tham quan đỉnh đèo.Tuy thế, độ dài đường đèo, độ dốc, các khúc cua cùi chỏ, mức độ nguy hiểm là khắc tinh cho giới lái xe qua đoạn đèo Hải Vân. Nửa thập niên 90 về trước, tai nạn làm chết người xảy ra vài chục vụ mỗi năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các lợi ích mà đáng ra người miền Trung được hưởng.
    Vài năm trở lại đây, Khu quản lý Đường bộ 5 mỗi năm bỏ ra vài tỷ đồng để tu sửa đường đèo, mở rộng tầm nhìn cho lái xe, ngành bảo hiểm lắp đặt gương cầu, biển báo, đường tránh nạn. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được tập trung nâng cấp, tai nạn giao thông vẫn xảy ra thường xuyên trên đường đèo Hải Vân nguy hiểm. Qua quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đèo Hải Vân đã không còn phù hợp với giao thông vận tải và sự tăng trưởng nhu cầu giao lưu kinh tế, quy hoạch đời sống của các vùng dân cư quanh nó. Giờ đây, công trình phức hợp hầm đường bộ Hải Vân sẽ gánh vác vai trò của nó.
    Đường hầm Hải Vân : đột phá khẩu phía Tây Bắc thành phố
    Đây sẽ là bàn đạp chằm tăng tốc độ cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng và miền Trung nói chung. Không phải đợi đến bây giờ dự án đường hầm Hải Vân mới khả thi, ý tưởng trên đã manh nha xuất hiện nhiều năm nay. Một dấu mốc quan trọng đã diễn ra vào ngày 29-2-2000 tại thành phố Vinh: Hội nghị mở thầu đầu tiên ở hai đầu Bắc, Nam đường hầm. Theo Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông - Vận tải), dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm 2000 và hoàn thành sau 4 năm thi công.Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân là một công trình phức hợp gồm đường, hầm và cầu, lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam và cả khu vực ASEAN. Tổng chiều dài toàn tuyến là 12.180 mét, tốc độ thiết kế 80km/giờ, tải trọng 30 tấn. Điểm đầu là phía Bắc cầu Lăng Cô, chạy men theo mép nước phía trong đầm Lập An, vượt đường sát và quốc lộ 1A nối vào cửa hầm phía Bắc. Tuyến hầm chạy thẳng sang phía Nam và nối vào điểm cuối tại Khu công nghiệp Liên Chiểu. Khi hoàn thành, đường hầm xuyên Hải Vân sẽ cải thiện điều kiện giao thông qua Hải Vân (đoạn đường đèo nguy hiểm Hải Vân sẽ trở thành con đường du lịch) và cũng cải thiện được đoạn đường nối với hành lang giao thông Đông - Tây dọc theo quốc lộ 9 tại vùng cảng biển Đà Nẵng và Khu công nghiệp Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai. Phía Tây Bắc của thành phố sẽ phát triển nhộn nhịp về kinh tế lẫn đời sống dân cư. Đường dẫn từ đường hầm phía Nam sẽ nối vào trục 33 mét quốc lộ 1A đoạn Liên Chiểu - Hòa Cầm tạo nên khu dân cư khép kín, hay chí ít con đường cũng có ý nghĩa - thương mại - xã hội phát triển hơn. Đường ven biển Thuận Phước - Liên Chiểu khi đã hình thành sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực này. Rồi đây, Khu công nghiệp Liên Chiểu sẽ có được nhiều cơ hội hơn thu hút đầu tư, là địa điểm lý tưởng cho những nhà kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu và liên quan các khu công nghiệp lân cận khác. Rồi đây, đèo Hải Vân sẽ trở thành một điểm thu hút khách tham quan du lịch và phát triển các dịch vụ ngành công nghiệp không khói. Từ đó sẽ kết nối với các điểm du lịch khác như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Hội An, Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã, ... tận hưởng các công trình thiên nhiên ban tặng này. Đường hầm Hải Vân rồi đây sẽ là một cột mốc có ý nghĩa lịch sử đánh dấu sức lao động sáng tạo của người Việt hôm nay

    Được saobien_12 sửa chữa / chuyển vào 15:50 ngày 27/06/2006
    Được victory_or_death sửa chữa / chuyển vào 19:33 ngày 27/06/2006
  6. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Một vài điểm nhìn cái đẹp Đà Nẵng về đêm :
    - Để nhìn cảnh Cầu Sông Hàn bắt ngang dòng sông thơ mộng, để tận hưởng ly cafê với trước mắt là khung cảnh lung linh đèn màu soi xuống dòng sông Hàn thơ mộng. Mời các bạn đến với quán cafe sky tầng thượng khách sạn Daseco đường TRần Phú. Sẽ khiến bạn thật sự hài lòng khi chiêm ngưỡng cái đẹp hoàn mỹ cây cầu và dòng sông cùng tên Hàn.
    - Thành phố Đà Nẵng về đêm lung linh, huyền ảo trong cái nhìn rộng của bạn, con đường Nguyễn Tất Thành uốn lượn rực rỡ dưới ánh đèn sẽ trong tầm mắt của bạn. Hãy đến đoạn đường Ngô Quyền đoạn gần đến cảng Tiên Sa. Ở đây, còn có cách cho bạn giải tở mệt nhọc, căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả với những trò chơi có 1 không 2. Bạn đã bao giờ đá gà cỏ chưa ? Ở đây có. Bạn có bao giờ góp nổi lòng vào một viên đá nhỏ để trút nó xuống dòng sông cho nhẹ lòng chưa ? Ở đấy có.
    -----------------------------------------------------------------------------
    Một vài địa điểm ăn bình dân ngon và mạng vị Đà Nẵng :
    1. Bánh cuốn thịt heo: Rời thành phố ĐN đi theo đường 2/9 về phía tây thành phố đến Khuê Trung sau khi đặt bước trên đường Cách Mạng Tháng 8. Bạn hãy đến quán Mậu. Một món ăn mang đậm sắc vị Đà Nẵng đang chờ bạn. Mời thưởng thức nhé.
    2.Bạn có thể theo đường Ngô Gia Tự đi vế phía đường Lý Tự Trọng, qua khỏi ngã tư Ngô Gia Tự và Hùng Vương khoảng 150m, rẻ phải qua đường Trần Kế Xương hơn 50m rẻ vào một kiệt bên tay trái của bạn. Chà thương quá Món bún mắm đang chờ bạn.
    3.Con đường lạnh ngắt Đống Đa lại là nơi qui tụ nhiều món ăn ngon, món phở bắc tuyệt quán 63, món rôm cuốn, nem lụi, món mìn Quảng, món tiếc canh đang chờ bạn.
    4. Còn nữa nhưng hãy liên lạc với Tôi nhé Ăn ké là một nghệ thuật .
  7. utit80

    utit80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    [-----------------------------------------------------------------------------
    Một vài địa điểm ăn bình dân ngon và mạng vị Đà Nẵng :
    2.Bạn có thể theo đường Ngô Gia Tự đi vế phía đường Lý Tự Trọng, qua khỏi ngã tư Ngô Gia Tự và Hùng Vương khoảng 150m, rẻ phải qua đường Trần Kế Xương hơn 50m rẻ vào một kiệt bên tay trái của bạn. Chà thương quá Món bún mắm đang chờ bạn.
    Nếu ai có sở thích giống mình: ghiền bún mắm!hehe thì xin share địa chỉ nhé: quán bún nhỏ lề đường nằm khiêm tốn trước cửa hàng điện lạnh Hoàng (có lẽ do ham ăn nên đến bao nhiêu lần vẫn không nhớ số nhà) đường Phan Châu Trinh (gần ngã năm). Nếu tổ chức cuộc thi ăn bún mắn, tôi chắc chắc với bạn rằng bún mắn ở đây ngon nhất Đà Nẵng (những người được tôi giới thiệu đều đồng ý thế!). Bạn không tin ư?hãy nhanh chân đến và thưởng thức nhé, quán chỉ mở từ 3 đến 5h30 chiều thôi đấy!
  8. thanchettc

    thanchettc Guest

    Nào cùng Khám Và Phá nào?
  9. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Mỳ Quảng​

    Mỳ Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái ?ohồn? nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mì Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc "vọng cố hương" của người Quảng Nam xa xứ.
    Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua... và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế...
    Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mì gà Bình Nguyên (huyện Thăng Bình), quán mì gà Kỳ Lý (thị xã Tam Kỳ), quán mì tôm cua Cây Trâm (huyện Núi Thành), quán mì bò Cẩm Hà (thị xã Hội An)...
  10. victory_or_death

    victory_or_death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cao lầu ​

    [​IMG]
    Nguồn gốc của món cao lầu đến nay vẫn là đề tài đàm luận của nhiều người. Có người cho rằng cao lầu có xuất xứ từ xứ sở hoa anh đào (Nhật Bản), có nét giống món mì ở vùng Icé (Ice udon). Có người lại cho rằng cao lầu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng những người Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn truyền thống của họ.
    Dù có nguồn gốc từ đâu thì cao lầu vẫn là món ăn riêng có của Hội An và ngày càng được nhiều thực khách trong, ngoài nước biết đến.
    Sợi cao lầu được cán từ bột gạo ngâm với nước tro, hấp qua 3 lần lửa, nên cứng và có màu vàng tự nhiên. Nhân cao lầu chủ yếu là thịt xá xíu, trộn với ít tép mỡ làm bằng sợi mì chiên dòn ăn với sợi cao lầu, rau sống, xì dầu, tương ớt. Cách chế biến cao lầu mới nghe qua trông rất đơn giản nhưng ẩn chứa nhiều bí quyết nghề nghiệp khó mà khám phá. Có người bảo rằng, ngày xưa người ta phi ra tận đảo Cù Lao Chàm lấy củi đốt thành tro đem về ngâm với nước giếng Bá Lễ ở Hội An thì mới chế biến được sợi cao lầu ngon như ý.

Chia sẻ trang này